Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.35 KB, 38 trang )

Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho tập đoàn
kinh tế Việt Nam
Mục lục
Phần I. Hàn Quốc
I.Giới thiệu về Hàn Quốc
1.1. Đất nước - con người
1.2.Chính trị
1.3.Kinh tế
II.Mô hình Chaebol Hàn Quốc
2.1.Khái niệm
2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Chaebol
2.3. Đặc điểm Chaebol
III. Ưu nhược điểm và tác động của Chaebol tới nền kinh tế Hàn Quốc
3.1.Chế độ tập trung hoá và tính hình thức cao trong việc ra quyết định
3.2.Vị trí độc quyền trong nước
3.3.Khuynh hướng đa dạng hoá của Chaebol
IV. Đánh giá hoạt động của mô hình Chaebol từ sau khủng hoảng năm 1997
4.1.Những thành tựu đạt được sau cải tổ
4.1.1.Về cơ cấu kinh doanh
4.1.2.Về cơ cấu vốn
4.1.3.Về quản lý công ty
4.2.Những tồn tại chủ yếu
4.2.1.Trên phương diện vĩ mô
4.2.2.Trên phương diện vi mô
4.3.Tình hình hiện nay
4.3.1.Nguy cơ tan rã
4.3.2.Cơ cấu sở hữu thay đổi
4.3.3.Chaebol thâm nhập vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác
1
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368


Phần II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
I.Khả năng vận dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong việc quản lý các tổng công ty theo
mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam
1.1.Bài học kinh nghiệm thực tiễn từ việc cải tổ Chaebol
1.1.1. Định hướng lại vai trò của chính phủ - một điều kiện then chốt cho thành công
của cải tổ
1.1.2. Đảm bảo tính ổn định và nhất quán của chính sách
1.1.3.Chính phủ cần tạo dựng được sự đồng thuận cao trong giới kinh doanh và xã hội
đối với công cuộc cải tổ
1.1.4.Tăng cường tính rõ ràng và mềm dẻo trong việc hoạch định chính sách
1.1.5.Tiếp tục tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho khu vực tổng công ty
1.2.Khả năng vận dụng bài học kinh nghiệm Hàn Quốc vào quản lý các tổng công
ty Việt Nam
1.2.1.Tổng quan về các tổng công ty Việt Nam hiện nay
1.2.2.Vận dụng vào Việt Nam
II.Sự phù hợp của mô hình Chaebol vào Việt Nam
2
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Từ viết tắt
 WTO : Tổ chức thương mại thế giới
 NICs: Các nước công nghiệp mới
 OECD: Hợp tác kinh tế và phát triển
 IMF: Quỹ tiền tệ thế giới
 CEO: Lãnh đạo cấp cao
 GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
 PPP: Sức mua tương đương
 AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
 ACFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
 FTC: Uỷ ban thương mại Hàn Quốc
3

Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Lời mở đầu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự kiện Việt Nam gia nhập
tổ chức thương mại thế giới đã đánh dấu một bước mới quan trọng cho sự phát triển kinh tế
nước nhà. Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong nước là rất rộng lớn, nhưng bên cạnh đó
cũng đặt ra nhiều thách thức. Tham gia sân chơi chung, bản thân các doanh nghiệp phải nỗ
lực không ngừng, phải tự hoàn thiện mình chứ không thể trông chờ vào sự bảo hộ, giúp đỡ
từ phía nhà nước. Một thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng về phía các doanh nghiệp là
các tổng công ty lớn, mà hiện nay đa phần là tổng công ty nhà nước. Không nằm ngoài xu
hướng phát triển chung, các doanh nghiệp này muốn phát triển thành tập đoàn kinh tế lớn
mạnh thì phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để cải cách có hiệu quả.
Hàn Quốc là một nước láng giềng xa của Việt Nam trong khu vực Châu Á nhưng
những bài học về cải tổ mô hình tập đoàn gia đình của họ - các Chaebol thì không hề xa lạ
với thực trạng tổng công ty của ta. Hàn Quốc hiện là một trong 30 nước OECD với thu nhập
bình quân đầu người cao ( hơn 16.000 USD) và tốc độ tăng trưởng khá ổn định ( 3 - 4%/
năm). Đạt được thành tựu ấy phải kể đến vai trò rất lớn của các Chaebol và một chính phủ
rất năng động. Sự kết hợp chặt chẽ hai yếu tố: doanh nghiệp và chính phủ mà chính phủ vẫn
giữ vai trò kiểm soát là biện pháp tỏ ra khá hữu hiệu để đưa nền kinh tế Hàn Quốc đi lên.
Nhìn vào thành công của Hàn Quốc và ngẫm lại thực trạng của mình là một điều cần thiết.
Để làm được những kỳ tích mà Hàn Quốc đã làm được, chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp
Việt Nam còn phải học hỏi nhiều những kinh nghiệm của người đi trước. Thiết nghĩ, để tìm
ra lối đi cho các tổng công ty với mong ước phát triển thành tập đoàn lớn mạnh thì việc nên
làm là nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc, tìm ra những ưu điểm và nét tương đồng để
vận dụng linh hoạt và tránh những nhược điểm mà họ đã mắc phải.
Nhận thấy tính cấn thiết của vấn đề, chúng em đã nghiên cứu đề tài " Nghiên cứu mô
hình Chaebol Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho các Tập đoàn kinh tế Việt Nam" nhằm
hiểu rõ hơn về các Chaebol Hàn Quốc và tổng công ty nước ta trong xu hướng toàn cầu hoá.
4

Website : Email : Tel ( : 0918.775.368

I.Giới thiệu về Hàn Quốc
1.1.Đất nước - con người
Sau hơn bốn thập kỷ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kinh ngạc và được cả thế giới biết đến như " Kỳ tích trên sông Hàn".
Hơn 48 triệu người dân Hàn Quốc hoàn toàn có quyền tự hào về những gì đất nước mình
làm được, từ một quốc gia nông nghiệp nghèo vươn lên
một tầm cao mới với vị thế một trong bốn con hổ Châu Á
và một trong 24 nước OECD.
Hàn Quốc tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc
nằm trên bán đảo Triều Tiên - trải dài 1000km từ Bắc tới
Nam ở phần Đông Bắc lục địa Châu Á. Phía bắc Hàn
Quốc giáp với cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên,
phía đông giáp với biển Đông (biển Nhật Bản), phía nam và
đông nam giáp với eo biển Triều Tiên - ngăn cách Hàn Quốc với Nhật Bản, và phía tây giáp
với Hoàng Hải. Thủ đô Seoul là thành phố lớn nhất tập trung nhiều dân cư, đồng thời là
trung tâm kinh tế của cả nước.
Diện tích 99.382km2, trong đó có vô số đảo nhỏ ngoài khơi phía Nam và phía tây.
Đảo lớn nhất trong số này là đảo Cheju (1845 km2). Nổi tiếng với nhiều dòng sông và ngọn
núi kỳ vĩ, người Hàn thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu đẹp đẽ. Đỉnh cao nhất
của Hàn Quốc là Halla-san, cao 1950 mét nằm trên đảo Cheju. Thủ đô Seoul là trái tim của
Hàn Quốc có con sông Hangang dài 494km chạy qua, được coi là con đường sinh mệnh giúp
cho sự phát triển của đất nước.
Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, còn mùa đông lạnh và khô hanh. Nhiệt
độ bình quân khoảng từ 6 độ C đến 16 độ C. Mùa thù là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong
năm vì nhiệt độ mát mẻ và bầu trời luôn trong xanh.
Dân số Hàn Quốc theo số liệu tháng 6 năm 2006 là 48.846.823 người. Những năm gần
đây tỷ lệ gia tăng dân số đã giảm xuống đáng kể. Năm 2005 tỷ lệ này là là 0,44% so với 3%
của những năm 1960. Ước tính đến năm 2020 tỷ lệ gia tăng dân số sẽ giảm xuống chỉ còn
5
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368

0,01%. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và của phụ sản giảm mạnh. Tuổi thọ trung bình của người
dân Hàn Quốc được cải thiện đáng kể. Năm 1960 tuổi thọ nam giới là 51, nữ giới là 54. Đến
năm 2000, tuổi thọ trung bình nam giới là 74,4 và của nữ giới là 81,2.Tuy nhiên tháp dân số
của Hàn Quốc có xu hướng hình chuông vì tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ trung bình kéo dài. Xu
hướng này giống với các nước phát triển.
Phần lớn người dân Hàn Quốc đều có tín ngưỡng tôn giáo. Trong số 51% những
người theo tôn giáo thì 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo, 1% là tín đồ đạo Khổng, còn
lại là tôn giáo khác. Các giá trị đạo Khổng ngày nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống
thường ngày của người dân xứ Hàn, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong
gia đình. Thêm vào đó tâm lý trọng nam cũng vẫn khá phổ biến ở Hàn Quốc.
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc
thiểu số duy nhất là bộ phận nhỏ người Hoa.
Nhờ kinh tế phát triển nên chể độ ăn uống và chăm sóc y tế đều được cải thiện. Trong
những năm gần đây, ngân sách dành cho Bộ Y Tế và Phúc lợi đã tăng lên. Năm 2005, ngân
sách Chính phủ dành cho Bộ Y Tế lên tới 8906 tỷ won ( tương đương 9,2 tỷ USD). Tỷ lệ
chi cho y tế trong chi tiêu toàn hộ gia đình cũng tăng theo. Năm 2003 chi tiêu cho y tế bình
quân đầu người là 840.133 won, tăng gần 10 lần so với chi năm 1985 chỉ là 85.000 won.
1.2.Chính Trị
Dù ngày nay là một nước cộng hoà nhưng suốt chiều dài lịch sử, Hàn Quốc đã trải qua
nhiều năm tháng dưới chế độ độc tài hay phi dân chủ. Chỉ mãi đến cuối thập niên 80 của thế
kỷ XX, các nguyên tắc dân chủ mới bắt đầu được tôn trọng. Người đứng đầu nước là tổng
thống do dân trực tiếp bầu ra năm năm một lần và chỉ được giữ một nhiệm kỳ duy nhất.
Tổng thống là người hoạch định chính sách và người làm luật chủ yếu. Tổng thống hiện nay
của Hàn Quốc là ông Roh Moo-hyun ( Lỗ Vũ Huyền).
1.3.Kinh tế
Nền kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng một
vai quan trọng.
Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với
với các nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn
Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng

789 tỷ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỷ USD. Thu
nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt
là 16.270 USD và 22.620 USD(xếp thứ 33 và 34 thế giới).
6
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Có rất nhiều yếu tố đã tạo nên sự phú cường của Hàn Quốc trong đó có ba yếu tố
chính là xuất cảng ngày càng nhiều, mức tiêu thụ tăng cao và đầu tư tăng trong lĩnh vực gia
cư. Từ thập niên 1960, chính phủ Hàn Quốc đã có sự nâng đỡ các tập đoàn kinh tế trong
nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thành phần này đáp ứng chỉ tiêu sản xuất do chính phủ
đề ra. Vì vậy,nền kinh tế Hàn Quốc chịu sự chi phối của các tập đoàn kinh tế này hay còn
được gọi là các Chaebol.
Năm 1997,nền kinh tế Hàn Quốc bị tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng
tài chính ở Châu Á. Trong đó phần lớn hậu quả được cho là do tập đoàn chaebol đã không
uyển chuyển trong việc thực thi các đường lối kinh tế. Để tháo gỡ khó khăn,chính phủ đã
phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện
ngặt nghèo, tíên hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ
quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà
nước, chống câu kết chính trị- kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách thắt lưng buộc
bụng, huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã
thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm(1998-2000), trả xong
nợ của IMF. Dự trự ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD(tháng 7/2003).
Bảng 1: Tốc độ tăng GDP qua các thời kỳ (%)
Năm 2005, mức tăng trưởng GDP của Hàn Quốc là 3,9% với tổng số 801,2 tỷ
USD, mức thu nhập bình quân theo đầu người là 20.400 USD/năm. Lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp đóng góp 3,7% GDP, công nghiệp là 40,1% và dịch vụ là 56,3%. Riêng lĩnh vực
công nghiệp, tốc độ tăng trưởng là 7,3% trong năm 2005.
Thời kỳ 1980-1984 1985-1989 1990-1994 1995-1999 2000-2005
Tốc độ tăng GDP 6,51 6,39 7,77 5,18 4,6
7
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368


0
2
4
6
8
10
1980-
1984
1985-
1989
1990-
1994
1995-
1999
2000-
2005
T?c đ? tăngGDP
.
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia
II.Mô hình Chaebol Hàn Quốc
2.1.Khái niệm :
Chaebol (hay Jaebol) là tên của các tổ hợp công nghiệp có quy mô lớn thuộc sở hữu
của gia đình hoặc nhóm gia đình ở Hàn Quốc. Đây là một hình thức khối kinh tế tư nhân của
Hàn Quốc. Tiếng Hàn Quốc có nghĩa là “khối kinh doanh” hoặc tơ rớt (như tơ rớt dầu),
thường được dùng với nghĩa “đại doanh nghiệp” (tiếng Anh là “big business”).
Các đại doanh nghiệp kiểu “gia đình trị” này đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế
Hàn Quốc từ những năm 1960, một số đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng thế giới như
Samsung, Hyundai và LG… Mỗi Chaebol bao gồm từ 40-50 công ty không có liên quan với
nhau về mặt kinh tế kỹ thuật nhưng thuộc sở hữu của một gia đinh, dòng họ. Về kết cấu, các

Chaebol Hàn Quốc là các khối kinh tế tư nhân, trong đó các thành viên của một gia đình
đóng vai trò chủ đạo. Một nghiên cứu của Shin(1985) cho thấy: 26% chủ tịch của các công
ty nòng cốt là các nhà sáng lập, 19% là con cái của họ, 21% là tuyển dụng từ nội bộ công
tyvà 35% là số tuyển dụng từ bên nngoài.Mặc dù, hơn 50% CEO không phải là thành viên
của gia đình nhưng những vị trí quản lý trọng yếuở tất cả các công ty đều do người sáng lập
nắm giữ. Về nguồn gốc truyền thống, chúng vẫn là các doanh nghiệp kiểu gia đình phong
kiến di thực lại và phát triển lên dưới chế độ TBCN. Các dòng họ sáng lập ban đầu là những
tộc trưởng tạo dựng công ty, do đó cơ cấu tổ chức của nó mang hình thức tập đoàn đẳng
cấp.Tuy vậy, nếu xét theo phương thức tác nghiệp, thì mỗi Chaebol đều có phương thức
quản lý kinh doanh riêng. Ví dụ như Chaebol Hyundai với phương thức kinh doanh tự thân,
tức là dựa chủ yếu vào nguồn lực của bản thân tập đoàn để tổ chức sản xuất kinh doanh. Còn
Chaebol Daewoo thì theo phương thức liên doanh liên kết với các Công ty nước ngoài thông
qua cung cấp các giấy phép kỹ thuật và các hiệp định hợp tác kỹ thuật, nên kết cấu sở hữu
kiểu Daewoo mang tính đa nguyên, từ đó mà ảnh hưởng đến địa vị quản lý và lợi ích phân
chia trong tập đoàn.
8
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Bảng 2: Danh sách các Chaebol được xếp vào danh mục 500 công ty lớn nhất thế giới
năm 1996
Chaebol
Tổng thu
nhập(triệu
USD)
Lợi
nhuận(triệu
USD)
Tổng tài
sản(triệu
USD)
Tổng lao động

sử
dụng(người)
Daewoo 65.160,2 468,3 73091,6 186.314
Sunkyong 44.031,0 313,0 30.170,0 33.299
Samsung 34.286,5 64,7 11.211,8 11.904
Hyundai 27.278,5 7,7 1693,1 707
Samsung
Electronics
24.710,3 135,3 25.937,1 37.5
Samsung Life
Insurrance
17.530,0 52,2 33.941,1 9.853
LG
International
17.311,1 26.9 1644,8 3.836
LG
Electronics
14.765,5 36,5 16.662,1 65.284
Hyundai
Motor
14.491,2 65,8 10.131,1 47.174
(Nguồn: theoUNSTAD,1998)
2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Chaebol
Giữa thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế nhỏ và dựa vào nông
nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, vào năm1961, các chính sách của Tổng thống Park Chung
Hee đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá mau lẹ thông qua hoạt động kinh doanh quy mô
lớn. Chính sách công nghiệp hoá của chính phủ đề ra theo hướng đầu tư mới, nghĩa là
chaebol được bảo đảm vay vốn từ khu vực ngân hàng. Nhờ đó, chaebol đã đóng vai trò chủ
đạo trong việc phát triển các ngành công nghiệp, thị trường mới và sản xuất hàng xuất khẩu,
góp phần quan trọng đưa Hàn Quốc trở thành một trong những con hổ Đông Á.

Mặc dù chương trình công nghiệp hoá chủ đạo của Hàn Quốc mới bắt đầu từ đầu
những năm 1960 nhưng sự phân biệt đẳng cấp trong các doanh nghiệp đã xuất hiện trong
nền kinh tế- chính trị từ những năm 1950. Trong suốt thời kỳ là thuộc địa của Nhật hiếm có
người dân Hàn Quốc nào sở hữu hoặc điều hành doanh nghiệp quy mô lớn. Sau khi quân
Nhật rút khỏi Hàn Quốc năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc chiếm được tài sản từ các
cơ sở sản xuất của Nhật, một số trong đó đã phát triển thành Chaebol vào những năm 1990.
Khi quân đội lên nắm chính phủ năm 1961, các lãnh đạo quân đội thông báo rằng
họ sẽ nhổ tận gốc nạn tham nhũng từng gây rắc rối cho chính quyền Rhee và loại bỏ những
bất công trong xã hội. Nhiều nhà tư bản công nghiệp lãnh đạo đã bị bắt và buộc tội tham
9
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
nhũng song chính phủ mới nhận thấy cần phải có sự giúp đỡ từ phía các nhà doanh nghiệp
để hoàn thành các kế hoạch đầy tham vọng về việc hiện đại hoá nền kinh tế của chính phủ.
Chính phủ đã đi đến một sự thoả hiệp mà theo đó các lãnh đạo doanh nghiệp bị buộc tội phải
nộp tiền phạt cho chính phủ. Kể từ đó, sự hợp tác giữa các lãnh đạo doanh nghiệp và các
quan chức chính phủ ngày càng chặt chẽ trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế.
Sự hợp tác giữa Chaebol và chính phủ đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng
kinh tế về sau. Do áp lực từ yêu cầu cấp bách đưa nền kinh tế từ công nghiệp nhẹ và sản
xuất hàng tiêu dùng sang công nghiệp nặng và hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng hoá thay
thế nhập khẩu, các chính khách và các nhà lập kế hoạch của chính phủ đã dựa vào ý kiến và
sự hợp tác với lãnh đạo các Chaebol. Chính phủ cung cấp kế hoạch chi tiết về việc phát triển
công nghiệp còn Chaebol thực hiện các kế hoạch đó. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá
do Chaebol dẫn đầu vô hình chung đã thúc đẩy tập trung độc quyền vốn và các hoạt động
kinh tế sinh lợi vào tay của một số hữu hạn các tập đoàn kinh tế. Park đã sử dụng Chaebol
như một phương tiện tăng trưởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, đi ngược lại chính sách
của Rhee là dựa vào nhập khẩu, trên cơ sở đó cũng thiết lập hạn ngạch.
Chaebol có thể phát triển được là nhờ hai nhân tố: các khoản vay vốn nước ngoài và
các đặc ân. Tiếp cận khoa học công nghệ nước ngoài cũng đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển của Chaebol trong suốt thập niên 80. Với chiêu bài “Chủ nghĩa tư bản dẫn
đường”, chính phủ chọn ra các công ty đảm nhận dự án và quỹ dẫn vốn từ các khoản vay

nước ngoài. Chính phủ đảm bảo sự đền đáp mà một công ty nên làm đối với các chủ nợ
nước ngoài của mình. Các khoản vốn vay bổ sung luôn sẵn sàng được huy động từ các ngân
hàng trong nước. Vào nửa cuối thập niên 80, Chaebol đã chi phối ngành công nghiệp và đặc
biệt thịnh hành trong các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và công nghiệp nặng.
Sự phát triển mạnh mẽ của Chaebol bắt đầu từ đầu những năm 1960, gắn liền với
việc mở rộng xuất khẩu của Hàn Quốc. Tính đa dạng hoá của sản phẩm là nhân tố quyết
định sự phát triển của Chaebol, các yếu tố như đổi mới, sẵn sàng phát triển dòng sản phẩm
mới giữ vai trò then chốt. Trong những năm 1950-1960, Chaebol tập trung vào hàng dệt
may; đến giữa thập niên 70- 80, công nghiệp nặng, hoá chất và quốc phòng chiếm ưu thế,
sang thập niên 90, sự phát triển thực sự diễn ra trong công nghiệp điện tử và công nghiệp kỹ
thuật cao. Chaebol cũng là nguyên nhân của sự thay đổi từ thâm hụt thương mại năm 1985
thành thặng dư thương mại năm 1986. Tuy nhiên, cán cân tài khoản vãng lai đã giảm từ hơn
14 tỷ USD năm 1988 xuống còn 5 tỷ USD năm 1989.Cuối thập niên 80, Chaebol đã độc lập
và vững mạnh về tài chính nên không cần sự hỗ trợ và bảo đảm tín dụng của chính phủ nữa.
10
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Đến thập niên 1990, Hàn Quốc là một trong các NICs lớn mạnh nhất, tự hào về mức sống có
thể so sánh với các nước công nghiệp.
Tổng thống Kim Young-sam đã bắt đầu thử thách Chaebol nhưng cho đến cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 thì những hạn chế của hệ thống này mới bộc lộ rõ
nét. Trong số 30 Chaebol lớn nhất thì 11 đã sụp đổ từ giữa tháng 7 năm 1997 đến tháng 6
năm 1999. Chaebol được đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hướng tới xuất khẩu, bỏ
qua thị trường trong nước và đặt nền kinh tế trước mọi sự suy sụp của thị trường nước
ngoài. Trong quá trình cạnh tranh lẫn nhau, các Chaebol đã tạo ra công suất vượt quá khả
năng chống chịu của mình: vào thời kỳ tiền khủng hoảng Hàn Quốc với số dân xếp thứ 26
trên thế giới đã có 7 nhà máy sản xuất ô tô lớn.
Nhiều Chaebol đã mắc nợ chồng chất do rót vốn mở rộng hoạt động của mình,
không chỉ các ngân hàng công nghiệp nhà nước mà cả các ngân hàng độc lập và các chi
nhánh cung cấp dịch vụ tài chính thuộc sở hữu của các ngân hàng đó. Hậu quả của khủng
hoảng khi các Chaebol không trả được nợ làm cho các ngân hàng không thể thu lại nợ và

xoá sổ nợ xấu mà không bị phá sản. Thí dụ điển hình nhất là sự sụp đổ của tập đoàn Daewoo
giữa năm 1999 với khoản nợ chưa thanh toán là 80 tỷ USD. Vào thời điểm đó, đây là vụ phá
sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử. Các cuộc điều tra cũng cho thấy nạn tham nhũng
lộng hành trong các Chaebol, đặc biệt là hối lộ và kế toán không trung thực.
2.3.Đặc điểm
Mặc dù kinh doanh theo những phương thức khác nhau, nhưng các Chaebol vẫn có
các đặc trưng chủ yếu sau:
-Các Công ty thành viên của Chaebol hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa
ngành (chủ yếu là đa ngành)
Mọi quyết định quan trọng của Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất, tức
chủ tịch và mọi nhân viên bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên các quan chức ở các cấp làm
việc cũng góp phần quan trọng trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng
Chaebol là các thực thể độc lập và có quyền lực cao trong nền kinh tế, chính trị, song
đôi khi chaebol cũng hợp tác với chính phủ trong các lĩnh vực quy hoạch và đổi mới. Chính
phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích cạnh tranh giữa các chaebol trong một số
lĩnh vực nhất định để tránh tình trạng độc quyền tuyệt đối. Vai trò của đại doanh nghiệp đã
mở rộng tới vũ đài chính trị. Năm 1988 một thành viên của một tập đoàn gia đinh kiểu
chaebol, Chong Mong-jun, Chủ tịch các cơ sở công nghiệp nặng Hyundai, đã thành công
trong việc chạy đua vào Quốc hội. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng được chọn làm
11
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
thành viên Quốc hội thông qua hệ thống bầu cử theo tỉ lệ. Hyundai thậm chí đã góp phần tốt
đẹp hoá quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc từ năm 2000.
-Về cơ cấu nhân sự trong Chaebol: phân cấp, phân tầng chặt chẽ, rõ rệt theo kiểu
hình tháp. Kiểu tổ chức này nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành viên trong Chaebol luôn
phấn đấu đạt kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu đạt địa vị nhất định trong cơ cấu
đó, song cũng có hạn chế của một thể chế quản lý truyền thống kiểu “kim tự tháp”.Cơ cấu
các Chaebol Hàn Quốc đều chịu sự chi phối của gia đình sáng lập và hậu duệ. Mức độ chi
phối tương đối chặt chẽ và chiếm vị trí quan trọng trong tập đoàn. Qua đó chúng ta thấy
trong các Chaebol phương thức quản lý theo quan hệ gia đình và đẳng cấp cao. Mối quan hệ

chặt chẽ và đẳng cấp này đã đưa Chaebol trở thành một “nền cộng hoà” riêng, chi phối và
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.
-Về sở hữu, các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu “huyết thống”, tức là thường do
các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo truyền thống cha truyền con nối. Các
thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con trai cả của gia đình thay cha nắm quyền
kiểm soát và quản lý tài sản để kế tục sự nghiệp của cha ông để lại). Theo “Uỷ ban buôn bán
công bằng Hàn Quốc” thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ
43,8% (1995) lên 44,1 % (1996).
Cơ cấu sở hữu của các Chaebol Hàn Quốc được phân thành 3 loại:
+ Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group)
Chủ sở hữu (Công ty mẹ)
Các chi nhánh (Công ty chi nhánh)
12
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
+ Loại thứ hai: Cơ cấu Công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group)
Chủ sở hữu (Công ty
mẹ)
Công ty cổ phần
Chi nhánh hay công ty chi
nhánh
+ Loại thứ ba : Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group)
Chủ sở hữu (Công ty
mẹ)
Công ty cổ phần
Các tổ chức trung gian
Chi nhánh hay công ty chi
nhánh
-Về cơ cấu quyền lực trong chính quyền cũng như trong kinh doanh, các TNC hoàn
toàn nhất quán với các giáo lý của Khổng Tử và các giá trị truyền thống Hàn Quốc. Vì vậy,
mô hình này dường như chỉ thực hiện được trong một nền chuyên chế độc tài. Tất cả mọi

người dân và xã hội đã chấp nhận nó như một tập quán và truyền thống kinh doanh.
-Về cơ chế điều hành, trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho
dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng giúp chủ tịch tập đoàn phối hợp
hoạt động của các công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư nghiên cứu và
triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính
hiệu quả của tập đoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ
tịch Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác của hội đồng. Nhìn chung, chủ tịch
Chaebol mang tính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh
doanh Hàn Quốc
III. Ưu nhược điểm và tác động của Chaebol tới nền kinh tế Hàn Quốc
Sau hơn 30 năm tiến hành công nghiệp hoá, kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh
chóng. Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới đã trở thành một nước có
nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới.
Trong sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc thì đóng góp của Chaebol là vô cùng to
lớn. Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng hơn 200 Chaebol được coi là đầu tàu kéo nền kinh tế
13
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
phát triển với tốc độ tăng GDP cao chưa từng thấy. Một số mặt hàng của Hàn Quốc có khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Chính các Chaebol đã tạo nên sự thần kỳ trong
xuất khẩu của nước này với tốc độ tăng 1000 lần trong vong 30 năm qua ( từ 100 triệu USD
năm 1965 lên 100 tỷ USD năm 1995). Năm 1994, bốn Chaebol lớn nhất Hàn Quốc là
Samsung, Hyundai, Daewoo và LG tuy chỉ chiếm 3% số công nhân toàn quốc nhưng lại
chiếm 57% giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 1995, ba mươi Chaebol lớn nhất Hàn Quốc
nắm giữ 44,9% tổng lượng hàng hoá tiêu thụ, 41% trong tổng gía trị tăng và 18,5% tổng số
lao động. Các Chaebol giữ vị trí thống trị trên thị trường của nhiều loại sản phẩm và là nơi
cung cấp công ăn việc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1997, ba mươi Chaebol
lớn nhất Hàn Quốc chiếm 2/3 GNP của Hàn Quốc trong đó 10 Chaebol hàng đầu chiếm 1/2
GNP.
Sự thành công của Chaebol và những đóng góp của nó vào sự phát triển nền kinh tế
Hàn Quốc là không thể chối cãi. Bên cạnh những thành công trong mô hình thì vẫn tồn tại

những nhược điểm.
3.1.Chế độ tập trung hoá và tính hình thức cao trong việc ra quyết định.
Đây là một đặc trưng khác biệt của các Chaebol Hàn Quốc so với các tập đoàn kinh
tế ở một số nước khác như Đức, Nhật Bản, Mỹ. Ở phận lớn các Chaebol Hàn Quốc, quyền
sở hữu và quyền quản lý không được chia sẻ giữa các cổ đông mà tập trung trong tay người
sáng lập hoặc các thành viên trong gia đình họ. Chế độ gia quyết định là chế độ tập trung
hoá cao độ. Quyền quyết định cao nhất thuộc chủ sở hữu hay người sáng lập. Các cổ đông
thiểu số bên ngoài thường không có quyền tham gia hoặc cử đại diện của mình tham gia vào
việc gia quyết định. Các nhà quản lý chuyên nghiệp được thuê từ bên ngoài có rất ít quyền
lực và những quyền lực này không được bảo vệ về mặt pháp lý. Các quyết định khác, đặc
biệt là những quyết định liên quan đến chi phí được thực hiện thông qua thủ tục thảo luận và
tư vấn với những người quản lý ở các cấp dưới và người lao động. Quá trình này về cơ bản
giống như chế độ ringgi ở các công ty Nhật Bản nhưng nó có khác biệt so với các công ty
Nhật Bản ở tính hình thức cao. Việc phê chuẩn quyết định được xem như là công cụ thể hiện
quyền lực và sự kiểm soát nhiều hơn là sự tham gia của những người quản lý cấp dưới. Do
ảnh hưởng của đạo Khổng, chế độ gia trưởng và lòng trung thành mà trong hệ thống ra
quyết định của Chaebol không có sự chống đối của nhà quản lý cấp dưới. Các quyết định
thường đạt được sự nhất trí cao.
Sự tập trung hoá quyền lực cho phép các nhà quản lý cấp cao ở các Chaebol có thể
ra quyết định một cách nhanh chóng, giảm thiểu các chi phí và phân bổ nguồn lực giữa các
công ty chi nhánh đạt được hiệu quả hơn. Tuy nhiên nó cũng tạo ra mâu thuẫn gay gắt về lợi
14
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
ích giữa cổ đông nắm quyền kiểm soát và các cổ đông nhỏ khác. Ví dụ: cổ đông nắm quyền
kiểm soát đều muốn đa dạng hoá kinh doanh, tái đầu tư lợi nhuận vào các lĩnh vực kinh
doanh cơ bản, trong khi các cổ đông nhỏ lại muốn đa dạng hoá thông qua thị trường vốn.
Nhiều cổ đông lớn và các chủ tịch tập đoàn sử dụng tài sản của tập đoàn vào mục đích riêng
như mục đích chính trị làm ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông nhỏ. Các cổ đông nhỏ
cũng phải gánh chịu khoản chi phí bất hợp lý này.
3.2. Vị trí độc quyền trong nước

Chính phủ không ngừng bảo trợ cho các Chaebol vì tính hữu dụng của chúng trong
quá trình công nghiệp hoá. Các Chaebol được hưởng quyền ưu đãi đặc biệt trong huy động
vốn. Các công ty thuộc Chaebol được vay vốn với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với các
công ty không thuộc Chaebol và các công ty vừa và nhỏ. Ví dụ: Năm 1970 lãi suất vay vốn
với các công ty thuộc Chaebol là 7,2 % trong khi mức lãi suất trên thị trường là 35,2%.
Khoảng 50% tổng các khoản cho vay của ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ là
ưu tiên giành cho các Chaebol lớn. Với mức lãi suất vay vốn thấp hơn so với các công ty
không thuộc Chaebol, các công ty thuộc Chaebol có lợi thế không công bằng về chi phí, từ
đó có thể đưa ra mức giá cạnh tranh mà các công ty khác không thể theo đuổi. Chính phủ
cũng thực hiện biện bảo vệ sản phẩm của các Chaebol bằng kiểm soát hàng nhập khẩu. Sự
thành công của các Chaebol trong các thập kỷ 70, 80, 90 chính là do chính sách tạo ra vị trí
độc quyền cho các Chaebol của chính phủ với mục đích giảm thiểu rủi ro bằng việc giảm
cạnh tranh trong nước đối với các Chaebol.
Nhờ lợi nhuận độc quyền nên các Chaebol có thể tích luỹ vốn một cách nhanh chóng
với mức độ cao. Do đó, nguồn lực của các Chaebol ngày càng lớn. Nhưng điều này cũng
làm giảm sức cạnh tranh của thị trường trong nước khi chính phủ chỉ chú trọng bảo hộ cho
các Chaebol lớn. Thêm vào đó, việc vay vốn với lãi suất thấp làm cho các Chaebol vay vốn
tràn lan và phụ thuộc vào chính phủ về mặt tài chính. Nếu chính phủ cắt giảm các khoản cho
vay hoặc giảm việc bảo hộ về vốn thì các Chaebol sẽ khó có khả năng thanh toán các khoản
nợ và thậm chí là không thể trả được nợ Chaebol dễ bị tổn thương nếu có một sự biến động
kinh tế hoặc chính trị.Chaebol Dawoo là một ví dụ tiêu biểu. Sau cuộc khủng hoảng tài
chính Châu Á năm 1997 thì đến năm 1999 hãng này nợ 80 tỷ USD, và người bị cáo buộc đã
gây ra sự sụp đổ này là chủ tịch tập đoàn Kim Woo Chung vì khai khống tài sản thêm 30 tỷ
USD và vay nợ trái phép 10 nghìn tỷ won ( 10 tỷ USD) từ nhiều ngân hàng.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao đã trở thành hiện tượng phổ biến đối với các Chaebol
Hàn Quốc. Các công ty được tự do vay ngắn hạn từ nước ngoài và từ các tổ chức tài chính
khác. Đến cuối tháng 11 năm 1997, tổng nợ nước ngoài của Hàn Quốc lên tới 156,9 tỷ USD.
15

×