BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
TẠI HUYỆN THIỆU HOÁ-THANH HÓA NĂM 2009
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2006 - 2010
HÀ NỘI - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
TẠI HUYỆN THIỆU HOÁ-THANH HÓA NĂM 2009
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2006 - 2010
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐĂNG VỮNG
HÀ NỘI - 2010
Lời cảm ơn !
Sau khi cuốn khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng được hoàn
thành, tận đáy lòng mình, tôi chân thành tri ân đến:
Các thầy, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội và các thầy, cô giáo trong
khoa Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành chương trình học tập.
TS. Nguyễn Đăng Vững, người đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi từ xác
định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn thành
khóa luận này. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh cũng đã đóng góp nhiều ý tưởng
cho nghiên cứu.
Các bác, cô, chú đang công tác tại Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Thanh
Hóa, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Thiệu Hóa, đặc biệt là cô Minh, cộng
tác viên dân số xã Thiệu Đô đã giúp đỡ tôi khi xuống tiến hành điều tra thu
thập số liệu tại địa bàn. Tập thể nhân dân xã Thiệu Đô đã nhiệt tình tham gia
vào nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập 4 năm
qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới bố mẹ và chị gái tôi, những
người đã quan tâm, chăm sóc và là nguồn động viên cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Trọng Nghĩa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBGTKS Cân bằng giới tính khi sinh
DS – KHHGĐ Dân số - kế hoạch hóa gia đình
ĐTBĐDS Điều tra biến động dân số
PVS Phỏng vấn sâu
TLN Thảo luận nhóm
TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinh
UNFPA The United Nations Population Fund
(Quỹ dân số Liên Hợp Quốc)
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: TSGTKS theo vùng, 2006 – 2008 5
Bảng 1.2: Bảng liên quan giữa tỷ lệ mong muốn có con trai
của các phụ nữ với thứ tự sinh 7
Bảng 1.4: TSGTKS theo thứ tự sinh ngược (ĐTBĐDS năm 2007) 8
Bảng 2.5: Phương pháp thu thập thông tin và các chỉ số biến số 17
Bảng 3.6: Mô tả mẫu nghiên cứu 20
Bảng 3.7: TSGTKS của huyện Thiệu Hóa từ 2005 – 2009 21
Biểu đồ 1.1: Tỷ số gia tăng số lần sinh theo thứ tự sinh và
cấu trúc giới tính của gia đình, điều tra dân số năm 2006 8
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tỷ số giới tình khi sinh 3
1.2. Thực trạng mất CBGTKS ở Việt Nam 3
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS 6
1.4. Giải pháp làm giảm tình trạng mất CBGTKS 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Địa điểm nghiên cứu 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu 14
2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin và quá trình thu thập số liệu 16
2.3.3. Các chỉ số, biến số và nội dung nghiên cứu 18
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 19
2.5. Thời gian nghiên cứu 19
2.6. Các chú ý về khía cạnh đạo đức nghiên cứu 19
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Mô tả mẫu 21
3.2. Mô tả TSGTKS của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
từ năm 2005 đến hết năm 2009 22
3.3. Các yếu tổ ảnh hưởng tới TSGTKS 23
3.4. Đề xuất giải pháp làm giảm tình trạng mất CBGTKS 29
Chương 4 BÀN LUẬN 31
4.1. Bàn luận về TSGTKS của huyện Thiệu Hóa năm 2009 31
4.2. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS 32
4.3. Bàn luận về giải pháp làm giảm tình trạng mất CBGTKS 37
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 38
KẾT LUẬN 39
KHUYẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-
1
-
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh
(CBGTKS) ở Việt Nam đang ngày càng rơi vào mức báo động. Nếu cách đây
10 năm, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam chỉ ngang bằng với
mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 104 – 106 bé trai, nay
tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) đã ở mức 110 bé trai/100 bé gái [12].
Tình hình mất CBGTKS này của nước ta đã được tổ chức y tế thế giới
(WHO) cảnh báo, và nhiều nhà khoa học nhắc đến. Năm 2007, một nghiên
cứu của viện nghiên cứu phát triển xã hội được thực hiện trên cả nước cho
thấy TSGTKS có sự chênh lệnh đáng kể. Có tới 16 tỉnh thành có TSGTKS
115-128 bé trai/100 bé gái (tình trạng này tương ứng với Trung Quốc trong
giai đoạn những năm 90). Bắc Ninh là 123/100, Hà Tây 112/100.v.v…[6].
Trước thực trạng trên, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
(DS- KHHGĐ) đã quyết định triển khai Đề án can thiệp, giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh, thực hiện thí điểm tại 852 xã, phường thuộc
10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 115/100 trở lên) gồm: Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh
Thuận, Tiền Giang, Đồng Nai, Bạc Liêu [8].
Thanh Hóa là một tỉnh có số dân đông thứ 3 cả nước sau Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số dân năm 2008 là 3697,2 nghìn người.
Tình trạng mất CBGT ở trẻ sơ sinh theo hướng các bé trai nhiều hơn các bé
gái của Thanh Hóa năm 2008 là khá cao (122/100), đứng thứ 2 trên toàn quốc
[9]. Vậy thực trạng mất CBGTKS hiện nay tại tỉnh như thế nào? Đâu là
nguyên nhân chính gây nên thực trạng này? Và làm sao để công tác dân số tại
tỉnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc giảm tỷ lệ sinh và giảm sự mất
CBGTKS, nâng cao đời sống kinh tế và chất lượng cuộc sống cho nhân dân?
-
2
-
Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với đề tài: “Thực trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh tại huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa năm 2009 và
một số yếu tố liên quan”.
Mục tiêu nghiên cứu là:
1. Mô tả TSGTKS tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến
hết năm 2009.
2. Thăm dò một số yếu tố về văn hóa – xã hội, kinh tế, dịch vụ sàng lọc
trước sinh có liên quan đến tình hình mất CBGTKS ở huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm làm giảm tình hình mất
CBGTKS.
-
3
-
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS)
Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính
của một quần thể dân số, trong đó TSGTKS thường được các nhà nhân khẩu
học quan tâm nhất.
TSGTKS là tỷ số giữa số trẻ em sinh ra là trai và số trẻ em sinh ra là
gái được biểu thị bằng số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số sinh 12 tháng
trước điều tra [2].
TSGTKS được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên một trăm
trẻ em gái. Tỷ số này thông thường là 104-106/100 [12]. Một điểm lưu ý là
giá trị của tỷ số này rất ổn định qua thời gian và không gian, giữa các châu
lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể
nào của tỷ số này chênh lệch khỏi mức sinh học bình thường này đều phản
ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khác nhau đến sự cân bằng tự
nhiên này [12].
1.2. Thực trạng mất CBGTKS ở Việt Nam
Những nghiên cứu về TSGTKS đã chỉ ra một xu hướng biến động dân
số không mong muốn, bắt đầu diễn ra từ những năm 1980 của thế kỷ trước.
Đó là sự gia tăng liên tục TSGTKS ở một số quốc gia châu Á. Sau khi kết quả
của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 được công bố, những quan
ngại về khả năng Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nguy cơ gia tăng TSGTKS đã
được đề cập đến. Nhưng những tranh cãi xung quanh câu chuyện này dường
như bị lãng quên cho đến năm 2006, khi Tổng cục Thống kê với sự giúp đỡ
về kĩ thuật của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã thu thập những số
-
4
-
liệu quan trọng và công bố TSGTKS của Việt Nam ở mức 110/100 theo kết
quả của cuộc ĐTBĐDS năm 2006 do cơ quan này tiến hành [12].
Đến năm 2007, một nghiên cứu của viện nghiên cứu phát triển xã hội
được thực hiện trên cả nước cho thấy TSGTKS có sự chênh lệnh đáng kể. Có
tới 16 tỉnh thành có TSGTKS 115-128 bé trai/100 bé gái, trong đó nổi bật là
Bắc Ninh 123/100, Hà Tây 112/100 v.v…(tình trạng này tương đương với
Trung Quốc trong giai đoạn những năm 90) [6].
Theo số liệu thống kê sơ bộ thu thập được từ cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009, TSGTKS đã tăng lên trong 10 năm qua, rõ nét nhất là
trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm 1999 tỷ số này là 108 bé trai/100 bé gái.
Đến nay đã tăng lên 111 bé trai/100 bé gái. Đây là chủ đề xã hội nóng đã
được dư luận nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây [1].
Tuy chưa thực sự đáng nguy hiểm trong thời điểm hiện tại, nhưng nếu
như không có những biện pháp khắc phục thì chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối
mặt với những hậu quả trong tương lai, giống như Trung Quốc và Ấn Độ hiện
nay.
-
5
-
Bảng 1.1: TSGTKS theo vùng, 2006-2008
Vùng
ĐTBĐDS
2006
ĐTBĐDS
2007
ĐTBĐDS
2008
Cả nước 109,8 111,6 112,1
Thành thị 109,0 112,7 114,2
Nông thôn 110,0 111,3 111,4
Đồng bằng sông Hồng 107,9 111,1 117,7
Đông Bắc 121,9 109,7 120,0
Tây Bắc 108,2 106,7 105,7
Bắc Trung Bộ 113,9 116,9 105,4
Nam Trung Bộ 110,5 116,9 110,6
Tây Nguyên 107,7 108,5 116,7
Đông Nam Bộ 101,9 117,3 117,0
Đồng bằng sông Cửu Long 110,1 115,5 102,8
Nguồn: Thực trạng dân số Việt Nam 2008,[11]
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS
1.3.1. Tư tưởng trọng nam khinh nữ
Việt Nam là một nước châu Á còn mang nặng tư tưởng “trọng nam
khinh nữ”, nếu chưa sinh được con trai để “nối dõi tông đường” thì các gia
đình sẽ tiếp tục sinh thêm. Việc này không phải là mới. Tuy nhiên, trong quá
khứ, khi mỗi gia đình thường có từ 3-4 con, thì việc sinh con này không ảnh
hưởng gì đến cơ cấu giới tính của dân số. Nhưng ngày nay, khi mỗi gia đình
chỉ được phép có 1-2 con, thì số lượng con trai ngày càng trở nên nhiều hơn
so với số con gái. Phần lớn những người phụ nữ phải chịu áp lực phải sinh
-
6
-
được con trai từ chính gia đình mình. Vì thế nhiều người khi mang thai đến
tháng thứ 4, thứ 5, nếu kết quả siêu âm là con gái họ sẵn sàng phá bỏ thai nhi
nữ đó để đợi lần mang thai sau. Cũng có nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn
không có khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi sớm, nên cứ
vô tư sinh tiếp con thứ 3, thứ 4 cho đến khi có con trai mới chịu dừng.
Theo quan niệm đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt Nam,
mỗi gia đình đều phải có ít nhất 1 người con trai để “nối dõi tông đường”.
Chính vì quan niệm này, người phụ nữ đã có áp lực rất lớn trong việc bắt
buộc phải sinh được con trai cho gia đình nhà chồng, người phụ nữ mà không
sinh được con trai để hương hỏa cho tổ tiên thì sẽ bị gia đình nhà chồng khinh
rẻ, coi thường, không có tiếng nói trong gia đình [13].
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn xuất hiện cả trong suy nghĩ của
những người là Đảng viên, cán bộ nhà nước, những người đang sinh sống ở
các thành phố lớn. Họ cố tình hiểu sai tinh thần của Pháp lệnh dân số năm
2003: “Các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con và thời điểm sinh con”
(Điều 10) và Điều 4 của pháp lệnh quy định nên sinh ít con nhưng không nói
rõ số lượng là bao nhiêu. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng muốn có con trai hoặc
thích có nhiều con nên dù đã “có nếp có tẻ” vẫn tiếp tục sinh thêm con trai để
đề phòng. Chính điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
gia tăng TSGTKS.
1.3.2. Tác động của thứ tự lần sinh
Khi phương pháp lựa chọn giới tính trước sinh có chất lượng thì
TSGTKS luôn luôn có sự biến đổi lớn theo sự kết hợp giữa thứ tự sinh và giới
tính.
-
7
-
Bảng 1.2: Bảng liên quan giữa tỷ lệ mong muốn có con trai của các phụ
nữ với thứ tự sinh
Thứ tự sinh
Tỷ lệ mong muốn có
con trai (%)
Lần sinh thứ nhất Tất cả phụ nữ 92,5
Phụ nữ có con trai
Phụ nữ chưa có con trai
Lần sinh thứ 2 Tất cả phụ nữ 90,1
Phụ nữ có con trai 89,3
Phụ nữ chưa có con trai 91,1
Lần sinh thứ 3 Tất cả phụ nữ 61,1
Phụ nữ có con trai 57,1
Phụ nữ chưa có con trai 74,2
Lần sinh thứ 4 Tất cả phụ nữ 49,9
Phụ nữ có con trai 47,2
Phụ nữ chưa có con trai 67,7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3 4
Tất cả phụ nữ
Phụ nữ có con
trai
Phụ nữ chưa có
con trai
Biểu đồ 1.1: Tỷ số gia tăng số lần sinh theo thứ tự sinh và cấu trúc giới
tính của gia đình, điều tra dân số năm 2006
Nguồn: Những biến đổi gần đây về Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam, 2009,
tr.26 [12].
-
8
-
Bảng 1.3: TSGTKS theo thứ tự sinh ngược (ĐTBDDS năm 2007)
TSGTKS
Trẻ sinh lần cuối cùng 134,2
Trẻ sinh lần áp chót 105,4
Trẻ sinh trước 73,3
Tổng : 107,0
Nguồn : Những biết đổi gần đây về TSGTKS ở Việt Nam, 2009, tr.28 [12].
1.3.3. Chính sách dân số ảnh hưởng tới TSGTKS
Ở nhiều nước, chính sách dân số đã phát huy tác dụng to lớn trong việc
điều tiết các quá trình vận động dân số theo hướng cần thiết.
Chính sách một con giúp Trung Quốc giảm bớt tốc độ gia tăng dân số,
song một số người cho rằng đó là lý do chính khiến nhiều gia đình siêu âm
trước khi sinh để lựa chọn giới tính của thai nhi nhằm bảo đảm rằng đứa bé
sinh ra là con trai. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia thiếu phụ nữ trầm trọng
nhất thế giới, các thống kê cho thấy, tình trạng này trở nên trầm trọng kể từ
khi chính sách một con được thực thi vào cuối những năm 70. Tháng 1/2005
Bắc Kinh thông báo trên toàn quốc cứ 100 bé gái thì có 119 bé trai. Các nhà
nhân khẩu học dự báo rằng, trong vài thập kỷ tới, khoảng 40 triệu chàng trai
Trung Quốc sẽ không tìm được bạn đời [10].
Ở nước ta, nhờ chính sách dân số, trong những năm gần đây tốc độ gia
tăng dân số đã giảm đáng kể. Thế nhưng, cũng giống như Trung Quốc, sự ưa
thích con trai kết hợp với chính sách giảm sinh, quy mô gia đình nhỏ khiến
Việt Nam bắt đầu có sự gia tăng TSGTKS và có xu hướng tăng trong vài năm
trở lại đây.
-
9
-
1.3.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa dân số, xã hội và kinh tế với TSGTKS đã được đề
cập đến trong các cuộc ĐTBĐDS và rút ra những kết luận có giá trị về
thực trạng tình hình mất CBGTKS và những ảnh hưởng của kinh tế - xã
hội tới TSGTKS.
Những phụ nữ có trình độ học vấn cao, kinh tế khá giả và sống ở
các thành phố lớn giúp họ có khả năng tiếp cận nhiều hơn với những dịch
vụ y tế hiện đại so với những phụ nữ nghèo có trình độ văn hóa thấp hơn.
Ví dụ, có tới 87% phụ nữ có trình độ đại học biết trước giới tính thai nhi.
Ngược lại, tỷ lệ phụ nữ biết trước giới tính khi sinh là thấp nhất ở nhóm
những phụ nữ có trình độ học vấn thấp, chưa đến 28% số phụ nữ mù chữ
biết giới tính của thai nhi [12].
Nhóm những người phụ nữ sống ở vùng sâu xa, nơi kỹ thuật xác định
giới tính như siêu âm còn rất hiếm và nếu có thì họ cũng không đủ khả năng
chi trả, những phụ nữ này lại là những người muốn sinh thêm con và thường
không sử dụng biện pháp tránh thai [12]. Điều này phản ánh phần nào kết quả
của việc sinh con gái không mong muốn ở lần sinh trước. Họ không thể hoặc
không muốn thực hiện lựa chọn giới tính do vậy họ muốn sinh thêm con càng
sớm càng tốt.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là việc hệ thống Uỷ ban Dân số -
Gia đình và trẻ em các tỉnh bị giải thể và sáp nhập cùng với ngành y tế khiến
việc tuyên truyền, vận động kế hoạch hoá gia đinh kém hiệu quả, sinh con do
tin đồn năm tốt, năm đẹp.v.v…
1.3.5. Các biện pháp sàng lọc trước sinh
Nguồn gốc của sự gia tăng TSGTKS liên quan đến việc rất nhiều quốc
gia châu Á cho phép nạo phá thai khi biết giới tính thai nhi. Có nhiều phương
-
10
-
pháp khác để thay đổi TSGTKS tại các nước công nghiệp cho các cặp vợ
chồng lựa chọn (chẳng hạn như kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng
tình trạng nạo thai khi biết giới tính thai nhi nữ rất phổ biến và là nguyên nhân
chính gây ra sự mất CBGTKS quan sát được tại châu Á. Khởi đầu của tình
trạng này liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của siêu âm và kỹ thuật chọc ối
từ cuối những năm 1970, kỹ thuật này giúp cho cha mẹ biết được giới tính của
thai nhi. Siêu âm là kỹ thuật đầu tiên được sử dụng để xác định giới tính thai
nhi và đã trở nên thông dụng. Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến ở các bệnh
viện công và các cơ sở y tế tư do giá thành lắp đặt và sử dụng giảm đi nhanh
chóng. Kết hợp với nạo phá thai hợp pháp, việc xác định giới tính thai nhi cho
phép các bậc cha mẹ tránh sinh ra những đứa trẻ có giới tính không mong
muốn, và ngay lập tức việc thay đổi hành vi này phản ánh sự thay đổi về
TSGTKS [7].
1.4. Giải pháp làm giảm tình hình mất CBGTKS
Nhiều giải pháp đã được đưa ra với mục đích làm giảm TSGTKS
xuống mức bình thường hay chỉ với mục tiêu hạn chế TSGTKS tiếp tục gia
tăng. Phần lớn khuyến nghị và giải pháp của các nghiên cứu được đưa ra tập
trung vào việc nâng cao chất lượng cán bộ thống kê cơ sở và cộng tác viên
truyền thông cơ sở; quản lý các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ siêu âm và nạo
hút thai.
Nâng cao chất lượng cán bộ để tránh việc thống kê sót trẻ sơ sinh nữ.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các cộng tác viên cơ sở để
tuyên truyền cho người dân hiểu về hậu quả của việc mất CBGTKS, thay đổi
sự phân biệt giới tính thai nhi và không sử dụng các biện pháp sàng lọc trước
sinh vào mục đích lựa chọn giới tính.
-
11
-
Quản lý các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo hút thai chặt chẽ.
Xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi trái pháp luật như cung cấp giới tính thai
nhi dưới mọi hình thức, thực hiện nạo hút thai với mục đích lựa chọn giới
tính, v.v
* Hậu quả của mất CBGTKS
Việc giữ cho tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm ở mức ổn định
nhưng đồng thời cũng không được để ảnh hưởng tới TSGTKS sẽ đảm bảo sự
phát triển bền vững. Nhiều chuyên gia cảnh báo, với đà tăng dân số và sự
chênh lệch giới tính ngày càng cao như hiện nay, trong những năm tới, Việt
Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như:
Thay đổi cơ cấu dân số trong tương lai, thay đổi tỷ số giới tính ở các
nhóm kéo theo sự thay đổi cơ cấu nghề
Thiếu hụt phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình dẫn đến tình trạng một tỷ lệ
nam giới còn tồn thừa ở độ tuổi cao hơn sẽ phải trì hoãn cưới xin.
Cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể, một số nam giới có thể phải lựa
chọn (hoặc buộc phải rơi vào) tình trạng sống độc thân.
Gia tăng tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục.
Tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ cản trở việc nâng cao địa vị của họ
trong xã hội từ nhiều lý do: tăng áp lực cuới xin dẫn đến xây dựng
gia đình sớm, áp lực của tệ nạn buôn bán phụ nữ dưới hình thức hôn
nhân .v.v…
-
12
-
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Thiệu Hóa của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên 11.120km
2
với tổng số dân trên 3,7 triệu người, mật độ dân số 335
người/km
2
, cao hơn bình quân cả nước tới 1,5 lần. Đơn vị hành chính của tỉnh
có 27 huyện thị, thành phố. Có 634 xã phường, thị trấn. Địa bàn của tỉnh rộng,
địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn [9].
Huyện Thiệu Hóa là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung
tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa và có ranh giới với nhiều
huyện:
Phía Đông giáp với: Thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa.
Phía Tây giáp với: huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân.
Phía Nam giáp với: huyện Đông Sơn và Triệu Sơn.
Phía Bắc giáp với: huyện Yên Định.
Trung tâm huyện là Thị Trấn Vạn Hà.
Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp,
đại đa số các xã đều là đồng bằng thuận tiện cho việc hình thành các
vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn. Tổng quỹ đất
toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đất nông nghiệp và
lâm nghiệp chiếm khoảng 64% [9].
Thiệu Hóa có 30 xã và 1 thị trấn, với tổng nhân khẩu năm 2008 là
192.153 người. Tổng số lao động chiếm 49,64% dân số toàn huyện. Trong đó
-
13
-
lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm 72,95%, dân số nông thôn chiếm
96,4%, dân số thành thị chiếm 3,6%. Sự phân bố dân cư khá đều đặn trên toàn
huyện nằm dọc hai bên bờ tả, hữu sông Chu hình thành 6 cụm kinh tế thuận
tiện cho việc chỉ đạo của huyện. Đường sông bao gồm có sông Mã, sông Chu,
sông Cầu Chày thuận tiện cho việc giao lưu với các vùng trong tỉnh [9].
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Nhóm cán bộ xã.
Những người đàn ông có vợ.
Những người phụ nữ có chồng.
Những gia đình đã sinh con thứ 3 là con trai từ năm 2005 trở lại đây.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Thu thập số liệu sẵn có và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
bao gồm thảo luận nhóm (TLN) và phỏng vấn sâu (PVS).
2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.3.1.1. Cỡ mẫu
- Tiến hành 3 cuộc TLN cho các nhóm:
+ Nhóm cán bộ xã: 5 đối tượng.
+ Nhóm những người đàn ông có vợ: 7 đối tượng.
+ Nhóm những người phụ nữ có chồng: 10 đối tượng.
Như vậy tổng số đối tượng tham gia TLN là 22 đối tượng.
-
14
-
- Tiến hành 7 cuộc PVS với 7 gia đình sinh con thứ 3 là con trai từ năm
2005 trở lại đây.
2.3.1.2. Chọn mẫu
- Đối tượng cho TLN: Chọn các đối tượng có chủ đích cho thảo luận
nhóm.
- Đối tượng cho PVS: Những gia đình sinh con thứ 3 là con trai trong
xã Thiệu Đô từ năm 2005 trở lại đây (bà mẹ, ông bố, bố chồng).
- Tiêu chuẩn chọn :
Đối tượng cho TLN là:
Những người nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60.
Có đủ tư cách pháp nhân.
Có mặt ở thời điểm nghiên cứu.
Đối tượng cho PVS là: Tương tự tiêu chuẩn chọn đối tượng cho
TLN, nhưng các đối tượng của PVS phải là thành viên của những
gia đình gia đinh có sinh con thứ 3 là con trai (bà mẹ, ông bố, bố
mẹ chồng).
*Các đối tượng nghiên cứu được chọn thông qua cán bộ chuyên trách
dân số của xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo những tiêu
chuẩn đã được đưa ra ở trên. Đây là người hiểu rõ về tình hình địa phương và
quen thuộc với các đối tượng nghiên cứu.
2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin và quá trình thu thập số liệu
* Thu thập thông tin có sẵn tại trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa bằng các biểu mẫu thiết kế sẵn.
-
15
-
* Tiến hành 3 cuộc TLN tập trung vào tháng 10 năm 2009. Hướng dẫn
thảo luận được thiết kế sẵn để đưa ra thảo luận. Mỗi cuộc thảo luận kéo dài từ
1-1,5 tiếng. Người hướng dẫn TLN là các thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Trong đó, hướng dẫn thảo luận cho nhóm nữ là 1 nữ giới, hướng dẫn thảo
luận cho nhóm nam là 1 nam giới, nhóm cán bộ xã do 1 tiến sỹ y khoa và là
nam giới hướng dẫn thảo luận. Các cuộc thảo luận đều được ghi âm, đồng
thời có thư ký ghi chép nội dung các cuộc thảo luận.
- Chủ đề chính được đưa ra thảo luận là: Tình hình mất CBGTKS ở địa
phương, các yếu tố liên quan đến tình hình mất CBGTKS và đề xuất giải pháp
can thiệp làm giảm tình trạng mất CBGTKS.
- Các câu hỏi được đưa ra để hướng dẫn thảo luận dưới dạng mở, với
mong muốn thu được những quan điểm cá nhân của các đối tượng nghiên
cứu. Chẳng hạn: Các Bác/Anh/Chị thấy những gia đình có nhiều con trai/thích
sinh con trai có những đặc điềm gì? Hay: Nếu gia đình đã có 1 con gái, ở lần
mang thai tiếp theo, nếu biết được thai nhi là con gái, theo như Bác/Anh/Chị
biết họ sẽ để sinh hay nạo, hút thai? Hay: Để giúp công tác dân số đạt hiệu
quả tốt, cải thiện tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh, theo Bác/Anh/Chị,
chúng ta phải làm những gì? (nhà nước, Bộ Y tế, Chi cục Dân số, các cấp
chính quyền, ủy ban, cán bộ xã, y tế xã, v.v ).
* Thực hiện 7 cuộc PVS tại nhà của các đối tương nghiên cứu. Phỏng
vấn dựa vào bản hướng dẫn PVS. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 30 đến 45
phút. Người phỏng vấn là 2 thành viên trong nhóm nghiên cứu gồm 1 nam và
1 nữ, tiến hành phỏng vấn đồng thời từng đối tượng nghiên cứu. Các cuộc
PVS đều được người nghiên cứu ghi âm và ghi chép lại tóm tắt nội dung của
cuộc phỏng vấn.
-
16
-
- Chủ đề chính được đưa ra để PVS là: Tình hình mất CBGTKS ở địa
phương và các yếu tố liên quan đến tình hình mất CBGTKS.
- Câu hỏi được đưa ra đề PVS cũng được viết dưới dạng mở, với mong
muốn thu được những quan điểm cá nhân của các đối tượng nghiên cứu.
Được sắp xếp và thay đổi tùy theo hoàn cảnh của từng đối tượng nghiên cứu
nhằm thu được những quan điểm cá nhân và lý do lý do cụ thể dẫn đến hành
vi sinh thêm con trai của họ. Chẳng hạn như: Xin Bác/Anh/Chị cho biết lý do
Bác/Anh/Chị quyết định sinh thêm cháu trai trong gia đình là gì? Hay: Xin
Bác/Anh/Chị cho biết, bản thân Bác/Anh/Chị đã làm những gì để sinh được
con trai?
2.3.3. Các chỉ số, biến số và nội dung nghiên cứu
Bảng 2.4: Các chỉ số, biến số và phương pháp thu thập thông tin
Mục tiêu nghiên cứu Biến số/chỉ số
Phương pháp
nghiên cứu – công
cụ nghiên cứu
1. Mô tả tỷ số giới tính khi
sinh tại huyện Thiệu Hóa tỉnh
Thanh Hóa từ nằm 2005 đến
hết năm 2009.
Số trẻ đẻ sống của huyện Thiệu
Hóa trong các năm từ 2005 đến
hết năm 2009.
Thu thập số liệu sẵn
có dựa vào biểu
mẫu thiết kế sẵn.
Số trẻ nam và trẻ nữ của huyện
Thiệu Hóa đẻ sống trong các
năm từ 2005 đến hết năm 2009.
Tỷ số giới tính khi sinh của
huyện Thiệu Hóa trong các
năm từ 2005 đến năm 2009.
Tỷ số giới tính khi sinh tại các
xã của huyện Thiệu Hóa trong
các năm từ 2005 đến 2009.
-
17
-
2. Thăm dò một số yếu tố về
văn hóa-xã hội, kinh tế, dịch
vụ sàng lọc trước sinh có liên
quan đến tình hình mất
CBGTKS ở huyện Thiệu Hóa-
Thanh Hóa
Thích sinh con trai.
TLN dựa vào
hướng dẫn TLN có
ghi âm. PVS tại hộ
gia đình dựa vào
hướng dẫn PVS có
ghi âm.
Yếu tố gia đình, dòng họ, mối
quan hệ xã hội.
Kinh tế khá giả.
Các chính sách xã hội.
Các biện pháp chẩn đoán trước
sinh.
3. Đề xuất các giải pháp can
thiệp nhằm giảm tình hình
mất CBGTKS
Các giải pháp để làm giảm tình
hình mất CBGTKS.
TLN dựa vào
hướng dẫn TLN có
ghi âm.
2.4. Xử lý, phân tích số liệu
Phần số liệu có sẵn:
Số liệu thu thập được từ trung tâm DS – KHHGĐ huyện Thiệu Hóa
được lưu giữ và xử lý thô.
Tổng hợp sắp xếp thành các bảng cho gọn.
Phần số liệu định tính:
Thông tin thu được từ TLN và PVS được ghi âm lại, rồi gỡ băng.
Áp dụng phương pháp phân tích theo chủ đề và nội dung “content
analysis” - Philip Burnard [14] .
Hai thành viên trong nhóm nghiên cứu làm việc độc lập nhau, đọc kỹ
bản gỡ băng, dữ liệu sau đó được mã hóa mở, sau đó những mã tương
tự nhau được nhóm lại thành một nhóm trong những thư mục nhỏ (sub-
category), và cuối cùng hình thành nên những thư mục lớn hơn
(category) liên quan đến 2 chủ đề chính nghiên cứu (themes). Sau đó 2
-
18
-
người phân tích này sẽ so sánh kết quả phân tích và thống nhất lại với
nhau.
2.5. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010
2.6. Các chú ý về khía cạnh đạo đức
Trong quá trình điều tra tại thực địa, các tôn chỉ đạo đức sau đây được
áp dụng :
Đề cương nghiên cứu đã được các thầy cô Bộ môn dân số học,
phòng đào tạo đại học trường đại học Y Hà Nội thông qua.
Nghiên cứu được các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa, huyện
Thiệu Hóa, xã Thiệu Đô chấp nhận.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu trên cơ sở tự nguyện, hợp
tác, không ép buộc.
Giải thích rõ cho đối tượng mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên
cứu.
Sẵn sàng tư vấn cho đối tượng nếu đối tượng có nhu cầu.
Có quà tặng cho đối tượng đã tham gia và cộng tác trong phạm vi
cho phép của kinh phí đề tài.
Có phản hồi kết quả nghiên cứu cho đối tượng.