Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn tích hợp giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh lớp 10 qua giờ đọchiểu văn bản văn học việt nam thpt tinh gia 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.98 KB, 20 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1.1. Theo UNESCO, học tập gồm có các mục đích sau: “Học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện
đang nặng về học để biết, chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học
sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn
mục tiêu của UNESCO. Tuy nhiên, từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp
với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Chính vì vậy, việc giáo dục kĩ năng
mềm trong nhà trường là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng.
1.2. M.Gorki đã khẳng định: “Văn học là nhân học”, học văn chính là học
làm người, học văn luôn gắn với đời sống của con người, các kiến thức Ngữ văn
đem lại hiệu quả tác động đến mỗi cá nhân học sinh. Bởi vậy, Ngữ văn là mơn học
có lợi thế rất lớn trong việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh.
1.3. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan
tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta,
tích hợp được xem là nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên
soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Với môn Ngữ văn,
nguyên tắc tích hợp được qn triệt trong tồn bộ mơn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt
đến Làm văn; trong mọi khâu của quá trình dạy học; trong mọi yếu tố của hoạt động
học tập.
Các văn bản văn học Việt Nam được đưa vào chương trình Ngữ văn 10 trong
các tiết đọc - hiểu văn bản là những văn bản văn học dân gian và văn học trung đại
– vốn là những tác phẩm văn học khá khó hiểu đối với học sinh, không gần gũi với
đời sống sinh hoạt hằng ngày của các em trong thời đại hiện nay, đặc biệt là các tác
phẩm văn học trung đại. Chính vì vậy các em ít có hứng thú khi tiếp nhận các tác
phẩm. Do đó, việc tích hợp giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh trong quá trình đọc
- hiểu văn bản sẽ góp phần tạo hứng thú học cho học sinh, giúp các em hiểu bài
hơn, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn chương và đời sống.
1



II/ Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bài viết chỉ tập trung
nghiên cứu vấn đề trong phạm vi sau:
- Cơ sở lí luận của vấn đề tích hợp giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh lớp 10
qua giờ đọc - hiểu các văn bản văn học Việt Nam.
- Thực trạng của việc vận dụng tích hợp giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh lớp
10 qua giờ đọc - hiểu các văn bản văn học Việt Nam.
- Các giải pháp thực hiện trong giờ đọc – hiểu văn bản nhằm mục tiêu tích hợp
giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh.
III/ Mục đích nghiên cứu
Q trình nghiên cứu nhằm xác định những vấn đề có tính chất lí thuyết của
vấn đề tích hợp giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh lớp 10 qua giờ đọc – hiểu văn
bản văn học Việt Nam.
Nghiên cứu các giải pháp nhằm tích hợp giáo dục kĩ năng mềm vào dạy học
tác phẩm văn chương sẽ giúp người viết có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn
diện về vấn đề này, để việc dạy và học tác phẩm văn chương ngày càng tốt hơn.
IV/ Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học
chung, người viết còn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như phương pháp quan
sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm…

2


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề tích hợp giáo dục kĩ năng mềm trong giờ đọc – hiểu
văn bản
1.1 Quan điểm tích hợp trong dạy học
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hồ nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa
học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất

thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản
chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ khơng phải là một phép cộng giản đơn
những thuộc tính của các thành phần ấy. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu
là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến
thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành
một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được
đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường trung
học phổ thông chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ
phận tri thức khác (hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật...) mà còn xuất phát
từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách
biệt nhà trường và cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên
hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với những tình huống cụ thể mà học sinh
sẽ gặp sau này trong đời sống thực tiễn.
Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn nhằm nâng cao năng
lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo đảm cho
mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình
để giải quyết những tình huống trong đời sống thực tiễn. Mặt khác, tránh được
những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung,
tri thức và năng lực mà mỗi mơn học hay phân mơn riêng rẽ khơng có được.
3


1.2 Kĩ năng mềm
Theo quan niệm của WHO, kĩ năng sống có ba nhóm: Nhóm một - Nhóm kĩ
năng nhận thức, Nhóm hai - Nhóm kĩ năng liên quan đến cảm xúc, Nhóm ba Nhóm kĩ năng xã hội. Kĩ năng mềm thuộc nhóm thứ ba - nhóm kĩ năng xã hội, là
hệ thống những kĩ năng giúp cá nhân thiết lập và duy trì các mối quan hệ trong xã
hội thúc đẩy và hỗ trợ công việc đạt hiệu quả cao. Kĩ năng mềm không những giúp
người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả cơng việc mà cịn giúp ích rất nhiều

trong mọi khía cạnh cuộc sống ở gia đình, ngồi xã hội, nâng cao đáng kể chất
lượng cuộc sống và văn hóa xã hội.
Có nhiều quan niệm khác nhau về các kĩ năng mềm. Khái quát lại các dạng
kĩ năng mềm chính gồm những phương diện sau: Thái độ lạc quan, biết làm việc
theo nhóm, giao tiếp hiệu quả, tự tin, chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình,
thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác, đa năng và biết ưu tiên công việc, biết
nhìn nhận tồn diện, biết giải quyết vấn đề, có khả năng tự học và nâng cao năng
lực cá nhân, kĩ năng tư duy và hành vi tích cực, biết sáng tạo và mạo hiểm, lập kế
hoạch và tổ chức cơng việc, có kĩ năng thuyết trình,…
1.3 Tích hợp giáo dục kĩ năng mềm trong giờ đọc – hiểu văn bản
Môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông là sự tích hợp ba phân mơn: Đọc
văn, Tiếng Việt và Làm văn. Mỗi phân mơn có vai trị, nhiệm vụ và vị trí khác nhau
trong việc trang bị tri thức khoa học, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm, thái độ cho học sinh. Trong đó, Đọc văn là một phân môn quan trọng trong
dạy học Ngữ văn. Thông qua việc tổ chức các hoạt động, giáo viên từng bước
hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức về nội dung và nghệ thuật, từ đó hình
thành các kĩ năng đọc - hiểu cơ bản và bồi dưỡng thái độ sống đúng đắn.
Hiện nay, phân môn Làm văn với các dạng đề văn nghị luận xã hội có vai
trị rất lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức về đời sống và các kĩ
năng sống cơ bản trong đó có các kĩ năng mềm. Bên cạnh đó chúng ta cũng khơng
thể khơng nhắc đến vai trị của phân mơn Đọc văn trong việc rèn luyện kĩ năng
4


sống cho học sinh. Các văn bản văn học là sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn,
phản ánh cái nhìn của nhà văn về hiện thực, cho thấy được nhiều phương diện
khác nhau của đời sống. Do đó, thơng qua việc đọc – hiểu các văn bản văn học,
giáo viên có thể tích hợp giáo dục các kĩ năng mềm cần thiết cho học sinh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thuận lợi

Xã hội hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục, gắn
liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Ngành giáo dục cũng ý thức
rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập. Trong
các kĩ năng sống, kĩ năng mềm được quan tâm hàng đầu vì nó quyết định chất
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.
Mơn văn có những đặc trưng riêng thích hợp với việc giáo dục các kĩ năng,
dạy văn cũng là dạy các em học sinh làm người, biết thích ứng, hội nhập tốt với xã
hội hiện đại.
Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đề tài.
2.2 Khó khăn
Tuy ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh
nhưng hiện nay việc đưa giáo dục kĩ năng mềm vào trong nhà trường vẫn còn hạn
chế, việc chủ động tích hợp giáo dục kĩ năng mềm mới chỉ ở một số giáo viên, chưa
trở thành một quy định yêu cầu như một số nội dung tích hợp khác.
Thời gian dạy một tiết rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian
hạn hẹp, vì vậy, giáo viên khó kết hợp được nếu khơng khéo léo.
Học sinh có tình trạng học lệch nên các em ít đầu tư vào môn văn, yếu về
cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng mềm cho bản thân.
Ngoài ra, việc rèn luyện kĩ năng mềm cần tiến hành thông qua những hoạt động
tích cực thực tiễn, trong khi nhiều học sinh vẫn quen với lối học thụ động. Học sinh
của trường đa số xuất thân từ nơng thơn nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại
của các em còn yếu, các hiểu biết về kĩ năng mềm ở các em hầu như là chưa có.
5


III. Các giải pháp thực hiện
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tơi nhận thấy việc tích hợp giáo dục năng
mềm một cách phù hợp trong dạy đọc – hiểu văn bản văn học góp phần tạo nên
khơng khí trao đổi sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để đạt được hiệu
quả như vậy cho mỗi tiết dạy, cần tổ chức các hoạt động tạo điều kiện để học sinh

tích cực chủ động trong lĩnh hội kiến thức, giáo viên không áp đặt kiến thức đối với
học sinh, đồng thời có các hình thức khuyến khích, động viên các em.
3.1 Tạo hệ thống câu hỏi nêu vấn đề dẫn dắt học sinh rút ra bài học kĩ năng
mềm
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn nghệ thuật được học
sinh tiếp nhận một cách có ý thức, làm nảy sinh ở các em sự hứng thú, suy nghĩ để
tìm cách giải đáp, nhằm hiểu sâu tác phẩm. Nói cách khác, đây là loại câu hỏi đem
lại cho học sinh sự khó khăn trong việc tìm câu trả lời, muốn giải quyết nó, các em
phải động não, phải suy nghĩ, tìm tịi những tri thức mới dựa trên những tri thức,
kinh nghiệm sẵn có của mình. Trong dạy học Ngữ văn, câu hỏi nêu vấn đề có tác
dụng to lớn. Nó phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tính chủ động tìm tịi, sáng
tạo, kích thích hứng thú, say mê, lơi cuốn các em vào quá trình tìm hiểu sâu, khám
phá các tầng nghĩa bên trong, các điểm sáng thẩm mĩ, thưởng thức cái hay, cái đẹp
và trực tiếp tham gia vào quá trình biến văn bản văn học thành tác phẩm văn học
với sự sáng tạo của riêng mình. Quan trọng hơn, các em được hình thành và rèn
luyện khả năng tự tiếp nhận, tự đánh giá, phân tích văn bản văn học theo quan điểm
của riêng mình. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng thơi thúc các em tìm hiểu thêm nhiều
tư liệu lên quan đến văn bản được học.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động của giờ đọc - hiểu văn bản, mục tiêu
quan trọng của giáo viên là giúp học sinh nắm bắt được các giá trị nội dung, nghệ
thuật của văn bản và rèn luyện một số kĩ năng đọc – hiểu. Tuy nhiên, nhiều chi tiết
nghệ thuật trong văn bản bên cạnh việc góp phần thể hiện nội dung của tác phẩm
6


cịn có khả năng gợi đến một bài học, một kĩ năng mềm nào đó có thể ứng dụng
trong đời sống. Giáo viên cần có sự liên tưởng rộng, phát hiện ra các chi tiết để
đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề có tính chất gợi mở để dẫn dắt học sinh rút ra các
bài học đó.
Ví dụ 1: Khi tìm hiểu văn bản Chiến thắng Mtao Mxây, trước chi tiết Đăm

Săn ăn được miếng trầu của Hơ Nhị trở nên khỏe mạnh và được ông trời mách cho
cách đánh Mtao Mxây, nhờ đó mới giành được thắng lợi cuối cùng, giáo viên đặt
câu hỏi: Em có thể rút ra bài học nào từ chi tiết này? Giáo viên có thể gợi dẫn
thêm: Tại sao Đăm Săn là một người anh hùng tài giỏi võ nghệ mà vẫn phải nhờ
đến sự giúp đỡ của Hơ Nhị và ông trời? Lúc này học sinh có thể trả lời được câu
hỏi của giáo viên: Bài học rút ra ở đây là sống trong xã hội, chúng ta rất cần sự
giúp đỡ của người khác, khi sự nỗ lực của bản thân chưa đem lại kết quả mong
muốn, người ta cần tìm kiếm sự hỗ trợ của mọi người. Do đó đặt ra vấn đề là bản
thân mình cũng cần ln sẵn lịng giúp đỡ người khác, từ đó mà xây dựng ý‎ thức
làm việc tập thể, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Đây chính là một kĩ năng
mềm quan trọng trong công việc của mỗi cá nhân, bởi lẽ kĩ năng này giúp chúng ta
có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết
những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc.
Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi
quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới.
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật chính trong tác
phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra các bài học cho riêng mình. Học sinh có thể
rút ra rất nhiều bài học khác nhau. Đối với nhân vật Mị Châu, một số học sinh rút
ra bài học là không nên tin người khác, giáo viên cần định hướng lại, liệu có phải
chúng ta mất niềm tin vào tất cả những người xung quanh? Vấn đề đặt ra ở đây là
muốn tin một người nào đó, rất cần có điều kiện, có sự thử thách bằng những cách
thức khác nhau. Sau này, khi học đoạn trích Uy-lit-xơ trở về, giáo viên có thể liên
7


hệ ngược nhân vật Pê-nê-lôp với nhân vật Mị Châu để học sinh hiểu rõ hơn về bài
học này. Đây là một bài học quan trọng bởi lẽ mỗi cá nhân không thể sống đơn độc,
ai cũng cần phải sống trong một cộng đồng nhất định nào đó, việc hiểu và đặt lịng
tin vào ai đó có ảnh hưởng đến cách ứng xử trong đời sống.

Đối với nhân vật An Dương Vương, bài học rút ra quan trọng nhất là phải
biết nhìn nhận tồn diện, cần xác định được các yếu tố dẫn tới thành công, nhận ra
các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Đây là một trong những kĩ năng mềm
đặc biệt quan trọng trong bất kì cơng việc nào.
Ví dụ 3: Khi tìm hiểu văn bản Tấm Cám, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở học
sinh: Em rút ra bài học gì từ chi tiết khi Bụt bảo Tấm nhìn vào giỏ xem có cịn gì
nữa khơng, Tấm nhìn vào thì thấy cịn một con cá bống – trong khi trước đó Tấm
nghĩ chỉ cịn giỏ khơng và ơm mặt khóc? Học sinh có thể đưa ra nhiều bài học,
giáo viên cần dẫn dắt để học sinh thấy bài học quan trọng ở đây chính là tinh thần
lạc quan, biết xem xét mọi vấn đề một cách cẩn trọng, khơng vội nản chí, bất lực.
Trong cuộc sống, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó
cho kết quả cơng việc khả quan và hiệu quả hơn.
Ví dụ 4: Với văn bản Tam đại con gà, giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh
bàn bạc: Khổng Tử có câu, “biết thì nói là biết, khơng biết thì nói là không biết –
thế cũng gọi là biết vậy” câu nói này có mối liên hệ như thế nào với văn bản Tam
đại con gà? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Ở đây, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh rút ra bài học về sự trung thực, thẳng thắn, biết nhìn
nhận những thiếu sót để từ đó làm giàu thêm tri thức cho bản thân. Trong thời đại
hiện nay, tri thức phát triển nhanh, cần phải có ý thức chủ động trang bị cho bản
thân, không được che đậy chỗ thiếu hụt kiến thức, đây chính là tiền đề quan trọng
để mỗi người rèn luyện cho mình kĩ năng tự học.
8


Ví dụ 5: Trong văn bản Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, và Thái sư
Trần Thủ Độ, giáo viên đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra các bài học sống
cho bản thân thông qua các chi tiết trong các văn bản:
Chi tiết Trần Quốc Tuấn trả lời vua Trần về kế sách chống giặc: “nó cậy
trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường
của binh pháp. Nếu chỉ thấy qn nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu

nó đến chậm như cách tằm ăn, khơng cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng
giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội qn một
lịng như cha con thì mới dùng được…” giáo viên cần hướng dẫn học sinh không
chỉ thấy được tài dùng binh của Trần Quốc Tuấn mà còn thấy được sự cần thiết
phải linh hoạt ứng biến trong những tình huống khác nhau. Đây là bài học khơng
bao giờ cũ, đặc biệt vẫn ln có ý nghĩa trong thời đại hiện nay.
Qua chi tiết Trần Thủ Độ lấy tiền lụa thưởng cho người hặc nói xấu mình
trước mặt vua Thái Tơng, giáo viên định hướng cho học sinh một kĩ năng mềm
quan trọng, đó là kĩ năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình, biết biến lời
phê bình thành kinh nghiệm và bài học cho bản thân.
Qua chi tiết Linh Từ Quốc Mẫu bị người quân hiệu ngăn lại không cho đi
trong thềm cấm, về nhà khóc bảo Thủ Độ rằng: “Mụ này làm vợ ông mà bọn quân
hiệu khinh nhờn như thế”, Thủ Độ giận sai đi bắt, nhưng khi nghe người qn hiệu
kể sự thực, Trần Thủ Độ khơng trách gì lại còn lấy vàng lụa ban thưởng, giáo viên
cần giúp học sinh không chỉ thấy được sự công tư phân minh, xem trọng phép tắc
của Trần Thủ Độ mà còn rút ra một bài học kĩ năng quan trọng là: trước một vấn đề
xảy ra, rất cần xem xét, lắng nghe một cách tồn diện, đa chiều. Có như vậy mới
xác định được đúng bản chất vấn đề, từ đó tổ chức công việc, giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả.
9


Ví dụ 6: Trong văn bản Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, bên cạnh việc
giúp học sinh thấy được tính cách dũng cảm, tinh thần khảng khái cương trực, dám
đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngơ Tử Văn và từ đó bồi dưỡng lịng
u chính nghĩa cho các em, giáo viên có thể đặt câu hỏi về kĩ năng sống: Trong
cuộc trò chuyện với Thổ cơng, Ngơ Tử Văn đã tìm hiểu cặn kẽ về tên Bách hộ họ
Thơi, chàng cịn gạn hỏi: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tơi
khơng?” Chi tiết này có thể gợi lên cho em bài học nào? Giáo viên gợi dẫn để học
sinh phát hiện ra: ở đây, Ngô Tử Văn đã rất cẩn trọng tìm hiểu để nắm rõ tình hình,

hiểu được kẻ thù về cả điểm yếu và điểm mạnh để tìm ra cách thức đối phó hợp lí.
Đây chính là bài học về kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc. Để lập được kế
hoạch và tổ chức cơng việc, cần có cái nhìn tổng quan về cơng việc, xác định được
các yếu tố dẫn tới thành công, nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra,
xác định trước được những việc cần làm…
Như vậy, thông qua các câu hỏi nêu vấn đề xoay quanh một số chi tiết trong
các văn bản văn học, giáo viên có thể gợi dẫn để giúp học sinh nắm được những bài
học về kĩ năng mềm cần thiết trong cuộc sống. Trên đây mới chỉ là những tìm tòi
ban đầu phát hiện ra những bài học kĩ năng mềm qua các chi tiết, giáo viên cịn có
thể liên hệ để phát hiện thêm nhiều chi tiết có ý nghĩa gợi mở. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là bước đầu tiên trong quá trình hình thành kĩ năng mềm cho học sinh, bởi lẽ,
cũng giống như các kĩ năng khác, kĩ năng mềm chỉ thực sự được hình thành trong
hoạt động và bằng hoạt động. Chỉ thông qua hoạt động thực tiễn, các bài học kĩ
năng này mới thực sự phát huy được vai trị của nó. Chính vì vây, mỗi học sinh cần
hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong q trình rèn luyện kĩ năng, khơng dừng lại ở việc
nắm chắc kiến thức lí thuyết mà cịn cần phải tích cực chủ động rèn luyện trong
cuộc sống hằng ngày. Hai biện pháp dưới đây sẽ phần nào giúp học sinh rèn luyện
các kĩ năng đó.

10


3.2 Tạo tình huống giả định để học sinh rèn luyện kĩ năng mềm
Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống, những tình huống nghệ thuật
trong văn chương là sự khúc xạ của những tình huống có trong cuộc đời thực hằng
ngày. Do đó, việc tạo ra những tình huống giả định để học sinh rèn luyện kĩ năng
mềm là một cách hữu hiệu để các em thấy văn chương hồn tồn khơng xa rời cuộc
sống thực tế, nó gắn liền với những con người hằng ngày xung quanh các em. Đối
với yêu cầu này, các em được tự do trình bày ý kiến của mình, giáo viên lắng nghe
và tôn trọng các ý kiến phát biểu của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần khái quát

lại để các em nắm được một số kĩ năng mềm quan trọng.
Ví dụ 1: Khi dạy đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, giáo viên
có thể đặt ra tình huống giả định: Nếu có mặt trong đêm người chinh phụ đang cơ
đơn, buồn tủi đó, anh chị sẽ nói những gì, làm những gì để nàng vơi bớt nỗi buồn?
Khi tạo ra tình huống này, rất nhiều em học sinh ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã
đưa ra những suy nghĩ rất sâu sắc: Yên lặng lắng nghe người chinh phụ giãi bày nỗi
buồn, những lo lắng chất chứa trong lòng; động viên nàng rằng tương lai khơng xa
chồng nàng sẽ trở về; khun nàng tìm những niềm vui khác để vơi đi nỗi buồn
nhớ,…
Ví dụ 2: Trong đoạn trích Trao dun, giáo viên đặt ra tình huống: Nếu đặt
mình ở vị trí của Thúy Vân, anh chị sẽ suy nghĩ gì trước những lời nói và hành
động của Thúy Kiều? Nhiều em học sinh khi nhập vai Thúy Vân đã thể hiện lòng
thương cảm, sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của Thuý Kiều, một số em học sinh
cũng bày tỏ băn khoăn vì có thể bản thân sẽ phải chịu thiệt thòi trong một cuộc hơn
nhân khơng có tình u, cuộc sống vợ chồng sẽ không hạnh phúc khi Kim Trọng
lúc nào cũng hướng về Thúy Kiều. Tuy nhiên, cuối cùng các em vẫn khẳng định sẽ
đồng ý nhận lời trao duyên của chị, bởi sự hi sinh, bởi những lí lẽ ràng buộc chí
tình, chí nghĩa của Thúy Kiều.
11


Qua việc học sinh bày tỏ những suy nghĩ như trên, giáo viên có thể khái quát
lại thành kĩ năng mềm. Đó là kĩ năng biết lắng nghe – một kĩ năng quan trọng trong
giao tiếp: cần biểu lộ sự chân thành, thấu hiểu, không chỉ dùng lời lẽ để an ủi, động
viên mà còn biết im lặng để lắng nghe lời giãi bày của người đang có tâm trạng
buồn, biết sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống. Con người sống trong xã hội
không thể tồn tại riêng rẽ đơn độc, trong quá trình chung sống trong cộng đồng, rất
cần có sự giao tiếp thân tình, những chia sẻ động viên, an ủi. Bởi thế, rèn luyện kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe là rất quan trọng.
3.3 Nêu vấn đề yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và tổ chức thuyết trình kết

quả thảo luận trước lớp
*Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung
tâm. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ
và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm
vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, giáo viên
giúp học sinh: Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực; phát triển năng lực cộng tác
làm việc cùng đồng đội; giúp các em có điều kiện trau dồi, rèn luyện khả năng
ngơn ngữ thơng qua cộng tác làm việc trong nhóm; phát triển năng lực giao tiếp,
biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác; các em biết đưa ra những
ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình, có sự tự tin trong học tập, các em sẽ mạnh
dạn và không sợ mắc phải những sai lầm; giúp các em hình thành dần phương pháp
nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề
cuộc sống. Đây là các kĩ năng mềm rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của
các em.
Các bước tiến hành thảo luận nhóm:

12


Bước 1: Giáo viên nêu lên vấn đề cần thảo luận, chia nhóm và đề ra nhiệm vụ
cụ thể cho các nhóm.
Bước 2: Từng nhóm ngồi với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, giáo viên quan
sát, dẫn dắt học sinh vận dụng tư duy vốn có để giải quyết từng vấn đề: gợi lại
những tri thức đã có, khơi gợi suy nghĩ thông qua vốn sống của các em. Nhóm
trưởng thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.
*Tổ chức thuyết trình trước lớp
Sau khi học sinh đã có kết quả thảo luận nhóm, giáo viên cần tổ chức cho các
nhóm thuyết trình trước lớp, qua đó, rèn luyện cho các em kĩ năng thuyết trình.

Khi tiến hành thuyết trình trước lớp, những học sinh khác cần lắng nghe, ghi
dàn ý, nội dung chính, vạch ra ý khơng hiểu hoặc khơng đồng tình để thắc mắc. Sau
khi người thuyết trình đã hồn thành bài nói, các em cần nêu nhận xét, đánh giá, đề
xuất thắc mắc, tranh luận về những ý kiến đã đưa ra. Học sinh cần tích cực tham
gia thảo luận để giải quyết một cách đúng đắn, toàn diện vấn đề. Sau đó, học sinh
tranh luận, phân tích cũng như đặt ra các câu hỏi để bảo vệ ý kiến của mình. Giáo
viên nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận cuối cùng, học sinh lắng nghe, kết hợp ghi
chép.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Tấm Cám, giáo viên đặt ra vấn đề: Tấm giết Cám là một
hành động đáng sợ. Liệu chi tiết đó có làm giảm đi vẻ đẹp của Tấm, trái với truyền
thống nhân ái, giàu lòng vị tha của người Việt Nam khơng? Vì sao?
Với câu hỏi như vậy, học sinh sẽ trả lời là “khơng” hoặc “có”; cịn phần lý giải
sẽ gặp những khó khăn. Trong trường hợp này, giáo viên định hướng cho các em
nhớ lại những đặc điểm của nhân vật Tấm, nhớ lại đặc trưng của văn học dân gian về nhân vật chức năng trong các truyện cổ tích, gợi mở các quan điểm khác nhau
mà người thời xưa và nay đánh giá, cảm nhận cá nhân của em về vấn đề đó…
Ví dụ 2: Khi dạy bài Thư dụ Vương Thông lần nữa, giáo viên yêu cầu các
nhóm bàn bạc về nghệ thuật thuyết phục của lá thư. Yêu cầu học sinh bàn luận vấn
đề này, giáo viên không những giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng như đã nói ở
13


trên mà còn lưu ý các em học tập ở người xưa kĩ năng lập luận thuyết phục người
khác – một kĩ năng quan trọng trong cuộc sống.
Khi học sinh đã trình bày, giáo viên cần yêu cầu cả lớp đưa ra những thắc mắc,
giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi mang tính chất phản biện như: Tại sao ngay
đầu thư Nguyễn Trãi lại dùng những lời lẽ đầy tơn kính: “Thư kính đưa quan Tổng
binh và các vị đại nhân”? Liệu có phải ở đây Nguyễn Trãi đã tỏ thái độ hạ thấp
mình trước kẻ thù? Giáo viên tạo điều kiện để các em trao đổi, và tổng kết lại nghệ
thuật thuyết phục của Nguyễn Trãi thể hiện trên các khía cạnh: lí luận sắc bén kết
hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng, giữa tư duy logic và tư duy hình tượng;

ngơn ngữ biến hóa linh hoạt phù hợp với từng đối tượng (lối nói đầy tơn trọng ở
đầu thư phù hợp với người nhận thư ở đây là Vương Thông),…
Trong một tiết học, do thời gian có hạn nên việc tranh luận cần phải được
tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, giáo viên cần khéo léo tổ chức, điều khiển để
tránh tình trạng vượt quá thời gian cho phép hay học sinh trây ỳ, không chịu thắc
mắc, đưa ra ý kiến cá nhân.
Tổng kết lại buổi thuyết trình, giáo viên cần khái quát cho học sinh các kĩ
năng thuyết trình cần thiết: cần xác định đối tượng nghe (Người nghe là ai? Người
nghe muốn biết gì? Người nghe đã biết gì về chủ đề thuyết trình), xác định mục
đích thuyết trình, xây dựng cấu trúc nội dung, cần thu hút sự chú ý của người nghe
trong quá trình thuyết trình, trình bày thuyết phục, logic, có luận chứng, nên rèn
luyện trình bày ứng khẩu dựa vào đề cương, cần hướng đến người nghe và theo dõi
sự phản hồi của người nghe, giữ nét mặt và hành vi đúng mực trong quá trình
thuyết trình.
Các buổi thảo luận và thuyết trình trên lớp như vậy khơng chỉ giúp học sinh
hào hứng trong học tập mà còn góp phần giúp các em rèn luyện các kĩ năng mềm
cần thiết để vận dụng trong đời sống hằng ngày.

14


IV. Kiểm nghiệm
Sau một thời gian sử dụng các biện pháp để tích hợp giáo dục kĩ năng mềm
cho học sinh trong các giờ đọc - hiểu văn bản, tôi nhận thấy khơng khí các giờ học
được cải thiện đáng kể. Số lượng học sinh xung phong phát biểu xây dựng bài cũng
như số học sinh trả lời được câu hỏi do giáo viên nêu ra ngày càng nhiều hơn. Nhờ
thế, các em có vốn liếng văn học nhất định để làm tốt các bài nghị luận văn học.
Điểm số của các em được cải thiện đáng kể: Lớp 10c3: 28/36 em (78 %) có điểm
trung bình học kì 2 cao hơn kì 1; Lớp 10c7: 28/33 em (85 %) có điểm số kì 2 cao
hơn kì 1.

Trong mỗi tiết học, giáo viên phát huy được khả năng nhiều mặt của học
sinh, kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính độc lập,
khả năng sáng tạo. Người học tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích
hợp, trình bày, tự chủ động tổ chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm. Các
em bước đầu hình thành cho mình năng lực làm việc theo nhóm, nâng cao khả năng
tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo,…
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 10c3:

Nguyễn Bá Bình

6.9

Lê Tuấn Anh

4.9

6.9

Nguyễn
Anh

6.7

5.9

Hồng Bá Bắc

3.3


5.8

Cao Văn Bằng

5.1

5.0

Hữu

5.3

5.8

Nguyễn
Dung
6.3

6.6

Lê Văn Cường

Đặng Thị An

5.7

6.6

5.7


Phạm Thị Dung

6.8

7.0

Phạm Thị Dung

5.1

4.9

Lê Văn Dương

5.4

4.1

Lê Trọng Đại

5.4

5.9

Ngô Ngọc Đạt

5.8

5.9


Thị

15


Nguyễn
Điệp
Nguyễn
Hải

Văn

6.2

6.5

Trần Văn Tuấn

3.8

5.6

5.8

5.0

Đậu Trọng Vọng 4.4

5.3


Nguyễn Văn Hải 5.6

6.7

Trần Văn Vương 3.9

4.6

Lê Thị Hiền

7.1

7.8

4.9

5.0

Lê Thị Hồng

5.9

7.3

Phạm Thị Huệ

6.5

7.2


5.4

6.4

6.1

7.1

4.4

6.0

6.0

4.8

6.2

6.7

6.0

7.4

5.1

5.1

6.5


7.4

Lê Thị Thảo

5.6

6.5

Lê Thị Thắng

5.5

6.2

Nguyễn Thị Thu

5.5

7.2

Lê Đại Tiến

6.9

7.3

Lê Thị Trang

6.9


7.7

Khắc

Nguyễn
Hiệu

Đình

Nguyễn
Khắc
Hùng
Nguyễn Thị
Hương
Phạm Thị
Hương
Hồng Thị
Hường
Trần Thị
Loan
Đậu Thị Nghĩa
Trần
Phong
Nguyễn
Quyết

Khắc


16



Lớp 10c7:

Mai Văn Sơn

Mai Thị Hà

6.4

Mai Thị Hạnh

6.7

Mai Thị Hoa
Nguyễn
Hoàng

6.5


Lê Thị Lan

5.7
5.8

Thị

Nguyễn Bá Linh
Nguyễn

Mạnh
Nguyễn
Minh

4.9

6.0

5.4

6.4

3.9

5.0

4.9

6.2

5.8

5.9

3.6

5.7

5.9


6.2

5.0
5.8
7.1
4.5

Nguyễn
Thắng

Đức

5.5
6.7
7.4
5.7

Nguyễn
Toàn

Đức

Lê Thị Trang

Mai Thị Hương

Nguyễn
Lành

4.7


6.0

Lê Văn Tĩnh

Nguyễn Bá Đoàn 4.0

4.1

Lê Văn Thức

6.9

5.4

Mai Văn Thêm

Lê Thành Đạt

2.4

Lê Thị Thắm

6.0

6.1

Mai Thị Thanh

Mai Văn Cường


3.7

Mai Hữu Tâm
4.4

4.9

Ngơ Quang Sửu
Đình

5.3

Nguyễn Anh Sơn 3.4

Nguyễn
Bình

4.7

Đình
Trọng

Đỗ Thị Phương

6.8
4.3

5.6
6.9

6.5
6.2


Thị
Thu
4.9
Trang
Ngơ Thị Hà
3.2
Trang
Mai Thị Thu
6.6
Trâm

5.6
4.3
7.4

5.3

5.8

3.8

4.7

Mạch Thọ Tư

4.0


5.3

5.1

Nguyễn Đình Tú

3.1

Mai Hưng Trụ

4.1

5.0

5.5
6.3

(TBHK: điểm trung bình học kì)

17


V. Đề xuất
Việc tích hợp giáo dục kĩ năng mềm vào dạy học Ngữ văn là vấn đề quan
trọng nên phải có chủ trương chung để giáo viên thực hiện đồng bộ. Song Ngữ văn
là một bộ mơn mang tính nghệ thuật vì thế khơng thể bắt buộc bài nào cũng có;
việc tích hợp cũng nên để mỗi giáo viên tự khám phá và liên hệ môt cách tự nhiên
tùy theo sự cảm nhận và kinh nghiệm sống của từng người trong từng bài như vậy
hiệu quả tích hợp mới cao.

Ngoài ra để thực hiện được những tiết dạy như thế này địi hỏi giáo viên phải
có một q trình tập luyện từng bước cho học sinh, bởi nếu áp dụng tức thời học
sinh sẽ khó hồn thành nhiệm vụ. Do đó, thời gian mỗi tiết học hạn hẹp, áp lực thi
cử,... sẽ gây khó khăn khi tiến hành tích hợp. Vì vậy, người viết mong các cấp lãnh
đạo thay đổi quy chế, cho phép giáo viên được lựa chọn một số bài nằm trong
khung để dạy mà không phải dạy hết tất cả các bài để có nhiều thời gian đầu tư cho
giáo án hơn, hiệu quả bài dạy cao hơn; thêm nữa đề thi mở cũng là một cách giảm
tải cho giáo viên và học sinh.
Hiệu quả của việc giáo dục các kĩ năng mềm cho học sinh không thể được
nâng cao nếu như học sinh không được rèn luyện thơng qua các hoạt động. Vì thời
gian cho mỗi tiết học Ngữ văn, số lượng tiết Ngữ văn trong phân phối chương trình
cịn hạn hẹp nên học sinh ít có cơ hội để rèn luyện. Do đó, nhà trường, đặc biệt là
Đoàn thanh niên nên tổ chức nhiều cuộc thi (thi hùng biện, thuyết trình,...), các hoạt
động tập thể địi hỏi tinh thần đồn kết tương trợ lẫn nhau. Qua mỗi hoạt động như
vậy, học sinh không những được giải trí, tiếp nhận thêm nhiều tri thức xã hội mà
còn rèn luyện được các kĩ năng mềm cơ bản, giúp ích cho cuộc sống của các em.

18


C.

KẾT LUẬN

“Văn học là nhân học” - Văn là người, dạy văn cũng là dạy người. Con người
trong xã hội hiện đại khơng chỉ có kiến thức, mà cịn cần phải có kĩ năng mềm để
giao tiếp, ứng xử, để đối diện với những khó khăn thách thức và vươn lên trong
cuộc sống. Thông qua các giờ dạy, giáo viên văn phải giáo dục được cho các em
những bài học này. Để tích hợp các kĩ năng mềm vào bài học hiệu quả đòi hỏi
người giáo viên phải linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, tích cực chủ

động tìm tịi các nguồn thơng tin về các kĩ năng mềm để tích hợp các bài học kĩ
năng mềm trong giờ dạy Ngữ văn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 6 năm 2013

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

Lưu Thị Thanh Thùy

19


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT, Nhiều tác giả, Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Kĩ năng mềm, vi.wikipedia.org
3. Q trình dạy - tự học, Nguyễn Cảnh Tồn (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1997.
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nâng cao - tập 1, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục,
2006.
5. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nâng cao - tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục,
2006.
6. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập 1, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2006
7. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2006
8. 10 kĩ năng mềm để sống, học tập và làm việc hiệu quả, Phan Quốc Việt,

dantri.com.vn

20



×