Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nâng cao chất lượng học tập lịch sử việt nam giai đoạn 1946-1954 của học sinh lớp 12 - trường thpt trần suyền thông qua việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.54 KB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1946-1954
CỦA HỌC SINH LỚP 12-TRƯỜNG THPT
TRẦN SUYỀN THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG
MỘT SỐ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)”


Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh



Phú Hòa, năm 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG i
1. TÓM TẮT: 1
2. GIỚI THIỆU 2
2.1 Hiện trạng: 2
2.2 Giải pháp thay thế: 3
2.3 Vấn đề nghiên cứu: 4
2.4 Giả thuyết nghiên cứu: 4
3. PHƯƠNG PHÁP 5
3.1 Khách thể nghiên cứu: 5
3.2. Thiết kế: 5
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương 5
3.3. Quy trình nghiên cứu 6
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm 6


3.4. Đo lường 7
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7
4.1. Phân tích dữ liệu 7
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 7
4.2. Bàn luận kết quả 9
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10
5.1. Kết luận: 10
5.2. Khuyến nghị 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
PHỤ LỤC 12
PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 13
PHỤ LỤC 2 : ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ( SAU TÁC ĐỘNG) 29
PHỤ LỤC 3: ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ( SAU TÁC ĐỘNG) 32
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 34
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương 5
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm 6
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 7
i
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. TÓM TẮT:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng trở thành xu thế tất
yếu, là công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc đổi mới phương
pháp, phương tiện dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo
dục.
Trong dạy học lịch sử, đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên
tắc hàng đầu có ý nghĩa quan trọng nằm tạo biểu tượng lịch sử cụ thể và khắc
phục tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử cho học sinh. Trong đó, bản đồ giáo khoa là

một trong những đồ dùng trực quan được sử dụng phổ biến trong dạy học lịch sử.
Nếu sử dụng các phần mềm như Microsoft PowerPoint…để thiết kế lại
những chỗ trọng tâm cần khai thác đi sâu những bản đồ, lược đồ giáo khoa trở
thành những bản đồ, lược đồ động thì hiệu quả sử dụng bản đồ sẽ được nâng cao.
Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử đem lại cho học sinh biểu
tượng về quá khứ đã làm chỗ dựa vững chắc cho học sinh dần dần nắm được
những nét khái quát, điển hình tạo nên đặc trưng của nội hàm khái niệm. Nó là
phương tiện có hiệu quả để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp cho học sinh
nắm được những quy luật của sự phát triển xã hội. Đồng thời, nó còn giúp học
sinh nhớ kỹ, nhớ lâu, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử thu nhận
được.
Giải pháp của tôi là sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử để dạy diễn
biến các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào một số bài học
lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954
thay vì chỉ sử dụng các lược đồ, bản đồ tĩnh trong sách giáo khoa và coi đó là
nguồn cung cấp thông tin giúp học sinh nắm rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử là một dạng bản đồ giáo khoa
điện tử, tuy nhiên nó được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, tạo
nên yếu tố “điện tử” của bản đồ giáo khoa điện tử.
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 1
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 12 trường
THPT Trần Suyền. Lớp 12 A2 là lớp thực nghiệm và 12 C4 là lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài 18, bài 20 (lịch sử
lớp 12 –Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954). Kết quả cho thấy tác động đã có
ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả
học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực
nghiệm có giá trị trung bình là 7,7; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là
6,05. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn
giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh

rằng sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1946-1954 làm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 12 trường THPT
Trần Suyền.
2. GIỚI THIỆU
2.1 Hiện trạng:
Như chúng ta đã biết, lịch sử là một môn khoa học đặc thù. Kiến thức lịch
sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm
năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái
hiện những sự kiện, hiện tượng một cách sống động như đang diễn ra trước mắt
mình.
Tuy nhiên, khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế nên việc sử dụng
phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học
lịch sử. Trong đó việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử có ý
nghĩa hết sức to lớn góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trên tất cả các mặt
giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Thế nhưng, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay (hệ
thống bản đồ, lược đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo
dục phát hành) là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó trong các bản đồ, lược
đồ kênh chữ và các ký hiệu quá nhỏ không thể phát huy tác dụng triệt để. Các
tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ. So với yêu cầu
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 2
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
đặt ra ở bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì
có thể nói rằng: những phương tiện dạy học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu
và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh
Trong thực tế ở trường THPT Trần Suyền, nhiều giáo viên tuy nhận thức
được ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ giáo khoa nói chung, bản đồ giáo khoa điện
tử nói riêng nhưng với những lý do khách quan và chủ quan, một bộ phận không
nhỏ giáo viên đã bỏ qua hoặc sử dụng chưa hiệu quả phương tiện trực quan này
nên chất lượng bài học lịch sử vẫn còn hạn chế, tiết học chưa thật sự thu hút và

phát huy tính tính cực học tập của học sinh.
Một bộ phận giáo viên và học sinh đã chủ động vẽ bản đồ giáo khoa để
phục vụ các hoạt động dạy và học, tuy nhiên phần lớn các bản đồ này chưa thật sự
đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ.
Kết quả là học sinh có thuộc bài nhưng chưa hiểu biết sân sắc bản chất sự
vật hiện tượng lịch sử nên chưa có sự yêu thích bộ môn và chưa vận dụng những
tri thức ấy vào thực tế.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng một số bản đồ
giáo khoa điện tử thay cho bản đồ tĩnh và khai thác nó như một nguồn dẫn đến
kiến thức. Điều này sẽ làm bài giảng sinh động hơn hiệu, quả sử dụng bản đồ sẽ
được nâng cao và phát huy tính tính cực trong học tập của học sinh.
Việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử rất đa dạng, linh hoạt khi giáo viên
có thể copy nó để chèn vào bài giảng điện tử của mình, hoặc có thể sử dụng nó
riêng lẻ trong khi tiến hành bài giảng truyền thống.
2.2 Giải pháp thay thế:
Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử ở các bài học: bài 18, bài 20 (lịch
sử lớp 12) để cụ thể hoá các chiến dịch, những cuộc tiến công chiến lược, những
chiến thắng tiêu biểu…của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn
1946-1954. Giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint trình chiếu các lược đồ, học
sinh khai thác các lược đồ để phát hiện kiến thức.
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 3
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Việc ứng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói
riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: “Khai thác hiệu quả lược đồ giáo
khoa lịch sử với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin” (2011) của Nguyễn Mạnh
Hưởng, “Sử dụng bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ công nghệ thông tin trong dạy học
lịch sử ở trường Cao đẳng Sư phạm” (2008) của Nguyễn Thị Thanh Xuân…
Đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của Đoàn Văn Hưng đăng
trên Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, kỷ yếu Hội thảo khoa học viết
về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử, trong đó có đề cập đến

việc xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường
Trung học phổ thông như “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông” (2003), “Thiết kế
và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”
(2008)
Nhìn chung, các công trình, các bài viết trên dù ở những góc độ nghiên cứu
khác nhau song đều ít nhiều có đề cập đến vai trò, ý nghĩa cũng như việc sử dụng
bản đồ giáo khoa điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Các công trình, các bài viết trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
quý báu giúp tôi có cơ sở để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu của mình.
2.3 Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 có nâng cao chất
lượng học tập của học sinh lớp 12 không?
2.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 có nâng cao chất lượng
học tập học sinh lớp 12 trường THPT Trần Suyền.
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 4
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 A2 - lớp thực nghiệm và lớp 12 C4 - lớp đối chứng ở
Trường THPT Trần Suyền.
- Giáo viên: Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy 7 năm trong đó 5 năm dạy khối
12, là giáo viên luôn nhiệt huyết, luôn tìm tòi áp dụng và đổi mới phương pháp
nhằm nâng cáo kết quả học tập của học sinh, có tránh nhiệm cao công tác giảng
dạy và giáo dục học sinh.
- Học sinh:
+ Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có năng lực học tập bộ môn, hầu

hết học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, có ý thức trong học tập tốt.
+ Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
điểm số của tất cả các môn học.
3.2. Thiết kế:
Tôi sử dụng bài kiểm tra 1 tiết trong chương trình học kỳ I môn lịch sử làm
bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai
nhóm có sự khác nhau, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh
lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả:
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,0 6,2
P = 0,56
P = 0,56 > 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 5
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương.
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước tác
động
Tác động Kiểm tra sau tác
động
Thực nghiệm 01 Dạy học có sử
dụng bản đồ giáo
khoa điện tử
03
Đối chứng 02 Dạy học không sử
dụng bản đồ giáo

khoa điện tử
04
3.3. Quy trình nghiên cứu
*Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế kế hoạch bài học không có sử dụng
bản đồ giáo khoa điện tử, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Đối với lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng bản đồ giáo khoa
điện tử, tìm kiếm thông tin trên internet, sử dụng các phần mền chuyên dụng để vẽ
và thiết kế bản đồ điện tử,
- Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và thời khoá
biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày Lớp Tiết theo Tên bài dạy
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 6
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PPCT
26/11/2012 12 A 2 29
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1950
(Tiết 1)
3/12/2012 12 A 2 30
Bài 18:Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1950
(Tiết 2)
4/12/2012 12 A 2 32
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 (Tiết 1)
10/12/2012 12 A 2 33
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống

thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 (Tiết 2)
11/12/2012 12 A 2 34
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 (Tiết 3)
3.4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra một tiết của học kỳ I môn lịch
sử. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài 18, bài 20
(Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946-1954). Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu
hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Đề kiểm tra này áp dụng cho hai lớp thực nghiệp
12 A2 và đối chứng 12 C4 để kiểm chứng tác động của việc ứng dụng đề tài này.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học
trên, học sinh tiến hành làm bài kiểm tra học kỳ I (nội dung kiểm tra trình bày ở
phần phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 6,05 7,7
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 7
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Độ lệnh chuẩn 1,88 1,21
Giá trị p của T-test 0,00001
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,9
Bảng thống kê ở trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là
tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test
cho kết quả p =0,00001, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu

nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD
88,1
05,67,7 −
=
= 0,9
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9
cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử đến kết
quả học tập của lớp thực nghiệp là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử để dạy các
diễn biến các dịch lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn kháng chiến chống Pháp
1946-1954” đã được kiểm chứng.
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 8
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Biểu đồ so sánh điểm trung bình của lớp 12A 2, 12C4 trước và sau tác động.
4.2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm điểm trung bình
= 7,7 ; kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng điểm trung bình = 6,05.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,65. Điều đó cho thấy điểm trung bình
của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động
có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệnh giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
lớp là p = 0,00001 <0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình
của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực
nghiệm.
* Hạn chế:
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học
lịch sử lớp 12 giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 là một giải

pháp hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng để sử
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 9
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
dụng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ
thông tin, kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, kĩ năng khai thác và sử dụng thông tin
trên internet, nắm vững lý luận dạy học bộ môn,
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử lớp 12 giai
đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1954 ở trường THPT Trần Suyền là khả thi và
mang lại nhiều tác động đáng kể. Việc làm này đã phát huy năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh trong việc khắc phục những khó
khăn về thiết bị dạy học và đáp ứng kịp thời, hiệu quả những yêu cầu dạy học của
bộ môn, giúp học sinh tiếp cận một cách cụ thể, trực quan sinh động từ nhiều
nguồn thông tin đa dạng, qua đó học sinh sẽ hiểu biết lịch sử đầy đủ, sâu sắc hơn
và tạo hứng thú học tập bộ môn thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học
và nâng cao chất lượng bài học lịch sử.
5.2. Khuyến nghị
- Đối với giáo viên: cần phải tích cực thực hiện đối mới phương pháp dạy
học, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học có hiệu quả, biết khai thác thông tin trên
mạng internet. Giáo viên không chỉ sử dụng thành thạo mà còn phải hướng dẫn
học sinh sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để phát huy tính tích
cực và hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
- Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm đầu tư thích đáng trong việc mua
sắm thiết bị kỹ thuật, xây dựng nguồn tư liệu điện tử phục vụ dạy học, mở các lớp
tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử cho
giáo viên với nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn dạy học của các trường
Trung học phổ thông trong đó có sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học
lịch sử. Tổ chức giao lưu với các trường trọng điểm về ứng dụng công nghệ thông

tin ở trong và ngoài tỉnh, qua đó giáo viên có điều kiện để trao đổi với đồng
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
10
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
nghiệp về những sản phẩm xây dựng từ ứng dụng công nghệ thông tin cũng như
kỹ năng khai thác sử dụng sao cho có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Lịch sử 12 sách giáo viên, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy vi tính (2006), NXB Giáo dục.
5.Http://flash.violet.vn;thuvientailieu.bachkim.com.thuvienbaigiangdientu.b
ackkim.com;giaovien.net…
6. Nguyễn Thị Côi (2000), Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung
học phổ thông, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Côi, Đoàn Văn Hưng (2008), “Thiết kế và sử dụng bản đồ
giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Thiết bị Giáo
dục, số 35 (tháng 7), trang 26-29.
8. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1),
Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
9. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử (tập 2),
Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
10. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt Bỉ-Bộ
giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Sư phạm.
11. Nguyễn Mạnh Hưởng (2011) “Khai thác hiệu quả lược đồ giáo khoa
lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT”
12. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2008) “Sử dụng bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ
CNTT trong dạy học lịch sử ở trường Cao đẳng Sư phạm”.

Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
11
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
12
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
(Có Đĩa CD đính kèm)
Tiết 30: BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Về kiến thức:
- Trình bày diễn biến, kết quả và phân tích ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc
thu - đông 1947.
- Trình bày hoàn cảnh và chủ trương của ta khi chủ động mở chiến dịch
Biên giới thu đông 1950; diễn biến, kết quả và phân tích ý nghĩa của chiến dịch
này.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện để rút ra những nhận định lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh, ảnh và lược đồ lịch sử để nhận thức
lịch sử.
3. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu
tranh bảo vệ độc lập của dân tộc.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: ý thức trách nhiệm với đất nước, tinh
thần đấu tranh, lòng yêu nước, với sự kiện Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận ở
chiến dịch Biên giới thu-động 1950 giáo dục tinh thần không sợ hy sinh gian khổ,
củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.

Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
13
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, chiến
dịch Biên giới thu – đông được xây dựng trên PowerPoint kèm theo một vài hình
ảnh, đoạn phim tư liệu, âm thanh có liên quan.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu đa năng (Multimedia Projector) để thực
hiện dạy học bằng giáo án điện tử
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp?
Câu hỏi 2: Trình bày cuộc chiến đấu của quân ta ở Hà Nội và các đô thị phía
Bắc vĩ tuyến 16 và nêu ý nghĩa lịch sử?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
Hoạt động 1:Cá nhân
Trước hết giáo viên dẫn dắt: Do không
thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng
nhanh, trong khi đang gặp khó khăn về
kinh tế tài chính, sự lên án của lực lượng
tiến bộ nên Pháp đã thực hiện âm mưu mới.
Vậy âm mưu của Pháp lúc này là gì?
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên
màn hình bản đồ giáo khao điện tử về chiến
dịch Việt Bắc thu –đông 1947 và đặt câu
hỏi: Em hãy nhắc lại Việt Bắc bao gồm
những tỉnh nào?
3. Chiến dịch Việt Bắc Thu – đông

1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến
toàn dân, toàn diện
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
14
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Học sinh nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
-Học sinh trả lời, giáo viên kết luận sau đó
đưa hình ảnh Cao uỷ Pháp ở Đông Dương
Emile Bollaert ở góc phải của bản đồ chiến
dịch Việt Bắc thu-đông 1947 và nêu câu hỏi:
Em biết gì về Emile Bollaert? Khi đến Đông
Dương thì Emile Bollaert có âm mưu gì?
- Trên cơ sở giáo viên đã giao cho học sinh
chuẩn bị ở nhà, học sinh trình bày đôi nét về
Emile Bollaert.
-Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét,
đồng thời giúp các em hiểu tại sao thực dân
Pháp tấn công lên Việt Bắc nhanh chóng kết
thúc chiến tranh.
*Hoạt động 2: Nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản
đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Việt Bắc
thu-đông 1947 kết hợp xem đoạn phim tư
liệu ngắn về “Cuộc tiến công của Pháp lên
Việt Bắc” và “Chủ trương của ta” sau đó
chia lớp làm 4 nhóm nhỏ (mỗi nhóm là 3
bàn) và
nêu câu hỏi thảo luận:
+Nhóm 1a và 1b:Cuộc tiến công của thực
dân Pháp lên Việt Bắc diễn ra như thế nào?

-Nhóm 2a và 2b: Nêu chủ trương của Đảng
ta? Quân và dân ta đã chiến đấu để bảo vệ
a. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông
1947
*Cuộc tấn công của Pháp lên Việt
Bắc.
- Tháng 3/1947 Bollaert được cử làm
cao uỷ Đông Dương, vạch ra kế hoạch
tấn công Việt bắc nhằm nhanh chóng
kết thúc chiến tranh.
- Ngày 7-10-1947, Pháp huy động
12.000 quân, tấn công lên Việt Bắc
theo đường số 4 và sông lô.
* Chủ trương của ta: Khi địch tấn
Việt Bắc, Đảng ta họp và ra chỉ thị
“Phải phá tan cuộc tấn công mùa
Đông của giặc Pháp”.
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
15
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
căn cứ địa Việt Bắc như thế nào? Nêu kết
quả và ý nghĩa?
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình
bày (giáo viên thiết kế bản đồ giáo khoa
điện tử tĩnh để học sinh trình bày), cả lớp
nhận xét.
-Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và
nhấn mạnh lại bằng cách sử dụng bản đồ
giáo khoa điện tử để trình bày cuộc tiến
công của thực dân Pháp lên Việt Bắc giúp

học sinh thấy được kế hoạch 2 gọng kìm
của Pháp, cũng như chủ trương của Đảng
ta, cuộc chiến đấu quân và dân ta đã bảo vệ
căn cứ địa Việt Bắc với những chiến thắng
tiêu biểu. Như vậy, hai gọng kìm đông – tây
của Pháp đã bị bẻ gãy. Qua đó giúp học
sinh rút ra được kết quả, ý nghĩa quan
trọng nhất mà ta đã đạt được trong chiến
dịch .
+ Ta diệt hơn 6.000 tên, 16 máy bay, 11 tàu
chiến và ca nô, hàng trăm xe quân sự bị
phá.
+ Căn cứ Việt Bắc và cơ quan đầu não của
ta vẫn an toàn, bộ đội trưởng thành uy tín
của Chính phủ lên cao.
+ Ta đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng
nhanh của Pháp buộc Pháp phải đánh lâu dài
với ta.
* Diễn biến
- Ta chủ động bao vây và tiến công
địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn,
Chợ Rã… buộc Pháp phải rút khỏi
Chợ Đồn, Chợ Rã vào cuối tháng 11 –
1947.
- Mặt trận hướng Đông: ta phục kích
chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu
biểu ở đèo Bông Lau (30-10-1947).
- Ở hướng Tây: ta phục kích chặn
đánh địch trên sông Lô, nổi bật là trận
Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm

nhiều tàu ca nô, tiêu diệt hàng trăm
của địch.
*Kết quả: hai gọng kìm của Pháp bị
bẻ gãy. Ngày 19/12/1947, quân Pháp
phải rút khỏi Việt Bắc. Cơ quan đầu
não kháng chiến được an toàn; bộ đội
chủ lực của ta đã trưởng thành.
*Ý nghĩa: Với chiến thắng Việt Bắc
thu - đông 1947, cuộc kháng chiến
toàn quốc chống Pháp chuyển sang
giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay
đổi chiến lược chiến tranh ở Đông
Dương, từ đánh nhanh, thắng nhanh
sang đánh lâu dài với ta.
b. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân,
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
16
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
-Giáo viên giới thiệu : Sau cuộc tấn công
lên Việt Bắc không thành, Pháp buộc phải
chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài với ta,
chúng thực hiện chính sách “dùng người
Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh”. Để chống lại âm mưu đó và có
sức đánh lâu dài, ta đã phải tranh thủ đẩy
mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. Giáo
viên hướng dẫn học sinh về nhà đọc thêm
(nội dung này nằm trong chương trình giảm
tải)
Hoạt động 3 : Cá nhân, cả lớp

- Giáo viên sử dụng bản đồ giáo khoa điện
tử về chiến dịch biên giới thu-động 1950 và
nêu câu hỏi: Sau chiến thắng Việt Bắc thu-
đông ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
- Học sinh trả lời, giáo viên lưu ý học sinh:
Về khó khăn: đối với kế hoạch Rerve, giáo
viên phân tích và nhấn mạnh nội dung kế
hoạch Rơ ve nhằm thực hiện âm mưu gì của
địch, ta gặp khó khăn gì khi chúng triển
khai kế hoạch này.
- Sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử về chiến
dịch biên giới thu-động 1950 để trình bày
kế hoạch Rerve, sau đó học sinh nhận xét.
- Giáo viên chốt ý: kế hoạch Rerve đã đẩy
cách mạng nước ta vào thế bị bao vây cô
lập từ bên trong rất bất lợi.
toàn diện
(Hướng dẫn học sinh về nhà đọc
thêm)
4. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến
dịch Biên giới Thu-Đông 1950
a. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc
kháng chiến
*Thuận lợi:
- 1/10/1949 Cách mạng trung Quốc
thành công, nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa ra đời.
- Đầu năm 1950 lần lượt các nước xã
hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan
hệ ngoại giao với nước ta.

*Khó khăn: Tháng 5/1949 với sự
đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch
Rerve, nhằm tăng cường phòng ngự
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
17
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Hoạt động 4 : Cá nhân
- Bên cạnh bản đồ giáo khoa điện tử về
chiến dịch biên giới thu-động 1950, giáo
viên đưa hình ảnh về Ban Thường vụ trung
ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch
Biên giới tháng 6/1950 sau đó nêu câu hỏi:
Trước âm mưu trên của Pháp Đảng ta có
chủ trương gì ? Vì sao ta chủ động mở
chiến dịch Biên giới ?
- Học sinh trả lời. Giáo viên giúp học sinh
tìm ra đâu là chủ trương cơ bản nhất.
- Giáo viên sử dụng bản đồ giáo khoa điện
tử và kết hợp cho học sinh xem đoạn phim
tư liệu ngắn “Ta quyết định đánh Đông
Khê” sau đó đặt câu hỏi: Vì sao ta đánh
Đông Khê để mở màn chiến dịch ?
- Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà,
học sinh trả lời. Giáo viên chốt ý:
- Cho học sinh xem đoạn phim tư liệu
“Quân ta đánh Đông Khê” và hình ảnh Trần
Cừ và La Văn Cầu yêu cầu học sinh nêu
hiểu biết của mình về anh hùng này?
- Học sinh trả lời. Giáo viên giới thiệu cho
học sinh trong trận này đã xuất hiện nhiều

tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm
tuyệt vời: Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân
mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị
trên đường số 4, thiết lập hành lang
Đông-Tây: Hải Phòng- Hoà Bình-
Sơn La, chuẩn bị tấn công Việt Bắc
lần 2.
b. Chiến dịch Biên giới Thu Đông
1950
*Chủ trương ta: Tháng 6/1950
Đảng và chính phủ quyết định mở
chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt
một bộ phận sinh lực địch; Khai
thông biên giới Việt -Trung; Mở rộng
và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.


*Diễn biến:
- Sáng 16/9/1950 quân ta mở đầu
chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê.
Đông Khê uy hiếp, Cao Bằng bị cô
lập. Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo
đường số 4.
- Trên đường số 4, ta chặn đánh địch ở
nhiều nơi khiến cho các cánh quân
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
18
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
xông lên diệt đồn địch; La Văn Cầu bị
thương vào cánh tay đã không chút do dự

nhờ đồng đội chặt đứt cho khỏi vướng để
tiếp tục lao lên đánh bộc phá, hoàn thành
nhiệm vụ.
- Gi áo viên nhấn mạnh: Trong đoạn phim
có hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và đích thân Chủ tịch nước ra mặt trận, hình
ảnh Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê –
hình ảnh hiếm thấy nguyên thủ quốc nào
như vậy, không sợ nguy hiểm, gian khổ trực
tiếp ra mặt trận, đây là nguồn động viên lớn
nhất cho quân và dân ta chiến đấu.
- Sau khi xem đoạn phim tư liệu yêu cầu
học sinh lên bảng sử dụng bản đồ trình bày
ngắn gọn diễn biến của chiến dịch Biên giới
thu đông 1950 trên cơ sở học sinh đã chuẩn
bị trước ở nhà.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo
viên kết luận.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Kết quả quan trọng
nhất của chiến dịch là gì ? Kết quả trên có
đạt được so với mục tiêu đề ra không ?
- Học sinh trả lời. Giáo viên kết luận:
- Giáo viên nêu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa
của dịch Biên giới thu-đông 1950 ? Vì sao
nói chiến thắng của chiến dịch Biên giới đã
không gặp được nhau, buộc Pháp lần
lượt rút khỏi các cứ điểm trên đường
4: Thất Khê đến Na Sầm Đến
22/10/1950 đường 4 được hoàn toàn
giải phóng.


Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
19
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng
chiến, đánh dấu bước phát triển vượt bậc
của quân ta ?
- Học sinh trả lời, giáo viên kết luận và
nhấn mạnh:
+ Là chiến dịch lớn ta chủ động mở
+Thể hiện khả năng chỉ huy và chiến đấu
của quân ta.
+ Ta chủ động đánh vào cứ điểm kiên cố và
mạnh của địch (Đông Khê).
Giáo viên sơ kết bài học
*Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến
đấu hơn 8.000 quân địch giải phóng
đường biên giới từ Cao Bằng tới Đình
Lập, với 35 vạn dân; Chọc thủng
hành lang Đông- Tây, kế hoạch
Rerve bị phá sản.
*Ý nghĩa:
- Đường liên lạc của ta với các nước
XHCN được khai thông.
- Bộ đội ta trưởng thành.
- Ta giành được thế chủ động trên
chiến trường chính (Bắc Bộ).
- Mở ra bước phát triển mới của cuộc
kháng chiến.
(Những đơn vị kiến thức trên sử dụng trình chiếu Powerpoint)

4. Củng cố cả hai tiết học:
Do thực dân Pháp bội ước có những hành động khiêu khích chống phá ta
nên nhân dân ta đã cầm súng bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong những năm
đầu toàn quốc kháng chiến tuy còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, quân sự…tạo ra bước phát triển mới trong giai đoạn cách mạng về sau.
5. Hướng dẫn học bài
* Học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa trang 138:
* Chuẩn bị bài 19, trả lời các câu hỏi sau :
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
20
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1/ Từ năm 1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” vào cuộc chiến
tranh ở Đông Dương, vậy Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương
nhằm âm mưu gì? Những sự kiện nào chứng tỏ âm mưu này?
2/ Đại hội toàn quốc lần thứ Hai của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội
dung cơ bản và ý nghĩa của Đại Hội đối với cuộc kháng chiến?
3/ Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến đông – xuân 1953
– 1954, hậu phương kháng chiến của ta đã phát triển như thế nào về các mặt chiến
tranh, kinh tế, văn hoá, giáo dục và y tế?
Tiết: 33 BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953-1954) (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Trình bày và phân tích được những nét chính chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Về kỹ năng
-Củng cố kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và biết tìm hiểu những
nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, lịch sử, phim tư liệu, các tài
liệu tham khảo,…để nhận thức, đánh giáo sự kiện lịch sử.

3. Thái độ tư tưởng
-Tự hào những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta trong kháng chiến chống
Pháp và can thiệp Mĩ.
- Củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc
xây dựng đất nước hiện nay.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: ý thức trách nhiệm với đất nước, tinh
thần đấu tranh, lòng yêu nước. Hình ảnh Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị bàn kế
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
21
Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
hoạch đánh Điện Biên Phủ góp phân giáo dục tấm gương tận tuỵ với cách mạng
của Người.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Điện (1954) được xây dựng trên
PowerPoint kèm theo một vài hình ảnh, đoạn phim tư liệu, âm thanh có liên quan.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu đa năng (Multimedia Projector) để thực
hiện dạy học bằng giáo án điện tử
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Âm mưu và hành động mới của thực dân Pháp-can thiệp Mĩ từ sau
thất bại ở chiến dịch Biên giới thu –đông 1950 như thế nào?
Câu 2: Vì sao Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1950) đánh dấu bước
phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?
3. Dạy và học bài mới
Bước vào Đông-Xuân 1953-1954, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ âm mưu
thực hiện kế hoạch quân sự Navai để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, ta đã giành thắng lợi trong đông xuân 1953-1954, bước
đấu làm thất bại kế hoạch Nava và đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân
và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. Chiến dịch lịch sử

Điện Biên phủ đã được chúng ta chuẩn bị và diễn ra như thế nào? Tại sao cả ta và
địch đều quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược? Chiến
thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và can thiệp Mĩ của nhân dân ta? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
* Hoạt động: cá lớp và cá nhân 2. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN
Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang
22

×