Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy dạy phần công dân với đạo đức - gdcd10 thpt yên định 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.03 KB, 22 trang )

I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí,
vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT. Cùng với các môn học
khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa
học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất
chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình và bản
thân.
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức
được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi
thường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung,
học theo kiểu chống đối hoặc làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là do
phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say
mê học tập ở học sinh. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy
học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi giáo viên nói
chung, giáo viên dạy GDCD nói riêng.
Kho tàng truyện kể Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng,
những câu chuyện cũng là những bài học cho tất cả mọi người về mọi
mặt của đời sống. Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và
kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học
sinh khi dạy môn GDCD chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú
học tập từ đó đạt kết quả tốt hơn. Việc khai thác các câu chuyện thông
qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền
giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt
là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Những câu truyện kể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ,
hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ nhận thức được vai trò và
nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội đây chính là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến niềm yêu thích môn GDCD của học
sinh. Hơn nữa khéo léo sử dụng truyện kể không chỉ có tác dụng tích


1
cực đến kết quả học tập bộ môn cho học sinh mà còn có tác dụng
trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử; khơi
gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc…
Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chương
trình GDCD thì việc sử dụng những câu chuyện kể về người thật, việc
thật càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn. Xuất phát từ những lí
do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng truyện kể nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học - Giáo dục công dân lớp 10”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận từ đó đề ra giải pháp: Sử dụng
truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài: “ Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học – Giáo dục công dân lớp 10”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi khoa học:
+ Truyện kể có tác dụng gì trong giảng dạy và học tập trong bộ môn
GDCD ?
+ Để dạy tốt bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - GDCD
10 ”cần chuẩn bị như thế nào?
+ Vận dụng truyện kể như thế nào để dạy tốt bài “Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học”?
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương
pháp sau:
+ Phân tích, tổng hợp (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp
các kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách
báo…)
+ Phương pháp quan sát (trong quá trình giáo dục của giáo viên và
học tập của học sinh …)

+ Phương pháp điều tra, đánh giá (điều tra mức độ tiếp thu, hứng
thú học tập và kết quả của học sinh sau bài dạy… )
2
+ Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, tâm lí , giáo dục học có liên
quan đến đề tài.
+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, giáo
viên, phụ huynh…)
+ Phương pháp thực nghiệm (áp dụng cụ thể với tập thể học sinh,
đối tượng học sinh …)
+ Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động của
học sinh thông qua những câu hỏi nêu vấn đề.
+ Phương pháp thực nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
1.1. Cơ sở triết học.
Lênin nói rằng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tiễn khách quan”. Luận điểm
triết học này của Lênin chỉ ra rằng trực quan sinh động và tư duy trừu
tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình
nhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mới
hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức. Nhận thức là một
quá trình từ cảm tính đến lí tính, đây là cơ sở khoa học quan trọng
trong việc sưu tầm truyện kể để vận dụng một cách sáng tạo và linh
hoạt vào bài học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì: Dạy học là một
quá trình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hành
động. Đó là sự tác động của người dạy vào các giác quan của học
sinh, cung cấp các kiến thức mang tính chất kích thích tư duy nhận
thức của người học. Do vậy, GV cần sưu tầm có hệ thống và có chọn
lọc các câu chuyện phù hợp với nội dung bài học nhằm mang lại kết

quả cao nhất.
Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh là một hoặc
nhiều chu trình của quá trình nhận thức thực tiễn khách quan đó. Quá
trình học tập của học sinh có đạt kết quả nhanh hơn và tốt hơn hay
3
không phụ thuộc vào việc giải quyết các bước của quá trình nhận thức
như thế nào, người giáo viên có vai trò không nhỏ trong việc hiện thực
hoá những chu trình nhận thức của học sinh. Cụ thể hơn trước khi để
học sinh có những nhận thức về lí tính thì giáo viên cần giúp học sinh
có được thật nhanh, thật nhiều những nhận thức về cảm tính. Đối với
từng tiết học cụ thể ta thấy những câu chuyện sẽ tác động rất nhanh
đến sự nhận thức cảm tính đó của học sinh. Sử dụng chuyện kể chính
là sử dụng những di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về tấm
gương sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại phù hợp nhất
để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, từ đó hình thành cho các
em những tư tưởng đạo đức tốt đẹp, các em sẽ yêu thích môn GDCD
hơn.
1.2. Cơ sở giáo dục học.
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải
cách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ, đáp
ứng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới .
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Có thể khẳng định rằng Giáo dục, đào tạo con người phát triển
toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mĩ đã được đặt ra từ quá khứ, song hiện
tại điều đó lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Văn kiện Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “ …Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh,
sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh gắn liền
lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau
dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ
trẻ Việt Nam hiện đại.”
4
GDCD nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là môn học
không thể thiếu trong chương trình của các trường phổ thông hiện nay.
Bởi đây là một môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học, vừa góp
phần nâng cao nhận thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách bản
thân. Tuy nhiên, ngay khi các em mới bắt đầu bước vào lớp đầu tiên
của khối THPT các em đã tỏ ra coi thường thậm chí học đối phó vì
cho đây là môn phụ… Thật vậy, bản thân là giáo viên giảng dạy môn
GDCD tôi rất băn khoăn, trăn trở nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi
để làm sao tạo sự hứng thú cho các em trong học tập và đạt được kết
quả cao nhất. Đây chính là cơ sở giáo dục học rất quan trọng giúp tôi
thực hiện đề tài này.
1.3. Cơ sở tâm lí học.
Bất kì phương pháp dạy học nào được hình thành cũng dựa trên cơ
sở tâm lí nhất định, nhằm tạo ra sự mới mẻ, kích thích tư duy, hứng thú,
thúc đẩy ham muốn, khám phá tìm hiểu chân lí tri thức của học sinh.
Tâm lí học cho rằng: Trong khi khám phá thế giới, con người không chỉ
nhận thức nó mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó. Những hiện tượng
tâm lí biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thức
được gọi là đời sống tâm lí con người. Đời sống tình cảm của con
người rất phong phú, đa dạng, thể hiện ở nhiều hình thức và mức độ
khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ quá trình nhận thức. Thực
tiễn dạy học cho thấy, những tri thức nào khơi dậy được ở học sinh
những cảm xúc tích cực, mạnh mẽ được các em lĩnh hội một cách
nhanh chóng và vững chắc hơn những tri thức mà các em dửng dưng,

không có thái độ đặc biệt với nó. Một trong những đặc điểm của học
sinh THPT là sự nhạy cảm với những ấn tượng mới trong cuộc sống. Ở
mức độ nhận thức của các em đã biết sử dụng các thao tác của tư duy
để giải quyết các vấn đề đặt ra. Vì vậy khi sưu tầm các câu chuyện giáo
viên cần sưu tầm có chọn lọc để các em liên tưởng tốt, vận dụng tốt
hơn, từ đó khắc sâu kiến thức. Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh
để lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết
5
nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trong quá trình giảng dạy và giáo
dục hiện nay. Đây được xem là cơ sở tâm lí học rất quan trọng và thiết
thực.
Phương pháp vận dụng các câu chuyện trong giảng dạy nhằm giúp
cho học sinh tham gia chủ động trong quá trình học tập. Học sinh tự
biết mình phải noi theo những tấm gương nào, làm điều tốt như thế
nào,… và có thể nói những câu chuyện đã tác động đến tâm lí, hành vi
của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang
cần và mong muốn.
1.4. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng truyện kể trong giảng dạy
bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học- Giáo dục công dân
lớp 10”
Truyện kể là một kho tàng trí tuệ, là di sản tinh thần quý báu của
dân tộc ta. Do vậy, khai thác các giá trị đạo đức trong truyện kể, vận
dụng để giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” nó
sẽ góp phần khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh, góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD.
- Mục tiêu của bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”
góp phần giúp học sinh nắm vững được các giá trị đạo đức cơ bản của
xã hội như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc, từ
đó biết tôn trọng các giá trị đạo đức, hình thành những hành vi ứng xử
phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Qua đó giúp học sinh

quyết tâm học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoàn
thiện nhân cách của con người, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng
ta hiện nay là đào tạo ra những con người vừa “ hồng” vừa “
chuyên”.
- Các câu chuyện phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và phải mang tính giáo dục sâu sắc.
- Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ ràng.
6
- Các câu chuyện phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phải mang tính
giáo dục.
- Các câu chuyện phải được triển khai theo những hướng khác
nhau tùy thuộc vào nội dung của từng bài học cụ thể.
- GV không được quá lạm dụng truyện kể để giảng dạy, bởi vì quá
lạm dụng sẽ gây nên sự nhàm chán. Do vậy cần có sự kết hợp với các
phương pháp giảng dạy khác để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn
GDCD.
- Quy trình sử dụng truyện kể vào giảng dạy:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện phù hợp với nội dung
bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính, dễ hiểu để đưa vào bài học.
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích trả lời.
Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích tổng hợp ý kiến
của học sinh, nhận xét và bổ sung, rút ra kết luận.
2. Thực trạng của đề tài
Ở bậc học phổ thông, môn GDCD là một trong những môn học
cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Nhiệm vụ
giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được
thực hiện ở tất cả các môn học thông qua các hình thức giáo dục trong
nhà trường. Nhưng chỉ môn GDCD mới có thể trực tiếp giáo dục cho

học sinh những tri thức đó theo một hệ thống xác định và toàn diện.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có một bộ phận học sinh chưa
thật sự chú ý học tập môn GDCD, chưa ý thức được vai trò và vị trí
của môn học, học theo hình thức đối phó, nhận thức sai dẫn đến hành
động sai. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh
hiện nay. Hệ quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh, thậm chí là chính đội ngũ
giáo viên và các cơ quan chức năng chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của môn GDCD trong việc hình thành thế giới quan
7
và nhân sinh quan trong mỗi học sinh để góp phần giáo dục nhân cách
cho các em. Mặt khác, nội dung chương trình GDCD ở phổ thông còn
thiếu tính thời sự, nặng về tính lý luận, phương pháp dạy học chưa phù
hợp, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, sơ sài, không kích thích
được hứng thú học tập cho học sinh mặt khác, cách thức kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay còn nhiều bất cập
(đánh giá còn mang tính định tính, chưa mang tính định lượng). Do
vậy, để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ở mỗi tiết học giáo
viên cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến
thức, phương tiện dạy học và năng lực của học sinh. Người giáo viên
cần phải tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc
trưng bài học. Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh nắm được kiến
thức, có khả năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để xử lý các
thông tin mà các em tiếp xúc hằng ngày.
Qua các năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ vận
dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn, những phương pháp những cách
thức…làm thế nào để dạy học đạt kết quả cao nhất, gây hứng thú cho
HS nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vận

dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ
thực tiễn dạy học và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi
nhận thấy rằng sẽ rất hiệu quả nếu giáo viên có thể vận dụng truyện kể
trong việc giảng dạy. Vì vậy khai thác giá trị của nó để vận dụng vào
giảng dạy chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của học
sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Hơn thế nữa, giáo dục đạo
đức cho học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến
lược vô cùng quan trọng như Bác Hồ đã khẳng định:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Đặc biệt, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mặt trái của cơ chế
8
thị trường đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của giới trẻ
hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên đã có những biểu hiện xuống
cấp về đạo đức thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên
quan trọng và cần thiết. Giáo viên cần khai thác những giá trị của đạo
đức truyền thống đã được ông cha ta đúc kết trong các câu chuyện để
giảng dạy cho học sinh qua các giờ học nói chung và giờ học đạo đức
trong môn giáo dục công dân nói riêng. Theo tôi, đó là con đường ngắn
nhất nhằm giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3.1. Sử dụng truyện kể để giới thiệu bài.
Thay thế bằng những cách giới thiệu bài thông thường, giáo viên
có thế sử dụng truyện kể để khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh
ngay từ khi mới bắt đầu bài học.
Chẳng hạn giáo viên có thể bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện
Bác Hồ trong đời thường, qua đó rút ra kết luận về sự giản dị, thanh
đạm của Bác Hồ, nêu cao tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác cho
học sinh noi theo. Câu chuyện kể về sự dung dị, thanh cao của Bác

Hồ: Bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, không bao giờ
Người quên được những bữa cơm đạm bạc nơi quê nhà. Dù làm gì, ở
đâu Bác cũng chỉ ăn uống thanh đạm, tiết kiệm và nhường nhịn. Bác
sống rất gần gũi, thân thiện với những người xung quanh. Một lần gặp
cố vấn Vĩnh Thụy- cựu hoàng Bảo Đại tới gặp đúng lúc Bác đang ăn
cơm, bữa ăn như thường lệ. Thấy Bác làm việc nhiều, đôi mắt trũng
sâu, má hóp…ngài cố vấn Vĩnh Thụy xin phép được mang thức ăn lại
để Bác dùng, nhưng Người trả lời tự nhiên: “ Cảm ơn ngài cố vấn!
Tôi cùng anh em đã quen lệ rồi”. Không chỉ việc ăn uống mà trong tất
cả các sinh hoạt hàng ngày, ở Bác luôn toát lên sự giản dị, thanh tao.
Đạo đức của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Như Người đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Như vậy chúng ta có
thể thấy rằng Bác Hồ là một tấm gương đạo đức trong sáng và cao cả.
9
Vậy đạo đức là gì? Nó thể hiện qua những phạm trù nào? Chúng ta
cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Như vậy bằng những câu truyện kể ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩa
giáo viên không những khéo léo đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài học mới
mà còn kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức mới sẽ được học.
3.2. Sử dụng truyện kể để giảng dạy kiến thức mới.
+ Trong bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo dức học”, ở đơn vị
kiến thức 1. Nghĩa vụ, tôi đã sử dụng câu chuyện “Lá cờ thêu sáu chữ
vàng” để minh họa cho học sinh thấy được sự dũng cảm hi sinh quên
mình vì việc nghĩa của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Từ đó giúp
học sinh ý thức được nghĩa vụ của mình trong học tập cũng như trong
cuộc sống. Nội dung câu chuyện có thể khái quát: Mới 15 tuổi, Trần
Quốc Toản đã có chí lớn, muốn được tham gia Hội nghị Bình Than để
bàn việc nước, nhưng không được chấp nhận. Trong tay cầm quả cam,
chàng thiếu niên đã bóp nát lúc nào không biết. Trở về lập nên một

đội quân lớn, với lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo
hoàng ân”. Trong các trận đánh, Trần Quốc Toản luôn ở vị trí tiên
phong, xung trận cùng các tướng lĩnh tạo nên những chiến thắng lừng
lẫy. Trận chiến đấu oanh liệt bên dòng sông Như Nguyệt, Trần Quốc
Toản đã anh dũng hy sinh khi mới vừa tròn 17 tuổi.
+ Ở đơn vị kiến thức 2. Lương tâm, GV có thể bắt đầu bằng câu
chuyện : Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời ( Trích trong Dế mèn
phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), để giúp học sinh thấy rõ được
lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của
bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Chuyện kể về
sự ngông cuồng và dại dột của Dế Mèn đã dẫn đến cái chết của Dế
Choắt. Nhưng sau hành động của mình, Dế Mèn rất ân hận: “Nào tôi
có biết, cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi ân hận lắm. Tôi hối hận lắm!
Anh mà chết là chỉ do cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết
làm thế nào bây giờ”. Sau khi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn đã tự kiểm
điểm hành vi sai lầm của mình: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học
10
đường đời đầu tiên.Còn về phần Dế Choắt lại rất rộng lượng tha thứ
cho Dế Mèn và cũng không quên khuyên nhủ Dế Mèn: “Thôi tôi ốm
yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên
anh: ở đời mà có cái thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết
nghĩ, thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
GV hỏi: Qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về hành động của
Dế Mèn?
HS trả lời:
GV nhận xét: Hành động của Dế Mèn thể hiện sự ngông cuồng và
rất dại dột, hậu quả của hành vi đó đã dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
Từ cái chết đó, Dế Mèn đã vô cùng ân hận về hành vi của bản thân,
lương tâm vô cùng cắn dứt.
Vậy theo em lương tâm là gì? Bao gồm những trạng thái nào? Làm

thế nào để trở thành người có lương tâm?
HS trả lời: GV kết luận ( theo kiến thức SGK)
+ Ở đơn vị kiến thức 3. Nhân phẩm và danh dự, GV có thể sử
dụng câu chuyện Không nhận lụa ( Trích trong Kho tàng giai thoại
Việt Nam tập 1- Nhà xuất bản Văn học Việt Nam 1994) để minh họa
cho học sinh thấy được đức độ cao thượng liêm khiết của quan Tả Thị
lang bộ Hình - Vũ Tụ, người được vua Lê Thánh Tông ban cho hai
chữ “Liêm khiết” đính vào cổ áo mỗi khi vào triều. Quan Tả Thị lang,
khi có người đến nhà kính cẩn xin ông nhận tấm lụa quý để tỏ lòng
biết ơn khi vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ quan Vũ
Tụ có phần chiếu cố, Vũ Tụ trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án
là theo luật lệ. Người khách trả lời: Tập tục bây giờ đều là thế, Tấm
lụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành. Còn đi vào lúc này
là tránh điều dị nghị. Vũ Tụ trừng mắt: Ngươi cũng biết nói điều dị
nghị à? Tránh dị nghị sao còn lén lút ? Tập tục thì ta mặc, ta há phải
theo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao? Dứt lời, ông bảo
người nhà đuổi khách ra khỏi cửa.
11
Sau đó GV yêu cầu học sinh nhận xét về phẩm chất đạo đức của
Quan Tả Thị lang, từ đó GV giúp học sinh hiểu rõ được nhân phẩm và
danh dự.
+ Ở đơn vị kiến thức 4: Hạnh phúc, để giảng dạy phần này,GV
hỏi học sinh:
Theo em hạnh phúc là gì? Sau khi HS trả lời GV kết luận: Hạnh
phúc là cảm xúc vui sướng và hài lòng của con người trong cuộc sống
khi được đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu chân chính và lành mạnh
về vật chất và tinh thần
Tuy nhiên những nhu cầu về vật chất và tinh thần phải là nhu cầu
chân chính và lành mạnh. Nếu những nhu cầu đó được đáp ứng đầy đủ
chính là sự thỏa mãn. Nhưng con người không thể thỏa mãn hết nhu

cầu được. Tại sao lại như vây?
Giáo viên có thể kể cho học sinh câu chuyện: “Ông lão đánh cá
và con cá vàng” để học sinh thấy được điều này vì con người thỏa
mãn hết nhu cầu này lại nảy sinh nhu cầu khác. Nhu cầu sau cao hơn
nhu cầu trước. Nếu cứ mãi như vậy thì sẽ không bao giờ cảm thấy
hạnh phúc. Nội dung câu chuyện được kể như sau:
Có 2 vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ sống trong một túp lều
bên bờ biển. Ngày ngày, ông lão ra biển thả lưới đánh bắt cá. Một
hôm, ông lão quăng nhiều mẻ lưới mà không bắt được gì. Đến mẻ lưới
cuối cùng, ông bắt được một con cá vàng. Cá vàng khẩn thiết cầu xin
ông lão đánh cá, nếu ông thả nó về biển thì nó sẽ đáp ứng mọi yêu cầu
của ông. Ông lão đánh cá vui vẻ thả Cá vàng về biển mà không đòi
hỏi gì. Khi ông lão đánh cá trở về nhà thì thấy vợ đang giặt quần áo
trong chiếc chậu gỗ đã vỡ một miếng. Ông kể cho bà vợ nghe chuyện
đánh được con Cá vàng. Bà vợ nghe xong, nói:
- Sao ông không đòi nó cho một cái chậu gỗ mới?
Ngày hôm sau, ông lão đánh cá đi ra biển gọi Cá vàng, Cá vàng
ngoi lên mặt nước. Ông lão bảo cá:
- Cá vàng ơi, mụ vợ ta bắt ta phải xin một chiếc chậu gỗ mới.
12
Cá vàng nhận lời, bảo ông lão cứ yên tâm trở về. Khi ông lão về
đến nhà thì thấy nhà đã có một chiếc chậu mới. Bà vợ lại bảo:
- Ông nên đòi thêm một ngôi nhà thật đẹp nữa.
Ngày hôm sau, ông lão đánh cá lại đi ra biển, bảo Cá:
- Cá vàng ơi, bà vợ ta lại muốn có một ngôi nhà mới.
Cá vàng nhận lời. Ông lão đánh cá trở về nhà, bà vợ ông lại đòi hỏi:
- Ông hãy đi bảo con Cá vàng rằng, tôi muốn được làm nữ hoàng.
Ông lão lại đi ra biển một lần nữa, gọi Cá vàng và bảo:
- Cá vàng ơi, bà vợ ta không để cho ta yên. Bà ta muốn được sống
trong cung điện.

Cá vàng lại một lần nữa đáp ứng đòi hỏi của bà vợ.
Khi ông lão về đến nhà thì bà vợ đã lên làm nữ hoàng, nhưng bà ta
vẫn chưa thoả mãn:
- Ông hãy đi bảo con Cá vàng rằng, tôi muốn làm long vương dưới
biển kia, và hàng ngày Cá vàng sẽ phải nghe tôi sai bảo.
Ông lão đánh cá đi ra biển lần thứ 4 để tìm Cá vàng. Cá vàng ngoi
lên mặt nước, nghe lời của ông lão đánh cá, nó không nói gì, quẫy
đuôi một cái rồi biến mất vào đại dương sâu thẳm.
Ông lão đánh cá trở về nhà, thấy cung điện nguy nga đã biến mất.
Trước căn lều cỏ, bà vợ ông đang giặt quần áo bằng chiếc chậu vỡ ”.
(Trích từ SGK Ngữ Văn 6)
Cảm xúc vui sướng hài lòng của con người trong cuộc sống khi
được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu chân chính và lành mạnh chính là
hạnh phúc. Mỗi một nhu cầu chân chính và lành mạnh của con người
khi được thỏa mãn được coi như một nhà ga trên chặng đường vươn
tới hạnh phúc.
3.3. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học.
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên cần kể cho học sinh nghe một
chuyện để củng cố kiến thức. Đây chính là cách để cho học sinh nhớ
lại những kiến thức đã học và cũng là cách kết thúc bài giảng một
cách nhẹ nhàng và gây được sự hứng thú đối với học sinh. Để củng cố
13
bài học này thì giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện:
“Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở phủ Chủ Tịch”. Câu chuyện có thể
kể như sau:
“Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng
Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không
khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu
dùng quạt trần và quạt để bàn.
Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong

lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng,
cho nên từ trong lòng, Bác Hồ không muốn dùng quạt máy. Những
ngày hè nóng nực nhất, Bác Hồ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi.
Còn về mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác
dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó
lép kẹp xuống không ấm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin
Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái
vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ.
Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-
1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc
sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin
Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là
một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói
thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú
ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho
dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay
cái vỏ mới. Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác.
Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã
cần thì dùng cho đủ mức cần. Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà
Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất
và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời”. (Trích từ sách: Học tập
tấm gương đạo đức Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 408-
409)
14
Giáo viên hỏi: Qua câu chuyện trên, chúng ta học được gì ở Bác
Hồ? từ đó em hãy rút ra mối quan hệ giữa nghĩa vụ, lương tâm, nhân
phẩm, danh dự và hạnh phúc từ câu truyện trên?
HS suy nghĩ và trả lời.
Giáo viên có thể gợi ý và kết luận: Qua câu chuyện trên chúng ta
thấy rằng Bác Hồ là một người sống vô cùng giản dị, luôn thể hiện

tinh thần trách nhiệm cao cả đối với đất nước với dân tộc. Dù là Chủ
Tịch nước nhưng cuộc sống của Bác rất bình dị chẳng khác nào đời
sống của một người dân bình thường. Trong điều kiện đất nước đang
nghèo, còn gặp rất nhiều khó khăn và trong mọi hoàn cảnh, Bác rất
biết tiết kiệm cho đất nước, cho nhân dân. Điều này thể hiện một
phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ mà chúng ta phải noi theo. Đó chính là
nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm của một vị lãnh tụ đối với đất nước.
Thực hiện được những điều như vậy thì Bác Hồ của chúng ta cảm
thấy vui và rất hạnh phúc. Đây là một tấm gương sáng ngời để chúng
ta phải noi theo. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang thực hiện một
cách sâu và rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng toàn quân và toàn dân. Chúng ta,
thế hệ trẻ- Chủ nhân tương lai của đất nước cần phải tích cực hơn nữa
để hưởng ứng cuộc vận động này.
Sẽ không có phương pháp nào là vạn năng, nhưng cùng với
những phương pháp dạy đang sử dụng, thì thông qua những câu
chuyện kể đạo đức trên sẽ làm cho những tri thức đạo đức sẽ trở nên
dễ hiểu, dễ khắc sâu hơn vào tâm trí của người học, góp phần phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp thu bài học.
Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức, hình thành thái độ, mà còn rèn
luyện hành vi đạo đức của học sinh, biến những tri thức đạo đức
thành sức mạnh nội tâm bên trong và thôi thúc hành động của họ, tạo
ra những con người Việt Nam có đủ cả đức lẫn tài, đem sức trẻ, nhiệt
huyết, tài năng và đức độ của mình để xây dựng đất nước ngày càng
phồn vinh, ấm no, hạnh phúc.
15
4. Kết quả thực nghiệm của đề tài.
4.1. Trước khi áp dụng đề tài.
Với đặc thù của môn GDCD nói chung và bài “Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học” nói riêng, khi chưa thay đổi phuơng pháp

giảng dạy thì một điều dễ nhận thấy là các em không có hứng thú học
môn GDCD, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đạo đức, nó cũng
không phải là vấn đề mới mẻ, các em đã được tiếp cận từ những lớp ở
cấp dưới. Đa số các em chỉ học mang tính chất đối phó cho qua, học để
lấy điểm. Do vậy, học sinh không hiểu được bản chất của vấn đề ( Như
trên tôi đã trình bày, đó là xem thường bộ môn GDCD, là một nguyên
nhân dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng của một bộ phận thanh thiếu
niên hiện nay).
4.2. Sau khi áp dụng đề tài.
* Kết quả định tính:
Qua tìm hiểu, điều tra, thăm dò từ học sinh đề tài đã đạt được những
kết quả định tính sau đây:
- Giáo viên lên lớp với tâm lí thoải mái, tự tin hơn trong việc
giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh.
- Học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, lớp học đã trở nên sôi nổi,
học sinh có cảm xúc yêu thích bài học này. Học sinh lĩnh hội và nắm
được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu
kiến thức đã học.
- Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong
việc tìm tòi kiến thức. Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi
mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp,
phê bình của các bạn; từ đó giúp học sinh hoà đồng với cộng đồng, tạo
cho học sinh tự tin hơn.
- Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó
biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống và giải
thích được các hiện tượng xảy ra ở địa phương mình.
16
- Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của
trò.
- Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt

động chủ động, học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu
thập, xử lý trình bày trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
* Kết quả định lượng: Để đo mức độ hứng thú của học sinh khi
vận dụng truyện kể Việt Nam vào dạy học bài “Một số phạm trù cơ
bản của đạo đức học” Giáo dục công dân lớp 10, tôi đã tiến hành
thực nghiệm như sau:
+ Qua kết quả điều tra.
Sau khi áp dụng đề tài vào dạy học năm học 2012 - 2013 tại
trường THPT Yên Định 2 tôi đã phát phiếu điều tra 235 học sinh khối
10 và đã nhận được kết quả như sau:
Câu 1. Cảm nhận của em về bài giảng theo hướng này như thế nào?
a. Dễ hiểu: 220/235 tỉ lệ 93,6%.
b. Bình thường: 15/120 tỉ lệ 6.4%.
c. Khó hiểu: 0/235 tỉ lệ 0%.
Câu 2. Theo em mức độ kích thích tính tư duy của bài giảng ra sao?
a. Cao: 200/235 tỉ lệ 85.1%.
b. Bình thường: 35/235 tỉ lệ 24.9%.
c. Thấp: 0/235 tỉ lệ 0%.
Câu 3. So với phương pháp dạy học truyền thống thì phương pháp dạy
học mới này có tạo được hứng thú học tập tốt hơn không?
.a. Có: 235/235 tỉ lệ 100%.
b. Không : 0/235 tỉ lệ 0 %.
Câu 4. Em thấy có nên sử dụng truyện kể trong dạy học môn GDCD
nữa không?
a. Có: 235/235 tỉ lệ 100 %.
b. Không: 0/235 tỉ lệ 0%.
+ Kết quả bài kiểm tra:
17
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 15 phút về bài học “Một số phạm trù cơ

bản của đạo đức học” . Kết quả kiểm tra được thống kê, so sánh như
sau:
Khi chưa sử dụng truyện kể vào giảng dạy:
Lớp Sĩ
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém
SL % SL % SL % SL %
10A6 47 5 10.6 20 42.6 20 42.6 2 4.2
10A7 48 5 10.4 21 43.8 19 39.6 3 6.2
10A8 47 3 6.4 18 38.3 23 48.9 3 6.4
10A8 46 3 6.5 19 41.3 23 50 1 2.2
10A10 47 3 6.4 17 36.2 22 46.8 4 8.6
Khi sử dụng truyện kể vào giảng dạy:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung
bình
Yếu, Kém
SL % SL % SL % SL %
10A1 47 23 48,9 22 46,8 2 4,25 0 0
10A2 45 23 51.1 21 46.7 1 2,2 0 0
10A3 46 19 41.3 27 58.7 0 0 0 0
10A4 44 18 40.9 26 59.1 0 0 0 0
10A5 45 16 35.6 28 62.2 1 2.2 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn học sinh (chiếm 93,6%) đều
cho rằng sử dụng truyện kể vào bài giảng sẽ giúp cho bài giảng dễ
hiểu hơn. Có tới 85,1% số HS được hỏi cho rằng phương pháp này
kích thích được tính tư duy của học sinh. Đặc biệt 100% học sinh
đánh giá rằng phương pháp vận dụng truyện kể tạo được hứng thú tốt
hơn cho học sinh so với phương pháp dạy học truyền thống. 100% các
em đều ủng hộ việc vận dụng truyện kể khi dạy học môn Giáo dục
công dân, nhất là bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ”

môn Giáo dục công dân lớp 10.
18
Như vậy, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, chân
thực của việc sử dụng truyện kể trong dạy học bài “ Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học” – GDCD lớp 10 nói riêng và môn GDCD
nói chung ở trường THPT. Điều này minh chứng những giải pháp của
đề tài thực sự đem lại giá trị trong việc nâng cao chất lượng dạy học
môn Giáo dục công dân hiện nay.
III. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã thu được những kết quả chính sau đây:
+ Nêu lên được thực trạng hiện nay của việc dạy và học bộ môn
GDCD nói chung, dạy học bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức
học” nói riêng.
+ Nêu lên một số cơ sở lí luận của việc vận dụng truyện kể vào dạy
học môn GDCD.
+ Đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để vận dụng truyện kể vào dạy
học môn GDCD, cụ thể dạy học bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học - GDCD 10”.
+ Đã đưa ra những kết quả thực nghiệm minh chứng cho tính thiết
thực của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn dạy học.
Như vậy có thể khẳng định mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên
cứu đã hoàn thành. Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn là hoàn toàn khả
thi.
2. Kiến nghị.
+ Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo.
Môn GDCD hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo
con người. Tuy nhiên hiện nay sách tài liệu tham khảo cho bộ môn
này rất ít. Do vậy tôi có mong muốn các cơ quan ban ngành cần quan
tâm hỗ trợ cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học.

+ Trong những giai đoạn tiếp theo, tôi cũng rất mong muốn vị trí và
vai trò của môn GDCD sẽ được nâng lên, để có thể xóa bỏ được định
kiến của xã hội xem nó là một môn phụ. Tôi có một mong muốn rằng,
19
các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến bộ môn GDCD hơn
nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày
16/05/2013
…………………………………… Tôi xin cam đoan đây là
SKKN của
……………………………………. mình viết, không sao chép
nội dung
…………………………………… của người khác.
…………………………………… Người thực hiện

Đoàn Thị
Hồng Thắm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01] . Sách giáo khoa GDCD lớp 10, NXB Giáo dục (2006).
[02] . Sách giáo viên GDCD lớp 10, NXB Giáo dục(2006).
[03] . Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
[04] . Giáo trình triết học Mác – Lê Nin, NXB Chính trị Quốc gia.
[05] . Dương Thiệu Tống, Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện
đại, tạp chí Dạy và học ngày nay, số tết.
[06] Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (2010), Dạy học theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD lớp 10, Nxb Đại học Sư phạm.
[07] Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), Một số biện pháp phát huy tính
tích cực, sáng tạo của học sinh THPT trong học tập môn GDCD, Tạp
chí Giáo dục, số 236.
[08] Nguyễn Sĩ Quyết Tâm (2003), Dạy và học môn GDCD ở trường

THPT, Tạp chí Giáo dục, số 62.
20
[09] Nguyễn Văn Cư (2008), Giáo dục đạo đức cách mạng cho HS
lớp 10 THPT quaviệc dạy và học môn Giáo dục công dân, Tạp chí
Giáo dục, số 186.
[10] Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học Việt Nam
1994.
[11] Nhiều tác giả (2010), Chuyện kể về Bác Hồ, NXB Giáo dục Việt
Nam.
[12] Lê Bá Hiển (2012), Thời niên thiếu của các danh nhân Việt Nam
- tập 1, NXB Trẻ.
[13] Lê Bá Hiển (2012), Thời niên thiếu của các danh nhân Việt Nam
- tập 2, NXB Trẻ.
[14] Lê Bá Hiển (2012), Thời niên thiếu của các danh nhân Việt Nam
- tập 3, NXB Trẻ.
[15] Hoài Anh (2010), Kể chuyện lịch sử nước nhà dành cho học sinh,
NXB Trẻ.
[16] Nguyễn Huy Tưởng (2010), Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Kim
Đồng.
[17] 101 truyện ngụ ngôn thế giới, NXB Văn hóa thông tin.
MỤC LỤC Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 01
1. Lí do chọn đề tài 01
2. Mục đích nghiên cứu 02
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 02
4. Phương pháp nghiên cứu 02
21
02II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài 02
1.1. Cơ sở triết học 02

1.2. Cơ sở giáo dục học 03
1.3. Cơ sở tâm lí học 04
1.4. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng truyện kể trong
giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học-
GDCD 10”
05
2. Thực trạng của đề tài 05
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 07
3.1. Sử dụng truyện kể để giới thiệu bài 07
3.2. Sử dụng truyện kể để giảng dạy bài mới 08
3.3. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học 10
4. Kết quả thực nghiệm của đề tài 12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
Tài liệu tham khảo 16

22

×