Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nội dung nguyên lý về sự phát triển, từ đó rút ra quan điểm phát triển và vận dụng quan điểm đó để phân tích, phê phán các bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.25 KB, 4 trang )

Vấn đề 4 : Nội dung nguyên lý
về sự phát triển, từ đó rút ra
quan điểm phát triển và vận
dụng quan điểm đó để phân tích,
phê phán các bệnh : bảo thủ trì
trệ, bệnh giáo điều và để phân
tích nhận định sau đây của Đảng
ta “CNXH trên thế giới từ những
bài học thành công và thất bại
cũng như từ những khát vọng và
sự thức tỉnh của các dân tộc, có
điều kiện và khả năng tạo ra
bước phát triển mới. Theo quy
luật tiến hóa của lịch sử loài
người nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội” (Văn kiện Đại hội
IX, trang 65)
Bài làm
Ngay từ khi ra đời, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lấy Chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng và vận dụng tư tưởng, lý
luận đó vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam để đề ra đường lối,
cương lĩnh đúng đắn nhằm lãnh
đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là một
quá trình lâu dài, khó khăn, nhiều
thử thách và cũng có lúc sự lãnh
đạo của Đảng mắc phải những


bệnh chung của các nước xã hội
chủ nghĩa như : bệnh giáo điều,
bệnh bảo thủ trì trệ, chủ quan
duy ý chí … dẫn đến sự suy
thoái, khủng hoảng kinh tế xã
hội. Tuy nhiên, Đảng vẫn khẳng
định ““CNXH trên thế giới từ
những bài học thành công và
thất bại cũng như từ những khát
vọng và sự thức tỉnh của các
dân tộc, có điều kiện và khả
năng tạo ra bước phát triển mới.
Theo quy luật tiến hóa của lịch
sử loài người nhất định sẽ tiến
tới chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện
Đại hội IX, trang 65). Nhận định
này xuất phát từ nguyên lý về sự
phát triển và quan điểm phát
triển trong triết học Mác Lênin và
thực tiễn tình hình thế giới cũng
như tình hình xây dựng CNXH ở
Việt Nam.
Nguyên lý về sự phát
triển là một trong hai nguyên lý
cơ bản của phép biện chứng duy
vật. Phát triển là một phạm trù
triết học dùng để chỉ sự vận
động có định hướng từ thấp đến
cao, từ giản đơn đến phức tạp,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn

thiện hơn mà kết quả là cái mới
tiến bộ ra đời thay thế cái cũ lạc
hậu. Sự phát triển của sự vật
mang tính phổ biến vì trong thế
giới khách quan, không có sự vật
hiện tượng (SVHT) nào đã đứng
im, tĩnh tại mà nó luôn vận động,
phát triển không ngừng. Sự mất
đi của 1 SVHT này là điều kiện
ra đời của SVHT khác. Nguyên lý
này cũng khẳng định rằng nguồn
gốc của sự phát triển là sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập trong chính bản thân sự
vật hiện tượng hay nói cách khác
đó là do mâu thuẩn nội tại bên
trong SVHT, nó vạch ra cách
thức của sự phát triển là vừa có
tích lũy dần về lượng, vừa có sự
chuyển hóa về chất, tức là sự
phát triển chẳng qua là sự tăng
giảm về lượng và chất (vừa có
tính liên tục, vừa có tính gián
đoạn). Nguyên lý về sự phát
triển cũng chỉ ra rằng không phải
chỉ có khuynh hướng đi lên mới
được coi là sự phát triển mà quá
trình phát trển thường được diễn
ra quanh co, phức tạp qua
những khâu trung gian mà có lúc

bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống
tạm thời : đó là khuynh hướng
tiến lên của đường “xoáy tròn
ốc”. Trong xu hướng của sự phát
triển luôn có tính kế thừa và sự
đi lên này là một quá trình có tính
lặp lại.
Quan điểm phát triển là
phương pháp luận được rút ra từ
của nguyên lý trên. Quan điểm
phát triển đòi hỏi để nhìn thấy
được bản chất của SVHT, chủ
thể phải xem xét các SVHT trong
trạng thái, xu hướng vận động,
phát triển và dự đoán được các
xu hướng biến đổi chuyển hóa
của chúng, nhìn thấy được cái
mới, cái tiến bộ trong hiện tại cái
cũ mặc dù cái mới nào lúc ra đời
cũng còn “non yếu”, bị cái cũ lấn
áp để từ đó tạo điều kiện cho nó
chiến thắng cái cũ lạc hậu.
Tuân theo những đòi hỏi
đó của quan điểm phát triển sẽ
góp phần khắc phục bệnh bảo
thủ trì trệ và bệnh giáo điều trong
tư duy cũng như trong hành
động thực tiễn. Bệnh bảo thủ trì
trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi
mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ

đợi, thậm chí cản trở cái mới,
bằng lòng thỏa mãn với cái đã
có. Đôi khi bệnh bảo thủ biểu
hiện qua những định kiến. Bệnh
bảo thủ trì trệ cũng gắn liền với
bệnh giáo điều, đó là khuynh
hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi
thường kinh nghiệm thực tiễn,
coi lý luận là bất di bất dịch, việc
nắm lý luận chỉ dừng lại ở những
nguyên lý chung trừu tượng,
không chú ý đến những hoàn
chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận
dụng lý luận. Bệnh giáo điều có 2
dạng : giáo điều lý luận và giáo
điều kinh nghiệm. Bệnh giáo
điều lý luận là việc thuộc lòng lý
luận, cho rằng áp dụng lý luận áp
dụng vào đâu cũng được không
xem xét điều kiện cụ thể của
mình. Ví dụ như theo Mác thì
phải xóa bỏ tư hữu dẫn đến việc
ta tiến hành cải tạo XHCN xóa
tất cả các thành phần kinh tế
nhằm mục đích chỉ còn 2 thành
phần kinh tế quốc doanh và tập
thể mà không thấy được rằng
"Nền kinh tế nhiều thành phần là
một đặc trưng của thời kỳ quá
độ", sự có mặt của nhiều thành

phần kinh tế với các mối quan hệ
tác động qua lại của nó sẽ tạo
động lực cho sự phát triển kinh
tế trong giai đoạn này. Bệnh
giáo điều kinh nghiệm là việc
áp dụng nguyên si rập khuôn mô
hình của nước khác, của địa
phương khác vào địa phương
mình mà không sáng tạo, chọn
lựa … Ví dụ như trước đây ta bắt
chước rập khuôn mô hình CNXH
ở Liên Xô trong việc thành lập
các bộ ngành của bộ máy nhà
nước (ở Liên Xô có bao nhiêu
Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu
Bộ ngành), hoặc về công nghiệp
hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập
trung phát triển công nghiệp
nặng mà không chú ý phát triển
công nghiệp nhẹ … Bệnh bảo
thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng
với bệnh chủ quan duy ý chí là
những căn bệnh chung của các
nước XHCN và nó gây ra hậu
quả tất yếu là làm cản trở, thậm
chí kéo lùi sự phát triển của kinh
tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai
lầm nghiêm trọng.
Quan điểm phát triển với
tư cách là nguyên tắc phương

pháp luận để nhận thức sự vật
hoàn toàn đối lập với quan điểm
bảo thủ trì trệ định kiến. và bệnh
giáo điều. Trên cơ sở hiểu rõ quy
luật phát triển của sự vật một
cách biện chứng, ta có thể khắc
phục được bệnh bảo thủ trì trệ
và bệnh giáo điều thông qua việc
từ bỏ lối nghiên cứu áp dụng lý
luận một cách kinh viện, thuần
túy, chống lại tư duy bắt chước,
sao chép rập khuôn; từ bỏ
những định kiến, đấu tranh với
sức ỳ trong nhận thức và hành
động, tăng cường tổng kết thực
tiễn từ quá trình vận động của
các SVHT để bổ sung phát triển
lý luận. Trong quá trình đổi mới
và xây dựng đất nước, Đảng ta
luôn đấu tranh phê phán với
quan điểm bảo thủ, trì trệ, định
kiến. Văn kiện Đại hội Đảng lần
IX có viết : “ Xóa bỏ mặc cảm,
định kiến, phân biệt đối xử về
quá khứ, giai cấp, thành phần,
xây dựng tinh thần cởi mở, tin
tưởng lẫn nhau hướng tới tương
lai” (trang 124)
Xét về khía cạnh tư
tưởng, quan điểm phát triển

cũng đòi hỏi không chỉ thấy sự
vật như là cái đang có mà còn
phải nắm được khuynh hướng
phát triển trong tương lai của nó.
Trong quá trình phát triển sự vật
thường có sự biến đổi tiến lên
nhưng cũng có cả những biến
đổi thụt lùi. Quan điểm phát triển
đúng đắn về sự vật chỉ có được
khi bằng tư duy khoa học, ta có
thể khái quát được xu hướng
chủ đạo của tất cả những biến
đổi khác nhau đồng thời thấy
được tính quanh co phức tạp
của quá trình phát triển, bước lùi
của một sự vật hiện tượng trong
giai đoạn nào đó cũng là tất yếu
trên con đường phát triển. Nhận
thức đúng được xu hướng phát
triển, ta có thể tránh được những
bi quan dao động trước sự thất
bại tạm thời của cái mới, tạo
được niềm tin vào sự thắng lợi
của cái mới, cái tiến bộ.
Việc Đảng ta kiên trì đổi
mới xây dựng đất nước phát
triển theo con đường XHCN là
căn cứ vào quan điểm phát triển
của chủ nghĩa duy vật biện
chứng trên cơ sở tin tưởng vào

sự tất thắng của chủ nghĩa cộng
sản mặc dù trong bối cảnh lịch
sử hiện nay CNXH trên thế giới
đang ở giai đoạn thoái trào và
công cuộc quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội của đất nước ta
cũng như các nước XHCN vẫn
còn nhiều khó khăn, thử thách.
Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã
nhận định : “CNXH trên thế giới
từ những bài học thành công và
thất bại cũng như từ những khát
vọng và sự thức tỉnh của các
dân tộc, có điều kiện và khả
năng tạo ra bước phát triển mới.
Theo quy luật tiến hóa của lịch
sử loài người nhất định sẽ tiến
tới chủ nghĩa xã hội”.
Nhận định này phát xuất
từ tình hình thực tế điều kiện
chính trị thế giới biến đổi một
cách căn bản; phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế đang
tạm thời lâm vào giai đoạn thoái
trào do tác động từ sự tan rã của
Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu, CNTB tỏ ra còn khả
năng phát triển và đang có
những âm mưu, thủ đoạn mới
nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH,

Sau cách mạng tháng 10
Nga (năm 1917) nhiều nước đi
vào con đường xây dựng CNXH
và đã được những thành tựu to
lớn về kinh tế, chính trị, quân sự
… Nhưng bên cạnh đó, CNXH
cũng vấp phải những sai lầm
nghiêm trọng mà hậu quả của nó
là tình trạng trì trệ, khủng hoảng
KTXH trầm trọng, những điểm
ưu việt thuộc bản chất của
CNXH không thể hiện đầy đủ
hoặc không được thể hiện và
thực hiện trong thực tế. Nhận
thức được những sai lầm đó các
nước XHCN đã và đang tiến
hành cải tổ, đổi mới coi như một
tiến trình cách mạng nhằm khắc
phục khủng hoảng đưa XH tiến
lên. Nhưng bên cạnh đó, một số
nước tiếp tục mắc phải những
sai lầm nghiêm trọng mới (xa rời
học thuyết Mác Lê nin, chấp
nhận đa nguyên đa Đảng, thực
hiện dân chủ thiểu cận nhích gần
đến trình trạng vô chính phủ, kẻ
địch lợi dụng …) làm mất ổn định
chính trị, làm biến chất chế độ
theo hướng tư bản chủ nghĩa mà
điển hình là sự tan rã của Liên

Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Ngược lại với sự thoái trào tạm
thời của CNXH, “trước mắt
CNTB còn có tiềm năng phát
triển kinh tế nhờ ứng dụng
những thành tựu mới của KH và
công nghệ, cải tiến phương
pháp quản lý thay đổi cơ cấu SX,
điều chỉnh các hình thức sở hữu
và chính sách XH” (Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH). Bên cạnh đó,
quá trình toàn cầu hóa kinh tế
đang là một xu thế khách quan,
ngày càng lôi kéo nhiều nước
tham gia và nó vừa có mặt tích
cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có
hợp tác, vừa có đấu tranh.
Tuy nhiên, do bản chất
của CNTB vẫn là một chế độ áp
bức, bóc lột và bất công nên cần
phải thấy rằng mặc dù “CNTB
hiện đại đang nắm ưu thế về
vốn, khoa học và công nghệ, thị
trường song không thể khắc
phục nổi những mâu thuẩn vốn
có, đặc biệt là mâu thuẩn giữa
tính chất XH hóa ngày càng cao
của lực lượng SX với chế độ
chiếm hữu tư nhân TBCN về tư

liệu SX, mâu thuẩn giữa các
nước tư bản phát triển và các
nước đang phát triển”(VK ĐH
Đảng IX,trang 64). Trong quá
trình toàn cầu hóa, mâu thuẩn
giữa các tầng lớp nhân dân rộng
rãi với giai cấp tư sản, giữa các
tập đoàn tư bản độc quyền, các
công ty xuyên quốc gia, các
trung tâm tư bản lớn tiếp tục
phát triển. “Chính sự vận động
của tất cả những mâu thuẩn đó
và cuộc đấu tranh của nhân dân
lao động các nước sẽ quyết định
số phận của CNTB” (Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH)
Ngày nay mặc dù CNXH
đang ở thế thoái trào, song
những cơ sở vật chất và XH của
thời đại mới ngày càng chín
muồi. Từ những thành công và
chưa thành công của quá trình
cải tổ, đổi mới, Đảng cộng sản
các nước đã và đang rút ra
những bài học cần thiết, đưa quá
trình cải tổ đổi mới diễn ra đúng
hướng phù hợp quy luật phát
triển của XH và đang đạt những
chuyển biến tích cực. Điển hình

như Trung Quốc, từ sau Hội nghị
Trung ương 3 khóa XIII (12-
1978) Đảng cộng sản Trung
Quốc đã mở đầu công cuộc cải
cách, mở cửa toàn diện, sâu sắc
theo định hướng XHCN và từ đó
đến nay, trãi qua một phần tư thế
kỷ, Trung quốc đã phát triển
không ngừng và đang đứng vào
hàng ngũ các cường quốc trên
thế giới. Đối với nước ta, “những
thành tựu to lớn và rất quan
trọng của 15 năm đổi mới làm
cho thế và lực của nước ta lớn
mạnh lên nhiều”(VK ĐH Đảng
lần IX, trang 66). Điều này cho
thấy rằng thời đại quá độ từ
CNTB lên CNXH trên phạm vi
toàn thế giới không diễn ra trong
một thời gian ngắn và theo một
con đường thẳng tấp. Cũng như
mọi thời đại khác trong lịch sử,
quá trình quá độ tiến lên XHCN
là một quá trình dài đầy khó
khăn, thử thách có những giai
đoạn phát triển mạnh mẽ nhưng
cũng có lúc thoái trào, có bước
tiến nhưng cũng có bước lùi.nó
có tiến, có thoái, quanh co khúc
khuỷu, nhưng cuối cùng như

Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH
của ĐCS VN nhận định “CNXH
hiện thực đang đứng trước nhiều
khó khăn, thử thách. Lịch sử thế
giới đang trãi qua những bước
quanh co, song loài người cuối
cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH
vì đó là quy luật tiến hóa của lịch
sử” (trang 8)
Tóm lại, sự phát triển
của sự vật hiện tượng trong thực
tế là quá trình biện chứng đầy
mâu thuẩn, vận dụng quan điểm
phát triển với tư cách là nguyên
tắc phương pháp luận giúp ta
tránh được những bệnh bảo thủ
trì trệ, định kiến, nhận thức và
hành động thực tiễn phải thúc
đẩy sự vật phát triển theo quy
luật vốn có của nó và củng cố
được niềm tin trước những khó
khăn, thử thách tạm thời. Chính
bằng cách đó, chúng ta mới góp
phần tích cực vào sự phát triển
chung của đất nước


×