Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.34 KB, 99 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, là hạt
nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với
nhân dân. Đảng bộ cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị
của địa phương, đơn vị; xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên; làm
công tác vận động quần chúng. TCCS Đảng có mạnh thì nền tảng của Đảng mới
vững chắc.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, hầu hết các TCCS Đảng đã
và đang thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, vững vàng trước những khó khăn, thử
thách, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng an ninh. Nhiều nhân tố mới, tích cực đã xuất hiện
thông qua sự lãnh đạo của các TCCS Đảng và tác động tích cực đến sự lãnh đạo
của Đảng và xã hội.
Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước của nhiều TCCS Đảng vẫn còn
yếu, chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở. Có
nơi Đảng bao biện làm thay, có nơi Đảng và Chính quyền chồng chéo trong lãnh
đạo và chỉ đạo, có nơi Đảng bị Chính quyền lấn át dẫn đến vai trò hạt nhân lãnh
đạo chính trị ở các TCCS Đảng vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa thể hiện rõ
vai trò hạt nhân lãnh đạo, buông lỏng quản lý, chưa tạo được sự chuyển biến cơ
bản để ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Nhiều TCCS
Đảng và đảng viên còn sinh hoạt lỏng lẻo, ý thức phê bình và tự phê bình chưa
cao…, làm giảm sút uy tín của Đảng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của
địa phương.
2
Các TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là đơn vị cấu
thành hệ thống 4 cấp của tổ chức Đảng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành
ủy Đông Hà. Trong thời gian qua, các TCCS Đảng đã tích cực tổ chức thực hiện


các nhiệm vụ chính trị, chăm lo công tác xây dựng Đảng gắn với các phong trào
của địa phương, góp phần quan trọng trong việc đưa thành phố Đông Hà từng
bước phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Song nhìn nhận thực chất và
đánh giá một cách khách quan thì các TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà vẫn
không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém; chất lượng vẫn chưa đáp ứng được
các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Để nâng cao chất lượng toàn diện của các TCCS Đảng ở thành phố Đông
Hà chúng ta cần phải nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm của triết học
Mác - Lênin, đặc biệt là nguyên lý về sự phát triển, bởi vì:Nguyên lý về sự phát
triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép biện chứng duy vật,
nguyên lý đã chỉ ra sự phát triển đi lên, sự đổi mới không ngừng của những đặc
trưng vốn có của giới tự nhiên, xã hội và nhận thức của con người. Phát triển là
sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Việc nắm vững nguyên lý về sự phát triển của phép
biện chứng duy vật giúp chúng ta nhận thức được rằng: Muốn nắm được bản
chất sự vật hiện tượng chúng ta không chỉ nắm được những cái đang hiện tồn mà
còn phải nắm bắt được khuynh hướng, nguồn gốc của sự vật, phải có quan điểm
phát triển, tránh cách nhìn nhận bảo thủ, trì trệ.
Đối với việc nâng cao chất lượng TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà cũng
phải gắn với quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét chất lượng
của các TCCS Đảng cũng phải đặt trong sự vận động, phát triển, vạch ra xu
hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng. Song điều cơ bản là phải khái quát
những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính, có tính đi lên trong chất
lượng các TCCS Đảng ở thành phố.
3
Phải tranh thủ điều kiện thuận lợi, những yếu tố tích cực để khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của các cấp ủy Đảng; từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng các TCCS
Đảng ở thành phố hiện nay, làm nền tảng cho sự phát triển vững chắc trong tương
lai nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của Đảng và của thành phố.

Là cán bộ làm công tác Đảng chuyên trách ở tỉnh Quảng Trị, từ thực tiễn
công tác trong thời gian qua và quán triệt quan điểm phát triển của triết học
Mác - Lênin, nên tôi chọn đề tài: “Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở
Đảng ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý
về sự phát triển” để nghiên cứu và làm luận văn Thạc sĩ Khoa học chuyên
ngành Triết học. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu nhằm giúp cho các cấp
ủy ở thành phố Đông Hà có cái nhìn tương đối toàn diện, có hệ thống về những
vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng các TCCS Đảng trong sạch,
vững mạnh, phát huy được vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
“Phát triển” là vấn đề đã được nhiều nhà triết học từ trước đến nay quan
tâm nghiên cứu. Tuy vậy, chỉ đến khi triết học Mác ra đời, nguyên lý về sự phát
triển mới được trình bày một cách khoa học. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
đã đưa ra những lý luận khoa học đầy đủ nhất về sự phát triển, kể cả nguồn gốc,
phương thức và khuynh hướng của sự phát triển. Vì thế, nguyên lý về sự phát triển
đã trở thành cơ sở lý luận và được nhiều tác giả nghiên cứu vận dụng vào vấn đề
tổ chức xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, về xây dựng các TCCS
Đảng nói riêng và đã có nhiều công trình đề cập đến. Cho đến nay đã có một số đề
tài, công trình nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết đề
cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng của TCCS Đảng, như:
- “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên”, tập 1, 2, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004.
4
- “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất
nước”, PGS.TS.Nguyễn Trọng Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999.
- “Mấy vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
mới”, Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999.
- “Một số quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở”,
Ban Tổ chức Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004.

Những đề tài này đã tập trung nghiên cứu về vai trò, vị trí lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị của nước ta với tư cách là một
Đảng chính trị cầm quyền và đưa ra một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ xây
dựng Đảng.
- “Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay và những vấn đề rút ra cho
công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng ta”. Đề tài khoa học cấp bộ, cơ quan chủ
trì: Viện nghiên cứu khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ
nhiệm đề tài: PGS.Đậu Thế Biểu, Hà Nội, năm 1993.
- “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành
chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội”. Đề tài khoa học cấp bộ, cơ quan chủ
trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm đề tài: TS.Trương Ngọc Nam,
Hà Nội, năm 2009.
- “Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng
Bắc bộ nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Mai Đức Ngọc, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2002.
- “Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống
chính trị Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Giang, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2000.
Trong nghiên cứu khoa học, nhiều tác giả đã lựa chọn vấn đề về công tác
xây dựng Đảng nói chung và đi vào nghiên cứu một số vấn đề cụ thể nhằm đưa
ra các giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo của
5
cấp uỷ, cán bộ chủ chốt ở một số địa phương, một số ngành cụ thể để nghiên
cứu, làm đề tài khoa học.
- “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính
quyền cơ sở”, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, tạp chí Cộng sản, (19), năm 2001.
- “Vận dụng tư tưởng của Lênin về Đảng cầm quyền vào công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng ta trong thời kỳ đổi mới”, GS.TS.Dương Xuân Ngọc, tạp
chí Lý luận chính trị, (6), năm 2006.
- “Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới”,

Trương Thị Mỹ Trang, tạp chí Xây dựng Đảng, (2, 3), năm 2007
Bên cạnh đó, các bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành cũng được nhiều tác
giả cũng đề cập đến một số khía cạnh, vấn đề của ccông tác xây dựng Đảng cũng
như việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào công tác xây dựng Đảng.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập tới nhiều
góc độ, trên nhiều phạm vi, nhiều địa phương và có những cách tiếp cận khác
nhau trong việc vận dụng lý luận của triết học Mác - Lênin vào lĩnh vực xây
dựng tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và TCCS Đảng nói riêng. Tuy
nhiên, việc vận dụng quan điểm phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc
nâng cao chất lượng TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay
chưa có tác giả nào đề cập tới một cách trực tiếp. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để
nghiên cứu đồng thời kết quả nghiên cứu cũng được sử dụng để làm luận văn
Thạc sĩ Khoa học, chuyên ngành Triết học, qua đó nhằm làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn mà thành phố Đông Hà đã và đang vận dụng vào việc nâng cao
chất lượng các TCCS Đảng của thành phố hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Làm rõ những nội dung của nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác -
Lênin, từ đó rút ra quan điểm phát triển và vận dụng quan điểm này vào việc nâng
cao chất luợng TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay.
6
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích và làm rõ những nội dung chủ yếu của nguyên lý về sự phát
triển trên cơ sở của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể.
- Chỉ ra thực trạng chất lượng của TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị trong những năm gần đây (2005 - 2011).
- Đề xuất một số giải pháp mang tính căn bản nhằm nâng cao chất lượng
TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển và
TCCS Đảng ở các phường thuộc các thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (có thể
có những liên hệ, so sánh, chứng minh cần thiết với các cơ sở, địa phương khác).
- Phạm vi nghiên cứu: Các TCCS Đảng cấp phường của thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị từ năm 2005 đến năm 2011.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp của phép biện
chúng duy vật, đặc biệt là các phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng
hợp, so sánh - đối chiều và khi cần thiết có thể sử dụng các phương pháp của xã
hội học, thống kê….
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày vấn đề nâng cao chất lượng TCCS Đảng các phường ở thành
phố Đông Hà hiện nay một cách có hệ thống ở trình độ luận văn thạc sĩ.
- Là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy các môn: Xây dựng Đảng; Chủ
nghĩa xã hội khoa học và Duy vật lịch sử ở trường chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị.
Góp phần vào việc tổng kết thực tiễn của các TCCS Đảng ở thành phố Đông Hà.
7
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận được kết cấu 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển và vấn đề nâng cao chất lượng
tổ chức cơ sở Đảng
1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về sự phát triển
1.2. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự phát triển
1.3. Quan điểm phát triển với vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng
Chương 2: Vận dụng quan điểm phát triển vào việc nâng cao chất
lượng tổ chức cơ sở Đảng ở thành phố Đông Hà hiện nay

2.1. Tổng quan về lịch sử và hình thành các tổ chức cơ sở Đảng ở thành
phố Đông Hà
2.2. Thực trạng của các tổ chức cơ sở Đảng ở thành phố Đông Hà trong
những năm gần đây (2005 - 2011)
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở
Đảng ở thành phố Đông Hà hiện nay
8
CHƯƠNG 1
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về sự phát triển
Trong suốt chiều dài lịch sử triết học, quan điểm về sự phát triển luôn
được các triết gia, các trường phái triết học quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy, khi
xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập
với nhau.
- Những người theo quan điểm duy tâm hoặc quan điểm tôn giáo thường
tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, Thượng đế, các lực lượng siêu nhiên
hay ở ý thức của con người.
- Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển đơn giản chỉ là sự tăng lên hay
giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật. Những
người theo quan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì
trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì
toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên, hoặc nếu có sự thay đổi nhất
định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong một vòng khép kín, coi sự
phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có chứ
không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan
điểm siêu hình còn xem sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có
những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.
- Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ
thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của

cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát
triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp,
thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Phát triển là một quá trình tự thân của
mọi sự vật, hiện tượng. Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập
9
với ý thức con người. Quan điểm của duy vật biện chứng về sự phát triển không
chỉ thừa nhận tính khách quan của sự phát triển, mà còn khẳng định tính phổ biến
của sự phát triển. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường “xoáy ốc”. Điều đó có
nghĩa là trong quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu
song trên cơ sở mới cao hơn.
Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo
về nguồn gốc của sự phát triển, khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm
trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách
khác, đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó
cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật.
Quan điểm biện chứng khác quan điểm siêu hình là nó xem xét sự phát
triển là một quá trình tiến lên thông qua những bước nhảy vọt, cái cũ mất đi, cái
mới ra đời. Nó vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển, đó là
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong của sự vật, hiện tượng. Lênin cho
rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là “Hoàn bị nhất,
sâu sắc nhất, và không phiến diện”
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về sự phát triển gắn liền với
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Hai nguyên lý này thống nhất hữu cơ với
nhau, bởi vì liên hệ cũng tức là vận động, mà không có vận động thì sẽ không có
sự phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu về nguyên lý phát triển chúng ta cần tìm
hiểu một số khái niệm:
- Nguyên lý: “Là cơ sở đầu tiên, là tư tưởng chủ đạo, quy tắc chủ yếu để
hành động. Nguyên lý chính là biểu hiện của cái tất yếu hay cái quy luật của các
hiện tượng. Về phương diện logic, nguyên lý là khái niệm trung tâm, là cơ sở

của hệ thống, khái quát và vận dụng một luận điểm nào đó, vào tất cả những hiện
tượng của lĩnh vực mà từ đó nguyên lý ấy được trừu tượng hóa” [77, tr.391].
10
- Phạm trù phát triển: “Là phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá
trình vận động có định hướng từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn mà kết quả là cái mới tiến bộ ra đời thay thế cái
cũ lạc hậu” [77, tr.233]. Sự phát triển của sự vật mang tính phổ biến vì trong thế
giới khách quan, không có sự vật hiện tượng nào đã đứng im, tĩnh tại mà nó luôn
vận động, phát triển không ngừng. Sự mất đi của một sự vật hiện tượng này là
điều kiện ra đời của sự vật hiện tượng khác.
Theo quan điểm đó, phát triển vừa là sự vận động biến đổi nói chung, vừa
là sự biến đổi đặc thù, đây là sự biến đổi gắn với quá trình nảy sinh cái mới, cái
tiến bộ, cái cao hơn về chất. Do vậy, sự phát triển bao hàm trong nó tính phức
tạp, tính khách quan vốn có, tính đa dạng và tính kế thừa.
- Khái niệm “Vận động” được các nhà triết học trước Mác tập trung
nghiên cứu và đưa ra những hình thức, các dạng vận động của vật chất. Nhưng
chỉ đến Ăngghen khái niệm vận động mới được trình bày một cách đầy đủ. Vận
động theo Ăngghen là: “Mọi sự biến đổi nói chung”, “Tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, nó bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị
trí đơn giản cho đến tư duy” [57, tr.519].
Nguyên lý về sự phát triển khẳng định sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập trong chính bản thân sự vật hiện tượng chính là nguồn gốc của
sự phát triển, hay nói cách khác đó là do mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật
hiện tượng, nó vạch ra cách thức của sự phát triển: Vừa có tích lũy dần về
lượng, vừa có sự chuyển hóa về chất và nói đến sự phát triển tức là sự tăng
giảm về lượng và chất. Nguyên lý về sự phát triển cũng chỉ ra rằng không
phải chỉ có khuynh hướng đi lên mới được coi là sự phát triển mà quá trình
phát triển thường được diễn ra quanh co, phức tạp qua những khâu trung gian
và có lúc bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống tạm thời: Đó là khuynh hướng tiến

11
lên của đường “xoáy ốc”. Trong xu hướng của sự phát triển luôn có tính kế
thừa và sự đi lên này là một quá trình có tính lặp lại.
Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận
thức sự vật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến, tuyệt đối
hóa một nhận thức nào đó về sự vật có trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, ứng với
giai đoạn nhất định của nó và xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự
vật trong quá trình phát triển. Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thực tế
là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó, quan điểm phát triển được vận
dụng trong quá trình nhận thức cũng đòi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính quanh co,
phức tạp của quá trình phát triển trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, khi
phân tích một sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phải phát hiện
được xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.
Từ quá trình phân tích trên chúng ta sẽ tìm hiểu một số quan điểm triết
học về sự phát triển giai đoạn trước Mác.
1.1.1. Quan niệm về sự phát triển trong triết học Phương Đông cổ đại
Trong nền văn minh rực rỡ của phương Đông thì Ấn Độ cổ đại và Trung
Quốc là hai trung tâm triết học lớn đại diện cho của nền triết học Phương Đông và
được xem là những chiếc nôi triết học phong phú, lâu đời, đặc biệt của nhân loại.
1.1.1.1. Triết học Ấn Độ cổ đại
Nền triết học Ấn Độ cổ đại với những Kinh Veda và tôn giáo Rig-Veda
tối cổ thể hiện những quan điểm nguyên sơ về vũ trụ của người Ấn Độ cổ;
những kinh sách bình chú, giải thích tư tưởng triết lý Veda - nổi tiếng là các
tác phẩm có ý nghĩa triết lý cao siêu nhất thời cổ đại, lý giải về lẽ uyên
nguyên, tận cùng của đạo, cố gắng tìm thực chất bản tính con người, chỉ ra
con đường giải thoát cho cuộc đời… Những bộ sử thi Ramayana và
Mahãbhãrata đồ sộ vừa có giá trị sử học, văn học, ngôn ngữ học, vừa có ý
nghĩa triết lý đạo đức - nhân sinh sâu sắc; những đạo Jaina, đạo Phật với triết
lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên” với tư tưởng cách tân, đòi bình đẳng
12

xã hội; những trào lưu triết học tôn giáo có tính hệ thống chặt chẽ như
Lokayata, Sankhya, Nyada, Vaisesika, Mimansa… nghiên cứu hầu hết các lĩnh
vực khác nhau của triết học, vừa đấu tranh với nhau trên quan điểm triết lý,
phương pháp tu luyện và địa bàn ảnh hưởng, vừa kế thừa lẫn nhau trong quá
trình phát triển.
Triết học Ấn Độ có một hệ thống quan điểm được đặt ra từ thời cổ đại. Vì
vậy, các quan điểm phát triển của các nhà triết học Ấn Độ cổ đại chỉ trong khuôn
khổ theo một hướng đã đặt ra. Yếu tố quy định đặc điểm triết học trên là do sự
tồn tại dai dẳng của chế độ xã hội nô lệ mang nặng tính chất gia trưởng, bị kìm
hãm bởi chế độ công xã nông thôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hết sức
nghiệt ngã ở Ấn Độ.
Dưới sự tác động, chi phối, thống trị của triết lý Veda, Upanishad và
giáo lý Balamon được mệnh danh là tư tưởng truyền thông chính thống, người
Ấn Độ đã gom các hệ thống triết học của họ thành hai loại lớn: Các hệ thống
chính thống (Astika) và hệ thống không chính thống (Nastika).
Các trường phái triết học được gọi là chính thống đều thừa nhận ưu thế tối
cao của Veda và triết lý về tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối, tối cao Brahman,
trong Upanishad biện hộ cho giáo lý của đạo Balamon, bảo vệ chế độ phân biệt
đẳng cấp. Hệ thống triết học chính thống gồm 6 trường phái (gọi là 6 darshanas):
Samkhya, Nyaya, Vaisesika, Mimansa, Yoga, Vedanta.
Các trường phái triết học không chính thống là các trường phái có tư
tưởng phủ nhận uy thế tối cao của kinh Veda và Upanishad, phê phán giáo lý của
đạo Balamon, đả phá chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội. Gồm các trường phái:
Triết học Jaina, Phật giáo và các trường phái triết học duy vật vô thần trong
phong trào mới về tự do tư tưởng ở Đông Ấn, trong đó nổi bật nhất là trường
phái triết học Lokayata hay còn gọi là Charvaka.
Để tìm hiểu quan điểm phát triển trong triết học Ấn Độ cổ đại, có thể xem
xét tư tưởng của một số trường phái triết học sau:
13
- Triết học Samkhuya - một trường phái triết học thuộc hệ thống chính

thống đã gạt bỏ tinh thần vũ trụ, phủ nhận sự tồn tại của thần. Đưa ra thuyết tồn tại
của kết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết về sự chuyển
hóa thực tế của nguyên nhân trong kết quả. Họ cho rằng trồng gì được nấy, từ tính
chất của kết quả ta tìm được chìa khoá để đi vào tính chất của nguyên nhân. Nếu
thế giới là vật chất thì nguyên nhân của nó cũng phải là vật chất. Họ thừa nhận sự
tồn tại của hai bản nguyên cấu tạo nên vũ trụ vạn vật.
Bản nguyên vật chất hay nguyên lý vật chất, gọi là Prakriti (tự tính) ở
dạng tinh tế tiềm ẩn, không thể cảm giác trực tiếp, nó không hành, không giới
hạn. Những nhà triết học của phái Samkhuya coi thế giới vật chất là bao la, tồn
tại vĩnh hằng nhưng không đứng yên, biến đi không ngừng từ dạng này sang
dạng khác.
Bản nguyên tinh thần, hay nguyên lý tinh thần phổ quát, thuần túy, tối cao
gọi là Purusha (thần ngã). Purusha không phải là thượng đế. Nó là một nguyên lý
tinh thần thuần túy, độc lập, phổ biến và vĩnh cửu. Tự nó không hoạt động được
nhưng lại là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động. Vì khả năng biến hóa của
Prakriti chỉ có tác dụng và vận động trở thành hiện thực nhờ sinh lực, sinh khí,
sức sống của Purusha truyền cho.
Theo triết học Samkhuya, bất kì vật thể nào của thế giới cũng được tạo
nên bởi ba guna hay còn gọi là “ba đức” hoặc “ba tính chất”, biểu hiện cho ba
khuynh hướng, ba lực lượng căn bản của thế giới:
1. Sattava: Là sự trong sáng - Thuần chất (trí tuệ, trí năng)
2. Rajas: là tính hoạt động, tính tích cực - Kích chất (năng lượng)
3. Tamas: Sự vô minh, tính ỳ - Ế chất (khối lượng, quán tính)
Nếu nguyên lý vật chất ở trạng thái vô định hình, chưa biến đổi, chưa biểu
hiện thì ba guna cân bằng, ổn định. Khi có sự quan chiếu của nguyên lý tinh thần
thì sự cân bằng giữa ba guna sẽ bị phá bỏ và bắt đầu quá trình tiến hóa của thế
giới. Nguyên lý vật chất không ngừng biến hóa theo luật nhân quả trong không
14
gian, thời gian làm xuất hiện toàn bộ sự vật, hiện tượng đa dạng của tự nhiên khi
được sự quan chiếu của nguyên lý tinh thần.

Sự tác động của ba yếu tố “Sativa, Rajas, Tamas” đã phá vở sự cân bằng
vốn có của thế giới vật chất, tạo nên sự biến đổi và phát triển. Triết học
Samkhuya đã gắn kết được các sự vật trong thế giới vật chất với hình thức tồn tại
của các vật thể là không gian và thời gian. Mặc dù quan niệm về vấn đề này còn
đơn giản, nhưng đã diễn tả được thế giới của sự vật tồn tại và biến đổi trong
không gian và thời gian.
- Trường phái triết học Jaina xuất hiện cũng là lúc phong trào tự do tư
tưởng thịnh hành. Cơ sở triết lý căn bản của triết học Jaina là học thuyết về
những bản chất, những bản nguyên là chất liệu ban đầu để tạo dựng nên thế giới
và đồng thời chân lý cơ bản đó xây dựng nên tri thức. Hai bản chất đó là: Jiva,
tức linh hồn hay sinh mệnh và Adjiva, tức là tất cả những gì không phải linh hồn.
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới dù thiên hình vạn trạng đều do các loại
thực thể đó cấu thành. Tính thực tại của thực thể được đặc trưng bởi ba yếu tố
sau: Tính biến đổi, sự sinh ra và sự tiêu tan. Thế giới gồm có các thực thể thường
xuyên xuất hiện, tồn tại và tiêu hủy, còn bản thân thế giới thì không có khởi đầu
hay kết thúc.
Thực thể có hai loại thuộc tính, thuộc tính căn bản và thuộc tính ngẫu
nhiên. Các thuộc tính căn bản tồn tại trong các thực thể chừng nào thực thể còn
tồn tại. Ngoài ra, thực thể còn có những thuộc tính ngẫu nhiên, các thuộc tính
này xuất hiện rồi mất đi và chính nó đã giải thích tại sao thực thể luôn có tính
chất thường xuyên biến đổi và luôn biến dạng. Tính không biến đổi tồn tại thực
tế chừng nào thực thể còn tồn tại như cũ và sự biến đổi cùng tồn tại thực tế, khi
xét bề ngoài, thực thể biến đổi theo các điều kiện khác nhau.
Vật chất là thực thể vĩnh viễn. Các đối tượng tự nhiên như: Đất, nước, lửa,
không khí và cả thân thể, trí óc, lời nói, hơi thở của con người… tất cả đều là sản
phẩm của vật chất. Vật chất được chia làm hai loại: Vật chất thô sơ, là những cái
15
mà cảm giác chúng ta nhận thức được, nghĩa là các vật thể thông thường đều là
vật chất thô sơ; còn những cái mà chúng ta không thể nhận thức được bằng cảm
giác thì đó là loại vật chất tinh tế. Các vật thể vật chất xuất hiện do sự kết hợp

của các nguyên tử - với đặc tính như là cái đầu tiên, vốn có, cực kỳ nhỏ bé, khi
chúng hấp dẫn lẫn nhau và chỉ có bằng cách kết hợp với nhau theo nhiều dạng
khác nhau, chúng mới tạo ra được các nguyên tố, các vật thể đa dạng, phong phú
trong thế giới.
Triết học Jaina đã diễn tả được sự biến đổi không ngừng của thế giới vật
chất, đó là sự biến đổi của dạng vật chất này thành dạng vật chất khác, cùng với
sự biến đổi, các nhà triết học của trường phái Jaina còn khẳng định tồn tại cái bất
biến, đó là “tồn tại đầu tiên” đã sản sinh ra thế giới muôn vật và để duy trì thế
giới đa dạng nó cần tồn tại một cách bất biến, vô thủy, vô chung. Triết học Jaina
thể hiện quan điểm về thế giới vừa siêu hình vừa biện chứng, vừa khuynh hướng
duy vật nhưng lại thể hiện tính chất duy tâm.
- Trường phái Lokayata là triết học lấy vật chất làm cơ sở, những người
thuộc trường phái này đã khẳng định thế giới các sự vật, hiện tượng có nguồn
gốc từ bốn yếu tố vật chất cơ bản đầu tiên hay còn gọi là bốn đại nguyên tố cấu
thành: Đất, nước, lửa và không khí. Mỗi yếu tố đều có khả năng tự tồn tại, tự vận
động và tự hình thành trong không gian, thời gian, chúng có sự tác động qua lại
với nhau để cấu thành nên vạn vật, nó là cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng
của vạn vật.
Tương ứng với mỗi nguyên tố vật chất đầu tiên là biến thể đặc biệt của nó,
đó là các nguyên tử. Các nguyên tử đều có tính chất như: Vô cùng nhỏ bé, không
biến đổi, không bị tiêu diệt và tồn tại vĩnh viễn. Mọi hình thức và đặc tính của sự
vật, hiện tượng trong thế giới đều phụ thuộc vào chổ chúng là sự kết hợp của
những loại nguyên tử nào và tỉ lệ, số lượng, cách thức kết hợp các nguyên tử đó.
Các nguyên tử của bốn đại nguyên tố tụ lại thì tạo thành sự vật và cơ thể chúng
sinh. Khi cơ thể chết đi, các nguyên tử tan ra để trở về với bốn đại nguyên tố cơ
16
bản của thế giới. Sống là do bốn đại nguyên tố tự kết hợp lại thành “thể”, còn chết
là do bốn đại nguyên tố tự phân tán đi, trở thành “vô”.
Trong quan điểm về thế giới, triết học Lokayata cũng có tư tưởng về sự tiến
hóa của vật chất. Cho rằng trong bốn yếu tố cơ bản của thế giới, những yếu tố này

bắt nguồn và liên hệ với những yếu tố kia và đất là yếu tố xuất phát của sự chuyển
hóa đó. Sự tiến hóa cao nhất của sự kết hợp các yếu tố cơ bản của thế giới là khi
các yếu tố này liên kết với nhau theo một cách thức và số lượng nhất định sẽ tạo ra
cơ thể sống có cảm giác và ý thức. Khi những yếu tố đó phân rã thì chúng trở về
điểm xuất phát của chúng, đó là cái chết của một cơ thể. Như thế, sự biến hóa của
các yếu tố vật chất cơ bản đầu tiên mang tính tuần hoàn, khép kín.
Sinh mệnh, linh hồn, ý thức và cảm giác của con người chỉ xuất hiện khi
các đại nguyên tố kết hợp hay phân tán ra theo một thể thức đặc biệt. Vậy, không
có linh hồn trong các yếu tố riêng rẽ. Từ quan điểm trên trường phái này đã cho
rằng ý thức, linh hồn là một thuộc tính của cơ thể. Mặc dù họ đã phản đối thuyết
luân hồi, nghiệp, giải thoát nhưng họ chưa có phương pháp luận đúng đắn và
khoa học.
- Triết học phật giáo quan niệm bản chất của sự tồn tại là sự biến chuyển
liên tục (vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy không có ai
tạo ra thế giới và cũng không có cái gọi là vĩnh hằng. Thế giới được cấu tạo bởi
các yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh), nhưng danh và sắc chỉ hội tụ trong
một thời gian ngắn rồi chuyển sang trạng thái khác. Sự vật, hiện tượng luôn biến
chuyển theo chu trình nhân - quả, kết quả của quá trình cũ có thể là nguyên nhân
của quá trình sau và nó tiếp tục theo một chu trình như vậy. Tất cả các sự vật
trong vũ trụ luôn biến đổi không ngừng, bị chi phối và tuân theo quy luật nhân -
quả. Cái nhân nhờ có duyên trợ mà trở thành quả; quả mới lại nhờ duyên mới trợ
giúp mà tạo thành quả mới…. Cứ như vậy, thế giới sự vật, hiện tượng cứ sinh
hóa, biến hiện không ngừng. Quá trình đó có thể diễn ra trong nháy mắt hay
trong từng giai đoạn có sự biến đổi về chất. Từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng
17
lớn, từ cái đơn giản đến cái phức tạp đều chịu sự chi phối, tác động của luật nhân
- quả mà tồn tại, biến hiện.
Ngay chính bản thân con người cũng do nguyên nhân kết hợp mà thành,
nó được cấu tạo bởi thể xác và tinh thần, con người phát triển theo chu kỳ sinh -
lão - bệnh - tử, bất cứ ai cũng phải trải qua chu kỳ này, nói tử là kết quả cuối

cùng của một quá trình nhưng cũng là nguyên nhân của vòng luân hồi. Phật giáo
cho rằng cuộc đời con người là một bể khổ, cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ, còn
cuộc sống kiếp sau mới là vĩnh hằng. Vì vậy, để thoát khỏi bể con người phải tu
dưỡng đạo đức. Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở cỏi niết bàn,
đó chính là sự giải thoát khỏi “Vòng luân hồi”, khỏi “Nghiệp báo”. Do nghiệp
chi phối theo luật nhân quả nên vạn vật, chúng sinh mất đi ở chổ này, thời gian
này là để sinh ra ở chổ khác, thời gian khác. Đó chính là quá trình tái sinh luân
hồi. Con người đạt tới cỏi niết bàn là trạng thái tối cao nhất, là sự phát triển. Có
thể nói, quan niệm về sự phát triển trong Phật giáo đã có nhiều tiến bộ nhưng sự
phát triển đó đã dừng lại một giới hạn nhất định là cỏi niết bàn.
Điểm qua một số trường phái triết học của Ấn Độ cổ đại, chúng ta có thể
thấy: Triết học Ấn Độ cổ đại đã có đề cập đến sự vận động, biến chuyển của các
sự vật, hiện tượng, của thế giới, sự thay đổi của vạn vật qua không gian và thời
gian. Tuy nhiên, những quan niệm đó chưa được thể hiện một cách chặt chẽ
khoa học, và những lý giải được đưa ra trên góc độ mơ hồ, bí hiểm, chưa tìm ra
được nguồn gốc, phương thức, hay khuynh hướng của sự phát triển.
1.1.1.2. Triết học Trung Quốc
Nền triết học Trung Quốc cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chiếm hữu nô
lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của
các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn
chính trị - đạo đức của xã hội. Triết học Trung Quốc chủ yếu lấy con người làm
đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu con người tức là nghiên cứu vũ trụ. Do đó, hệ
18
thống những quy luật của vũ trụ được chứa đựng ngay trong chính bản thân con
người và tư tưởng của sự phát triển cũng xuất phát từ đây.
Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung
Quốc thời kỳ cổ đại đã cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng
sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm Dương, Ngũ Hành là
những triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng của người Trung Quốc
thời cổ, Âm Dương và Ngũ Hành là hai phạm trù quan trọng trong triết học

Trung Quốc, là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự
sản sinh, biến hoá của vũ trụ. Đó là cội nguồn của quan điểm duy vật và biện
chứng trong tư tưởng triết học của người Trung Quốc và đã có ảnh hưởng to lớn
đến thế giới quan triết học sau này của người Trung Quốc nói riêng và đối với
những quốc gia chịu ảnh hưởng của nền triết học Trung Quốc nói chung.
Khi nói đến quan điểm về sự phát triển trong tư tưởng triết học Trung
Quốc, chúng ta có thể xem xét thuyết Âm Dương, Ngũ Hành với tư cách là tư
tưởng triết học tiêu biểu bàn về sự phát sinh, phát triển của mọi sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ.
- Tư tưởng triết học về Âm - Dương: “Dương” nguyên nghĩa là ánh sáng
mặt trời hay những gì thuộc về ánh sáng mặt trời và ánh sáng; “Âm” có nghĩa là
thiếu ánh sáng mặt trời, tức là bóng râm hay bóng tối. Về sau, Âm - Dương được
coi như hai khí; hai nguyên lý hay hai thế lực vũ trụ. Chính do sự tác động qua
lại giữa chúng mà sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong trời đất. Thuyết Âm -
Dương cho rằng sự vận động và biến đổi bắt nguồn từ hai thế lực đối lập là Âm
và Dương, chúng đối lập trong sự thống nhất và chuyển hóa lẫn nhau, chúng vừa
khẳng định vừa phủ định trong quá trình tồn tại. Hai thế lực Âm - Dương không
tồn tại biệt lập mà thống nhất, chế ước lẫn nhau theo các nguyên lý:
Âm - Dương thống nhất thành Thái cực. Nguyên lý này nói lên tính toàn
vẹn, tính chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư
tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
19
Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả
năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
Hai nguyên lý trên được khái quát bằng vòng tròn khép kín, có hai hình
đen trắng tượng trưng cho Âm - Dương, hai hình này tuy cách biệt hẳn nhau, đối
lập nhau nhưng ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau, không tách rời nhau trong chỉnh thể
vòng tròn khép kín bao bên ngoài. Mặt khác, chổ hình đen phồng ra có điểm
trắng và ngược lại, trong hình trắng lại có một điểm đen.
Để giải thích lịch trình biến hoá trong vũ trụ, người Trung Quốc đã khái

quát cái logic tất định: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương), Lưỡng nghi
sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm) và Tứ tượng
sinh Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), Bát quái sinh ra
vạn vật (vô cùng vô tận).
Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức một hệ thống hoàn
chỉnh trong tác phẩm Kinh dịch. Tinh hoa của Kinh dịch được thể hiện qua:
Dịch là sự biến hoá của vạn vật; Tượng chỉ sự biến dịch của vạn vật theo tám
quẻ tượng trưng cho ý nghĩa nào đó về sự vật, hiện tượng; Từ là biểu thị về
phương diện lành hay dữ, động hay tĩnh của sự vật, hiện tượng và nguyên lý
Âm - Dương là nguyên nhân căn bản tạo nên sự biến hoá trong vũ trụ thông
qua sự giao cảm, biến hoá của Âm và Dương trong Thái cực.
- Tư tưởng triết học về Ngũ Hành: “Ngũ Hành” được dịch là năm yếu tố.
Năm yếu tố được coi là năm thế lực động có ảnh hưởng đến nhau, cho nên “Ngũ
Hành” có nghĩa là năm hoạt động, năm tác nhân hay còn được gọi là “Ngũ đức”
- có nghĩa là năm thế lực. Thứ nhất là Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô,
cay, phía Tây; hai là Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông; ba là
Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc; bốn là Hoả tượng trưng cho
tính chất đỏ, đắng, phía Nam và năm là Thổ tượng trưng cho tính chất vàng,
ngọt, ở giữa Như vậy, tư tưởng triết học về Ngũ Hành có xu hướng phân tích
20
cấu trúc của van vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất
khác nhau nhưng tương tác với nhau.
Ngũ Hành được dùng để giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật
trong vũ trụ, những vật giống nhau thì không kết hợp thành vật mới, chỉ có
những vật có tính chất khác nhau mới có thể sinh thành vật mới.
Các yếu tố trong Ngũ Hành không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một
hệ thống ảnh hưởng tương sinh, tương khắc với nhau theo hai nguyên tắc:
Tương sinh: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thuỷ; Thuỷ sinh Mộc; Mộc sinh Hoả;
Hoả sinh Thổ… và Tương khắc: Thổ khắc Thuỷ; Thuỷ khắc Hoả; Hoả khắc
Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ…, đó là quá trình sự vật được sinh sôi và

chế ước lẫn nhau.
Về sau, thuyết Âm Dương và Ngũ Hành được kết hợp với nhau làm một.
Hệ thống lý luận Âm Dương - Ngũ Hành “Tương sinh, tương khắc” đã được vận
dụng để giải thích mọi sự biến đổi của vạn vật trong trời đất và trong nhân gian.
Như vậy, thuyết Âm Dương - Ngũ Hành đã thừa nhận tính vật chất của thế giới,
giải thích quy luật phát triển khách quan của thế giới, mặc dù còn chất phác và
máy móc nhưng nó đã có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm
về thế giới.
Có thể thấy, các nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã có quan niệm về sự
vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng, nhưng đó chỉ là sự vận động biến
đổi theo một vòng tuần hoàn nhất định nào đó. Họ chưa chỉ ra được nguồn gốc,
phương thức, khuynh hướng của sự phát triển mà chỉ đưa ra những vận động đơn
thuần, chưa đầy đủ.
1.1.2. Quan niệm về sự phát triển trong triết học Phương Tây:
1.1.2.1. Triết học Hy Lạp cổ đại
Tư tưởng triết học ra đời ở xã hội Hy lạp cổ đại, xã hội chiếm hữu nô lệ
với những mâu thuẫn gay gắt giữ tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc.
21
Chính điều này đã dẫn đến cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm biểu hiện qua cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và
đường lối triết học của Platôn là đại diện cho hai tầng lớp chủ nô dân chủ và
quý tộc. Bên cạnh đó, sự ra đời và phát triển của Triết học Hy Lạp cổ đại có
một số đặc điểm: Là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của
truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các hình thái sinh
hoạt tôn giáo; gắn kết hửu cơ với khoa học tự nhiên (điều này giải thích tại sao
hầu hết các nhà triết học duy vật thời Hy Lạp cổ đại đều là nhà khoa học tự
nhiên); sự ra đời rất sớm của chủ nghĩa duy vật mộc mạc, thô sơ và phép biện
chứng tự phát.
Trong triết học Hy Lạp phép biện chứng chỉ mới sơ khai, giải thích sự vật,
hiện tượng trong một khối thống nhất nên tư duy về sự phát triển cũng hình thành

một cách sơ khai. Như sau này, Ănghen đã nhận xét: “Cái thế giới quan ban đầu,
ngây thơ, những xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại, và lần đầu tiên được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: “Mọi vật
đều tồn tại và cũng không tồn tại, vì mọi vật đang trôi qua, mọi vật không ngừng
tiến hoá, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong” [57, tr.34].
- Nhà triết học Talét (khoảng 625 - 547), là người đầu tiên sáng lập ra kiểu
triết học duy vật sơ khai (theo đánh giá của Aritstốt) và sáng lập ra trường phái
triết học Milet. Khi giải thích về nguồn gốc của thế giới, ông coi nước là khởi
nguyên của vạn vật, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều sinh ra từ nước,
tồn tại và biến đổi cùng với nước, khi mất đi hay vận động cao hơn chúng lại trở
về với nước. Thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng thái khác nhau
của nước, nước là nền tảng của toàn bộ thế giới trong một chỉnh thể thống nhất,
tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Nước là cái quy định sự
chuyển biến từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, là cái tạo nên sự thống
nhất của thế giới. Vì vậy, chỉ có nước mới tồn tại mãi mãi và là cơ sở vật chất
của sự vật, còn sự vật luôn sinh ra, lớn lên, biến đổi không ngừng.
22
Quan niệm của Talét mặc dù còn mộc mạc thô sơ nhưng đã hàm chứa
những yếu tố biện chứng tự phát. Nước đã trở thành một khái niệm triết học, là
cái quy định sự chuyển biến từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, là cái
tạo nên sự thống nhất của thế giới, là cái gắn kết giữa cái đơn và cái đa, là sự
chứa đựng tiềm tàng giữa cái bản chất và cái hiện tượng.
- Nhà triết học Hêraclít (khoảng 540 - 475 TCN), người chiếm giữ vị trí
trung tâm trong lịch sử phép biện chứng Hy Lạp cổ đại thì cho rằng lửa là khởi
nguyên của thế giới, là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi vật “Tất cả đều quy đổi
lấy lửa, lửa lấy tất cả, giống như vàng trao đổi lấy hàng hóa, còn hàng hóa lấy
vàng” [22, tr.27]. Theo Hêraclít, bản thân vũ trụ không phải do chúa trời hay một
lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra, mà “Thế giới này chỉ có một đối với mọi
cái, không phải do thần thánh, hay do con người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã,
đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy và

mức độ đo của những cái đang lụi tàn” [22, tr.26]. Lửa không chỉ là hiện thân và
sức mạnh của vũ trụ, của vật lý mà còn là sức mạnh của lý trí. Lửa là logos -
khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư tưởng, được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau.
Logos là cái tồn tại vĩnh viễn, phổ biến và thực chất là quy luật của sự tồn
tại, là cái tạo nên sự hài hoà, cân đối của thế giới. Logos tồn tại dưới cả dạng
khách quan, nhưng về nguyên tắc thì logos chủ quan phải phù hợp với logos
khách quan, sự phù hợp ở đây là logos khách quan đó là những quy luật vận
động khách quan của thế giới được coi là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động, suy
nghĩ của con người. Theo Hêraclít, sự vận động của sự vật gắn liền với sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông đã khẳng định rằng các mặt đối lập
vừa đấu tranh với nhau, vừa thống nhất với nhau, chúng là tiền đề, chổ dựa cho
nhau và coi đó là nguồn gốc của sự phát triển vạn vật.
Hêraclít đã xây dựng nên học thuyết về sự vận động hay còn được gọi là
học thuyết về dòng chảy vì người ta thường liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của
23
ông: “Chúng ta không thể lội xuống hai lần trên cùng một dòng sông”, đây là sự
triển khai quan điểm về thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà cụ thể là
hai mặt đối lập vận động và đứng im, là những mặt đối lập không thể thiếu nhau
để tạo thành một dòng chảy. Ông cho rằng, không có gì ổn định và bất biến hơn
là dòng sông luôn chảy, hay nói theo một cách khác là tính biển đổi của dòng
sông không loại trừ đứng im, tức là cái mà nhờ đó dòng sông là xác định, ổn
định và bất biến. Nhờ chảy mới là sông, cái biến đổi biểu hiện cái xác định và vì
là sông nên mới chảy, cái xác định biểu hiện cái biến đổi.
Trái với quan điểm xem đấu tranh như một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực,
như là sự xung đột giữa các lực lượng mù quáng bất động mang tính chất phá
huỷ hay quan điểm hài hoà là bất biến, Hêraclít đã khẳng định đấu tranh sẽ tạo
ra một trật tự hài hoà về thống nhất, ông cho rằng cái vốn có ở trong sự hài hoà
là đấu tranh và đó là điều kiện để hài hoà. Ở đâu không có sự khác biệt thì ở đó
không có sự thống nhất. Đấu tranh là nguồn gốc của mọi cái đang hiện hữu, là

khởi nguyên sáng tạo của sự sống và tồn tại. Vì vậy, ông nhấn mạnh: “Cần biết
rằng đấu tranh là phổ biến, rằng công bằng là đấu tranh, và rằng mọi thứ đều
thông qua đấu tranh và tuân theo tính tất yếu” [22, tr.31]
Có thể nói, đóng góp của Hêraclít chính là cách trình bày đầu tiên về quy
luật thống nhất, hài hòa và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông đã thể hiện bản
chất mâu thuẫn của các sự vật, đồng thời chỉ ra sự thống nhất biện chứng của
nhận thức và biện chứng của thế giới. Với nội dung triết học được diễn đạt bằng
hình ảnh là điểm mạnh, đồng thời là hạn chế ở Hêraclít. Hình ảnh so với khái
niệm là có thể cùng lúc thu tóm được các mặt đối lập, biểu diễn được cái chung
và cái riêng, tạo được những ấn tượng trực quan sinh động, những mối liên
tưởng so sánh nhưng do tính đa nghĩa của nó nên khó có thể diễn tả chính xác
bản chất của vấn đề. Đó chính là những trở ngại khi phản ánh bản chất mâu
thuẫn của các sự vật, kể cả bản chất mâu thuẫn của vận động vào logic của các
khái niệm.
24
- Nhà triết học Đêmôcrít (460 - 370 TCN), là đại biểu xuất sắc nhất của
chủ nghĩa duy vật cổ đại, trên cơ sở kế thừa thuyết nguyên tử luận của Lơxip,
Đêmôcrít xây dựng thuyết nguyên tử luận của mình ở một trình độ cao hơn về
thế giới. Đêmôcrít đã làm phong phú, sâu sắc hơn quan niệm về nguyên tử, về
tồn tại và không tồn tại và về cách vận động của nguyên tử.
Theo Đêmôcrít, khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ thể
nào đó như nhiều nhà triết học trước đó quan niệm mà là các nguyên tử. Nguyên
tử là các hạt vật chất cực nhỏ, không thể cảm nhận bằng thị giác, không thể phân
chia được nữa và giữa các nguyên tử không có sự khác biệt về chất, chúng không
có mùi vị, màu sắc hay âm thanh, chúng chỉ khác nhau về hình dạng, tư thế và
trật tự kết hợp. Vận động của các nguyên tử là vĩnh viễn và chúng vận động
trong chân không. Đối với Đêmôcrít mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều được
tái tạo từ nguyên tử, sự xuất hiện hay mất đi của sự vật này hay sự vật khác là
kết quả của việc kết hợp hay phân tán của các nguyên tử. Khi tích hợp, chúng tạo
nên các sự vật lớn hơn, khi phân ly các sự vật dường như nhỏ lại, lụi tàn và biến

mất. Dựa vào thuyết nguyên tử luận Đêmôcrít đã giải thích được sự vận động và
phát triển của vạn vật có nguồn gốc từ bên trong sự vật và sự vận động không
phụ thuộc vào quyền lực thần bí bên ngoài.
Tuy nhiên, Đêmôcrít vẫn không thoát khỏi những hạn chế khi đã lẫn lộn
vật chất và ý thức, coi ý thức và linh hồn không phải là hiện tượng tinh thần và
hiện tượng vật chất, đồng nhất linh hồn của con người như là tổng thể của
nguyên tử. Đồng thời ông cũng cho rằng linh hồn cũng chết cùng thể xác.
Bên cạnh những nhà triết học theo quan điểm duy vật, triết học Hy Lạp cổ
đại còn có những triết gia theo quan điểm duy tâm cũng bàn về sự tồn tại và phát
triển, trong đó tiêu biểu có học thuyết về ý niệm của nhà triết học Platôn và
thuyết hình dạng của nhà triết học Arixtốt.
- Nhà triết học Platôn (khoảng 427 - 347 TCN), là một trong những nhà
triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại. Học thuyết ý niệm là vấn đề
25
trung tâm của triết học Platôn, đó không chỉ là nền tảng của thế giới quan mà còn
là cơ sở của lý luận nhận thức. Theo Platôn, thế giới hiện thực chỉ là cái bóng
của thế giới ý niệm, vì thế tự nhiên và con người phụ thuộc vào thế lực huyền bí;
các sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm, thế giới ý niệm là thế giới bản nguyên tồn
tại độc lập với thế giới hiện thực và nó chi phối thế giới hiện thực. Chính vì vậy,
ý niệm là cái có trước là bản chất của mọi sự vật; mọi sự vật đều là sự mô phỏng
của ý niệm, luôn hướng tới cái ý niệm như là bản chất chung, là nền tảng nội tại
của mình.
Trong quan niệm về thế giới của Platôn, ông đã theo lập trường duy tâm
khách quan, coi mọi sự vật, hiện tượng là hiện thân của các ý niệm, là cái bóng
của ý niệm. Điều này cũng đã chi phối quan niệm về xã hội và con người của
Platôn, ông cho rằng: Tương ứng với ba phần của linh hồn con người (lý tính,
cảm xúc, tình cảm), mà chia xã hội thành ba hạng người đó là kẻ thống trị, tầng
lớp võ sĩ và tầng lớp những người lao động. Quan điểm này đã phủ nhận sự vận
động sự phát triển của sự vật, bất kỳ sự vật nào cũng chỉ là sự thể hiện đặc thù
các ý niệm tương ứng dưới dạng vật chất.

Tóm lại, trong quan niệm về thế giới, Platôn theo lập trường duy tâm
khách quan đã coi mọi sự vật chỉ là hiện thân của các ý niệm, hay nói theo
ngôn ngữ của ông, là cái bóng của ý niệm. Bất kỳ sự vật nào cũng chỉ là sự
thể hiện đặc thù của các ý niệm tương ứng dưới dạng vật chất mà thôi. Tuy
vậy, Platôn đã có vai trò, đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu bản chất của
các khái niệm. Để giải thích một hiện tượng nào đó, theo ông, cần phải tìm ý
niệm của nó, hay nói một cách khác là phải hiểu sự vật ở mức độ khái niệm,
mức độ tư duy lý luận.
- Nhà triết học Arixtốt (384 - 322 TCN), được đánh giá là nhà triết học
lớn nhất, là bộ óc bách khoa toàn thư của triết học Hy Lạp cổ đại. Là người đầu
tiên sử dụng danh từ phạm trù với tư cách là một thuật ngữ triết học, là người
đầu tiên khám phá những quy luật sở đẳng của tư duy biện chứng…

×