Tải bản đầy đủ (.ppt) (76 trang)

dân số kế hoạch hóa gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 76 trang )


Chào mừng quý thầy cô và
các bạn

NỘI DUNG
IV. CÁC QUÁ TRÌNH DÂN SỐ
1.QUÁ TRÌNH SINH SẢN
a. Mức sinh
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
2.QUÁ TRÌNH TỬ VONG
a. Mức chết
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức chết
3. QUÁ TRÌNH DI CƯ
a. Mức di cư
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư

IV. CÁC QUÁ TRÌNH DÂN SỐ

Các quá trình dân số (Population-
processes) chủ yếu bao gồm quá trình
sinh sản, quá trình tử vong và quá trình
chuyển cư. Trong một số trường hợp cụ
thể thêm các quá trình khác như kết hôn
và chấm dứt hôn nhân.

4.1. Quá trình sinh sản:

Quá trình sinh sản là quá trình tạo nên thế hệ
mới

Trong dân số học, quá trình sinh sản được thể


hiện qua mức sinh (mức sinh sản).
a) Mức sinh

Mức sinh là biểu hiện thực tế của khả năng sinh
sản. Khả năng sinh sản là khả năng sinh lý , khả
năng cơ thể có thể có con của mỗi cặp vợ
chồng. Khả năng sinh sản của người phụ nữ
thường có giới hạn.

4.1. Quá trình sinh sản:
a) Mức sinh

Để đo mức sinh người ta sử dụng nhiều
loại thước đo khác nhau như tỉ suất sinh
thô, tỉ suất sinh, tỉ suất sinh chung, tỉ suất
sinh đặc trưng theo tuổi, tổng tỉ suất sinh.
- Tỉ suất sinh thô(Crude birth rate – CBR):
là số trẻ em sinh ra sống theo 1000 người
dân ở một quốc gia hay một điạ phương
vào một năm nhất định.

Số trẻ em sinh ra

CBR = x 1.000 = …‰

Tổng số dân

4.1. Quá trình sinh sản:
a) Mức sinh


Quy ước : Tổng số dân là số dân trung bình của năm
tức là số dân tính vào thời điểm giữa năm.

Ví dụ: CBR của Huyện Thuận An năm 2009 là 13.85
‰ nghĩa là trong năm 2009 ở huyện Thuận An cứ
1000 dân có khoảng 14 trẻ em được sinh ra.

( Nguồn: UBDS-KHHGĐ Huyện Thuận An)

Phân loại tỉ suất sinh thô:

Tỉ suất sinh thấp: dưới 16 ‰

Tỉ suất sinh trung bình: từ 16 đến 25 ‰

Tỉ suất sinh tương đối cao: từ 25 đến 30 ‰

Tỉ suất sinh cao: từ 30 ‰ trở lên.

4.1. Quá trình sinh sản:
a) Mức sinh
- Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi (Age specific fertility
rate- ASFRx): là số trẻ em do phụ nữ thuộc một nhóm
tuổi nào đó sinh ra tính theo 1000 phụ nữ thuộc nhóm
tuổi đó vào một năm nhất định.

Số trẻ em do phụ nữ
ở nhóm tuổi x sinh ra

ASFRx= x 1.000 = … ‰

Số phụ nữ ở nhóm tuổi x

Ví dụ: Tỉ suất sinh của phụ nữ Việt Nam nhóm tuổi 15
-19 năm 2005 là 3‰, nghĩa là năm 2005 ở Việt Nam
cứ 1000 phụ nữ ở nhóm tuổi 15 -19 thì sinh ra 30 trẻ
em.


Bảng 2.3. Tổng tỉ suất sinh của Việt
Nam năm 2005

Nguồn: Điều tra biến động dân số và
KHHGĐ 1/4/2005

Nhóm tuổi của phụ nữ Tỉ suất sinh đặc trưng
theo tuổi
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
0,030
0,137
0,130
0,078
0,038
0,011
0,001

Tổng cộng: 0,425
Do gộp tuổi theo nhóm 5 năm nên
TFR = 0,425 x 5

4.1. Quá trình sinh sản:
a) Mức sinh
-Tổng tỉ số suất sinh (Total fertility arte-TFR):
là số con bình quân của một người phụ nữ
có thể sinh ra trong cả quãng đời sinh đẻ
của mình.

Tính tổng tỉ suất sinh dựa trên tỉ số sinh đặc
trưng theo tuổi (bảng 2.3).

Như vậy ,TFR của Việt Nam năm 2005 là
2,13 con cho một phụ nữ.

.360plus.yahoo.com/invescolaye fid%3D-1

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh

Có nhiều nhân tố tác động làm thay đổi
mức sinh. Một số nhân tố có tác động trực
tiếp, một số khác tác động gián tiếp. Các
nhân tố tác động đến mức sinh cũng không
hoàn toàn giống nhau giữa các nước .Các
nhân tố này cũng thay đổi trong các điều
kiện kinh tế, văn hóa – xã hội khác nhau.
Tuy nhiên, có thể nêu một số nhân tố chủ

yếu tác động tới mức sinh như sau :

Chi phí nuôi con và lợi ích của đứa con:
suckhoemoi.vn/tin-tuc/trong-nuoc g-9.html

phaidep.info/cham-soc-tre/thua-v n-d.html
www.motgiadinh.com/tintuc.php%3Fcat%3D27

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức
sinh

Thực tế ở các nước Tây Âu cho thấy chi
phí cao cho việc nuôi con (như chi phí về
ăn ở, học hành, quần áo ,thuốc men, giải
trí)đi kèm với có ít thời gian giành cho đứa
con do cuộc sống công nghiệp đã góp
phần quan trọng trong việc giảm sinh ở
các nước này. Các cặp vợ chồng phải cân
nhắc tính toán nên có bao nhiêu con cho
phù hợp .

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức sinh
Lợi ích của đứa con được thể
hiện rõ nhất ở các nước chậm
phát triển :
+ Con cái có thể đem lại lợi ích
kinh tế cho gia đình .


Ở nhiều vùng nông thôn, trẻ em có thể lao động ngoài đồng
ruộng hoặc tham gia lao động trong các nghề phụ ,buôn bán,
góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình và như vậy, tự bản
thân đứa trẻ đã làm giảm được gánh nặng cho bố mẹ.

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
+ Nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á
trong đó có Việt Nam rất quan tâm tới việc nối
dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên hoặc muốn
có nhiều con để tăng thêm sức mạnh gia
đình, dòng họ trong làng xã .

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
-Vị trí của người phụ nữ :

Nhiều nghiên cứu cho thấy vị thế của người phụ nữ
đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi mức
sinh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vị thế
của người phụ nữ thể hiện qua một số chỉ số như
trình độ học vấn, tài sản và danh vọng, mức độ tham
gia lao động trong xã hội, tiếng nói và quyền quyết
định trong gia đình và xã hội, quyền tự quyết trong
kết hôn và li hôn, quan điểm của xã hội đối với phụ
nữ.Tuy nhiên, có hai chỉ số được coi là quan trọng
nhất đối với vị thế của người phụ nữ, đó là trình học
vấn và sự tham gia lao động trong xã hội .


4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
Giữa học vấn của phụ nữ và mức sinh có
quan hệ tỉ lệ nghịch: phụ nữ có học vấn cao ít
có con hơn phụ nữ có học vấn thấp.
(biểu đồ 2.3).

Học vấn góp phần làm giảm sinh thông qua
một số tác động gián tiếp như học vấn làm
tăng tuổi kết hôn, giảm tỉ lệ chết mẹ và con,
tăng vai trò và quyền quyết định của phụ nữ
trong gia đình và xã hội, giúp phụ nữ dễ dàng
tiếp thu các quan điểm mới về con cái và gia
đình.


Nguồn: Ủy ban dân số -KHHGĐ, Việt Nam dân
số và phát triển,1996.
Biểu đồ 2.3.Số con trung bình của phụ nữ có chồng
theo trình độ học vấn.

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh

Tham gia lao động ngoài xã hội của người
phụ nữ được coi như là một yếu tố giảm sinh
vì tham gia lao động ngoài xã hội làm cho
người phụ nữ có cơ hội tiếp xúc với các
quan điểm mới về qui mô gia đình, về vai trò
của phụ nữ, tăng cơ hội tiếp nhận các thông

tin liên quan đến kế hoạch hóa gia đình.

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
-Tỉ lệ chết của trẻ em và trẻ sơ sinh :
Thực tế cho thấy những nước có tỉ lệ trẻ em
chết cao luôn có mức sinh cao. Ngược lại,
những nước có có tỉ lệ trẻ em chết thấp, có
tỉ suất sinh thấp. Điều này có thể giải thích
do tỉ lệ chết cao đã gây ra tâm lý đẻ nhiều
con để dự phòng và bù đắp cho số con
chết.

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức sinh:

Ngoài ra, nếu người phụ nữ luôn bận rộn
với công việc, ít có thời gian dành cho con
cái thì họ sẽ suy nghĩ về vấn đề sinh con,
khi nào thì nên có con, nên sinh bao nhiêu
con.

4.1. Quá trình sinh sản:
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
- Mong muốn về số con và mong muốn có con
trai:
Ở nhiều nước đang phát triển vẫn tồn tại các
quan niệm truyền thống như đông con là có
phúc, nhiều con là có của. Các quan niệm

này là ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm sinh.
Số liệu điều tra ở nhiều nước (trong đó có
Việt Nam) cho thấy đa số các cặp vợ chồng
mong muốn có ít nhất là 3 con.

×