Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn, thành tựu, triển vọng sử dụng sfe trên thế giới và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.04 KB, 13 trang )

1
CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT SIÊU TỚI HẠN
(SUPERCRITICAL FLUID EXTRACTION- SFE),
THÀNH TỰU, TRIỂN VỌNG SỬ DỤNG SFE TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT SIÊU TỚI HẠN( SFE):
Được biết cách đây rất lâu từ năm 1879, nhưng đến những năm 1980, phương pháp
chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn mới được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật để chiết các
hợp chất thiên nhiên ra khỏi thực vật như tinh dầu cà phê, trà , gia vị và nhất là hoa bia.
1. Định nghĩa
Trạng thái siêu tới hạn hình thành khi nhiệt độ và áp suất vượt quá điểm tới hạn
(critical point) tại điểm cân bằng lỏng hơi . Khi đó chất ở trạng thái siêu tới hạn vừa có
tính chất giống pha lỏng vừa có tính chất giống pha hơi .Ở trạng thái này, tỷ trọng của
pha lỏng và pha hơi bằng nhau, ranh giới phân biệt giữa 2 pha biến mất. chất ở trạng thái
siêu tới hạn có tính chất nằm giữa pha lỏng và pha hơi.
Một hợp chất ở trạng thái siêu tới hạn khi hợp chất đó ở nhiệt độ và áp suất cao hơn
giá trị tới hạn. Ở trạng thái siêu tới hạn, hợp chất này không còn ở thể lỏng nhưng vẫn
chưa thành thể khí.
Phương pháp chiết lỏng siêu tới hạn là phương pháp sử dụng dạng dung môi đặc biệt
là dung môi ở trạng thái siêu tới hạn.
2

Giãn đồ pha trạng thái siêu tới hạn của một chất
Điểm ba là nơi mà ba trạng thái rắn, lỏng, khí giao nhau. Các đường cong là nơi hai trạng
thái cùng hiện diện. Quan sát dọc theo đường cong khí-lỏng hướng lên cáo gặp 1 điểm,
nơi đó nồng độ của khí và lỏng bằng nhau.Điểm này được gọi là điểm siêu tới hạn và hợp
chất lúc đó gọi là chất lỏng siêu tới hạn. Tại điểm tới hạn, áp suất và nhiệt độ có giá trị
được gọi lần lượt là áp suất tới hạn ( Pc) và nhiệt độ tới hạn (Tc). Hai giá trị này đặc
trưng cho từng chất.
Bảng 1. Một số dung môi có thể sử dụng cho phương pháp chiết suất siêu tới hạn
Dung môi Nhiệt độ tới hạn Áp suất tới hạn


Nước 374 218
`EtOH 241 61
Aceton 240 80
MeOH 235 46
NH3 132 115
Propan 97 42
Clorodiflorometha
n
96 50
Propen 92 45
Ethan 32 48
CO2 31 73
Xenon 17 59
Ethylen 09 50
3
Methan -83 45
Bảng 2. So sánh các đặc tính của 3 chất ở trạng thái lỏng, khí và siêu tới hạn
Trạng thái Khí
( 0
0
C,1atm)
Siêu tới
hạn
Lỏng
Tỷ
trọng(g/cm
3
)
10
-3

0.2-0.5 0.6-2
Hệ số
khuếch tán(cm
2
/s)
10
-1
10
-3
-10
-4
10
-5
Độ
nhớt(g/cm/s)
10
-4
10
-4
10
-2
- Trong đó hai loại chất siêu tới hạn được ưa thích là cacbondioxide và nước.
2. Dụng cụ
Bộ dụng cụ chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn
 Hệ thống gồm một nguồn cung cấp CO
2
, một máy bơm, một bộ làm lạnh, một bộ
tăng nhiệt, bình chiết chứa dược liệu, bình tách thu sản phẩm và bình ngưng tụ.
 Nguyên tắc hoạt động
- Nạp dược liệu vào bình chiết, khóa nắp lại.

- Mở dòng CO
2
lỏng đi qua bộ phận làm lạnh rồi qua bơm nén. Sau đó qua bộ tăng
nhiệt.Khi đạt nhiệt độ và áp suất, CO
2
trở thành dòng siêu tới hạn.
- Dòng này vào bình chiết. Hoạt chất theo dòng CO
2
qua bộ phận làm lạnh. Tại đây
CO
2
hóa lỏng và được đưa vào bình tách.
4
- Điều chỉnh nhiệt độ và áp suất thích hợp. CO
2
biến thành dạng khí , sản phẩm sẽ
lắng xuống, được thu riêng.
- CO
2
dạng khí khi được đưa qua bộ phận nén lạnh , hóa lỏng và đưa trở lại bình
chứa. Qúa trình chiết lại tiếp tục.
Lưu ý
 Trong một vài trường hợp đặc biệt, mẫu cần chiết có thể được điều chỉnh pH,hoặc
thêm dung môi hoặc làm thấm ướt . Nếu hợp chất có tính phân cực , một lượng
nhỏ nước được thêm vào để làm thấm ướt cần chiết giúp việc chiệt thêm dễ dàng.
Nếu hợp chất chiết có tính không phân cực, một lượng dầu nhỏ hoặc chất béo trộn
thêm vào mẫu chiết.
 Chất cho thêm : CO
2
chỉ phù hợp để chiết các chất có độ phân cực kém cho đến

trung bình. Nếu muốn chiết các chất có tính phân cực cao, cần bổ sung thêm
methanol, ethanol hoặc methylen clorua.
 Thể tích áp dụng: vài ml cho đến hàng ngàn lít.
 Có loại thiết bị cấu tạo bộ phận nhận mẫu rời, có loại cấu tạo với bộ phận nhận
mẫu được nối trực tiếp với máy sắc ký khí hoặc HPLC để khảo sát ngay sản phẩm
vừa thu nhận.
 Ưu nhược điểm
- Ưu điểm :
 Khả năng khuếch tán tốt.
 Độ nhớt thấp , áp suất hơi cao,điểm siêu tới hạn của CO
2
dễ đạt.
 Độ chọn lọc cao với loại hợp chất cần chiết. Vì thế chất chiết tương đối sạch.
 Dễ áp dụng ở quy mô công nghiệp.
 Thân thiện với môi trường
 Tốc độ phản ứng lớn
 Tc =31.1
0
C nên dễ hòa tan chất phân hủy ở nhiệt độ cao.
 Có khả năng tái sử dụng vì vậy chi phí rẻ hơn.
- Nhược điểm
 Thiết bị chuyên dụng , đắt tiền.
 Không thích hợp với mẫu chiết dạng lỏng.
 Khó lường được khi chiết trên một mẫu mới. Cần có nhiều nghiên cứu tìm các
thông số tối ưu để chiết thành công.
3. ứng dụng:
Lưu chất siêu tới hạn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong
lĩnh vực môi trường, thực phẩm , trong công nghiệp, trong y học
5
 Ứng dụng siêu tới hạn trong nghành dược

 Chiết lỏng siêu tới hạn( supercritical fluid extraction- SFE) chiết từ các chất rắn
như cà phê, trà , hoa bia hay các thành phần trong thực phẩm( hoa bia, vitamin,
lipid ), ngày nay người ta ứng dụng để trích ly hương liệu từ dịch nhiều thành
phần được chưng cất. Hoặc dung để tách lipid phân cực hau dùng polyme.
 Sắc ký lỏng siêu tới hạn( Prerarative scale supercritical fluid chromatography-
PSFC): dùng để tách phân đoạn sau cùng gồm những chất có cấu trúc rất giống
nhau.
 Phản ứng ( supercritical fluid reactions-SFR): Lưu chất siêu tơid hạn có thể xúc
tác các phản ứng tổng hợp, nhất là phản ứng hydrogen hóa.
 Những ứng dụng khác :
 Dùng trong nhuộm: Chất siêu tới hạn có ái lực tốt với pha lỏng và pha rắn nên nó
được làm dung môi để hòa tan thuốc nhuộm giúp cho nhuộm đều màu hơn .
 Tạo lớp phủ nano lên vật liệu: Do khả năng hòa tan tốt các chất chất siêu tới hạn
được sử dụng để tạo một lớp phủ nano lên vật liệu.
 Dùng làm chất tẩy rửa
 Dung môi trong phản ứng hạt nhân
 Dùng trong oxi hóa và tổng hợp tạo ra các hạt nano với cấu trúc xác dịnh
 Dùng trong tổng hợp polymer
 Tách ion kim loại
 Tạo micelles và vi nhũ trong chất siêu tới hạn
II.CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT SIÊU TỚI HẠN BẰNG DUNG MÔI CO2(SCO2)
1. Công nghệ siêu tới hạn sử dụng dung môi CO2 (SCO2):
Đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu về dung môi ở trạng thái siêu tới hạn,
đó là các dung môi như: etanol, metanol, di-ethyl eter và các chất tan dùng để nghiên
cứu: các chất thơm, tinh dầu, các dẫn xuất halogen, các tri-glyxerit và các hoạt chất hữu
cơ khác. Mặc dù vậy hơn 90% quá trình chiết tách sử dụng chất siêu tới hạn là CO
2
. Bởi
vì các lý do sau:
• Có nhiệt độ tới hạn thấp :Nhiệt độ tới hạn là 31,1

0
C áp suất tới hạn là 73,8 bar
6
• Giá rẽ an toàn : nguồn CO
2
có thể lấy từ các sản phẩm phụ trong công nghiệp,
từ quá trình lên men, trong công nghiệp dầu mỏ . CO
2
được hóa lỏng và vận
chuyển trong các thùng cao áp .
• Không độc, không màu, không mùi, không có phản ứng quang hóa
• Thân thiện với môi trường : CO
2
có mọi nơi trong tự nhiên, trong nước uống và
sự trao đổi chất của con người .
• Vô trùng và ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật nên có thể bảo quãn
• Các điều kiện nhiệt độ và áp suất có tác động mạnh đến khả năng hòa tan nên
có thể điều khiển dễ dàng
• Dễ dàng thu hồi : 95% CO
2
được thu hồi.
2. nguyên lý của phương pháp SCO2:
Bất kỳ dung môi nào cũng sẽ ở trạng thái siêu tới hạn nếu tồn tại ở nhiệt độ và áp suất
trên giá trị tới hạn. Khi CO
2
được đưa lên nhiệt độ, áp suất cao hơn nhiệt độ, áp suất tới
hạn của nó (trên T
C
= 31
0

C, P
C
= 73,8 bar) cũng sẽ chuyển sang trạng thái siêu tới hạn.
Tại trạng thái này CO
2
mang hai đặc tính: Đặc tính phân tách của quá trình trích ly và đặc
tính phân tách của quá trình chưng cất.
7
Khí CO
2
lúc ban đầu trong bình chứa ở trạng thái 1 (Xem hình ), thường là áp suất trong
khoảng 45 – 55 bar, nhiệt độ 12 – 20
0
C. Khi được hạ nhiệt độ ở điều kiện đẳng áp từ
trạng thái 1 sang trạng thái 2, CO
2
lỏng tới nhiệt độ 0-1
0
C và tỷ trọng tăng dần lên, ở điều
kiện này CO
2
lỏng có thể pha trộn với các co-solvent (đồng dung môi) dễ dàng. Quan
trọng hơn, khi CO
2
ở thể lỏng và có tỷ trọng cao, thì dễ sử dụng bơm cao áp để nén lên áp
suất cao và điều chỉnh lưu lượng vào bình chiết thuận lợi.
Qua bộ phận làm lạnh, CO
2
lỏng được bơm cao áp nén qua van điều chỉnh lưu lượng vào
bộ phận trao đổi nhiệt để điều chỉnh tỷ trọng và độ nhớt phù hợp với yêu cầu công nghệ,

CO
2
đạt tới trạng thái 3 bên trong bình chiết. CO
2
lỏng từ trạng thái 3 được giữ ở điều
kiện đẳng áp và tăng nhiệt độ dần dần để chuyển CO
2
lỏng sang trạng thái siêu tới
hạn 4 trong bình chiết.
Quá trình chiết nguyên liệu thực vật bằng CO
2
siêu tới hạn có thể thực hiện liên tục hoặc
gián đoạn tùy theo yêu cầu công nghệ. Van bảo hiểm an toàn áp suất cho hệ thống chiết
8
được lắp trên đường dẫn CO
2
vào bình chiết. Kết thúc quá trình chiết, dịch chiết được dẫn
vào bình phân tách. Tại đây quá trình tách concrete ra khỏi CO
2
. Trạng thái từ 4 trở về
trạng thái 5 là quá trình giảm áp. Khi dịch chiết vào bình phân tách để tạo các phân đoạn
khác nhau thì có thể chọn các giá trị áp suất P và nhiệt độ thích hợp.
3. 2-Ưu điểm của dung môi SCO2
• Tính chất hoá lý của SCO2 :
CO
2
ở trạng thái siêu tới hạn có các đặc tính nổi bật như:
- Sức căng bề mặt thấp
- Độ linh động cao
- Độ nhớt thấp

- Tỉ trọng xấp xỉ tỉ trọng của chất lỏng
- Khả năng hòa tan dễ điều chỉnh bằng nhiệt độ và áp suất
• Ưu điểm so với các dung môi khác :
- CO
2
là một chất dễ kiếm, rẻ tiền vì nó là sản phẩm phụ của nhiều ngành công nghệ hoá
chất khác.
- Là một chất trơ, ít có phản ứng kết hợp với các chất cần tách chiết.
- Không bắt lửa, không duy trì sự cháy.
- Không làm ô nhiễm môi trường.
- CO
2
không độc với cơ thể, không ăn mòn thiết bị.
- Có khả năng hoà tan tốt các chấtỏ tan hữu cơ ở thể rắn cũng như lỏng, đồng thời cũng
hoà tan lẫn cả các chất thơm dễ bay hơi. Có sự chọn lọc khi hoà tan, không hoà tan các
9
kim loại nặng và dễ điều chỉnh các thông số trạng thái để có thể tạo ra các tính chất lựa
chọn khác nhau của dung môi.
- Khi CO
2
hoá hơi không để lại cặn độc hại.
• Các chất có khả năng tan tốt trong SCO
2:
- Các aldehyde, ketone, ester, alcohol, và các halogen-cacbon có phân tử lượng nhỏ và
trung bình.
- Các hydrocacbon mạch thẳng, không phân cực, phân tử lượng thấp và có mạch cacbon
dưới 20, các hydrocacbon thơm có phân tử lượng nhỏ.
III. THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SCO2 Ở VIỆT NAM
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1. Thành tựu

1.1 Thành tựu ứng dụng của phương pháp SCO2 trên thế giới:
Hiện nay cong nghệ chiết bằng CO2 đã và đang được áp dụng phổ biến để chiết tách các
hoạt chất sử dụng trong các nghành công nghiệp thực phẩm , dược phẩm , mỹ phẩm , các
hoạt chất thiên nhiên Một số nước đã ứng dụng công nghệ này ở quy mô công nghiệp
với một số sản phẩm nhất định , trong đó Đức là nước đầu tiên có nhà máy công nghiệp
tách loại càein ra khỏi nhân cà phê áp dụng công nghệ SCO2 do hãn HAG.A.G xây dựng
vào năm 1979.
 Tách cafein trong cà phê và chè
Ngành công nghệ giải khát hiện nay đang rất phát triển và thị hiếu của người tiêu dùng
cũng ngày một nâng cao. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải tìm kiếm các công
nghệ mới có thể đáp ứng chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng. Trong công nghệ nước
uống cà phê và chè thì việc loại cafein , một chất kích thích thần kinh không có lợi cho
sức khỏe và gây vị giác chát đang là điểm quan tâm hiện nay của các nhà công nghệ.
10
Giải pháp hữu hiệu là sử dụng công nghệ SCO2 để chiết tách cafein ra khỏi cafe và chè,
và được áp dụng lần đầu tiên ở Châu Âu, sau đó là Bắc Mỹ. Với công nghệ này hàm
lượng cafein có thể giảm xuống chỉ còn <0.1%.
 Trích ly taxol từ vỏ cây thông đỏ
Đầu những năm 1960, viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã tách ra được một hợp chất có hoạt
tính từ cây thông đỏ gọi là taxol.Đây là chất ức chế tế bào ung thư ở người.
Đã có nhiều nghiên cứu để tách hợp chất này, và phương pháp hiệu quả nhất cho đến nay
chính là dung lưu chất SCO2 để trích ly.
 Trích ly dầu cọ
Một trong những nước có thị phần sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới là
Malaysia. Phương pháp SCO2 đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm với hiệu quả
tình chất dầu có dược trích ly vượt trội so vố phương pháp truyền thống là sử dụng các
dung môi hữu cơ khác. Màu sắc của sản phẩm trích ly được nhẹ hơn, ức chế được hoạt
động vi khuẩn , sản phẩm tinh khiết và thời gian thu nhanh hơn, khí CO2 cũng không thể
bị oxy hóa.
 Thành tựu khác:

- Phương pháp SCO
2
cũng được áp dụng để chiết các hoạt chất từ hoa huplon để dùng
trong công nghệụ bia và dược phẩm với sản lượng lớn (ở Đức sản lượng chiết hoa huplon
bằng công nghệ SCO2 là 10.000 tấn/ năm), sản xuất sản phẩm thực phẩm có hàm lượng
chất béo thấp và sản phẩm không cholesterol hoặc các sản phẩm chức năng khác.
- Đối với nghành mỹ phẩm và công nghệ sinh học, phương pháp SCO2 dùng để chiết
tách các tinh dầu, nhất là các tinh dầu quý hiếm như: tinh dầu lavande, hoàng đàn, hương
lau, nhài, bưởi để phục vụ cho công nghiệp sản xuất nước hoa, đặc biệt là các loại nước
hoa cao cấp và trong thực phẩm. Tinh dầu được chiết bằng phương pháp này có đặc trưng
tự nhiên nhất, độ tinh khiết rất cao. Tách các hoạt chất hữu ích từ nghệ, chè, gừng để làm
11
chất chống oxy hoá, kem dưỡng da, ví dụ như chiết polyphenol từ chè xanh để làm chất
chống nhăn da, chống oxy hoá, giữ ẩm cho da và polyphenol có trong kem đánh răng có
tác dụng diệt khuẩn, hoặc chiết hoạt chất từ cây lô hội làm kem làm trắng da
- Còn trong nghành dược phẩm, công nghệ dùng SCO2 đang được nghiên cứu để chiết
tách các hoạt chất chữa bệnh hoặc tăng cường sức khoẻ từ các nguồn nguyên liệu thảo
mộc.
- Không những áp dụng phương pháp này trong các nghành công nghiệp sản xuất các sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hiện nay trên thế giới còn nghiên cứu phương pháp này đối
với các ngành công nghiệp khác. Tại Bỉ, người ta đang nghiên cứu để đưa công nghệ
SCO2 vào việc tách các nguyên tố hiếm và các nguyên tố phóng xạ trong nghành công
nghiệp xạ hiếm. Do đó ta có thể thấy việc sử dụng phương pháp dùng SCO2 sẽ mở ra
một phương pháp kỹ thuật mới mà tiềm năng của nó có tác động lớn đến nhiều nghành
công nghiệp quan trọng trên thế giới.
1.2 Thành tựu ứng dụng của SCO2 ở Việt Nam:
- Nhóm khoa học trẻ của trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã thử nghiệm
thành công công nghệ chiết xuất dầu gấc bằng CO2 siêu tới hạn qui mô phòng thí
nghiệm. Công nghệ này cho phép thu hồi dầu gấc có hàm lượng các chất vi lượng chất
cao hơn gấp nhiều lần so với công nghệ truyền thống (ép hoặc trích ly bằng dung môi).

Ngoài ra, công nghệ mới còn cho phép thu được sản phẩm có độ tinh sạch cao.
- Chiết xuất tinh dầu tiêu, quế, trầm hương theo phương pháp CO2 lỏng siêu tới
hạn. Hướng nghiên cứu này vừa được TS. Nguyễn Ngọc Hạnh, KS. Mai Thành Chí của
Viện công nghệ hóa học (Viện khoa học & công nghệ Việt Nam, chi nhánh TP.HCM)
thực hiện thành công. Kết quả này giúp mở ra một triển vọng cho hướng khai thác các
loại tinh dầu hương liệu ứng dụng cho các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, y học
đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
12
2. Triển vọng
Hiện tượng siêu tới hạn đã được biết tới từ giữa thế kỷ 19, nhưng những ứng dụng
trong công nghiệp (dùng làm dung môi chiết) chỉ mới có từ những năm đầu của thập kỷ
1980. Hiện tại có một số công ty đã đưa các xí nghiệp chiết tách dựa trên cơ sở CO
2
siêu
tới hạn vào hoạt động (chiết cafein từ cà phê, chiết chất thơm từ hoa hu-blông).
Ỏ các công ty này, CO
2
siêu tới hạn thay thế hoặc đã thay thế các dung môi truyền thống
và dùng làm chất chiết tách hoạt chất từ các sản phẩm thiên nhiên.
Thông thường các phương pháp truyền thống đều cần sử dụng tới các dung môi
hữu cơ như metylen clorua.
Có tới 60 nhà máy trên khắp thế giới hiện đang sử dụng CO
2
siêu tới hạn để chiết
tách và tinh lọc Mười năm trước đây, các sản phẩm chiết tách và tinh lọc nhờ CO
2
hầu
hết chỉ từ cà phê và hu- lông. Còn hiện nay, dược thảo, đặc biệt là các hoá chất chuyên
dụng và vitamin đang được chiết bằng CO
2

Đây là một giải pháp chôn lấp CO2 ,nhờ phương pháp này đã loại bỏ được khí
CO2 – khí gây nên hiệu ứng nhà kính -điều này đã hưởng ứng theo lời kêu gọi giảm khí
thải CO2 của nghị định Tokyo , có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường khỏi
hiện tượng nóng lên của trái đất.
Chiết CO
2
lỏng siêu tới hạn là công nghệ chiết xuất dược liệu mới sử dụng dung
môi CO
2
lỏng ở điều kiện siêu tới hạn (trạng thái vật lý trung gian giữa trạng thái lỏng và
hơi) công nghệ này có tính năng mới rất ưu việt:
 Bảo toàn trọn vẹn tính năng tác dụng của hoạt chất giúp cho hiệu quả điều trị của
chế phẩm dược liệu sẽ đạt ở mức tối đa nhất.
 Phân tách các hoạt chất tinh khiết, loại bỏ các hoạt chất không cần thiết do đó làm
giảm độc hại cho cơ thể, chế phẩm sẽ an toàn hơn.
 Tách được một số các hoạt chất quý trong dược liệu mà hiện nay các phương pháp
truyền thống chưa thực hiện được, vì thế mở ra cơ hội bào chế ra các sản phẩm
mới điều trị các bệnh nan y là rất lớn.
13
 Có khả năng tạo ra các nguyên liệu dược liệu dạng Nano từ đó có thể bào chế các
hoạt chất siêu dẫn, siêu thấm, siêu chọn lọc rất giá trị đối với y học hiện đại trong
tương lai.
Nhờ những đặc tính ưu việt trên, giá thành thấp, thân thiện với môi trường và sức
khỏe con người… công nghệ chiết xuất siêu tới hạn đã mở ra một triển vọng cho hướng
khai thác các loại tinh dầu hương liệu ứng dụng trong các lỉnh vực như thực phẩm ,mỹ
phẩm ,y học… ở hiện tại cũng như trong tương lai của thể giới nói chung và của Việt
Nam nói riêng.

×