Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

môi trường trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.1 KB, 16 trang )


VỀ XÂY DỰNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÌNH
TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Phạm Văn Ninh
Trung tâm Môi trường Biển

1. Các đối tượng của báo cáo chuyên đề
Định nghĩa:
- Báo cáo tình trạng môi trường (State of environment, SoE) là báo
cáo về hiện trạng môi trường theo tất cả các thành phần, các vấn
đề môi trường, xu thế biến đổi trong thời gian đã qua và sắp tới
trên phạm vi cả nước, hoặc tỉnh/thành để người được báo cáo hiểu
biết về những vấn đề nóng bỏng nhất của môi trường.
- Báo cáo tình trạng môi trường chuyên đề là báo cáo tình trạng môi
trường theo một chuyên đề nào đó.
Nhu cầu/sự cần thiết phải xây dựng báo cáo chuyên đề
Hiện nay, Bộ TN&MT chủ trương định kỳ (3-5 năm/1 lần) xây
dựng báo cáo tình trạng môi trường cả nước, còn hàng năm sẽ chọn ra
các chuyên đề để làm báo cáo: Năm 2004 đã chọn "môi trường biển",
2005 lại chọn "đa dạng sinh học", 2006 có thể sẽ chọn "môi trường
không khí". Để thực hiện chủ chương đó, chúng ta cần được cung cấp
một số kiến thức chính về báo cáo tình trạng môi trường chuyên đề.

Như vậy, ngoài báo cáo tình trạng môi trường quốc gia và cấp
tỉnh/thành ra các báo cáo còn lại thường được coi là báo cáo
chuyên đề:
- Báo cáo các bộ/ngành về tình trạng môi trường bộ/ngành mình là
rất cần thiết để nhà nước có được sự nhìn nhận tình trạng môi
trường trong bản thân các cơ sở sản xuất, dịch vụ và ảnh hưởng của
các hoạt động của ngành/bộ mình đến môi trường chung, đến các
ngành kinh tế khác và đến con người ra sao, nhằm đưa ra các biện


pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động xấu, làm cho Bộ/ngành
mình phát triển bền vững. Báo cáo của bộ/ngành còn cung cấp các
dẫn liệu rất cần thiết cùng với các báo cáo cấp tỉnh/thành và kết quả
quan trắc của hệ thống quan trắc môi trường quốc gia làm nên báo
cáo tình trạng môi trường quốc gia. Các bộ ngành đó là: công
nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, du lịch, thương mại,
quốc phòng, dầu khí, y tế (bệnh viện),

- Các báo cáo về các chủ đề chuyên sâu khác đôi khi là cần thiết để
nhà nước và tỉnh/thành giải quyết các vấn đề môi trường nóng bỏng
cụ thể nào đó. Các chuyên đề như vậy rất đa dạng, như:
+ Theo các thành phần môi trường: nước, không khí, đất, biển,
chất thải (khí, rắn, lỏng), đa dạng sinh học.
+ Theo các vùng địa lý: môi trường đô thị, nông thôn, ở Vịnh
Bắc Bộ, các lưu vực sông,
+ Theo các vấn đề môi trường bức xúc phải giải quyết: chất thải
nguy hại, buôn bán động vật hoang dã, quản lý thuốc trừ sâu,
bảo vệ thực vật.
+ Cũng như báo cáo tình trạng môi trường các báo cáo chuyên
đề nói trên có thể có phạm vi cả nước, ngành hoặc địa phương.

Các vấn đề chính của báo cáo chuyên đề:
Các chuyên đề là rất khác nhau nên không thể có các nội dung chung
cho tất cả các chuyên đề nên cần xác định các vấn đề chính nóng bỏng
nhất của chuyên đề định báo cáo. Thí dụ:
-

-
Chuyên đề biển: sự suy thoái của các hệ sinh thái chính như đất ngập
nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, chất lượng nước và

nghề cá.
-
Chuyên đề nước mặt: sự suy thoái chất lượng nguồn nước, chất lượng
nước ở các khu vực kinh tế trọng điểm, ở các vùng hạ lưu lưu vực Sông
Cầu, Sông Nhuệ-sông Đáy, Sông Sài Gòn-Đồng Nai, chất lượng nước
khi có lũ, bệnh tật, ảnh hưởng đến một số hệ sinh thái liên quan đến
nước như thuỷ sản, nuôi trồng và thuỷ sinh nói chung,…
-
Chuyên đề đa dạng sinh học: suy thoái của các hệ sinh thái chính (rừng,
nước ngọt, biển/bờ, nông ngiệp), suy giảm giống loài (đặc biệt là các
loài đưa vào sách đỏ), vấn đề gien, buôn bán động vật hoang dã và gia
nhập động thực vật có hại, …
-
Chuyên đề môi trường ngành giao thông:vấn đề bụi, ồn, rung ở các đô
thị, mất sinh cảnh, chất lượng nước ở các cảng sông, biển, môi trường
trong một số nhà máy giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, …

2. Các tiêu chí để lựa chọn/xác định các vấn đề cần báo cáo
(issues) ưu tiên
- Thực sự quan trọng, được đa số những người nghiên cứu, quản lý
môi trường theo chuyên đề đó thừa nhận cần nêu lên trong báo
cáo.
- Phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt nam, của
Luật BVMT, các văn bản luật, các kế hoạch, quy hoạch, …
- Khả thi (có dữ liệu để "xây dựng" các chỉ thị cả 5 khâu D, P, S, I,
R), nhất là có thể đưa ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu và
khả thi trên cơ sở cân nhắc tình hình tài chính, tổ chức, năng lực
thực thi.
- Bao gồm đủ các vấn đề nóng bỏng nhất của chuyên đề.
- Cần được xác định thứ tự ưu tiên cả theo thời gian và không gian

(cái nào trước, cái nào sau, ở đâu làm trước, ở đâu làm sau, v.v…).

3. Khung và quy mô báo cáo:
Tuỳ loại chuyên đề định báo cáo mà các nội dung cụ thể của báo
cáo có thể khác nhau. Song nhìn chung, khung báo cáo có thể như
sau:
3.1. Mở đầu:
-
Nêu định nghĩa (nếu là chuyên đề mới, thí dụ đa dạng sinh học),
tên chuyên đề báo cáo, nêu mục tiêu, phạm vi không gian, thời
gian, phương pháp (thí dụ theo mô hình DPSIR), người tham gia,
các hạn chế của báo cáo (như thiếu số liệu, thời gian chuẩn bị báo
cáo quá ngắn).
-
Nêu những thông tin chung về chuyên đề (thí dụ chuyên đề môi
trường biển cần giới thiệu chung về biển Việt Nam).
-
Người sử dụng báo cáo.
3.2. Các vấn đề "nóng bỏng" trong môi trường chuyên đề
3.2.1. Vấn đề 1
3.2.2. Vấn đề 2

3.2.n. Vấn đề n

Nên sử dụng các ô (đóng khung, viết kiểu chữ khác) để tóm tắt từng
phần viết. Mỗi vấn đề có 2 cách viết:
+ Viết đủ các khâu D, P, S, I, R cho từng vấn đề
+ Viết chung từng khâu (D, P, S, I, R) cho toàn bộ các vấn đề
Cách thứ nhất:
Ưu điểm: Trình bày được rõ ràng từng vấn đề môi trường theo tất cả 5 khâu:

+ Nguyên nhân sâu xa (D, driving forces)
+ Nguyên nhân trực tiếp (P, pressure)
+ Tình trạng – hiện trạng và xu thế (S)
+ Tác động (đến tự nhiên-môi trường vật lý, hoá học, cơ học, sinh học, đến
kinh tế-các ngành kinh tế, đến con người-sức khoẻ, kế sinh nhai (nghề
nghiệp, chỗ làm việc, thu nhập, …) (I)
+ Đáp ứng (các biện pháp đã và sẽ áp dụng để khắc phục, giảm thiểu tác
động xấu) (R)
Nhược điểm: dễ bị trùng lặp, khó làm cho rạch ròi nhất là ở các khâu D, P
và R vì thường thì đó các nội dung chung cho nhiều vấn đề khác nhau.
Cách thứ hai:
Khắc phục dược nhược điểm của cách thứ nhất và cũng rõ ràng cả 5
khâu (D, P, S, I, R) cho chuyên đề.

3.3. Kết luận:
Tóm tắt lại các phần 3.1, 3.2, nhất là các biện pháp cần thực hiện
trong tương lai.
3.4. Tài liệu tham khảo:
- Chỉ liệt kê các tài liệu sau: các báo cáo của các cơ quan quản lý môi
trường các cấp (trung ương, ngành, tỉnh), các đề tài nghiên cứu các
cấp (trung ương, ngành, tỉnh) đã được nghiệm thu, các chương trình
lớn của quốc tế (UNEP, UNDP, …). Kết quả của các đề án đã được
sàng lọc và đưa vào 3 loại tài liệu trên.
- Các tài liệu này phải được trích dẫn thật sự trong báo cáo.

4. Quy mô báo cáo: Có thể có 3 loại báo cáo:
- Đầy đủ cỡ 80-120 trang-cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản
lý chuyên sâu.
- Tóm tắt cỡ 15-30 trang-cho các nhà lãnh đạo, những người ra
quyết định.

- Phổ biến cộng đồng 15-20 trang-cho người dân.
Loại thứ 3 cần lưu ý đến trình động cộng đồng (không nên sử
dụng nhiều các thuật ngữ chuyên môn, viết sinh động, dễ hiểu,
nhiều hình ảnh, song không nên quá đơn giản, vì trình độ văn
hoá của đại bộ phận dân chúng hiện nay đã là hết phổ thông cơ
sở).
Số trang cần được quy định chung từ trước cho mỗi chương,
mục. Đại để có thể theo tỷ lệ sau (cho cả 3 loại báo cáo).
- Mở đầu 1/15-1/10 tổng số trang
- Các vấn đề nóng bỏng: 13/15-4/5 tổng số trang
- Kết luận và tài liệu tham khảo" 1/15-1/10 tổng số trang.

5. Trình tự xây dựng báo cáo chuyên đề
Sau khi xác định các vấn đề quan trọng nhất cần đề cập trong
báo cáo chuyên đề, cần:
- Lập đề cương chi tiết cho báo cáo chuyên đề, có nội dung cụ
thể, sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thời gian hoàn thành và
phân công trách nhiệm.
- Các cơ quan được phân công chịu trách nhiệm về nội dung nào
sẽ phải xây dựng các chỉ thị cho nội dung đó.
- Cử cơ quan có năng lực để:
+ Điều phối chung việc xây dựng các chỉ thị
+ Thu thập, phân tích các thông tin không đưa được vào dạng
chỉ thị
+ Tổng hợp chỉ thị, thông tin và viết thành báo cáo.
- Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp, sửa chữa báo cáo.

6.6. 6. 6. Sử dụng các dữ liệu và chỉ thị trong báo cáo
Sau khi đã xây dựng đủ các mẫu biểu thu thập thông tin cho các
chỉ thị môi trường (Fact sheets of environmental indicator

development) các đồ thị, các bảng biểu, các việc cần làm tiếp,
v.v… Cần đưa sử dụng vào các mục tương ứng của báo cáo theo
các nội dung tương ứng với D, P, S, I, R.
Tuy vậy, không thể xây dựng hết các chỉ thị vì số lượng chỉ thị
phải có hạn nên phải sử dụng cả các đoạn không thể hiện được
bằng các chỉ thị trong các báo cáo các cấp nữa. Chú ý là phải có
nguồn dữ liệu rõ ràng cho các thông tin trong báo cáo.

7. Việc cung cấp, phổ biến các dữ liệu và chỉ thị
Người làm và cung cấp dữ liệu và chỉ thị: phải là cơ quan
chuyên trách, có khả năng tự có/hoặc thu thập các thông tin cần
thiết cho các chỉ thị tương ứng, có thể là các trạm quan trắc môi
trường (quốc gia, ngành, tỉnh), các bộ phận quản lý môi trường các
bộ, ngành, các Sở Tài nguyên Môi trường, niên giám thống kê (cả
nước, tỉnh/thành), các ban quản lý các chương trình quốc tế, lưu trữ
các kết quả nghiệm thu đề tài các cấp nhà nước, bộ ngành, tỉnh
thành và cuối cùng là các tạp chí khoa học đã công bố (các tạp chí
đó phải có hội đồng biên tập, có người phản biện).

Các dữ liệu và chỉ thị được phổ biến cho các cơ quan quản lý và
công chúng thông qua các báo cáo SoE (chung hoặc chuyên đề)
theo các dạng báo cáo toàn văn, báo cáo tóm tắt, báo cáo cộng
đồng.

8. Cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề
Tình trạng chung hiện nay cho thấy:
-
Báo cáo của Bộ/ngành: phần lớn các bộ/ngành (có lẽ trừ Bộ Quốc
phòng, Tổng Cục Du lịch, Tổng Công ty Dầu khí, Bộ Giao thông, Bộ
NN và PTNT) chưa đủ lực lượng để xây dựng báo cáo tình trạng môi

trường bộ/ngành mình, rất cần thiết có sự cố vấn, tham gia xây dựng
báo cáo của các cơ sở khoa học đã từng thực hiện nhiều nghiên cứu
môi trường của bộ/ngành đó đến khi có đủ kinh nghiệm và lực lượng
thực hiện. Trong trường hợp nào thì cơ quan chủ trì cũng phải là các
bộ/ngành tương ứng và là cơ quan chịu trách nhiệm sau cùng về nội
dung báo cáo.
-
Báo cáo chuyên đề khác: (theo các thành phần môi trường, các vùng
địa lý, các vấn đề bức xúc), cần cử các cơ quan khoa học, đứng ra tổ
chức và thực hiện việc xây dựng báo cáo. Cơ quan chỉ trì của tất cả
các báo cáo các loại này phải là Bộ TNMT hoặc là Sở TNMT.
Chú ý: Có nhiều cơ quan khoa học chuyên làm về môi trường có
thể có khả năng tư vấn, tham gia vào báo cáo của Bộ/ngành cũng
như các báo cáo chuyên đề khác. Nên sử dụng hình thức đấu thầu
vào việc lựa chọn cơ quan cụ thể.

9. Phổ biến thông tin và cảnh báo:
-
Cung cấp thông tin về hiện trạng và cảnh báo các vấn đề của
tương lai là 2 mục tiêu quan trọng nhất của các loại báo cáo tình
trạng môi trường, chung cũng như chuyên đề.
-
Có thể cung cấp thông tin và cảnh báo cho các cấp lãnh đạo cao
hơn bằng báo cáo tóm tắt, cho dân chúng bằng báo cáo cộng
đồng, cho những người nghiên cứu và quản lý bằng báo cáo toàn
văn.
-
Cần cảnh báo về các vấn đề liên quan trực tiếp đến sản xuất (thí
dụ về dịch bệnh trong thuỷ sản, trong nông nghiệp, chất lượng
môi trường du lịch, …), đến sức khoẻ người dân (thí dụ về dịch

bệnh) bằng các thông tin cảnh báo riêng, tốt nhất là định kỳ đối
với thông tin bình thường hoặc đột suất đối với thông tin không
bình thường.
-
Hình thức phổ biến thông tin, cảnh báo có thể:
+
Là báo cáo bằng văn bản
+
Trên các trang Web
+
Phát thanh, truyền hình

10. Thí dụ:
Áp dụng DPSIR (trong đó D và P gộp lại thành P) đối với chuyên
đề môi trường: hiện trạng môi trường Việt Nam 2004, môi trường
biển.

×