Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.9 KB, 2 trang )
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các nhu cầu về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng
lượng ngày càng tăng. Sự phát triển kinh tế xã hội với sự xuất hiện hàng loạt nhà máy xí nghiệp,
các công trình xây dựng đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái, môi trường xung quanh cũng như
điều kiện sống của con người. Tài nguyên có xu thế cạn kiện dần, ô nhiễm môi trường tăng lên. Vì
vậy vấn đề BVMT và phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
Xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình
giao thông, thủy lợi, hệ thống hạ tầng cơ sở, sản xuất vật liệu xây dựng... là một trong những hoạt
động kinh tế xã hội tác động mạnh mẽ nhất đối với môi trường và nguồn tài nguyên. Việc xây dựng
các công trình lớn trọng điểm Quốc gia như nhà máy thủy điện Sơn La, các nhà máy xi măng Nghi
Sơn, Hà Tiên,...cảng Cái Lân, khu công nghiệp chế biến dầu Dung Quất đã và sẽ gây suy thoái môi
trường ở một phạm vi lớn nếu như không có sự hiểu biết và biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác
động tiêu cực này. Do vậy ngay từ khi các dự án xây dựng cơ bản chưa triển khai thì đã cần phải có
những đánh giá các tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động và trong quá trình thi công
các công trình xây dựng, việc BVMT là rất quan trọng, điều đó yêu cầu người kỹ sư xây dựng phải
có những kiến thức nhất định về công tác quản lý môi trường và công nghệ môi trường để ứng
dụng nó vào công việc hàng ngày trong việc BVMT.
Mục tiêu của môn học: trang bị cho sinh viên những kiến thức về các tác động đến môi
trường có thể xảy ra trong quá trình thi công các công trình xây dựng và các biện pháp ngăn ngừa,
giảm thiểu các tác động đó. Đồng thời môn học còn cung cấp một số biện pháp khắc phục, xử lý
các chất ô nhiễm khi thi công các công trình và công trình đi vào hoạt động.
Nội dung của môn học:
- Chương 1. Một số vấn đề chung về môi trường
- Chương 2. Quản lý môi trường trong xây dựng
- Chương 3. Bảo vệ môi trường không khí
- Chương 4. Bảo vệ môi trường nước
- Chương 5. Bảo vệ môi trường đất, cảnh quan
- Chương 6. Quản lý chất thải rắn