Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Kiến thức cơ bản về dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 35 trang )

BS Phan Văn Minh-Trung
tâm DS-KHHGĐ Vũng tàu
1. Khái niệm về dân số:

Dân số là một tập hợp nhiều cá thể con người
trong xã hội. dân số là chủ thể của xã hội nhưng
cũng đồng thời là đối tượng quản lý của xã hội.

Nhân khẩu học hay dân số học là khoa học
nghiên cứu các hiện tượng và quy luật dân số,
bao gồm các yếu tố: Qui mô, cơ cấu, phân bố,
mật độ dân số cũng như các quá trình sinh, tử,
di dân, tăng trưởng dân số trong sự tác động
qua lại với các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.
2. Qui mô dân số
2.1 Qui mô dân số

Qui mô dân số là tổng số dân trên một vùng lãnh
thổ tại một thời điểm nhất định. Thông thường
người ta quen gọi là số dân hoặc dân số của cả nước,
một khu vực, một tỉnh, một huyện, một xã để chỉ quy
mô dân số của lãnh thổ đó.

Theo số liệu thống kê, qui mô dân số Việt Nam cũng
tăng với tốc độ nhanh trong những năm qua, mặc dù
hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài, thiên tai liên
tiếp, kinh tế xã hội kém phát triển.
2.1 Qui mô dân số
Năm Dân số / Triệu người
1921 15,5
1930 17,7


1945 23,2
1960 30
1989 64,8
1999 76,3
2009 Dự báo khoảng 86
2.1 Qui mô dân số
Như vậy, sau 90 năm dân số Việt Nam tăng
06 lần. Nếu tính từ năm 1960, sau 50 năm
dân số Việt Nam tăng gần 3 lần, với khoảng
86 triệu người, Việt Nam có dân số đông
thứ 13 trong 200 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
2.2 Dân số trung bình
-
Dân số trung bình là số dân trung bình của
tổng dân số đầy kỳ và dân số cuối kỳ chia
đôi. Dân số trung bình của một năm là tổng
số dân của dân số tính tại thời điểm ngày
01/01 và ngày 31/12 của năm đó cộng lại và
chia đôi.
-
Cách tính:
2
Daân soá ñaàu kyø + Daân soá cuoái kyø
Daân soá trung bình =
3. Cơ cấu dân số.
Cơ cấu dân số là tỷ trọng một nhóm
dân số theo một đặc trưng nhất định trong
tổng số dân số. Tùy theo cách phân loại và
nhu cầu nghiên cứu có thể chia thành các

loại cơ cấu dân số khác nhau như: Cơ cấu
dân số theo nhóm tuổi, cơ cấu dân số theo
giới tính, cơ cấu dân số theo dân tộc,…
3.1 Cơ cấu theo giới $nh.
3.1 Cơ cấu theo giới $nh.

Theo quy luật tự nhiên, tỷ số giới tính khi
sinh nằm trong khoảng 103 đến 107 bé trai
trên 100 bé gái là mức bình thường. Do tỷ
lệ chết của trẻ em trai cao hơn trẻ em gái
(Trong trường hợp không có phân biệt đối
xử) nên đến tuổi trưởng thành số thanh
niên nam và nữ là tương đương nhau.
3.1 Cơ cấu theo giới $nh.

Trong một số năm gần đây, tỷ số giới tính
khi sinh của nước ta tăng liên tục và mất
cân bằng: 2005:109, 2006:111, 2007:112,
2008:112 Nguyên nhân của tình trạng này
là sự kết hợp 2 yếu tố: Do ảnh hưởng của
truyền thống nho giáo, tư tưởng trọng nam
khinh nữ vẫn còn nặng nề và nhờ các kỹ
thuật siêu âm hiện đại giúp phát hiện sớm
giới tinh thai nhi và loại bỏ thai nhi có giới
tính là gái…
3.1 Cơ cấu theo giới $nh.

Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra,
không được khắc phục thì vài chục năm
sau nam sẽ nhiều hơn nữ, dẫn đến nhiều

nam giới không có điều kiện lập gia đình,
nạn buôn bán phụ nữ, mại dâm,v.v sẽ
phát triển làm mất ổn định xã hội.
3.2 Cơ cấu dân số theo tuổi.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi (nhóm tuổi) là tỷ
trọng dân số ở từng độ tuổi (nhóm tuổi) trên
tổng số dân số. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
(nhóm tuổi) thường được biểu thị bằng tỷ lệ
dân số ở một độ tuổi (nhóm tuổi) so với tổng số
dân số, tính theo phần trăm.

Cơng thức:
Dân số thuộc một độ tuổi (nhóm tuổi)
Tỷ lệ dân số ở một độ tuổi (nhóm tuổi) = x100
Tổng số dân
3.2 Tháp tuổi
3.3 Cơ cấu dân số theo dân tộc.
3.4 Cơ cấu dân số theo *nh trạng hôn nhân.

Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân là sự
phân chia số dân của một nhóm tuổi nào đó
theo tình trạng hôn nhân như:

Chưa bao giờ kết hôn

Đang có vợ (chồng)

Góa


Ly thân

Ly hôn

Tình trạng hôn nhân cũng có thể được xét theo
giới tính.
4. Mật độ dân số.

Mật độ dân số được biểu thị tăng bình quân số
người trên một đơn vị diện tích đất đai. Thông
thường tính bình quân số người của một quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ trên một Km
2

Cách tính:
4. Mật độ dân số.

Diện tích nước ta là hơn 330.000 km
2
. Nếu lấy
số chính thức của Tổng cục Thống kê, dân số
năm 2008 = 86,2 triệu, như vậy mật độ dân số
nước ta hiện nay là 260 người/km
2
, mật độ
dân số Việt Nam gấp 5,3 lần mật độ Thế giới,
gấp 2 lần Châu Á và Đông Nam Á
5. Biến động dân số.

Biến động dân số là sự tăng hoặc giảm về số

lượng dân số của một vùng lãnh thổ trong một
khoảng thời gian nhất định. Các yếu tố tác
động đến biến động dân số gồm sinh, chết
(biến động tự nhiên) và nhập cư, xuất cư (biến
động cơ học).
5.1. Biến động dân số tự nhiên:
5.1.1 Tỷ suất sinh thô (ký hiệu là CBR), còn
gọi là tỷ suất sinh

Tỷ suất sinh là số trẻ sinh ra sống tính trên
1.000 người dân trong một năm nhất định.
5.1. Biến động dân số tự nhiên:
5.1.1 Tỷ suất sinh thô (ký hiệu là CBR), còn gọi là tỷ suất
sinh
Chỉ tiêu tỷ suất sinh thô rất dễ tính toán
nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của cơ cấu tuổi
sinh đẻ. Do đó đôi khi tỷ suất sinh thô không
phản ánh chính xác mức sinh. Chẳng hạn xã A có
tỷ suất sinh thô là 15%o, xã B có tỷ suất sinh thô là
13%o, ta cũng chưa đủ cơ sớ để khẳng định mức
sinh của xã A cao hơn xã B nếu chưa xem xét tỷ
trọng dân số trong độ tuổi sinh đẻ của 2 xã này.
5.1. Biến động dân số tự nhiên:
5.1.2 Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên.
Mục tiêu của chương trình KHHGĐ Việt
Nam là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con,
do vậy thường tình tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên
để đánh giá tình hình thực hiện KHHGĐ của một
địa phương, đơn vị.
Cách tính:

5.1. Biến động dân số tự nhiên:
5.1.3 Tỷ suất đặc trưng theo từng nhóm tuổi (ký hiệu
là ASFR).
Nhóm tuổi sinh đẻ thường được qui định từ 15
đến 49 tuổi (đối với tuổi của phụ nữ, tuổi người vợ).
Tring nghiên cứu dân số người ta thường chia nhóm
tuổi sinh đẻ ra các nhóm 5 tuổi là: 15 – 48; 20 – 24; 25 –
29; 30 – 34; 35 – 39; 40 – 44; 45 – 49. Trong nhóm tuổi
này mức sinh ở các nhóm tuổi rất khác nhau.
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được xác định
như sau:
5.1. Biến động dân số tự nhiên:
5.1.3 Tỷ suất đặc trưng theo từng nhóm tuổi (ký hiệu
là ASFR).
Phân tích tỷ suất đặc trưng theo tuổi giúp
ta biết nhóm tuổi nào có độ mắn đẻ hơn, nhóm
tuổi cao hoặc thấp là nhóm tuổi sinh đẻ không có
lợi, có mức sinh đẻ ra sao,… để có định hướng
quan tâm trong công tác Dân số-KHHGĐ.
5.1. Biến động dân số tự nhiên:
5.1.4 Tổng tỷ suất sinh (ký hiệu TFR).
Tổng tỷ suất sinh (TFR) là tổng cộng các tỷ
suất sinh đặc trưng theo từng nhóm tuổi và là số
con trung bình của một bà mẹ tính đến hết tuổi
sinh đẻ.
TFR là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất
mức sinh của dân số ở một dịa phương, một khu
vực, một nước, vì không bị ảnh hưởng bở cơ
cấu tuổi.
5.1. Biến động dân số tự nhiên:

5.1.4 Tổng tỷ suất sinh (ký hiệu TFR).
TFR của một số khu vực như sau:
Việt Nam 2008 2,08
Thế giới 2006 2,6
Các nước phát triển 2006 1,6
Các nước trung bình 2,2
Các nước chậm phát triển 3,6

×