Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc giacủa hiêu trưởng trường MN lương ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.24 KB, 25 trang )

Đề tài:
“ Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
của Hiệu trưởng trường mầm non Xã Lương Ngoại huyện Bá
Thước”
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX là những định hướng quan trọng cho sự phát triển của giáo
dục đào tạo theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa. Theo
đó những chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục của từng bậc học,
cấp học được xây dựng, các hệ thống chuẩn định hướng và kiểm soát
sự phát triển được xác lập. Các tiêu chuẩn để xếp loại trường chuẩn
quốc gia là một trong những hệ thống chuẩn nói trên.
Những nghiên cứu gần đây về sinh học phát triển của trẻ từ 0
đến 6 tuổi càng khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục mầm non là hết
sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mọi
quốc gia. Vì vậy “Đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ chính là đầu tư lâu dài và ngay từ đầu cho sự phát
triển kinh tế – xã hội trong tương lai”.
Với ý nghĩa như vậy, việc xây dựng các trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên quá
trình thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia cho thấy còn nhiều
bất cập giữa định hướng của chỉ tiêu có tính lý tưởng với điều kiện của
từng địa phương cũng như sự hạn chế trong kinh nghiệm để thực hiện
1
các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia của nhà trường và địa
phương.
Mặt khác, do một thời gian dài, giáo dục mầm non chưa thực sự
được quan tâm một cách thỏa đáng nên cơ sở vật chất của nhiều
trường còn khó khăn, đội ngũ giáo viên còn những bất cập về số lượng


và chất lượng nên không tạo được động lực cho giáo viên tham gia
học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Tất cả những vấn đề nói trên đòi hỏi người quản lý phải có
những biện pháp quản lý có tính khả thi để giải quyết được những
mâu thuẫn đang tồn tại nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà
trường thành trường đạt chuẩn quốc gia.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Kinh nghiệm xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường
mầm non Xã Lương Ngoại huyện Bá Thước”
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Ngày 16 tháng 07 năm 2008 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
đã ký quyết định số : 36/2008/QĐ-BGD &ĐT về việc ban hành Quy
chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Trường mầm non được xây dựng theo V tiêu chuẩn và đạt
chuẩn quốc gia là sự thể hiện một sự phát triển mới của nhà trường,
cao hơn và rõ hơn cả tiêu chuẩn mô hình trường trọng điểm bậc học
Mầm non. đã được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết
định số 1363/GD và ĐT ngày 31-5-1994.
2. Cơ sở thực tiễn
2
2.1. Lương Ngoại là một xã khó khăn được hưởng những ưu
đãi của chính phủ như chương trình 30a đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, một số hộ gia đình chưa quan tâm đến việc học còn bỏ mặc
con em ở nhà để đi làm kinh tế. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc
học của học sinh.
2.2. Thực trạng trường mầm non Lương ngoại trước khi xây
dựng trường chuẩn quốc gia
- Về qui mô phát triển trường lớp: Trường có 7 lớp nằm ở 7

thôn
- Số lượng - Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Chất lượng nuôi dạy trẻ được coi là một trong những tiêu chuẩn
đánh giá công tác chăm sóc giáo dục trẻ của các trường Mầm non. Có
thể thống kê số lượng học sinh ở trường và chất lượng chăm sóc trẻ ở
xã Lương Ngoại như sau:
Số lượng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ năm học 2005 -
2006
Năm
học
TS
trẻ 3-
5Tuổi
toàn
trườn
g
Số trẻ
ra
lớp
Đạt Tỉ
lệ %
Chuyên cần
Bé Khỏe
-ngoan
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số

Tỉ lệ
%
2005
-
2006
167 117 70 65 55 16 10
2006
-
2007
154 110 71 60 51 14 12
2007
-
161 116 72 67 58 17 15
3
2008
2008
-
2009
155 115 74 71 62 20 17

- Đội ngũ cán bộ -giáo viên: năm học 2005 -2009 thì đội ngũ Cán bộ
quản lý – Giáo viên nhà trường Mầm non Lương Ngoại gồm có:
Năm
học
T/s
CB
GV
Trình độ chuyên môn
Chất
lượng

Thạc

Đại học Cao đẳng THSP
Chưa Đạt
chuẩn
Ts % Ts % Ts % TS % Ts %
2005-
2007
8 0 0 0 0 0 0 5 62.5 3 37.5
2008-
2009
17 0 0 0 0 3 18 14 82 0 0
Cơ sở vật chất: Nhà trường mầm non Lương Ngoại có tổng diện
tích 7080 m
2
, số học sinh là 167, bình quân diện tích đất cho mỗi học
sinh đạt 4,2 m
2
.Tỉ lệ quỹ đất dành cho nhà trường hiện nay 7080 m
2
Tình hình phòng học Mầm non
Tổng số phòng học là 7 trong đó chủ yếu học nhờ tại nhà
kho của các thôn bản
- Thực trạng triển khai việc xây dựng trường MN đạt chuẩn
quốc gia năm 2005-2010
+ Việc lập đề án xây dựng trường chuẩn : Từ năm 2005 đến
năm 2010 được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện Bá Thước,
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước, đặc biệt là đồng chí Phó
trưởng phòng phụ trách bậc học Mầm non, cùng với sự quan tâm của
4

địa phương trường đã qui hoạch được địa điểm quỹ đất khu trung
tâm , các điểm lẻ của trường, xây phòng học vừa xây dựng được cảnh
quan trường học, tường rào, sân chơi, bồn hoa, cây cảnh… từng bước
xây dựng các tiêu chí về trường đạt chuẩn Quốc gia, mặt khác thực
hiện chiến lược mạng lưới trường lớp về phát triển giáo dục từ giai
đoạn 2005-2010, trường MN đã xác định mục tiêu xây dựng trường
đạt chuẩn Quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của trường.
+ Việc nâng cao trình độ đạt chuẩn cho CBQL- GV :
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên ,nhà trường xắp
xếp tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao
trình độ trên chuẩn và tham gia các lớp chuyên đề tại trường - tại
huyện- tổ chức dạy mẫu- xem băng đĩa các tiết dạy, xắp xếp cho giáo
viên dự giờ lẫn nhau -Thăm quan học hỏi kinh nghiệm các trường bạn.
Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.
Cán bộ giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện
nghiêm túc các qui định của nhà nước100% cán bộ giáo viên lao động
giỏi, không có giáo viên vi phạm kỉ luật.
+ Việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục:
Nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh chương trình chăm sóc giáo
dục do bộ giáo dục qui định- Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ
thể và triển khai trực tiếp đến giáo viên. Nhà trường luôn chú trọng tới
việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ,thực
hiện các chuyên đề trọng tâm như: chuyên đề “ Giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn hực phẩm” chuyên đề “Nâng cao chất lượng cho trẻ
làm quen với hoạt động tạo hình và bảo vệ môi trường “ tiếp tục thực
5
hiên các chuyên đề ‘Nâng cao chất lượng làm quen với toán, âm nhạc
và giáo dục lễ giáo, văn học và chữ viết”
Duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng, nâng
cao phương pháp dạy học tích cực ở trẻ mầm non. Hàng tháng phát

động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi. Tổ chức hội thi
giáo viên giỏi cấp trường để trao trổi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo điều
kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn
+ Công tác xã hội hoá giáo dục, cơ sở vật chất- trang thiết bị:
- Nhà trường tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá
giáo dục
- Tiếp tục tham mưu với cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương,
cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo theo yêu cầu chuẩn
- Tham mưu cấp trên hỗ trợ kinh phi xây dựng cơ sở vật chất và
mua sắm trang thiết bị đồ dùng cho trẻ với số tiền là 257.289.000đồng
xây nhà vệ sinh,khoan gíếng, mua bàn ghế văn phòng.
- Phối hợp các tổ chức trên địa bàn, các bậc phụ huynh tập trung
các nguồn lực cho giáo dục Mầm Non .
- Thực hiện công tác tuyên truyền tới các thôn bản, các bậc phụ
huynh về việc huy động trẻ ra lớp, trẻ ở lại ăn bán trú, chăm sóc trẻ
khoa học.
- Thực trạng công tác tổ chức quản lý nhà trườngcủa Ban giám
hiệu
Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và NN, chấp
hành nghiêm sự QL của chính quyền địa phương, tham mưu với cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương, chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan
quản lý giáo dục các cấp ,quản lý nề nếp các hoạt động chuyên môn,
6
quản lý hồ sơ sổ sách- kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định,
Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, chăm lo
đời sống Cán bộ -giáo viên – công nhân viên. Công tác phối hợp với
các đoàn thể, Công tác phối hợp phụ huynh HS thường xuyên.
Thực trạng về việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
- giáo dục trẻ của nhà trường năm học:
*Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng:

Năm học
Tổng số
trẻ
Kênh A Kênh B Kênh C
Số trẻ Tỷ lệ
%
Số trẻ Tỷ lệ
%
Số trẻ Tỷ
lệ
%
2005-
2006
117 45
38
53
45
19
16
2006-
2007
110 66
60
43
39
16
15
2007-
2008
116 78

71
26
22
12
10
2008-
2009
115 82
71
23
20
10
8.6
Kết quả chất lượng giáo dục:
Năm học
Tổng
số trẻ
Số
trẻ
Tốt
Tỷ
lệ %
Số
trẻ
Khá
Tỷ
lệ
%
Số
trẻ

TB
Tỷ
lệ
%
Số
trẻ
yếu
Tỷ
lệ
%
2005-
2006
117 34 29 41 35 33 28 9 8
2006-
2007
110 35 32 41 37 28 25 6 6
2007-
2008
116 38 33 45 39 28 24 5 4
2008- 115 45 39 45 39 22 19 3 3
7
2009
- Thực trạng việc thực hiện xã hội hóa công tác xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia:
+ Tham mưu và phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể ở
địa phương
+ Tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non.
+ Vận động sự tham gia đóng góp của các tổ chức xã hội, các cá
nhân,các bậc cha mẹ trong cộng đồng
- Như vậy, việc triển khai thực hiện xây dựng trường Mầm non

đạt chuẩn quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường. Chính vì vậy
mà người cán bộ quản lý, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường cần
phải năng động, sáng tạo, có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả
để có thể sớm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƯỞNG VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT
CHUẨN QUỐC GIA
2.1. Giải pháp 1: Hiệu trưởng nhà trường xây dựng quy hoạch
tổng thể và có kế hoạch từng bước xây dựng trường Mầm non đạt
chuẩn quốc gia.
2.1. Biện pháp tổ chức thực hiện:
Tiến hành rà soát lại từng tiêu chí để đề ra kế hoạch xây dựng
tổng thể và có kế hoạch từng bước trong xây dựng trường chuẩn quốc
gia.
Tổ chức hội nghị với các cơ quan liên ngành trong xã, Hội đồng
giáo dục xã về quy hoạch xây dựng, kế hoạch thực hiện cho từng thời
8
gian, tìm những giải pháp tối ưu, những bước đi hợp lý cho từng nội
dung công việc. Nhà trường cần sửa chữa cải tạo để đạt chuẩn để
tham mưu cho BCĐ huyện.
Nhà trường xây dựng đề án đầu tư xây dựng đề nghị các cấp có
thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Trên cơ sở đó xây dựng được kế
hoạch cụ thể, chi tiết để tăng tính khả thi thực hiện đề án.
Đề xuất với Phòng Giáo dục xác định nhu cầu quy hoạch diện
tích của nhà trường đến năm 2015 dựa trên cơ sở định mức diện tích
đất/học sinh theo Quyết định của ủy ban nhân dân huyện (từ 4-5m²
/người).Đồng thời phải dự báo dược số trẻ mầm non trong độ tuổi đến
năm 2015 để có quy hoạch phát triển nhà trường.
Quy hoạch phải bám sát theo 5 chuẩn của trường Mầm non đạt
chuẩn quốc gia để phấn đấu xem chuẩn nào mình đã đạt, chuẩn nào

cần phải đạt .
2.2. Giải pháp 2: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với cán
bộ, giáo viên, công nhân viên.
2.2.1. Biện pháp 1. Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc
xây dựng trường chuẩn quốc gia
Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm của Nhà nước và
toàn dân.Thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội và
Luật giáo dục năm 2005, Chính phủ xác định cần tập trung phát triển
giáo dục Mầm non, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn
diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Vì vậy để thực
hiện được mục tiêu này đòi hỏi trước khi tiến hành xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia phải tuyên truyền vị trí vai trò của ngành
9
giáo dục mầm non. Giới thiệu về những chủ trương chính sách lớn của
Đảng và nhà nước về công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ – mẫu
giáo. Triển khai những phương hướng, nhiệm vụ thực hiện của ngành
trong từng năm học. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ một cách khoa
học cho tất cả các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh.Tuyên truyền
những kinh nghiệm hay, những gương điển hình tốt, những hoạt động
nổi bật của ngành để mọi người, mọi ngành thấy rõ sự cần thiết và tầm
quan trọng phải xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Chủ
trương xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải quán triệt
từ các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo ngành, cán bộ quản lý, giáo
viên trong ngành và toàn xã hội thông qua những nội dung cụ thể về
đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, phổ biến Luật giáo dục, Luật
phổ cập giáo dục, tinh thần các Nghị quyết trung ương về Giáo dục &
Đào tạo…Từ đó, các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội thấy được
trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia.

2.2.2. Biện pháp 2. Tuyên truyền vận động để khơi dậy thức
trách nhiệm của mọi người trong việc phấn đấu để đạt được các tiêu
chuẩn của trường chuẩn quốc gia
Tuyên truyền là sự tác động đến nhận thức, tình cảm, trách
nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi ngành trong cộng đồng, với
những hình thức phong phú đa dạng và nội dung thiết thực như qua
truyền thanh xã ,bảng tin nhà trường Thông qua các cuộc họp tại thôn
bản nhà trường viết bài tuyên truyền về cách nuôi dạy con cái khoa
học,không những thế nhà trường còn viết bài tuyên truyền tác dụng và
tầm quan trọng của trường đạt chuẩn quốc gia đén mọi người dân
10
trong xã hiểu.Thông qua hội phụ nữ, ĐTNCSHCM xcã Lương Ngoại,
tuyên trươền vào các ngày hội ,ngày lễĐây là một việc làm này rất
khó, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của các cấp quản lý là sự
phối hợp của các ngành, nhất là sự hỗ trợ của các ngành văn hóa thông
tin báo chí, kêu gọi ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các
đoàn thể, quần chúng và mọi người cùng phấn đấu để đạt được các
tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.Với từng trường mầm non, Ban
giám hiệu phải phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xây dựng và phát
triển mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên có năng lực, có kinh
nghiệm. Mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường phải là một tuyên
truyền viên tích cực. Lực lượng này thường xuyên phải được bồi
dưỡng để có đủ khả năng làm tốt công tác tuyên truyền cho nhà
trường trong hoàn cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trình độ
dân trí ngày càng được nâng cao. Thông qua tuyên truyền dưới nhiều
hình thức như: phương tiện thông tin đại chúng của xã, hội thảo - hội
thi, các buổi trao đổi mạn đàm chuyên đề về kiến thức nuôi dạy con
theo khoa học và thực hiện kế họach hóa gia đình, triển lãm một số
họat động của ngành, thông tin trên mạng Internet , xây dựng bảng tin
nhà trường

2.3. Giải pháp 3: Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ban
ngành các cấp trong huyện về việc thực hiện kế hoạch xây dựng
trường chuẩn quốc gia
Sự nghiệp giáo dục mầm non tồn tại và phát triển phụ thuộc vào
sự nhận thức và lãnh đạo quản lý đối với sự nghiệp giáo dục Mầm non
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhu cầu gửi con của
nhân dân vào trường. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sức mạnh tổng hợp
11
của các tổ chức, huy động các lực lượng xã hội ở địa phương cùng
tham gia phối hợp xây dựng nhà trường thành trường đạt chuẩn quốc
gia. Vì thế công tác tham mưu, phối kết hợp tranh thủ sự giúp đỡ của
các cơ quan ban ngành trong xã và cấp trên là một chức năng quan
trọng, đồng thời đó cũng là một biện pháp tích cực góp phần thực hiện
kế họach xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia.
2.3.1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa
phương, Phòng GD&ĐT và Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc
gia của huyện
Muốn làm tốt công tác này, theo chúng tôi phải thực hiện 3
bước:
- Đề xuất: đây là những vấn đề cấp thiết để được UBND huyện -
Phòng Giáo Dục huyện chấp nhận phê chuẩn và trở thành chủ trương
nghị quyết, kế họach của trường, của địa phương.
- Tổ chức thực hiện những vấn đề đề xuất, biến những yêu cầu
ban hành thành hiện thực.
- Kiểm tra, đánh giá - tổng kết rút kinh nghiệm
- Mặt khác lãnh đạo ở địa phương không ổn định thường thay
đổi theo nhiệm kỳ thì sự quan tâm nhiều hay ít tùy thuộc vào nhận
thức của mỗi con người lãnh đạo cụ thể. Vì vậy người Hiệu trưởng
cần phải nắm vững quan điểm đường lối giáo dục của Đảng, có lương
tâm nghề nghiệp với bản lĩnh vững vàng. Dám nghĩ, dám làm và dám

chịu trách nhiệm. Phải kiên trì, nhẫn nại nhưng tích cực khẩn trương,
nhạy bén và biết chọn thời cơ.
Có khả năng tổ chức thuyết phục quần chúng thực hiện tốt mọi
nhiệm vụ để góp phần mang lại hiệu qua cao trong công tác tham
mưu.
12
2.3.2. Biện pháp 2: Phối kết hợp các lực lượng xã hội và tranh
thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành
Giáo dục GDMN nói chung và đối với nhà trường nói riêng đã
đi sâu vào mọi gia đình và trở thành sự nghiệp chung của tòan xã hội.
Là một ngành học mang đậm tính chất phong trào và tính xã hội hóa
cao nên vấn đề phối kết hợp các lực lượng xã hội có tầm quan trọng
đặc biệt nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi và vận động được
khả năng, sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, ban ngành, của nhân
dân đẩy mạnh sự nghiệp GDMN trên địa bàn xã, địa bàn huyện
Để công tác phối kết hợp tốt cần phải:
- Tăng cường sự liên kết giữa các ban ngành, các đoàn thể trong
việc thực hiện những chủ trương, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ từ 0 -6 tuổi.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp các lực lượng xã hội trong đó
quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng ngành và phương thức làm
việc cụ thể.
- Hàng năm, hàng quý có sơ kết, đánh giá, kiểm điểm trách
nhiệm của từng cơ quan về việc thực hiện.
Để thực hiện điều đó người quản lý cần xác định điều kiện cần
và đủ để thực hiện. Đây là trách nhiệm chủ yếu của ngành giáo dục
mầm non.Vì thế người cán bộ quản lý trường Mầm non, Hiệu trưởng
phải chủ động đề xuất, chủ động phối kết hợp các lực lượng xã hội,
tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành cho sự nghiệp giáo
dục Mầm non ở địa phương.

- Tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở ( xã) phải có nhận thức
đúng về vị trí, vai trò to lớn và ý nghĩa quyết định của Giáo dục - Đào
13
tạo trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương…, có đội ngũ
tham mưu tốt, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo…
- Phải tạo ra cơ chế phối hợp hợp lý tất cả các lực lượng xã hội
tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.
2.4. Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, cán
bộ quản lý - giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu
của trường chuẩn quốc gia.
2.4.1. Biện pháp 1: Người hiệu trưởng phải quy hoạch cán bộ
theo định kỳ, kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ quản lý.
Để đạt được mục đích phát triển đội ngũ cán bộ quản lý - giáo
viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc
gia, việc cần làm đầu tiên là xây dựng kế hoạch. Kế hoạch đó phải
được xây dựng một cách hệ thống, hoàn thiện và trở thành chương
trình hành động chung của các cấp quản lý: phòng GD huyện, các cơ
quan, bộ phận quản lý có liên quan, các trường MN
Muốn hoạt động có chất lượng thì việc quy hoạch cán bộ theo
định kỳ, kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quản lý được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
- Cần bố trí cán bộ quản lý cho theo học nâng chuẩn hoặc trên
chuẩn, cần phải chủ động tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề trọng
tâm của năm học.Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra trực tiếp bồi
dưỡng, hướng dẫn giúp đỡ lẫn nhau trong nhà trường. Đồng thời được
tham gia các lớp đào tạo cơ bản, chính quy với các hình thức khác
nhau như ngắn hạn tập trung, ngắn hạn không tập trung và dài hạn
14
để được học tập bồi dưỡng về kiến thức quản lý trường mầm non cả

về lý luận lẫn tham quan thực tế.
- Cán bộ quản lý nhà trường đã được bồi dưỡng nâng cao trình
độ chính trị. Phối hợp với các tổ chức Đảng để có kế hoạch gửi cán bộ
quản lý nhà trường đi học các lớp trung cấp, tổ chức các lớp học tập
chính trị, nghe thời sự và học tập các Nghị quyết của Đảng một các
đầy đủ.
2.4.2. Biện pháp 2: Người hiệu trưởng cần tham mưu cho
Phòng GD&ĐT, UBND huyện tăng cường cử cán bộ giáo viên tham
gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ
Riêng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường thì việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cần làm thường xuyên
và theo hình thức cuốn chiếu, tham mưu cho Phòng GD&ĐT, UBND
huyện tạo điều kiện cho số giáo viên có thâm niên công tác, có thành
tích đi học trước. Có kế hoạch bồi dưỡng ban đầu cho giáo viên trẻ
nhằm giúp số giáo viên này có ý thức nghề nghiệp, tiếp cận và vận
dụng tốt những kiến thức đã học khi lên lớp, có kỹ năng trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ, kỹ năng giao tiếp sư phạm,
ứng xử và hoạt động xã hội đạt kết quả tốt nhất.
Đồng thời bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn,
trình độ nghiệp vụ sư phạm, kiến thức tin học… như tổ chức và tạo
điều kiện cho tất cả giáo viên được học tập bồi dưỡng lý thuyết, thực
hành, phát huy khả năng tự học tập nghiên cứu chương trình Bồi
dưỡng thường xuyên theo chu kì và theo giai đoạn mang tính thiết
thực, đưa giáo viên nòng cốt đi học các khóa bồi dưỡng tập huấn
15
nghiệp vụ, tham quan học tập kinh nghiệm trường bạn trong và ngoài
huyện theo kế hoạch nhằm giúp giáo viên tiếp cận phương pháp mới,
kỹ năng ứng dụng, giúp giáo viên kiểm nghiệm kiến thức cung cấp
cho trẻ, đồng thời cũng có cơ hội để tích lũy, cập nhật kịp thời kiến

thức thực tiễn.
5.5. Giải pháp 5: Tăng cường quản lý để đảm bảo sĩ số trẻ
đến lớp và đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Chỉ đạo phát triển số lượng, duy trì sĩ số trẻ đến lớp và nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là hai nhiệm vụ cơ bản của ngành
giáo dục mầm non. Mọi họat động của ngành đều hướng vào việc thực
hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ quan trọng đó. Và trường Mầm non
chuẩn quốc gia lại càng cần phải đạt được vì đó là một trong 5 tiêu
chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Vì thế giữa việc chỉ đạo phát triển
số lượng, duy trì sĩ số trẻ đến lớp và nâng cao chất lượng có mối quan
hệ chặt chẽ, không tách rời nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chỉ
đạo công tác phát triển số lượng, duy trì sỉ số trẻ đến lớp sẽ là cơ sở để
giải quyết vấn đề chất lượng. Ngược lại chất lượng tốt là điều quan
trọng để giữ vững và phát triển số lượng.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng: nơi nào nuôi dạy trẻ tốt thì nơi đó số
lượng trẻ gửi ngày càng đông. Mặt khác số lượng trẻ đông càng có
điều kiện chia nhóm, chia lớp theo độ tuổi, việc chăm sóc giáo dục trẻ
thuận lợi hơn, điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư nhiều hơn và chất
lượng nuôi dạy trẻ ngày càng được nâng cao. Vì thế số lượng và chất
lượng là điều kiện sống còn của trường mầm non. Trong cơ chế thị
trường hiện nay vấn đề đó càng được khẳng định, cho nên chỉ đạo tốt
16
công tác phát triển số lượng, duy trì sỉ số trẻ đến lớp và nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
5. 5.1. Biện pháp 1 . Tăng cường quản lý để đảm bảo sĩ số trẻ
đến lớp
Để phấn đấu đạt tỉ lệ chuyên cần theo chuẩn, có thể sử dụng một
số biện pháp sau:
- Tiến hành điều tra cơ bản, nắm số trẻ trong độ tuổi huy động ra
lớp, đặc biệt là trẻ 5 tuổi từ đó là cơ sở thuận lợi để tiến tới hoàn thành

phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi.
- Lập hồ sơ quản lý để theo dõi số lượng trẻ, thống nhất từ trên
xuống dưới, nắm chắc số trẻ từng giai đọan: đầu năm - giữa năm -
cuối năm và có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi có những biến động.
- Vận động các tổ chức xã hội và bằng nguồn kinh phí của trường
từng bước xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang, môi
trường xanh - sạch - đẹp, tạo môi trường sư phạm hấp dẫn trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường trong ngoài lớp sạch sẽ, kết hợp
với Trạm y tế xã thực hiện tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ, khám sức
khỏe định kỳ, Trung tâm y tế dự phòng huyện phun xịt muỗi, không
để dịch bệnh lớn xảy ra.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc
thực phẩm trong nhà trường. Hàng ngày thực phẩm phải được kiểm
tra và theo dõi sát sao.
- Giáo viên thương yêu chăm sóc trẻ, tạo sự gần gũi và niềm yêu
thích cho trẻ khi đến lớp.
17
- Mở rộng các hình thức tuyên truyền giáo dục nuôi dạy con theo
khoa học và kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao nhận thức cho các
bậc phụ huynh về sự cần thiết cho trẻ đi học đều tại trường
5. 5.2. Biện pháp 2 . Tăng cường quản lý để đảm bảo chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ
- Kết hợp tốt giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Có kế hoạch và phương án đảm bảo an toàn, kiểm tra theo định
kỳ và đột xuất.
- Chất lượng bữa ăn phục vụ cho trẻ phải được đảm bảo an toàn
với các tiêu chí: nguồn thực phẩm, vận chuyển lưu thông, môi trường
chế biến tốt và giáo dục về vệ sinh trong ăn uống.
- Tổ chức các lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên, hội

thi bữa ăn dinh dưỡng và sức khỏe
- Tham quan học tập trường bạn, nghiên cứu tài liệu và tổ chức
mạn đàm trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, dự giờ thăm lớp, tổ chức tiết
mẫu, tiết tốt.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và thực hiện đánh giá trẻ mầm non theo hướng mới.
- Xây dựng môi trường hoạt động tích hợp, phù hợp chủ đề, chủ
điểm và phù hợp với trẻ, chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu để trẻ thông
qua chơi mà học, thích tìm hiểu, khám thế giới xung quanh.
- Dạy trẻ biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, hình thành vốn sống và
kỹ năng hòa nhập với cuộc sống cho trẻ.
18
6. Giải pháp 6 : Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để
xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc
gia.
Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ dạy học là một trong
những điều kiện thiết yếu góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Do đó, việc tăng cường công
tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn của
trường chuẩn quốc gia cần phải được đảm bảo và phù hợp.
Để đạt được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trang thiết bị theo yêu
cầu trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, đây là vấn đề khó khăn nhất
trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn. Vì vậy việc làm này đòi
hỏi phải có sự quan tâm của UBND huyện, của lãnh đạo địa phương
và sự phối hợp của các ban, ngành, cùng sự tham gia của toàn dân với
Phòng giáo dục và Đào tạo.
- Nhà trường cần tham mưu với ủy ban nhân dân xã san lấp san
và đổ pê tông sân,tường rào với số tiền là 257.890.000đ, huyện xây
nhà bếp 257.345.000đ, Phòng giáo dục đồ chơi trang thiết bị đồ dùng
dạy học 205.376.000đ, Thôn bản góp đá sỏi ngày công với số tiền là

187.934.000ss, Ban đại diện cha mẹ học sinh các bậc phụ huynh mua
sắm đồ dùng ngũ cho trẻ với số tiền là 123.317.000 đồngBan quản lý
dự án để thực hiện việc quy hoạch phát triển toàn diện nhà trường
trong 5 năm hoặc 7 năm.
- Tham mưu cho BCĐ xây dựng trường chuẩn quốc gia của
huyện, của xã có giải pháp khai thác và sử dụng vốn phù hợp theo
từng giai đọan cụ thể để tạo được quỹ đất dành cho xây dựng trường
lớp.
19
- Tận dụng hết công suất các phòng hiện có và mặt bằng sân bãi
hiện có ở nhà trường và mở rộng diện tích từng bước đạt chuẩn.
- Từng bước xây dựng đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh doanh hảo
tâm để đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học, máy vi tính để học
sinh được làm quen với công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu giáo dục
Mầm non hiện nay.
KIỂM NGHIỆM
- Ban đầu nhà trường chúng tôi đánh giá thực trạng của nhà
trường, sau đó chúng tôi đã tiến hành tham mưu và lấy ý kiến đánh giá
của 3 Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo (Phó phòng giáo dục
phụ trách Mầm non – 2 chuyên viên Tổ Mầm non) về tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Sau đó được sự đồng thuận
của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi tiến hành xây dựng kế
hoạch đưa ra các giải pháp thực hiện theo lộ trình xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời được UBND huyện phê duyệt
kế hoạch và đưa vào thực hiện từ năm 2009 đến năm 2011 thì nhà
trường được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận nhà trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1.
Kết quả cụ thể như sau
Năm 2010 trường mầm non Lương Ngoại .đạt chuẩn quốc gia

mức độ 1 được thể hiện qua các tiêu chí cụ thể sau:
Số lượng học sinh các năm học của trường và chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ từ năm học 2009 - 2010 đến năm 2011 - 2012
Năm học TS trẻ
MN
Số trẻ
ra
Chuyên cần Bé Khỏe
-ngoan
20
toàn
trườn
g
lớp Tổn
g
số
Tỉ
lệ
%
Tổng số Tỉ
lệ %
Tổng
số
Tỉ lệ
%
2009 –
2010
157 157 35 100 34 97 137 88
2010-2011 159 154 45 100 147 92 142 89


- Đội ngũ cán bộ -giáo viên: năm học 2010 - 2011 thì đội ngũ Cán
bộ quản lý – Giáo viên nhà trường Mầm non Lương Ngoại gồm có:
Năm học
T/s
CB
GV
Trình độ chuyên môn
Chất
lượng
Thạc

Đại học Cao đẳng THSP
Đạt chuẩn
trở lên
Ts % Ts % Ts % Ts % Ts %
2010-
2011
16 0 0 2 12.5 3 18.7 11 68,8 5 31
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ của nhà
trường
*Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng:
Năm học
Tổng số
trẻ
Kênh BT
Kênh SDD
thể nhẹ
Kênh
SDD nặng
2009-2010 157 152 5

2010-2011 159 154 3
2011-2012 161 157 4
* Kết quả chất lượng giáo dục:
Năm học
Tổng số
trẻ
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa
đạt
Ghi chú
2009-2010 157 152 5
2010-2011 159 155 4
2011-2012 161 158 3
21
* Về chất lượng giáo dục
Do mạng lưới trường lớp còn quá nhiều điểm lẻ thuộc dạng nhà
ở nên một số trường phòng lớp còn chật hẹp, tuy được sửa chữa, nâng
cấp nhưng do quỹ đất hạn hẹp nên làm hạn chế việc chỉ đạo thực hiện
chương trình theo đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục trẻ trong các
trường mầm non cũng được quan tâm, tỉ lệ 98% trẻ đạt yêu cầu trong
quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ, trường mẫu giáo nhưng
chỉ đạt ở mức độ trung bình;
* Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
Đây là công tác mà các trường đều đặt lên hàng đầu, công tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở mầm non được thực hiện tốt, trẻ
được đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm, phòng tránh tai
nạn xảy ra đối với trẻ đạt mức độ cao nhất. Chế độ ăn của trẻ ngày
càng được cải thiện, bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng,màu sắc
đẹp, hấp dẫn.Ngoài ra nhà trường còn chú trọng chế độ ăn dành cho
trẻ dư cân béo phì nên tỉ lệ trẻ dư cân – béo phì, trẻ suy dinh dưỡng

giảm dần. Tỉ lệ trẻ đạt kênh bình thường tăng , không có trẻ kênh suy
dinh dưỡng nặng . Vấn đề này được thể hiện qua cách đánh giá Bé
khỏe - ngoan hằng năm cho thấy số lượng trẻ đạt danh hiệu Bé khỏe –
ngoan ngày càng tăng dần.
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất: Nhà trường mầm non Lương Ngoại có tổng diện
tích 8.780. m
2
, số học sinh là 157, bình quân diện tích đất cho mỗi
học sinh đạt là 51 m
2
.Tỉ lệ quỹ đất dành cho nhà trường hiện nay
8.780. m
2
22
Tình hình phòng học Mầm non
STT Loại phòng Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Phòng kiên cố 11 92
2 Phòng bán kiên cố 1 8
3 Phòng học tạm 0 0
4 Phòng học nhờ nhà dân 0 0
Tổng số 12 100
-Việc thực hiện xã hội hóa công tác xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia
+ Tham mưu và phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể ở
địa phương
+ Tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non.
+ Vận động sự tham gia đóng góp của các tổ chức xã hội, các cá
nhân,các bậc cha mẹ trong cộng đồng
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Xây dựng trường chuẩn quốc gia là một biện pháp toàn
diện, có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và là biện
pháp tạo sự bình đẳng, đồng bộ trong hưởng thụ giáo dục mầm non.
Vì nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 6 tuổi là tạo cơ sở để trẻ
phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, mở rộng hệ
thống nhà trẻ và trường Mẫu giáo trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu
cầu trường lớp cho trẻ trong độ tuổi, tăng cường các hoạt động phổ
biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình
- Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã thúc đẩy số lượng trẻ
đến trường lớp ngày càng tăng dần, cơ sở vật chất và điều kiện chăm
23
sóc giáo dục trẻ được cải thiện đáng kể. Nhiều trẻ được thụ hưởng
giáo dục mầm non ở những cơ sở có chất lượng tốt, làm giảm tải số
lượng trẻ học ở các trường trọng điểm, vì 5 tiêu chuẩn của trường
Mầm non đạt chuẩn quốc gia đủ điều kiện trở thành một nhà trường
chất lượng cao. Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là mục tiêu
phấn đấu của các đơn vị trong việc đánh giá phân loại trường, làm cơ
sở cho các cấp chính quyền, các ban ngành đầu tư cho giáo dục mầm
non.
Một là: Xây dựng quy hoạch tổng thể và có kế hoạch từng bước
xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia
Hai là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và làm cho cán bộ- giáo viên –
công nhân viên hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng
trường chuẩn quốc gia
Ba là: Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành các cấp
trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Bốn là: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn

quốc gia
Năm là: Tăng cường quản lý để đảm bảo sỉ số trẻ đến lớp và
đảm bảo chất lượng nuôi dạy.
Sáu là: Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ
sở vật chất đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia
2. Kiến nghị Với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban
Bí thư Trung ương về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
24
và cán bộ quản lý giáo dục; Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP
của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; Chỉ đạo thực hiện
NQ 40/2000/QH10 của Quốc hội về việc thực hiện đổi mới chương
trình giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ
đạo của giáo viên mầm non.
ơ
XÁC NHẬN CỦA NHÀ
TRƯỜNG






Bá Thướci , ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT
Trịnh Thị Liên
25

×