Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu ôn thi môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.06 KB, 22 trang )

Câu 1: Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM
Bài Làm
ĐH Đảng lần IX khẳng định : “tư tưởng HCM là một hệ thống qua điểm
toàn diện và sâu sắc ề những vấn đề cơ bản của CM VN, là kết quả sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chũ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thưà và phát triển các giá trị truyển thống tốt ẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa VH nhân loại” và “tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”
Nghị quyết 09 Bộ Chính trị (khoá VII) viết:”Chủ tịch HCM đã sớm nắm
bắt sâu sắc bản chất CM và KH tinh thành biện chứng và nhân đạo của học
thuyết Mác-Lênin, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn
cảnh thực tế nước ta; đồng thời Người đã kế thừa phát huy chủ nghĩa yêu nước
truyền thống thống đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Tư tưởng HCM
được hình thành từ những nguồn gốc đó “
Tư tưởng HCM là sự kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc VN mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước
Truyền thống yêu nước ý chí độc lập tự cường là chuẩn mực cao nhất,
đứng đầu bản giá trị VH tinh thần VN. Mọi học thuyết đạo đức tôn giáo du nhập
vào VN đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.
Tại ĐH II (1951) của Đảng Chủ tịch HCM nói:”dân ta có một lòng nồn nàng yêu
nước. Đó là truyền thống quy báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm
lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to
ớn nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
cướp nước.”
Các dân tộc đều có lòng yêu nước. Song truyền thống yêu nước VN có
những nét đặc sắc:một là tinh thần độc lập tự chủ, anh dũng bất khuất trong đấu
tranh dựng nước và giử nước hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới ở vào
hoàn cảnh lịch sử phải đấu tranh trường kỳ như thế, gay go quyết liệt như thế để
chống ngoại xâm, để bảo vệ độc lập tự do bản sắc và phẩm giá dân tộc như dân
tộc VN. Hai là giàu tính cộng đồng, tính nhân dân, tính nhân bản trong tư tưởng
tình cảm yêu nước VN ngay thời phong kiến nước chủ yếu không phải là Vua


mà trước hết là dân là đồng bào, là phẩm giá dân tộc và phẩm giá con người. Ba
là do hai dặc tính trên tư tưởng yêu nước truyền thống VN có xu hướng gắn với
tiến bộ XH. Tư tưởng yêu nước VN chưa đựng khát vọng về tự do công bằng
bình đẳng XH của nhân dân. Các vị anh hùng dân tộc đều có đường lối ít nhiều
đáp ứng khát vọng ấy. Nhân dân VN yêu nước mình nhưng không ít kỷ hẹp hòi
dân tộc mà tôn trọng các dân tộc khác khoan dung và quý trọng tình hoà hiếu.
Dân tộc VN có truyền thống đoàn kết nhân ái tinh thần tộng đồng lá lành
đùm lá rách trong hoạn nạn khó khăn. Dân tộc VN có truyền thống lạc quan yêu
đời trong muôn nguy ngàn khó ngươi LĐ vẫn độ viên nhau “chớ thấy sóng cã mà
ngả tay chèo” và tiếng cười vẫn không ngớt vang lên trong cuộc sống. Dân tộc
VN cần cù thông minh sáng tạo trong SX và chiến đấu đồng thời cũng là dân tộc
ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhân tinh hoa VH nhân loại. Người VN từ xưa
đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi thủ cựu thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giử
vững bản sắc dân tộc nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu cải biến những cái
hay, cái tốt cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình.
Tư tưởng HCM là sự kết tinh trọn vẹn sinh động của những giá trị truyền
thống cao quý đó. Chủ nghĩa yêu nước VN là nguồn gốc sâu xa của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Từ tuổi thanh niên HCM đã là một trong những người con yêu nước
ưu tú nhất tiêu biểu nhất của dân tộc. Tất cả ý nghĩa cuộc sống đối với người lúc
đó là cứu nước giải phóng dân tộc cứu đồng bào bị đọa đày đau khổ. Người coi
đấy là lẽ sống thiêng liêng nhất, Người nói :”tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho
tổ quốc tôi đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những đều tôi hiểu”.
Đối với Người tất cả mọi kế sách đều vô nghĩa nếu không nhằm tự do cho đồng
bào, độc lập cho tổ quốc . Cả cuộc đời Người”chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành “. HCM
lúc thiếu thời rất khâm phục tinh thần yêu nước xã thân vì nước của các sĩ phu
văn thân, các chiến sĩ như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh. Nhưng Người không tán thành đường lới cứu nước của các vị.
Tư tưởng yêu nước của HCM thời trẻ, ngay khi chưa gặp CNXH, đã thể hiện có

tầm vượt trước những quan niệm cứu nước đương thời. Bởi đó là một tư tưởng
yêu nước sáng suốt có tính phê phán không bảo thủ. Nó hướng tới việc tìm con
đường thật sự CM và KH dẫn đến mục tiêu triệt để giải phóng dân tộc. Đó là tư
tưởng yêu nước mang đậm tính nhân dân, tính nhân bản. Cứu nước trước hết là
cứu hàng triệu “đồng bào bị đoạ đày” , những “người cùng khổ”. trong quan niệm
về mục tiêu cứu nước của HCM (khi chưa là người Mác xít) nước độc lập phải đi
đôi với quyền tự do ấm no hạnh phúc. Rõ ràng mục tiêu ấy không thể tìm thấy ở
con đường cứu nước trên ập trường phong kiến và cả trân lập trường TS hay
tiểu TS. Ở tuổi 13 cũng như một số nhà yêu nước đương thời HCM đã sớm bị
hấp dẫn bởi khẩu hiệu”tự do bình đẳng bác ái”. Song khác các vị ấy HCM muốn
tìm hiểu đến tận nơi “ cái gì ẩn đằng sau” những từ đẹp đẽ ấy không chỉ trên lý
thuyết mà ngay trên thực tế. Với một hoài bảo và lòng yêu nước như thế làm
hành trang HCM ra đi tìm đường cứu nước. Như vậy là chủ nghiõa yêu nước
truyền thống đang đòi hỏi điược đổi mới là tiền để tư tưởng đưa HCM đến một
cách tự nhiên với chủ nghĩa Mác Lênin, đáp ứng yêu cầu bức xúc của lịch sử lúc
đó là phải xác định một đường lối cứu nước đúng đắn. Tư tưởng yêu nước HCM
phản ánh yêu cầu giải phóng bức xúc của dân tộc VN và các dân tộc thuộc địa
nói chung.
Tư tưởng HCM là sự tiếp thu và phát triển tinh hoa của VH nhân loại
(VH Đông tây)
Tư tưởng càng vĩ đại khi nguồn gốc của nó càng sâu xa, cơ sở của nó càng
rộng lớn. Tư tưởng HCM không chỉ kết tinh những giá trị dân tộc mà còn bắt
nguồn từ tinh hoa VH nhân loại cả phương Đông và phương Tây mà Người đã
thâu thái được. HCM xuất thân trong một gia đình khoa bản, từ nhỏ đã được hấp
thu một nền Nho học vững vàng. Vì vậy không có gì lạ khi thấy trong tác phẩm
của mình Người sử dụng khá nhiều mệnh đề của Nho giáonhưng đã đem lại cho
nó một ý nghĩa mới. HCM cũng đã chỉ ra những hạn chế lớn của Nho giáo như
phân chia đẳng cấp,c oi thường phụ nữ, khinh LĐ chân tay… HCM căn bản
không dùng học thuyết Khổng tử để cải tạo XH song Người nói :”Tuy Khổng tử là
phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng tử có nhiều điều không đúng song

những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” Người cho rằng để kế thừa
những cái hay trong tư tưởng các bậc tiền bối cần theo phương pháp Lênin .
Người nói :”Chỉ có những người CM chân chính mới thu thái được những hiểu
biết quý báu của các đời trước để lại. Lênin dạy chúng ta như vậy” Tù tuổi thiếu
niên, HCM đã tiếp cận những yếu tố VH phương Tây qua trường học Pháp Việt.
Trong cuộc đời hoạt động CM của mình Chủ tịch HCM đã sống 30 năm ở nước
ngoài mà chủ yếu là ở Châu âu nên Người cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng
của nền VH dân chủ CM phương Tây. Người đã từng sống và làm việc ở thủ đô
của các nước TB phát triển nhất như Mỹ, Anh và nhất là Pháp… Tại quê hương
của tự do bình đẳng bác ái, Nguyễn Aùi Quốc đã tiếp xúc trực tiếp với các tác
phẩm cũa các nhà triết học Khai sáng như Vonte, Rútxô, Môngtéckiơ… những
lýù luận gia của CM Pháp
Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị tư tưởng VH phương Tây cũng như đối
với những giá trị phương đông vơí tinh thần phê phán Người đã trực tiếp thấy rõ
ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông dương, những thống khổ không
sao kể siết của đồng bào mình, đã tận mắt trong thấy tội ác dã man của bọn
thực dân ở tất cả các nước thuộc địa mà Người đi qua, trực tiếp chứng kiến
những bất công phổ biến ngay ở những nước “văn minh”. Qua thực tế HCM đã
sớm phát hiện ra mặt trái của nền văn minh phương Tây. Song điều đó không
ngăn cản Người tiếp thu kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn minh phương Tây
Tư tưởng HCM là sự vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
Lênin
Trên cơ sở những nhân tố tư tưởng nói trên đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước
Nguyễn Aí Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác Lênin. Tư tưởng HCM là kết quả sự
gặp gở giữa chủ nghĩa yêu nước VN và chủ nghĩa Mác Lênin. Việc Nguyễn Aùi
Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác Lênin “cái cần
thiết” và “ con đường” giải phóng dân tộc VN, “ngọn hải đăng soi đường cho toàn
thể nhân loại bị áp bức đi tới giải phóng” là bước quyết định trong quá trình hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Bắt gặp chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng yêu nước ở
Nguyễn Aí Quốc có bước nhảy vọt về chất-tư tưởng của Nguyễn Aùi Quốc trở

thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch HCM luôn nhấn mạnh rằng : yêu nước
anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc không phải phẩm chất riêng có ở
những người công sản mà là vốn có ở hàng triệu người trong Đảng cũng như
ngoài Đảng. Song chỉ có Đảng của giai cấp CN được vũ trang bằng chủ nghĩa
Mác Lênin mới có đường lối đúng đắn để giải phóng dân tộc biến chủ nghĩa yêu
nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại trên cơ sở kết hợp chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa XH KH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc
tế vô sản. Được tư tưởng KH của giai cấp CN quốc tế soi sáng phong trào gải
phòng dân tộc VN đã tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn. Chủ nghĩa Mác Lênin
là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính lý luận Mác Lênin
đã cung cấp cho HCM thế giới quan và phương pháp luận DVBC để tổng kết
kiến thức tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn tìm ra con đường cứu nước
đúng đưa Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước đương
thời, khắc phục căn bản khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc. Theo
Lênin một người “chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà tư tưởng khi nào họ đi trước
phong trào tự phát chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giải quyết, trước những
người khác, tất cả các vấn đề lý luận CT sách lược và các vấn đề tổ chức mà
“những yếu tố vật chất” của phong trào hút phải một cách tự phát” HCM là một
nhân vật kiệt xuất trong những con người như thế.
Chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và động lực thúc đẩy HCM đến với
chủ nghĩa Mác Lênin. Còn chủ nghĩa Mác Lênin đã nâng chủ nghĩa yêu nước
truyền thống ở HCM lên bươ81c phát triển về chất phù hợp với thời đại mới.
Người nói “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa công
sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ 3. Từng bước một trong cuộc
đấu tranh vửa nghiên cứu lý luận Mác Lênin vừa làm công tác thực tế, dần dần
tôi hiểu được rằng chỉ có CNXH CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người LĐ trên thế giới khỏi ách nô lệ” Như vậy tư tưởng HCM là
thuộc hệ tư tưởng Mác Lênin. Những phạm trù cơ bản của tư tưởng HCM cùng
nằm trong các phạm trù cơ bản của lý luận Mác Lênin . Tuy nhiên tư tưởng HCM
không phải chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh và

điều kiện VN mà còn là sự phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác Lênin ở
thời dại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập tự do.
Cuối cùng phải nói đến những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất
cá nhân của HCM là nhân tố rất quan trọng để hình thành và phát triển tư
tưởng HCM
Đó tà tư chất bản lĩnh trí tuệ, tâm hồn, phong cáh đặc biệt được tôi luyện
trong hoạt động thực tiễn lâu dài. Đó là tư duy độc lập tự chủ sáng tạo cộng với
đầu óc phê phán tinh tường sáng sốt trong việc nghiên cứu tìm hiểu phong trào
thế giới đặc biệt là các cuộc CM TS rút ra những kết luận cần thiết để vận dụng
vào điều kiện nước ta. Đó là khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức
phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng
dân tộc , phong trào công nhân quốc tế đễ có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác
Lênin KH về CM của giai cấp vô sản quốc tế và đó là tâm hồn của một chiến sĩ
nhiệt thành CM một trái tim yêu nước thương dân vô bờ bến sẳn sàng chịu đựng
hy sinh cao nhât vì độc lập của tổ quốc vì tự do hạnh phúc của đồng bào. Chính
thông qua phẩm chất trí tuệ và năng lực đặc biệt đó mà truyền thống vẽ vang
của dân tộc cùng với các giá trị kim cổ đông tây được hấp thụ chắc lọc thành
một sản phẩm đặc biệt-tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tóm lại trong các nguồn gốc nói trên chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu
và động lực thúc đẩy Người tự giác đến với chủ nghĩa Mác Lênin. Còn chủ nghĩa
Mác Lênin đã nâng chủ nghĩa yêu nước lên một bước phát triển mới về chất phù
hợp với thời đại mới. Chủ nghĩa Mác Lênin là nguồn gốc trực tiếp và chủ yếu
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tinh hoa văn hóa nhân loại đã giúp HCM hiểu sâu
chủ nghĩa Mác Lênin, làm phong phú bản sắc tư tưởng của Người do kết hợp
được dân tộc với thời đại, VH phương Đông và phương Tây và nâng tầm VH CT
của Người ngang tầm thời đại…Sự hình thành tư tưởng HCM không phải là số
cộng giản đơn ba bộ phận đó. Ở đây diễn ra một quá trình tổng hợp chắc lọc
qua tư duy độc lập, qua trí tuệ và nhân cách lớn của HCM trên cơ sở một bản
lĩnh CT kiên định và cốt cách VH độc đáo của Người . Đó cũng là kết quả tổng
hợp của cả quá trình lăn lộn đấu tranh lâu dài trong thực tiễn gian khổ hiểm nguy

ở hầu khắp các châu lục; là một quá trình tự rèn luyện tự học tập tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm sống và chiến đấu của Người.
CÂU 2: Con đường cưu nước của Hồ Chí Minh.
Từ giữa thế kỷ 19, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, mặc dù các phong
trào chống Pháp liên tục nổ ra, người trước ngã người sau đứng lên nhưng
tất cả các cuộc nổi dậy ấy đều thất bại. Nguyên nhân có nhiều nhưng suy cho
cùng nguyên nhân chủ yếu là chưa có một đường lối đúng.
Bằng thiên tài trí tuệ và nghị lực phấn đấu phi thường vượt qua những hạn
chế của những người yêu nước cùng thời, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành không tán thành chủ trương cứu nước của cụ Phản ánh
Bội Châu, cũng như cụ Phan Chu Trinh, tuy người hết sức khâm phục tinh
thần yêu nước của hai cụ: “cụ Phan Chu Trinh thì yêu cầu người Pháp thực
hiện cải lương … chẳng khác gì xin giặc nhủ lòng thương”, “cụ Phan Bội
Châu hy vọng Nhật giup đở để đuổi Pháp, điều đó rất nguy hiểm chẳng khác
gì đưa hỗ cửa trước rướt Beo cửa sau”.
Chính vì thế, Nguyễn Tất Thành quyết định tìm đường cứu nước khác.
Tháng 6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi với mục đích: “tôi muốn đi ra nước
ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào
, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”
của CM tư sản Pháp đã thúc dục Nguyễn Tất Thành đi đến những nước có
cuộc CM tư sản thắng lợi.
Suốt nhiều năm xông pha, người đã có mặt ở nhiều nước, tiếp xúc với nhiều
lớp người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đến các nước tư bản phát triển
ở Châu Âu và Bắc Mỹ, người nhìn thấy cảnh giai cấp công nhân bị áp bức
bóc lột thậm tệ. Khi sang các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh người
tận mắt thấy nhiều dân tộc , bị thực dân thống trị hết sức hà khắc, giã man.
Nhận ra kẽ thù chung, người đi đến kết luận quan trọng: dù màu đã có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người
bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô
sản” (Hồ Chí Minh toàn tập NXB chính trị QG Hà Nội 1995, tập 1, trang 266).

Từ tấm lòng yêu nước thương dân, đến sự phân biệt XH có hai giống người,
ở người đã có sự chuyển biến sâu sắc , hình thành ý thức giai cấp rõ rệt
khiến người đến một cách rất tự nhiên với chủ nghĩa Lê nin, chủ nghĩa Mác -
Lê nin đỉnh cao của trí tuệ nhân lọai, khi được đọc luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa.
Những năm hoạt động trong phong trào cộng sản , phong trào công nhân và
phong trào giải phóng dân tộc , tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin ,
học tập kinh nghiệm của các Đảng cộng sản , kinh nghiệm của Liên xô quê
hương của CM tháng 10 Nga, người đã tích lũy những kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn phong phú, hình thành dần đường lối cứu nước. Luận
cương của Lê nin đã giải đáp trúng những vấn đề mà Bác Hồ đang tìm hiểu
và người đi đến khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường CM vô sản”. Có thể nói đây là bước ngoặc
căn bản sau 10 năm đi tìm chân lý để giải phóng đồng bào, kết thúc một quá
trình chuyển biến trong nhận thức tư tưởng của Bác Hồ từ chủ nghĩa yêu
nước sang chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Tìm thấy cẩm nang thần kỳ cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam,
ngày 3/2/1930 người chủ trì thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Theo Hồ Chí
Minh: muốn thực hiện thành công CM giải phóng dân tộc , điều kiện đầu tiên
đảm bảo phải có Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô
sản, người đại diện cho dân tộc Việt Nam.
Các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do người trực tiếp sọan thảo như:
chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê nin vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta, trở
thành cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta. Đó là chủ trương làm CM tư sản dân
quyền, CM và thỗ địa CM để đi tới XH cộng sản.
Nhva ngay từ khi thành lập Đảng , tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa XH đã được thể hiện rất rõ ràng. Đây là luận điểm
trung tâm xuyên suốt trong tòan bộ tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin nhận thức được xu thế phát triển của thời

đại , Hồ Chí Minh sớm chỉ ra CM giải phóng dân tộc phải đi theo con đường
của CM vô sản và CM Việt Nam là một bộ phận khắng khít của CM thế giới.
Từ luận điểm coi chủ nghĩa đế quốc là con đĩa 2 vòi, CM ở chính quốc và CM
giải phóng dân tộc ở thuộc địa là hai cánh của một con chim, là hai dòng thác
của trào lưu CM thế giới. phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều
kiện cụ thể một nước thuộc địa , Hồ Chí Minh đã di đến một luận điểm mới:
CM thuộc địa không phụ thuộc vào CM ở chính quốc , mà cần được tiến hành
với tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta. Hơn nữa lại còn có thể giúp đỡ được người anh em mình ở phương
Tây trong nhiệm vụ giải phóng hòan tòan. Do vậy ở những nước thuộc địa
phải đặt lên hàng đầu CM giải phóng dân tộc để đi tới chủ nghĩa XH. Đây là
bài học lịch sử lớn, có ý nghĩa nguyên tắc nói lên nguyên lý: thực tiễn là tính
chất của chân lý , CM là sáng tạo giáo điều , rập khuôn sẽ dẫn tới thất bại.
Luận điểm các dân tộc đứng lên tự giải phóng , được Hồ Chí Minh quán triệt
trong suốt quá trình lãnh đạo CM Việt Nam. Trong CM tháng 8, Hồ Chí Minh
đòi hỏi phải “đem sức ta ra mà tự giải phóng cho ta” trong kháng chiến chống
mỹ là tinh thần “tự lực cánh sinh”, “dựa vào sức mình là chính” … với tinh
thần đó Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao sức mạnh động lực dân tộc , xây dựng
lực lượng CM trong nước là yếu tố quyết định thắng lợi cuộc CM. Mặt khác
người vẫn hết sức tranh thủ sự đồng tình , giúp đỡ của các lực lượng CM ,
lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Người xác định CM giải phóng dân tộc là của tòan dân , nghĩa là Sĩ, Nông ,
Công, Thương đều chống lại cường quyền , không phân biệt giai cấp Đảng
phái, địa vị XH , giàu nghèo. Tuy vậy trong tòan dân , Hồ Chí Minh và Đảng ta
khẳng định: CM Việt Nam do giai cấp công nhân lãnh đạo dựa trên nền tảng
liên minh Công-Nông và Trí thức.
Hồ Chí Minh đánh giá cao tinh thần yêu nước của bộ phận tư sản dân tộc
Việt Nam. Theo người , công nhân, nông dân, tiểu tư sản , tư sản dân tộc
cùng với các thân sĩ yêu nước hợp thành lực lượng CM trong CM giải phóng
dân tộc. Sắp xếp lực lượng CM của Hồ Chí Minh vừa đúng với quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lê nin , vừa phù hợp với đặc điểm của dân tộc, đất nước
Việt Nam.
Thấu hiểu sâu sắc chính sách thuộc địa tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và
từ những kết luận rút ra qua khảo sát , nghiên cứu phong trào giải phóng dân
tộc ở một số nước thuộc địa , Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn giải phóng dân tộc
phải thực hiện con đường CM bạo lực.
Trong quá trình lãnh đạo CM , người biết kế thừa truyền thống và kinh
nghiệm đánh giặc giữ nước của dân tộc, vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực
CM của chủ nghĩa Mác - Lê nin , tiếp thu tinh hoa lý luận và những kinh
nghiệm quân sự của thế giới , Hồ Chí Minh đã đề ra và dần dần hoàn chỉnh lý
luận bạo lực CM. Đó là sự tổng hợp các yếu tố chính trị , quân sự , với nhiều
bước đi, nhiều biện pháp , hình thức đấu tranh cụ thể để đạt được mục tiêu
của từng chặng đường tiến tới mục đích cuối cùng là đánh đổ thực dân, giành
độc lập dân tộc tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Khẳng định giải phóng dân tộc phải bằng con đường bạo lực CM, song Hồ
Chí Minh luôn chủ động , tích cực đưa ra giải Pháp để tranh thủ khả năng hòa
bình và phát triển của CM. Thực tiễn CM Việt Nam đã chứng minh tư tưởng
này của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
Tóm lại, Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam khẳng định: công
lao to lớn nhất của Hồ Chí Minh là người đã tìm con đường cứu nước đúng
đắn , gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa XH và cống hiến
suốt đời cho mục tiêu đó. Với tư tưởng này, Hồ Chí Minh chẳng những đã
đưa nước Việt Nam đến độc lập tự do, thống nhất tòan vẹn mà còn góp phần
to lớn vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. chính vì
thế Hồ Chí Minh đã được nhân lọai tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc,
đẩy nhanh nhân văn hóa thế giới.
Ngày nay Đảng ta và nhân dân ta vẫn kiên định con đường CM với mục tiêu
ma Hồ Chí Minh đã lựa chọn: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất
nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh … tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu

tranh của nhân dân ta giành thắng lợi , là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và
dân tộc ta” (VKĐH 9 trang 20, 21).
Đảng ta xác định mục tiêu CM: dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân
chủ, văn minh.
Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân mục đích để phát huy
sức mạnh toàn dân tộc để xây dựng đất nước.
Các dân tộc Việt Nam đều có quyền bình đẳng tạo điều kiện giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.
Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế.
Kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Câu 3 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà Nước quản lý xã hội bằng pháp
luật
Bài Làm
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân
tộc. Tư tưởng đó là sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa nhân loại và của dân
tộc, là sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
Việt Nam. Trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người thì tư tưởng về nhà nước
chính là sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh về các kiểu nhà nước trong
lịch sử, là sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước vào điều
kiện nước ta.
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất
quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ lòng
yêu nước thương dân, Người đã ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con
đường cách mạng vô sản, đồng thời Hồ Chí Minh cũng lựa chọn xây dựng một
nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, một nhà nước của dân do dân, vì dân khác về
bản chất so với nhà nước thực dân phong kiến. Người đã nhận thức được tất cả
các nhà nước trước cách mạng vô sản đều chỉ là nhà nước của một số ít người,
nhà nước của giai cấp bóc lột. Vì thế Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Chúng ta đã hy
sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm xong cách mạng rồi

thì quyền giao cho dân chúng, chớ để trong tay một bọn ít người”.
Nhà nước kiểu mới theo Hồ Chí Minh là một nhà nước của dân, do dân.
“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là
việc chung, mỗi một người con rồng cháu tiên, bất kỳ già trẻ gái trai, giàu nghèo,
nồi giống, tôn giáo đều phải gánh vác một phần …”. Nhân dân là người bầu ra
nhà nước, bầu ra quốc hội và chính phủ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “tổng tuyển cử
là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài có đức để
gánh vác công việc nước nhà” và “hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử”.
Nhân dân có quyền kiểm soát, góp ý, phê bình chính phủ, dân có quyền bãi miễn
đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân nếu họ không còn xứng đáng, làm hại dân.
Nhà nước kiểu mới là phải coi việc đưa lại quyền lợi chính đáng cho nhân
dân là mục tiêu hoạt động của mình. Đó là nhà nước vì dân, phải đặt quyền lợi
của nhân dân lên trên hết “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có
hại cho dân ta phải hết sức tránh”. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước dân,
nhà nước là công bọc, là đầy tớ của nhân dân, phải yêu dân, kính dân.
Như vậy nhà nước kiểu mới theo Hồ Chí Minh là nhà nước của dân do dân
vì dân, thể hiện rõ quan điểm : “Nước lấy dân làm gốc”. Đó là nhà nước xây
dựng trên khối liên minh công nông, trí thức do Đảng CS lãnh đạo là nhà nước
quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật. Vấn đề xây dựng một nhà nước
pháp quyền dựa trên cơ sở phục vụ nhân dân, đã đượ thể hiện rõ trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Người có ý thức rất sớm về tầm quan trọng của pháp luật trong
việc quản lý xã hội, trong bảng yêu sách của nhân dân An Nam do Người soạn
thảo gởi đến hội nghị Vecsây 1919 đã thể hiện tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí
Minh. Người đã yêu cầu “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho
người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như
người Âu Châu” “Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Trong
quan niệm của Hồ Chí Minh, pháp luật phải là ý chí của giai cấp công nhân đồng
thời là ý chí của nhân dân lao động, là văn kiện của một giai cấp thống trị. Luật
pháp của chế độ thực dân phong kiến, đặt ra là để bảo vệ lợi ích cho giai cấp
bóc lột … còn hiến pháp, pháp luật của ta là bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao

động. Pháp luật là phải lấy chữ nhân làm trọng và phải thấy mối quan hệ giữa
đức trị và pháp trị. Đây là điểm rất đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư
tưởng thắm đượm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, luôn chú trong đến
con người, vì sự nghiệp giải phóng con người, luôn tìm cách hướng con người
đến cái chân thiện mỹ. Người đã bao giờ cũng nhấn mạnh đến cả hai yếu tố “có
lý có tình”. Người đã kết hợp nhuần nhuyễn cả “đức trị” và “pháp trị”. Người dùng
sức cảm hóa để ngăn ngừa tiêu cực có thể xảy ra với phương châm phòng bệnh
hơn chữa bệnh. Hồ Chí Minh có tấm lòng độ lượng bao dung, nhân hậu nhưng
Người cũng rất nghiêm khắc không bỏ qua sai lầm, khuyết điểm, không bao che,
luôn đòi hỏi sự bình đẳng trước pháp luật.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Người đã có ý trước
hết tính hợp hiến, hợp pháp của quyền lực nhà nước. Khi nhà nước Việt Nam
mới ra đời năm 1945, Người muốn làm nhanh “càng sớm càng tốt” cuộc tổng
tuyển cử để bầu ra quốc hội và sau đó lập ủy ban soạn thảo hiến pháp đầutiên
của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong 24 năm làm chủ tịch nước (1945
– 1969) Hồ Chí Minh đã chủ trì soạn thảo hai hiến pháp năm 1946 và 1959. Đó
là cơ sở pháp lý của quyền lực nhà nước. Trong thời kỳ chống Pháp 1945 –
1954, do không có điều kiện họp đoàn thể quốc hội, Hồ Chí Minh với tư cách là
chủ tịch nước, buộc phải ra những sắc lệnh nhưng Người luôn tôn trọng tính
hợp hiến của các sắc lệnh bằng cách xin ý kiến ban thường trực quốc hội. Người
cũng thường xuyên nhắc nhỡ hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp phải
dựa trên cơ sở vững chắc của hiến pháp và pháp luật.
Hồ Chí Minh không theo thuyết “tam quyền dân lập”, đây là lý luận xây dựng
nhà nước tư sản được nhiều nước áp dụng từ trước đến nay. Quan điểm của
Hồ Chí Minh là không có sự chia sẻ quyền lực mà quyền lập pháp (quốc hội)
hành pháp (chính phủ), tư pháp (viện kiểm sát tòa án) phải thống nhất chặt chẽ
với nhau để tất cả quyền lực đều thống nhất là quyền lực của nhân dân. Nhưng
giữa các quyền đó có sự phân công, phối hợp nhau, tránh chòng chéo và phản
quyền.
Nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật là tư tưởng nhất quán

của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. Tư tưởng này được thể hiện rất sớm
qua bản yêu sách 8 điểm gởi đến hội Nghị Vec-sây 1919. Người chú trọng đặc
biệt đến việc xây dựng pháp luật và việc đưa pháp luật vào thực hiện có kết quả
trong cuộc sống. Theo Người, phải tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân
dân, làm cho dân nắm được pháp luật, hiểu được luật và làm theo uật. Người
yêu cầu các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức kể cả cán bộ chủ chốt phải
gương mẫu chấp hành. Ngay cả Đảngcầm quyền cũng phải hoạt động trong
khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương về
chấp hành hiến pháp và pháp luật, không có ngoại lệ nào dù đó là chủ tịch nước.
Về xây dựng bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh nhất quán quan điểm xây
dựng ở Việt Nam. Quốc hội lthực sự là cơ quan quyền lực cao nhất ; chính phủ
là cơ quan hành chính cao nhứt. Với một nền hành chính quốc gia hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân dân.
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng tổ chức tư pháp hiện đại và dân chủ. Tòa án
được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc của cơ quan tài phán nghĩa là độc
lập với cơ quan hành chính, trong xét xử cóphụ thẩm nhân dân tham gia, thẩm
phán do chính phủ bổ nhiệm, phiên tòa xét xử công khai, quyền bào chữa của
các bị cáo được bảo đảm trong xét xử. Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các
cơ quan khác không có quyền can thiệp. Tóm lại, một bộ máy nhà nước kiểu
mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ máy nhà nước hiện đại, dân chủ, có
hiệu lực, phải cấu tạo luôn luôn từ yêu cầu khách quan của từng thời kỳ cụ thể,
tránh tùy tiện, tránh chủ quan. Hồ Chí Minh cũng coi trọng vấn đề cán bộ, công
chức nhà nước, đề cao vị trí và vai trò của họ. Người cho rằng : “Cán bộ là dây
chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt,
dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của
chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dỡ thì chính sách
hay cũng không thể thực hiện được”. Người có quan điểm nhất quán về tiêu
chuẩn cán bộ – viên chức nhà nước là phải vừa có đức, có tài, vừa hồng “vừa
chuyên”. Hai mặt đó phải luôn luôn đi đôi với nhau mà đức phải là gốc. Theo Hồ
Chí Minh tiêu chuẩn người cán bộ – công chức nhà nước có những yêu cầu là :

phải tuyệt đối trung thànhvới sự nghiệp cách mạng (là yêu cầu đầu tiên phải có),
thành thạo công việc, phải có mối liên hệ mật thiết với dân, phải dám phụ trách,
dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm nhất là trong những tình huống khó khăn,
thất bại không hoang mang, thắng lợi không kiêu ngạo, phải trung thực, luôn có
chí tiến thủ, luôn luôn tự phê bình và phê bình, biết người, biết việc, không thành
kiến, không bao che.
Trong việc lựa chọn người vào đội ngũ cán bộ – công chức nhà nước, Hồ
Chí Minh coi trọng biện pháp thi tuyển đội ngũ cán bộ – công chức. Điều này thể
hiện rõ trong hai sắc lệnh do Người ký 1948, 1950 hoặc sắc lệnh năm 1946 qui
định tiêu chuẩn chuyên môn hóa cán bộ tư pháp. Những qui định về thi tuyển, về
tiêu chuẩn hoá đội ngũ viên chức nhà nước của Người vẫn có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình cải cách hành chính hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước và pháp luật trong
giai đoạn hiện nay, chúng ta phải xây dựng một nhà nước và đảm bảo cho nhà
nước thật sự là của dân do dân, vì dân, phát huy hơn nữa vai trò và quyền lực
của nhân dân trong xây dựng nhà nước của mình. Bộ máy nhà nước phải hoạt
động có hiệu lực từ quốc hội đến chính phủ và cơ quan tư pháp. Xây dựnghệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, khắc phục tình trạng pháp luật thiếu, sơ hở, bất cập
đồng thời đưa pháp luật vào thực thi có kết quả, tuyên truyền giáo dục phápluật
cho nhân dân. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước,
nâng cao trình độ mọi mặt để không bị “đuối tần”, trước yêu cầu phát triển của
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tổ chức thi tuyển công
chức, phòng ngừa và khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ công chức tham
ô, nhũng nhiễm, thoái hóa, biến chất.

Câu 4 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững
mạnh
Bài Làm
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
– Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta và đã trở thành một tài sản tinh thấn

quí báu của Đảng và của dân tộc. Trong toàn bộ tư tưởng của Người thì tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng CS là một bộ phận quan trọng, là sự kế thừa, bổ
sung và phát triển, sáng tạo tư tưởng của Mác – Ănghen và nhứt là những
nguyên tắc về Đảng kiểu mới của Lênin trong điều kiện Việt Nam. Hồ Chí Minh
đã khẳng định cách mạng : “trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thời
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô
sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững, thuyền mới chạy”. Đảng CSVN ra đời là kết quả của sự
kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Đảng đã đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đáp ứng
được yêu cầu KQ của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang khủng hoảng đường lối
cứu nước. Cách mạng tháng 8 thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân
tộc, đưa Đảng ta lên đảng cầm quyền, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ
xã hội. Trên cương vị mới Đảng tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến lên CNXH.
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm
quyền trong sạch vững mạnh.
Đảng ta là Đảng của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động : “Là Đảng
cách mạng, là Đảng lãnh đạo. Ngoài lợi ích của nhân dân và của giai cấp công
nhân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”. Là một Đảng cầm quyền, Đảng có
chức năng lãnh đạo chính quyền nhà nước và lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã
hội. Sự lãnh đạo đó được thể hiện bằng đường lối chủ trương, bằng quy hoạch
bố trí đội ngũ cán bộ và bằng việc kiểm tra đôn đốc giám sát, sự lãnh đạo của
Đảng là nhân tố đảm bảo cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam theo ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Muốn thực hiện được vai trò chức năng của một Đảng cầm quyền, hoàn
thành được sứ mệnh mà giai cấp và dân tộc đã ủy thác, Đảng ta phải được
trang bị lý luận tiên tiến, cách mạng và khoa học. Hồ Chí Minh cho rằng : “Đảng
muốn vững mạnh phải lấy công nhân làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo CN ấy. Đảng mà không có CN cũng như người không có trí khôn,

tàu không có bàn chỉ nam”. Vào những năm đầu thể kỷ 20, khi Nguyễn Tất
Thành (Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước, trên thế giới có rất
nhiều hệ thống lý luận, nhưng sau bao năm bôn ba hải ngoại, lăn lộn với phong
trào công nhân, tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng T.10 Nga, Hồ Chí
Minh đã khẳng định : “Bây giờ học thuyết nhiều và chủ nghĩa nhiều nhưng chủ
nghĩa chân chính nhứt , chắc chắn nhứt, cách mạng nhứt là chủ nghĩa Lênin” và
Đảng ở Việt Nam phải là một Đảng “theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
Sự lựa chọn đó là hoàn toàn đúng đắn. Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học
thuyết cách mạng và khoa học chỉ ra thế giới quan và phương pháp luận đúng
đắn để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa đứng lên làm cách
mạng cải tạo thế giới giải phóng cho giai cấp, cho dân tộc khỏi mọi sự áp bức
bóc lột. Sự đúng đắn của đường lối cách mạng do Đảng ta vạcg ra ngay từ buổi
đầu mới thành lập bắt nguồn từ việc Hồ Chí Minh đã quán triệt sâu sắc chủ
nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Đảng ta vượt qua những trận
thử thách … Nhờ vậy, Đảng ta không những đã giành được quyền lãnh đạo CM
trong cả nước mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó trên mọi lãnh vực và
đập tan mọi âm mưu của giai cấp tư sản hòng tranh quyền lãnh đạo cáchmạng
với Đảng ta.
Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta đã vạch ra được đường lối
chủ trương đúng đắn, sát hợp đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác mà thực tiễn cách mạng Việt Nam là chứng minh hùng hồn nhứt
để đảm bảo sứ mệnh dẫn lối soi đường đó thì việc xây dựng Đảng trong sạch
vững mạnh là nhiệm vụ xuyên suốt của Đảng ta và là một nội dung quan trọng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh : “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh
mẽ, trong sạch, kiểu mẫu”. Đảng ta phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc về
tổ chức và xây dựng Đảng mà trong đó tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách, phê bình và tự phê bình là nguyên tắc bất di bất dịch của Đảng.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng cơ bản và quan trọng
nhứt trong học thuyết về Đảng kiểu mới của Lênin và được Hồ Chí Minh rất coi
trọng và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể để xây dựng Đảng CSVN. Tập trung

nghĩa là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả Đảng viên
phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Người nhấn mạnh : “Đảng tuy
đông người nhưng ít khi tiến hành chỉ như một người”. Bên cạnh đó, Người cũng
nhấn mạnh dân chủ (trong Đảng) “Dân chủ là của quí báu nhứt của nhân dân”,
phải chú ý thực hành rộng rãi dân chủ trong Đảng “Phải thực sự mở rộng dân
chủ để tất cả các Đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình, phải gom góp ý kiến của
Đảng viên để giúp đỡ trung ương chuẩn bị đại hội Đảng cho thật tốt”. Ở Hồ Chí
Minh về nguyên tắc này trong dân chủ và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện
chứng giữa dân chủ và tập trung, tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ
dướisự chỉ đạo tập trung. Nguyên tắc này là tiêu chí quan trọng để xem xét một
Đảng còn là Đảng mác – xít chân chính nữa hay không ?
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta. Hồ
Chí Minh cho rằng : “tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi
đôi với nhau. Nếu lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán,
chủ quan. Kết quả là hỏng việc”. Còn nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh
ra cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là
không ai thi hành như tục ngữ có câu : “Nhiều sải không ai đóng cửa chùa”.
Phê bình và tự phê bình được coi là “quy luật” phát triển của Đảng “Tự phê
bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhứt, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày
càng thêm mạnh. Nhờ đó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, ưu điểm, tiến bộ
không ngừng”.
Hồ Chí Minh cho rằng con người ai cũng có khuyết điểm chỉ khác nhau ở
mức độ và trạng thái biểu hiện mà thôi. “Người đời không phải thánh thần, không
ai tránh khỏi khuyết điểm”.
Theo Hồ Chí Minh “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp
nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt đoàn kết
và thống nhất nội bộ”. Mỗi cán bộ Đảng viên phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa
chữa hàng ngày giống như mỗi ngày phải rửa mặt, và vấn đề này Hồ Chí Minh
rất gương mẫu thực hiện.
Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, còn phải thường xuyên chỉnh đốn

Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên của Đảng. Chỉnh đốn Đảng để lúc khó
khăn không bị bi quan dao động, để Đảng có đủ năng lực lãnh đạo khi cách
mạng chuyển sang giai đoạn mới. Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiệm vụ phải “chấn
chỉnh” bộ máy chính quyền “chỉnh đốn”. Các đoàn thể quần chúng và “muốn làm
được những việc trên, trước hết phải chỉnh đốn nội bộ Đảng”. Chỉnh đốn là để
tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, để tăng cườngsức chiến đấu của
Đảng. Người đã chỉ ra rằng “Sự đoàn kết nhất trí trong Đảng càng thêm vững
chắc bảo đảm cho Đảng ta càng trong sạch, càng mạnh mẽ, đảm bảo cho sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của chúng ta càng giành được thắng lợi to lớn hơn
nữa”.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên, Người rất quan tâm đến giáo dục,
rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên về tất cả các mặt trong đó có 03
vấn đề chủ yếu nhứt là : Suốt đời phấn đấu hy sinh cho Đảng, cho tổ quốc ; Đặt
quyền lợi của Đảng, của tổ chức lên trên hết ; có một đời tư trong sáng”. Theo
Hồ Chí Minh “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muốn việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Người đã so sánh “cán bộ là dây chuyền
của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạythì động cơ dù tốt, dù chạy
toàn bộ máy cũng tê liệt”. Trong sử dụng cán bộ, Người yêu cầu phải “hiểu, đánh
giá đúng cán bộ”, phải “khéo dùng cán bộ” ; “dùng người như dùng gỗ. Người
thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được” ; phải “chiêu
hiền đãi sĩ”, “cần người hiền tài” “có gan cất nhắc cán bộ” ; phải chống bệnh địa
phương, cục bộ, phe phái , họ hàng.
Quan hệ giữa Đảng cầm quyền với nhân dân là một nội dung đặc sắc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan niệm của Người là “Nước lấy dân làm gốc, bao
nhiêu lợi ích vì dân, bao nhiêu quyền hạn đềucủa dân”. Đảng, cán bộ Đảng viên
“Vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân”, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh : “Đảng phải gắn bó máu thịt với dân. Dân là lực lượng vô tận của
cách mạng, thắng lợi của cách mạng là do Đảng đã tổ chức và giải phóng được
lực lượng đó”.
Người đã chỉ rõ giữ chặt chẽ mối quan hệ với dân chúng và luôn luôn lắng

tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượngcủa Đảng và nhờ đó mà
Đảng ta thắng lợi.
Do vậy cán bộ Đảng viên phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải : “Học
dân chúng”, phải “nâng cao dân chúng, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của nhân
dân. Cả cuộc đời của Hồ chí Minh là một tấm gương về gần dân, hiểu dân, và vì
dân. Người đã lo vun đắp cho cái “gốc” nhân dân bền vững để cây đời cách
mạng trổ hoa kết trái thắng lợi.
Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng CSVN nói chung và về xây dựng
Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh la rất phong phú,là bước phát triển học
thuyết Mác – Lênin về Đảng CS vào Việt Nam. Những quan điểm của Hồ Chí
Minh vẫn còn nguyên giá trị trong điều kiện hiện nay và mãi mãi là nền tảng tư
tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Việc vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng hiện nay có ý nghĩa then
chốt. Đại hội VII của Đảng đã xác định : “Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn”. Đảng ta phải
thực hiện tốt những nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, phải xây dựng các tổ
chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ Đảng viên phải đảm
bảo nâng cao chất lượng, số lượng trong sạch về đạođức, lối sống. Giương cao
ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải
kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nâng cao vaitrò lãnh đạo
của Đảng, bảo vệ và phát triển học thuyết và tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh
chống diễn biến hoà bình, chống đa nguyên đa đảng đối lập, phủ nhận quyền
lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CSVN.
Câu 5 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Bài Làm
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một trong những nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền
với quá trình phát triển của tư tưởng đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh là

tấm gương tiêu biểu và sinh động. Tư tưởng đó là sự kết hợp giữa truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại giữa truyền thống
với hiện đại. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thấy được có sự hoà
quyện, thống nhất giữa chính trị, đạo đức, văn hoá, nhân văn. Ở Hồ Chí Minh
một nền chính trị rất đạo đức, rất văn hoá và đạo đức, văn hoá lại rất chính trị.
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là cái nền tảng, là cái gốc của mỗi con
người. Suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quanniệm đạo đức
cách mạng là cái gốc của con người cách mạng : “Nười cán bộ cách mạng phải
có đạo đức cách mạng, phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ
cách mạng chân chính”. Và “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có
thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không ? Làm cách mạng là để giải phóng
dân tộc, để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là một sự nghiệp rất vẻ
vang và cũng rất nặng nề, là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cho nên
“Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Ở mỗi con người, đức và tài là hai mặt
không thể thiếu được mặt nào, không thể coi nhẹ mặt nào, nó gắn bó hoàn thiện
cho nhau nhưng trong quan hệ giữa hai mặt đó thì đạo đức vẫn là cái cần phải
có trước. Hồ Chí Minh cho rằng : “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”. Theo Người “Tuy năng lực và công việc mỗi người khác
nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ nhưng ai giữ được đạo đức cách
mạng đều là người cao thượng” (Đạo đức có những ảnh hưởng lớn đến sự
nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong. Có đạo
đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè,
lùi bước … Khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian
khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Không kèn cựa
về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không
hũ hoá …). Trước lúc đi xa, trong di chúc, Người đã căn dặn : Đảng ta là
Đảngcầm quyền, mỗi Đang viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức

cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí côngvô tư … Đảng cần phải chăm
lo giáo dục đạo đức cách mạng cho Đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở
thành những người thừa kế xây dựng CNXH “hồng” vừa “chuyên”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân
là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhứt chi phối các phẩm chất khác.
Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương Đông.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc
phục, vượt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định
trung với nước, hiếu với dân, Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ “trung, hiếu” đã ăn
sâu bám rể trong con người Việt Nam với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của
người dân, ngườicon. Với k/ n cũ Người đưa vào đó nội dung mới, cáchmạng
phản ảnh đạo đức cao rộng hơn : Không phải trung với vua và chỉ hiếu với cha
mẹ mà “trung với nước, hiếu với dân”. Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm
đạo đức, từ “Trung với vua, hiếu với cha mạ” chuyển thành “trung với nước, hiếu
với dân”, Hồ Chí Minh đã lật ngược học thuyết Nho giáo như Mác đã làm đối với
phép biện chứng của Hê– Ghen “đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất
chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới
đất, đầu ngẩng lên trời”. Người cho rằng hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc,
phải thực hiện dân chủ cho dân, bao nhiêu lợi ích vì dân, đạo đức cũ, quan là
phụ mẫu của dân thì nay cán bộ Đảng viên là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Đảng và Nhà Nước hoạt động phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi
dân, phải biết làm học trò dân mới làm được thầy học của dân.
Đạo đức cách mạng “trung, hiếu” là phải chống lại đạo đức bất trung, bất
hiếu, bất phục tùng, tổ chức, bất tuân mệnh lệnh, giả dối. Đức trung, hiếu phải là:
Trên vì nước, dưới vì nhà
Một là đắc hiếu hai là đắc trung
Một phẩm chất gắn liền và là nhiệm vụ cụ thể của phẩm chất “trung, hiếu”
là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phẩm chất đạo đức này lấy chính bản
thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh, nó đặt ra hàng ngày hàng giờ trong
công tác, sinh hoạt. Phẩm chất này được Hồ Chí Minh cải biến nội dung (vốn

cũng là những khái niệm của đạo đức) đưa vào những yêu cầu và nội dung mới.
Người nói “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần kiệm liêm chính nhưng không
bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho
chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm
gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, lợicho dân”. Người giải thích : “Cần
tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẽo dai ; kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ,
không hoan phí ; liêm là trong sạch, không tham lam … ; chính là không tà, là
thẳng thắn, đứng đắn …”. Hồ Chí Minh đã chỉ ra quan hệ giữa 04 điều đó : “Cần,
kiệm, liêm là gốc rể của chính. Nhưng một cây cần có gốc, rể lại cần có ngành,
lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải
chính mới là người hoàn toàn” “thiếu một đức thành không thành người”. Cần,
kiệm, liêm, chính còn là thước đo văn minh, tiến bộ củamột dân tộc : “Một dân
tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một
dân tộc văn minh tiến bộ”.Chí công vô tư là không nghĩa đến mình trước, hưởng
thụ đi sau, là “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào”. Đạo đức cách
mạng đòi hỏi phải giải quyết hài hoà, đúng đắn các mối quan hệ : với công việc,
với mọi người và vớichính mình, mà muốn thực hiện điều đó thì phảinêu cao đạo
đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Gian khổ đi trước, hưởng thụ nhận sau, điều mà mình không muốn thì đừng bắt
người khác phải chịu.
Đạo dức cách mạng theo Hồ Chí Minh còn là giàu sang không thể quyến
rũ, nghèo khó không thể chuyển lay uy vũ không thể khuất phục. Đấy là phẩm
chất đạo đức không thể thiếu của người cách mạng nhất là người cộng sản,
những con người “quang minh chính đại” gần như đủ cả 05 đức : nhân, nghĩa,
trí, dũng, liêm. Dưới thời phong kiến đó là khí phách của các bậc trượng phu,
các chân nho. Với người cách mạng thì phải trên nền tảng lợi ích của nhân dân,
và chỉ nhắm tới nhân dân mà định chế sự giàu sang không thể làm cho mình
thèm muốn ham mê, sự nghèo khó không thể làm cho mình nao núng, các uy
quyền vũ lực không thể làm cho mình khuất phục đầu hàng. Vấn đề là ở chỗ
“không phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng. Trái lại, chúng ta phấn

đấu hy sinh vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng”.
Tu dưỡng đạo đức cách mạng còn đi đôi với kiên quyết đấu tranh chống
mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỹ vụ lợi, tham quyền cố vị, lời nói
không đi đôi với việc làm. Đạo đức cách mạng là chí công vô tư” đó chính là nội
dung của chủ nghĩa tập thể, nó đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân, thực
hành “chí công vô tư” là phải “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân (chủ
nghĩa cá nhân là một trởngại lớn cho việc xây dựng CNXH)”. Hồ Chí Minh chỉ
rõ : “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành
người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh :
tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự
cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, độc quyền,
quan liêu, mệnh lệnh …”. Đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức chính là
để xây dựng đạo đức mới.
Theo Hồ Chí Minh : “Đạo dức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó
do đấu tranh, rèn luyện bền bĩ hàng ngày mà phát triển và củngcố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do vậy, nguyên tắc xây
dựng đạo dức cách mạng là phải thông qua tu dưỡng bền bĩ suốtđời. Tu dưỡng
đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự nguyện tự giác dựa vào lương tâm của
mỗi người và dư luận quần chúng. Người cách mạng phải ý thức được đạo đức
cách mạng là nhằm giải phóng con người “có gì sung sướng vẻ vang hơn là trao
dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng CNXH
và giải phóng loài người”. Đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm,
khuyết điểm và chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết
tâm sửa chữa”.
Xây dựng đạo đức mới là phải nêu gương đạođức. Đây không chỉ là
nguyên tắc rèn luyện mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức cách mạng và
những cái khác nó. Nói mà không làm là đặc trưng của đạođức giai cấp bóc lột.
Ngược lại, lời nói phải đi đôi với việc làm và thực hành đạo làm gương là đạo
đức của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy : “Đảng viên đi trước, làng
nước theo sau”. Người chỉ rõ “Muốn hướng dẫn nhân dân mình, mình phải làm

mực thước cho người ta bắt chước”. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm
trước đã. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạođức cách mạng trong đó đặc
biệt là đạo làm gương.
Ngày nay, Đảng viên đang trong giai đoạn đổi mới với nền kinh tế thị
trường, giao lưu mở cửa thì mặt trái của nó đang đặt ra những vấn đề Đảng cần
phải giải quyết. Do vậy, giươngcao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổimới mà cụ thể ở đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, chúng ta
phải phấn đấu xây dựng một nền đạo đức mới theo tư tưởng HCM phải xây
dựng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên một động cơ và thái độ đúng trong sự
nghiệp phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, chống lại mọi biểu hiện sai trái,
đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, tăngcường giáo dục đạo đức cách mạng cho các
thế hệ công dân Việt Nam ở cả ba môi trường : gia đình, nhà trường và xã hội.
Coi trọng nêu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiến tiến, đó cũng là
cách gián tiếp phê phán những mặt trái, điều xấu và đó là một cách lấy quần
chúng giáo dục quần chúng. Phải xây dựng thóiquen tự phê bình và phê bình,
gắn mìnhvới tổ chức, với tập thể để rèn luyện, chống mọi sự chia rẻ, cục bộ, mất
đoàn kết.
Câu 6 : Phân tích phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong phương pháp
cách mạng Hồ Chí Minh.
Bài Làm
Phương pháp cach mạng là một bộ phận đặc biệtquan trọng tronghệ
thốngtư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tiến trình cách mạngViệt Nam, đường lối
cách mạng và tư tưởng chính trị đúngđắn của Hồ Chí Minh có vị trí vô cùng quan
trọng. Sonh chỉ có sự đúng đắn của tư tưởng chính trị, của lý luận cách mạng
cũng chưa đủ để đưa cách mạng tiến đến thành công. Tư tưởng CT, chiến lược
cách mạng có được hiện thực hoá hay không, có trở thành phong trào cách
mạng của quần chúng, có được quần chúng tiếp nhân như một nhu cầu thiết yếu
hàng ngày, địnhhướng hành động, biến thành sức mạnh VC trong đấu tranh của
họ hay không là còn phụ thuộc vào phương pháp cách mạng. Hồ Chí Minh nhận
thức rất sâu sắc về điều đó. Người thường nhắc nhỡ những người cách mạng

Việt Nam phải luôn chú ý tới phương châm : chủ trương một, kế hoạch phải hai
và biện pháp phải ba. Quá trình vạch đường chỉ lối và trực tiếp lãnhđạo cách
mạng Việt Nam đã hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh một phương pháp cách
mạng thích hợp, đầy tính sáng tạo và nhạy bén.
Ta có thể hiểu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng là sự
vận động của tư tường Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác đó là những
qui luật hoạt động mà theo đó tư tưởng CT của Người được hiện thực hoá. Theo
nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức,
biện pháp, qui trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành
động của các lực lượng cáchmạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên
xây dựng CNXH ở Việt Nam. Tóm lại, có thể hiếu ngắn gọn phương pháp cách
mạng Hồ Chí Minh là phương pháp khoa học của Hồ Chí Minh trong tiến hành
CM . Phương pháp cách mạng - Hồ Chí Minh, có cơ sở hình thành từ phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ những phạm trù biện chứng của
VN và phương Đông về thời và thế, bỉ và thái, binh và biến … từ kinh nghiệm
của các cuộc đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc và các cuộc cách mạng
tiêu biểu trên thế giới và nhất là không thể thiếu vai trò của nhân tố CQ - Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm
vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào cách
mạng Việt Nam những kinh nghiệm đã tiếp thu được. Người đã tiếp thu có chọn
lọc những kinh nghiệm qui báu của dân tộc, những phương pháp điều hành có
hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lổi lạc trong và ngoài nước để xac lập
cho mình một phương pháp cách mạng thích hợp. Có thể tìm thấy trong phương
pháp cách mạng Hồ Chí Minh tính nguyên tắc, bản chất khoa học và cách mạng
triệt để của chú nghĩa Mác – Lênin, cách thức của người Việt Nam trong đánh
giặc giữ nước cũngnhư trong sản xuất xây dựng đất nước, kinh nghiệm lịch sử
hoá thân trong hiện đại, sức mạnh dân tộc hoà nhập với sức mạnh thời đại, lợi
ích dân tộc bằng với lợi ích giai cấp.
Như vậy, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách
mạng và khoa học, nó thuộc phạm trù phương pháp cách mạng của chủ nghĩa

Mác – Lênin.
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là bí quyết, là linh hồn sống của tư
tưởng HỒ CHí Minh trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, Hồ Chí
Minh cũng như những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam cùng thời đều xác
định cùng mục tiêu độc lập dân tộc, đều xác định được phải đánh đuổi để giải
phóng dân tộc và lạikhác nhau ở chỗ xác định ai đánh và đánh như thế nào.
Chính sự khác nhau này, khác nhau về phương pháp cách mạng mà pHan bội
Châu đã “Một trăm thất bại không một thành công”, các nhà yêu nước khác cũng
không mang về độc lập cho dân tộc trong khi Hồ CHí Minh bằng phương pháp
cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam đã mang vinh quang về cho đất
nước, đã đem ánh sáng độc lập xua tan đêm trường nô lệ trên dãi đất Việt Nam.
Phương pháp cách mạng đúng đắn, đã giúp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào
thực tiễn, vận dụng vào cuộc sống.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh đã nổilên phương pháp xử lý
tình huống, đó là phương châm : “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, phương châm này
xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (Tháng 5/
1946. Hồ chủ tịch đi thăm Pháp trong hoàn cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi
tóc”. Người giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng làm quyền chủ tịch nước với lời dặn
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”). “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là lấy cái không thay đổi
để đối phó với vạn cái thay đổi. Nó là bí quyết đảm bảo thắng lợi của cách mạng,
trong xử lý tình huống cách mạng. Phương châm này của Hồ Chí Minh hàm ý là
trên thế giới cái gì cũng thay đổi nhưng những cái là chân lý thì không bao giờ
thay đổi. Người cách mạng phải đứng vững trên chân lý cách mạng để đối phó
với những tình huống phức tạp xảy ra. Đó là những chân lý như : Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Độc lập thống nhứt đất nước là không thay
đổi, định lý dân tộc gắn liền CNXH là chân lý của cách mạng Việt Nam, chủ
nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam là mặt trời chân lý của
CM vô sản. Từ những chân lý, đòi hỏi người làm cách mạng phải sáng tạo ra
các hình thức, biện pháp để xử trí các tình huống cách mạng, để đưa cách mạng
đến thành công. Vận dụng trong đấu tranh cách mạng, phương châm này đòi hỏi

phải nắm vững nguyên tắc cách mạng đồng thời phải có sự khôn khéo, mềm
dẽo, linh hoạt về sách lược để đối phó với những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Ở Hồ Chí Minh, Người đã vận dụng phương châm này ở mức độ nghệ
thuật cao, sau khi CMT.8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra
đời, nhà nước công nông do Hồ chủ tịch đứng đầu đã phải đương đầu với
bao thế lực thù trong giặc ngoài đang lăm le bóp chết chính quyền cách
mạng non trẻ. Đó là 20 vạn quân Tưởng tràn vao miền Bắc để giải giáp
quân Nhật, là quân Anh vào tước vũ khí quân Nhật ở miền Nam và theo sau
là quân Pháp muốn trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đó là bọn vIệt
quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng về nước chống phá cách mạng là
bọn tay sai của thực dân, bọn địa chủ phong kiến phản cách mạng …
Trước tình cảnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, vận dụng phương
châm “”Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh đã phân hoá và lần lượt
gạt bỏ từng kẻ thù, phá thế lưỡng đầu thọ địch, giữ vững được chính
quyền cách mạng. HỒ Chí Minh đã đứng vững trên chân lý “Không có gì
quý hơn độc lập tự do”, lúc này là “dân tộc trên hết”, “tổ quốc trên hết”. Hồ
chủ tịch và Đảng ta đã chủ trương hoà với Tưởng để đối phó với Pháp ở
miền Nam, sau đó lại tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc, và
như vậy là đuổi luôn bọn Việt Quốc, Việt Cách theo đuôi quân Tưởng. Còn
lại kẻ thù chính là thực dân Pháp, Hồ chủ tịch lại ra sách lược “hoà để tiến”
bằng hiệp định sơ bộ ngày 06/ 3/ 1946 và sau đó là tạm ước ngày 14/ 9/
1946, đã tạo thời gian quí báu cho chính quyền cách mạng củng cố lực
lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Hiệp định
sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo “Một mẫu mực tuyệt vời của
sách lược Lêninít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về
nhân nhượng có nguyên tắc”. Như vậy, với những sách lược ngoại giao tài
tình, sáng suốt Hồ Chí Minh đã lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua
được bão tố phản cách mạng của năm 1946, đưa cách mạng Việt Nam tiếp
tục tiến lên giành thắng lợi mới.
Trong những năm đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng CNXH ở

miền Bắc, cách mạng Việt Nam với tinh thần “tự lực cánh sinh là chính, song sự
giúp đỡ của bè bạn quốc tế là vô cùng quan trọng nhất, là sự giúp đỡ của Liên
Xô và Trung Quốc. Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng phương châm “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến” trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước ta với liên Xô và
Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ của hai nước này cho cách mạng Việt Nam
khi mà Liên Xô và Trung Quốc có những bất đồng lớn(Đúng là “Hồ Chí Minh đã
khéo lái con thuyền Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô – Trung trong thập kỷ
60”) Vì chân lý “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể
cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, vì mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH trên cả nước, cách mạngViệt Nam đã sẵn sàng đối phó với cái
“vạn biến” của kẻ thù. Từ chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ rồi Việt
Nam hoá chiến tranh thì phương pháp cách mạng Việt Nam cũng đã có chiến
lược hai chân ba mũi đánh địch bằng ba thứ quân, trên ba chiến lược diệt địch
để làm chủ, làm chủ để diệt địch, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến
tranh cách mạng …
Như vậy, có thể nói cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác là nhờ có phương pháp cách mạng đúngđắn, trong đó có sự vận dụng linh
hoạt phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh. Trong công
cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương châm này vào công tác
hàng ngày đó là việc nắm vững đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà Nước, trên cơ sở đósáng tạo ra các hình thức biện pháp đề hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng là rất phong phú, toàn
diện và sâu sắc. Hơn bao giờ hết trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta cần
học tập vận dụng phát triển tư tưởng đó vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng
nói riêng và toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh (là nền tảng tư tưởng là kim
chỉ nam cho hành của Đảng ta và cách mạng Việt Nam) sẽ mãi sáng soi cho con
đường cách mạng Việt Nam

×