Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN NHÂN, NHẬN BIẾT, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ NHỮNG BÍ QUYẾT, NHỮNG MẸO, THỰC PHẨM GIÚP GIẢM NHANH CƠN ĐAU KHỚP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.56 KB, 52 trang )

TƯ LIỆU GIÁO DỤC Y HỌC.

CHUYÊN ĐỀ:
NGUYÊN NHÂN, NHẬN BIẾT,
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ NHỮNG
BÍ QUYẾT, NHỮNG MẸO,
THỰC PHẨM GIÚP GIẢM
NHANH CƠN ĐAU KHỚP .

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Đau khớp vai là một hội chứng đau ở vùng khớp vai. Người
bệnh thường có cảm giác nhức buốt dữ dội vùng khớp vai đôi khi
buốt lên cổ gáy, cảm giác tê tơi tận các ngón tay, tay cử động khó
khăn, khi dang tay lên bất kỳ hướng nào cũng đau mà các cơn
đau thì kéo dài liên miên, nhức buốt dữ dội khi thời tiết thay đổi.
Đau khớp vai là một hiện tượng phổ biến trong đời sống sinh
hoạt, đau khớp vai có thể do tổn thương xương, khớp vai và phần
mềm quanh khớp vai. Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp
được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở
khớp xương bị ăn mòn.
Đau sưng khớp là một triệu chứng rất thường gặp và gây nhiều
khó chịu, phiền phức trong đời sống sinh hoạt. Có nhiều nguyên nhân
gây đau sưng khớp, để phòng ngừa và điều trị người bệnh cần kết hợp
sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống vận động hợp lý. Dưới đây
là 9 loại thực phẩm nên bổ sung vì chúng có tác dụng chống sưng và
giảm đau cho khớp. Để giảm bớt những khó chịu do cơn đau khớp
mang lại, người bệnh (đặc biệt là người già) cần chú ý hơn về chề
độ ăn uống, sinh hoạt vận động của mình.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc: CHUYÊN ĐỀ:
NGUYÊN NHÂN, NHẬN BIẾT, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ NHỮNG


BÍ QUYẾT, NHỮNG MẸO, THỰC PHẨM GIÚP GIẢM
NHANH CƠN ĐAU KHỚP.
Mong nhận được ý kiến các bạn!
Chân thành cảm ơn!
Tài liệu có các nội dung chính:
1.Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau khớp
vai.
2. Nhận biết và cách điều trị đau khớp vai
3.Bệnh đau khớp và cách chữa trị bệnh đau
khớp
4.Những loại thực phẩm có tác dụng chống
sưng đau khớp
5.Bí quyết giảm đau khớp cho người bị
viêm khớp
6.Mẹo hay giúp giảm nhanh những cơn
đau khớp gối
7.Giảm đau khớp trong những ngày lạnh
buốt
1.Tìm hiểu các
nguyên nhân gây
đau khớp vai.
Đau khớp vai là một hội chứng đau ở vùng
khớp vai. Người bệnh thường có cảm giác nhức buốt
dữ dội vùng khớp vai đôi khi buốt lên cổ gáy, cảm giác
tê tơi tận các ngón tay, tay cử động khó khăn, khi
dang tay lên bất kỳ hướng nào cũng đau mà các cơn
đau thì kéo dài liên miên, nhức buốt dữ dội khi thời
tiết thay đổi. Cơn đau càng về đêm càng buốt nhức, gặp gió
trở mùa càng buốt thêm. Đau khớp vai có thể do nhiều nguyên
nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản.

Các nguyên nhân gây ra đau khớp vai
Đau khớp vai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do
bạn mắc một số bệnh như sau:
1. Thoái hóa đĩa đệm khớp vai.
Khớp vai là khớp vận động đa chiều, nếu hoạt động quá tải
hoặc vận động sai lệch do nghề nghiệp đều có thể gây ra tình
trạng thoái hóa đĩa sụn, trường hợp này đau nhức thường
xuyên, đặc biệt khi vận động, ít khi bị tê buốt về dưới ngón
tay, không bị ảnh hưởng vì thời tiết thay đổi. Thoái hóa đĩa
đệm xảy ra khi các đĩa đệm dần dần bị bào mòn, giảm chất
lượng do quá trình lão hóa theo thời gian. Và người bị thoái
hóa đĩa đệm sẽ gặp phải những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
2. Viêm dây thần kinh vai
Thường thì khi bị nhiễm lạnh hay bị chấn tương, bị chèn ép vì
tư thế ngủ sai lệnh, vận động cánh tay quá ngưỡng gây trật
khớp vai, có nhiều trường hợp do bị vôi hóa khớp vai, từ đó
gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh và viêm dây thần
kinh vai. Những trường hợp này có chung triệu chứng đau
buốt, nhức nhối rất đột ngột, cơn đau có cảm tưởng giật giật
buốt lên tận óc, và thường tê buốt đến các đầu ngón tay.
Không cử động, ngồi hoặc đứng hay đi lại thì cơn đau giảm,
Nằm và vận động tay thì buốt giật từng cơn. Bệnh này rất
thường gặp(xem hình dưới)
3. Vôi hóa khớp vai
Sai lệch trong vận động, rối loạn dinh dưỡng, suy chức năng
gan và các bệnh về xương gây nên tình trạng khớp bị calci hóa
tạo nên các khối hay gai vôi ở khớp, cản trở sự vận động và
chèn ép dây thần kinh. Đây là căn bệnh thường gặp gây nên
các cơn đau kinh niên ở khơp vai- Khớp vai là khớp vận động,

có liên quan chặt chẽ đến cơ bắp, và hệ thống gân cơ chằng,
trong nhiều trường hợp khớp vai đau cũng do viêm nhiễm, hay
chấn thương hệ thống gân cơ vận động, trường hợp này cơn
đau không kéo dài, và dễ chẩn trị và điều trị.
4. Một số nguyên nhân khác:
• Dây chằng yếu, không giữ nổi khớp vai: Hay xảy ra khi
vận động quá mức, đặc biệt là người bơi sải, bơi bướm, chơi
quần vợt. Các triệu chứng chủ yếu là đau khi vận động khớp
vai và có kèm theo tiếng răng rắc. Nếu bạn rơi vào trường
hợp này cần để cho khớp vai nghỉ ngơi, rồi tập vận động để
củng cố các cơ “quay tròn”. Nếu không bớt đau thì cần xem
các dây chằng có bị căng dãn quá mức hay bị rách không.
Có khi phải thay đổi hoạt động thể thao.
• Tổn thương xương đòn: Thường xảy ra do phải làm việc
quá mạnh và vung qua đầu nhiều lần (bơi bướm chẳng hạn)
nên xương đòn bị tổn thương, nhất là ở khớp nối mỏm vai
và xương đòn. Khi đó, khớp nhỏ này bị đau mỗi khi vận
động hoặc bị chèn ép. Bệnh nhân không thể nằm nghiêng
bên đau mà ngủ được. Nếu đau nhiều và kéo dài thì cần tìm
nguyên nhân khác như bệnh lý ở đốt sống cổ hoặc phải can
thiệp phẫu thuật.
• Viêm dây chằng: Viêm dây chằng xảy ra do vận động sai
lệch hoặc stress. Thường đi kèm viêm bao khớp. Dây chằng
co lại làm cho vai đau, cứng đơ, không vận động được. Khi
các dây chằng không co rút nữa thì bao khớp sẽ tự hết viêm.
Để hồi phục cử động của vai, cần nhiều tháng chữa trị và
luyện tập theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa chấn
thương.
Điều trị đau khớp vai như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp bị đau khớp vai có thể áp dụng

liệu pháp châm cứu để cắt cơn đau và nâng cao hiệu quả. Tuy
nhiên hiệu quả không giống nhau ở các bệnh nhân. Với các
bệnh nhân bị thoái hóa đĩa sụn và vôi hóa khớp vai, thì châm
cứu chỉ có tính chất giảm đau tạm thời, nhưng ít có kết quả về
lâu dài. Còn các trường hợp bị viêm nhiễm và tổn hại dây thần
kinh, do bị nhiễm lạnh hoặc bị chấn thương, thì châm cứu, đặc
biệt là thủy châm có tác dụng rất tốt.
Đối với các trường hợp thoái hóa đĩa sụn và vôi hóa khớp vai,
biện pháp điều trị tích cực có hiệu quả vẫn là liệu pháp giải
phẫu. Hiện nay y học phát triển, việc giải phẫu đã không còn
quá khó khăn, thủ thuật đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Các phương pháp điều trị chủ yếu là bắn tia và mổ nội soi kết
hợp với phương pháp vật lý trị liệu khác như thể dục, bơi
lội…
Nhận biết và cách
điều trị đau khớp
vai
Đau khớp vai là một hiện tượng phổ biến
trong đời sống sinh hoạt, đau khớp vai có thể do
tổn thương xương, khớp vai và phần mềm quanh
khớp vai. Để nhận biết và hiểu rõ hơn về hiện
tượng này, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết
dưới đây.
Cách nhận biết đau khớp vai
Thường thì đau khớp vai hay xảy ra do chứng viêm viêm khớp
vùng vai gây ra. Đó là tình trạng viêm mô mềm ở vùng khớp
vai, bao gồm gân, cơ, dây chằng, màng khớp. Các triệu chứng
chủ yếu bao gồm đau khớp vai, gây khó khăn trong các
hoạt động của người bệnh. Viêm đau khớp vai thường xảy ra ở
những người 40 tuổi trở lên, nữ nhiều hơn nam, thường bị một

bên, rất ít khi bị hai bên cùng một lúc. Biểu hiện ở thời kỳ đầu
chỉ đau nhức là chính, hoặc chỉ đau âm ỉ và khó chịu ở khớp
vai; sau đó cơn đau tăng dần, nhất là về đêm, thường ảnh
hưởng đến giấc ngủ, khớp vai hoạt động cũng bị hạn chế dần,
cuối cùng dẫn tới đau cứng khớp không cử động được. Đây là
quá trình viêm xảy ra ở khớp vai do giảm tưới máu ở vùng
này, viêm không có vi trùng.
Các dấu hiệu cơ bản của viêm đau khớp vai bao gồm:
• Cảm giác đau nhức vùng vai. Mời đầu chỉ là vùng vai
đau nhức từng cơn, bệnh phần nhiều phát triển chậm, sau đó
cơn đau tăng dần, đau nhói hoặc đau như dao cắt, vả lại liên
tục hơn, một khi khí hậu thay đổi hay mệt mỏi càng đau
nhiều, cơn đau lan lên đến cổ và ra vùng tay (nhất là vùng
khuỷu tay). Khi vùng vai bị va chạm hay bị kéo giãn đột
ngột, thường gây đau dữ dội tợ như bị gãy xương.
• Vận động ở quanh khớp vai bị hạn chế. Người bệnh sẽ vô
cùng khó khăn trong việc quay quay lật tay ra phía ngoài,
vào trong và đưa lên trên. Về sau do lâu ngày ít hoạt động
nên khớp bị dính liền giữa màng khớp và mô mềm chung
quanh, lực cơ giảm yếu dần, bệnh nhân làm các động tác
như chải đầu, rửa mặt, mặc áo đều khó khăn. Nếu bị nặng
thì khả năng hoạt động của khớp khuỷu cũng bị ảnh hưởng,
khi co khuỷu các ngón tay không thể sở đến vùng vai cùng
bên, nhất là khuỷu tay, sau khi duỗi ra sau khó thể co lại.
• Sợ lạnh. Bên vai bị đau thường sợ lạnh, cho dù trời nắng,
bệnh nhân cũng không dám để hở vai
• Đè đau. Một triệu chứng rất điển hình của chứng viêm
đau khớp vai là có điểm đè đau ở khớp vai bị bệnh, một số ít
bệnh nhân có điểm đè đau lan rộng ở mô mềm chung quanh
khớp vai.

• Cơ bắp bị co rút và teo nhỏ. Một số cơ ở chung quanh
khớp vai như cơ tam giác vai ở thời kỳ đầu có thể bị co rút,
về sau bị teo do ít hoạt động, mỏm vai nhô lên, tay đưa lên
và gập lui sau không tiện, lúc này triệu chứng đau nhức lại
giảm.
• Thay đổi khi chụp xquang. Khi bệnh nhân đi chụp
Xquang khớp, đa số kết quả là bình thường, ở giai đoạn sau,
một số bệnh nhân có hiện tượng chất xương bị xốp, hóa vôi
ở dưới mỏm vai, nhưng không bị phá hủy. Các xét nghiệm
khác đều bình thường.
Các phương pháp điều trị đau khớp vai
Giai đoạn đầu mới bị đau khớp vai. Người bệnh có thể áp
dụng các biện pháp xoa, bóp, day bấm trực tiếp vào các điểm
đau chú ý tới các nhóm cơ bị co cứng: nhóm cơ thang, cơ ức –
đòn – chũm.
Giai đoạn sau. Về sau này, thường là đau giảm và khỏi nếu
chữa đúng cách và kịp thời. Nếu không chữa tốt, cử động sẽ bị
hạn chế như: tay không giơ lên được, không giơ ngang ra
được, không đưa tay ra phía sau như thường được. Nếu cố
gắng giơ quá một chút thì sẽ đau quanh khớp vai,… Vận động
bị hạn chế do khí huyết bị ngưng trệ không nuôi dưỡng được
gân, cơ khớp gây nên.
Các trường hợp khớp vai bị hạn chế vận động . Cần tập vận
động khớp vai, phạm vi vận động có thể tăng dần lên, không
nên cưỡng bức khớp vai vận động theo ý muốn chủ quan của
người thầy thuốc. Một số cách vận động khớp vai có thể áp
dụng đó là người thầy thuốc đứng ở phía vai đau. Một tay giữ
vai, một tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2-3 lần (động
tác này là chuẩn bị vận động, đồng thời xem phạm vi hoạt
động khớp vai đến đâu). Co giãn cánh tay ra ngang, rồi đưa

lên cao, ra trước, qua sát ngực, rời vòng xuống dưới từ 3-4 lần
(chú ý đưa lên đến mức người bệnh cảm thấy đau là đủ, không
nên đưa cao quá). Nắm ngón tay cái người bệnh, vòng cẳng
tay từ dưới lên trên, từ sau ra trước, rồi kéo xuống tay người
bệnh ra phía sau.
Với các trường hợp viêm khớp vai , hướng điều trị chủ yếu là
điều trị triệu chứng, tập vật lý trị liệu và có thể dùng thêm các
loại thuốc tăng tuần hoàn ngoại biên. Vận động nặng cần hạn
chế ở giai đoạn cấp, ở giai đoạn sau phải tập vật lý trị liệu hay
châm cứu và học cách vận động đúng.Viêm đau khớp vai rất
hay tái phát khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh. Các
trường hợp viêm khớp quanh vai không có điều trị đặc hiệu,
thường phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nguyên nhân,
tránh các vận động mạnh tại vùng khớp vai, phục hồi chức
năng khớp bằng các bài tập vận động, xoa bóp, bấm huyệt,
châm cứu, chiếu tia hồng ngoại sóng ngắn.
Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh khớp cũng rất quạn
trọng, theo đó người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Để biết những thực phẩm nào tốt cho người bệnh viêm khớp,
Một số động tác tự vận động tại nhà cho người đau
khớp vai
Động tác 1: Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay nắm lại từ từ nâng
dần hai tay lên cao (càng cao càng tốt) rồi buông từ từ hai tay
xuống. Trong lúc đó cúi khum lưng ra phía trước sao cho tạo
với nửa thân dưới một góc 90 độ.
Động tác 2: Vung tay cúi lưng. Nửa thân trên cúi về phía trước
tạo với nửa thân dưới một góc 90o; tay lành víu vào thành ghế,
tay đau không thẳng và từ từ làm các động tác sau: Quay trái
theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ sau tăng dần góc độ lớn
và làm ngược lại. Trong khi tập có thể cầm một vật nặng

khoảng 1kg để giúp cho việc mở khớp được tốt hơn. Đưa tay
ra trước, sau, phải, trái.
Động tác 3: Người bệnh đứng đối diện với tường, tay đau duỗi
thẳng, bàn tay chống vào tường và từ từ đu người xuống, làm
5 lần. Đổi tư thế đứng nghiêng và cũng làm như trên.
3 động tác này cần được tập tại nhà, ngày làm từ 1-2 lần, tập
theo sức chịu đựng.
Tốt hơn hết, ngay từ khi mới xuất hiện cảm giác đau khớp vai
sau vài ngày triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân
cần đi thăm khám để phát hiện sớm nguyên nhân cũng như
điều trị kịp thời tránh một số biến chứng không mong muốn.
3.Bệnh đau khớp và cách
chữa trị bệnh đau khớp
Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp
được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình
trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp
được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở
khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận
động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp
xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi
bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra
tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. Thường thì khớp xương
nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp
ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai,
đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là
trên xương sống.
Nguyên nhân đau khớp
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở
khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các

khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận
động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh
hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và
chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo
như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm
khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn
trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Lao động nặng về thể
chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc
thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Triệu chứng của bệnh khớp
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa
khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp
tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ
thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình
trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng
sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại
khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh
xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn
đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và
chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu
bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn
khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp,
dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Ai là người hay mắc bệnh đau khớp?
Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người
cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái
hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp,
thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì
đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

Cách chữa bệnh đau khớp
Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán
rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay
acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy
nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ
trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ
rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho
bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã
cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh
nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp
mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc
vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu
thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp
dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại
hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất
có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công
hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện
tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở
thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn
giản là hình thức đi bộ.
Cách phòng bệnh đau khớp
1. Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt
cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
2. Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường
và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp
trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể
dẫn tới kết quả ngược.
3. Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh

dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin
C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị
sớm suy thoái.
4. Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và
duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Bài thuốc chữa đau khớp
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng
nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải
cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớtsưng hơn. Còn
với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi,
người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp
hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất
ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 – 30
phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn
đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm
hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp
phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.
Những lưu ý đối với người đau khớp
Những người bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp tuyệt đối
không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi
những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng
hơn.
Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa
để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô
người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những
đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất
người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn
khô ráo”.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di

chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở
Việt Nam, khoảng 0,3% – 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó
80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.
Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh
tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Có rất
nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng người bệnh
không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ.
Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng
đến dạ dày.
Nguyên nhân gây đau khớp trong bệnh lý thoái hóa khớp gối
Đau khớp có thể do một số nguyên nhân gây ra như đau do
viêm, do phù nề của các tổ chức như màng hoạt dịch, sụn
khớp …
Do tình trạng mất sụn xảy ra nặng nề nhất ở vùng tiếp xúc của
khớp khi bệnh nhân duỗi thẳng chân nên bệnh nhân có xu
hướng hơi co gối khi đi lại để cho vị trí tiếp xúc của hai mặt
khớp vào vùng sụn không tổn thương hoặc ít tổn thương hơn.
Lâu dần, hệ thống dây chằng và bao khớp sẽ bị co rút làm cho
bệnh nhân không duỗi thẳng chân được nữa. Đồng thời với tư
thế hơi co gối, các gân cơ xung quanh luôn luôn trong tình
trạng co rút, tăng trương lực, lâu dần sẽ dẫn đến phản ứng
viêm không đặc hiệu của gân tại điểm bám vào xương và các
bao hoạt dịch của gân ở xung quanh. Điều này sẽ dẫn đến tình
trạng ĐAU DO VIÊM.
Một nguyên nhân gây đau nữa là do tình trạng viêm, phù nề
của các tổ chức như màng hoạt dịch, sụn khớp,… cũng dẫn
đến tình trạng ĐAU DO VIÊM.
ĐAU DO VIÊM sẽ gây phiền toái cho bệnh nhân cả khi nghỉ
ngơi, những trường hợp nặng có thể sẽ đau về đêm và gây mất
ngủ cho bệnh nhân. Khi đi lại, đau do viêm cũng sẽ biểu hiện

nặng nề hơn.
Xác định kiểu đau, mức độ đau của bệnh nhân thoái hóa khớp
gối đóng vai trò quan trọng trong chỉ định điều trị trong đó
kiểm soát triệu chứng đau do viêm đóng vai trò quan trọng
giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Kiểm soát tình trạng đau do viêm này có thể lựa chọn nhiều
biện pháp như: dùng thuốc uống, thuốc tiêm, nội soi, vật lý trị
liệu,…
Một điều quan trọng nữa là chỉ định phẫu thuật thay khớp gối
được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố trong đó yếu tố cơ bản là
mức độ phiền toái của bệnh nhân mà chủ yếu là triệu chứng
đau. Kiểm soát tốt tình trạng đau do viêm đóng vai trò quan
trọng, kết hợp với các điều trị dinh dưỡng sụn khớp và các
biện pháp dự phòng thoái hóa khớp khác giúp cải thiện mức
độ phiền toái cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thọ của khớp
trước khi phải cân nhắc phẫu thuật thay khớp gối.
Ths Trần Trung Dũng

×