Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

6 cách uống nước để chữa bệnh cực hiệu nghiệm và những điều cần biết về cách uống nước để bảo vệ sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.34 KB, 36 trang )

6 cách uống nước để
chữa bệnh cực hiệu
nghiệm
Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, uống
nước đúng cách vừa đảm bảo được sức
khỏe, vừa hỗ trợ chữa được một số bệnh.
Chúng ta đều biết cơ thể con người cần rất nhiều nước
và hàng ngày mỗi người cần uống từ 2 - 2,5 lít nước, nhất là
những ngày nắng nóng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết,
uống nước đúng cách vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa hỗ
trợ chữa được một số bệnh. Vậy cách uống nước chữa bệnh
như thế nào?
Chữa cảm, cần uống nhiều nước hơn bình thường
Khi bạn bị cảm mạo, bác sĩ thường nhắc bệnh
nhân: Hãy uống nhiều nước vào. Đây là chỉ định rất tốt cho
người bị cảm. Bởi vì khi bạn bị cảm, thường kèm theo sốt,
lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ là tự giảm
nhiệt độ, bằng cách: đổ mồ hôi, hô hấp nhanh, lượng nước
trên da bay hơi nhiều hơn Khi đó đòi hỏi bổ sung một
lượng lớn nước vào cơ thể, nên phản xạ “khát nước” sẽ xuất
hiện. Bạn nên uống nhiều nước. Lợi ích ở đây là uống nhiều
nước không những thúc đẩy việc tiết mồ hôi và bài tiết nước
tiểu, mà còn có lợi cho việc điều hòa thân nhiệt, nhanh
chóng bài trừ virut gây bệnh ra khỏi cơ thể. Như vậy, uống
nhiều nước khi cảm cúm kết hợp với uống thuốc theo chỉ
định của bác sĩ là cách giúp bạn nhanh khỏi bệnh và giảm
mệt mỏi.
Chữa đau dạ dày, nên ăn cháo loãng
Người bị bệnh đau dạ dày thì nên ăn cháo loãng. Nhiệt
độ khi nấu cháo cần duy trì trên 60oC, vì ở nhiệt độ này làm
cho cháo sánh lại. Cháo ninh nhừ đã sánh lại, ăn vào bụng


rất dễ tiêu hóa nên rất tốt cho những người có bệnh dạ dày.
Ăn cháo loãng là một cách uống nước rất khoa học vì trong
cháo có chứa nhiều nước, có tác dụng nhuận tràng, tạo điều
kiện thuận lợi đẩy những chất có hại trong dạ dày và đường
ruột ra khỏi cơ thể. Cách uống nước này kết hợp với việc
dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.
Ăn cháo loãng vừa chữa đau dạ dày, vừa là một cách uống
nước rất khoa học làm nhuận tràng, sạch ruột.
Chữa táo bón, uống nhiều nước
Ở góc độ bệnh học, nguyên nhân gây nên táo bón nói
đơn giản là gồm 2 loại: một là cơ thể bị thiếu nước, hai là
đường tiêu hóa không có khả năng bài tiết. Như vậy, theo
nguyên nhân thứ nhất thì bệnh nhân phải uống nhiều nước.
Theo nguyên nhân thứ 2 thì cách giải quyết hiệu quả là uống
nước từng ngụm to, động tác nuốt nhanh, làm như vậy nước
có thể nhanh chóng kích thích nhu động ruột thúc đẩy bài
tiết. Ở kỹ thuật này, bạn cần lưu ý là không nên uống từng
ngụm nhỏ, vì uống như vậy tốc độ nước chảy chậm, nước dễ
được hấp thu vào máu và gây ra tiểu tiện, chứ không phải đại
tiện.
Chữa buồn nôn, uống nước muối thúc nôn
Buồn nôn xuất hiện khi ăn những thức ăn không thích hợp
hoặc bị ngộ độc thức ăn. Khi gặp trường hợp này, bạn không
nên sợ phải nôn, bởi vì chỉ có nôn ra mới có thể giúp bạn dễ
chịu hơn rất nhiều và tránh được bệnh nặng. Khi đó nếu bạn
cảm thấy rất khó nôn ra thì uống cốc nước muối nhạt để thúc
nôn. Bạn cần pha 1 cốc nước muối nhạt (tốt nhất là nước
muối sinh lý 9%o) uống vài ngụm lớn sẽ buồn nôn và nôn ra
hết. Sau khi đã nôn sạch, bạn có thể dùng nước muối đó để
súc miệng, có tác dụng tiêu viêm. Nước muối nhạt vừa có

tác dụng điều trị tình trạng mất nước sau khi nôn, vừa là chất
dịch bổ sung nước rất tốt, có thể giúp bạn vượt qua trạng thái
suy nhược.
Chữa ho, uống nước nóng
Khi bị ho, có đờm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó
khạc đờm ra Cần làm gì lúc này? Rất đơn giản, bạn chỉ cần
uống nhiều nước hơi nóng. Bởi nước nóng có thể làm loãng
đờm, làm cho đờm dễ khạc ra ngoài. Khi bạn uống nhiều
nước sẽ tăng lượng nước tiểu, có thể thúc đẩy bài tiết những
chất có hại ra khỏi cơ thể. Uống nước nóng còn có thể dẹp
bỏ được tình trạng xung huyết của khí quản làm cho tần suất
ho cũng giảm đi. Đương nhiên là bạn phải uống thuốc chữa
ho theo chỉ định của bác sĩ và uống nước nóng sẽ mau khỏi
bệnh hơn.
Chữa phiền muộn, uống nhiều nước có tác dụng lợi tiểu
Trong cơ thể, kích thích tố, nói đơn giản là được chia làm 2
loại: một loại sinh ra khoái cảm, một loại sinh ra buồn phiền.
Chất endorphin sinh ra trong não được gọi là “hormon hạnh
phúc”, còn sinh ra bởi tuyến thượng thận thì được gọi là
“hormon phiền muộn”. Khi chúng ta ở trạng thái đau khổ
phiền muộn, hormon tuyến thượng thận sẽ tăng cao, nhưng
nó cũng có thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Một trong
những cách để đưa được nó ra ngoài cơ thể chính là uống
nhiều loại nước có tác dụng lợi tiểu. Uống nhiều nước loại
này, nước được hấp thu vào máu, khối lượng tuần hoàn tăng
lên, lượng nước được lọc qua thận cũng tăng lên, kết quả là
bạn đi tiểu nhiều và chất kích thích tố gây phiền muộn cũng
nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bạn sẽ mau hết phiền muộn, dễ
chịu, lạc quan yêu đời hơn. Nước có tác dụng lợi tiểu và
thanh nhiệt mùa hè là: nước chè tươi, nước râu ngô, nước sắc

cây bông mã đề, nước mía, nước dừa
Nước đóng bình giá rẻ: Ung
thư ở đây chứ ở đâu!
Nước đóng bình ,đóng chai đã mang lại
những tiện lợi mà không phủ nhận. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia nước đóng chai,
đóng bình kém chất lượng sẽ làm tăng nguy
cơ ung thư.
Khảo sát thực tế tại các xưởng kinh doanh nước bình cho
thấy, nhiều cơ sở sản xuất nước đóng bình thực hiện tại các
hộ gia đình, sản xuất “chui”, không đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Cụ thể, cơ quan công an đã phát hiện tại phường Tân
Thuận, Q.7, một số công nhân đã mua bình nước 21 lít về tự
đóng bình dán nắp kỹ càng rồi dán nhãn hiệu toàn tiếng nước
ngoài và đem bán ra thị trường với giá 12 ngàn đồng/bình.
Nhiều người mua nước tại đây cho biết, sau khi uống ngụm
nước đầu tiên từ những bình nước này họ cảm thấy “tanh
tanh” khó chịu, màu nước hơi đục nên đã không dám mua
nước từ cơ sở này nữa.
Nói về quy trình sản xuất nước uống đóng bình có chất
lượng, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung
tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học kỹ
thuật Việt Nam cho biết, quy trình sản xuất nước đóng bình
để đảm bảo chất lượng phải qua các bước: Nước thô được
lọc qua than hoạt tính để khử mùi, sau đó trao đổi ion khử
các loại khoáng, lọc ngược để khử các vi sinh vật. Và qua hệ
thống đóng chai phải là một môi trường rất vô trùng, có tia
cực tím để chống vi sinh vật. Vì vậy, nếu để làm đúng các
quy trình trên thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng

không thể có giá rẻ đến như thế.
Tuy nhiên, do các loại nước giếng khoan không được
hệ thống xử lý kỹ càng sẽ dễ dàng có sự xuất hiện của vi
khuẩn E. Coli gây tiêu chảy, viêm đường ruột Những kim
loại nặng như chì, thủy ngân rất độc hại, khi sử dụng lâu
ngày và tích lũy trong cơ thể có khả năng gây bệnh ung thư.
Các cặn đồng, sắt trong quá trình sản xuất, do máy móc thiết
bị thô sơ, cũ kỹ để lại trong nước là điều khó tránh khỏi tại
những cơ sở được trang bị sơ sài.
BS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng
Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. HCM khuyến cáo, trước
việc nước đóng bình bán tràn lan thiếu kiểm soát, người tiêu
dùng cần sử dụng các thương hiệu nước đóng chai, đóng
bình đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đúng theo
tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế.
Các chuyên gia cho rằng, khi uống trực tiếp những loại nước
đóng bình kém chất lượng người dùng sẽ nhiễm các kim loại
nặng, vi sinh vật, thậm chí là có cả những sinh vật mủ xanh
(loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người
như viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm
trùng máu… ).
Để tránh uống phải nước đóng bình kém chất lượng dễ phát
sinh bệnh tật, theo các chuyên gia, thay vì dùng các loại
nước đóng bình không đảm bảo chất lượng người dân nên
dùng nước máy đạt tiêu chuẩn rồi đun sôi.
Cách làm này vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khoẻ.
Nên uống nước ngay
cả khi không khát

Ai cũng biết uống nhiều nước rất có lợi cho

cơ thể, nhưng uống như thế nào là đủ?
Thông thường, lượng nước uống vào tối thiểu phải đủ để
thay thế lượng nước mà cơ thể thải ra hàng ngày, và lượng
nước tối đa uống vào là lượng mà thận trong cơ thể có khả
năng bài tiết (thường từ 30 - 35ml/kg trọng lượng cơ thể).
Trong những ngày thời tiết nóng nực thì cần phải uống nước
nhiều hơn, nhất là khi đang bị sốt, bị tiêu chảy hay bị nôn
mửa.
Cách đơn giản nhất để biết được cơ thể cần uống bao nhiêu
nước là "hãy lắng nghe cơn khát của bạn", khi nào thấy khát
là phải uống ngay. Tuy nhiên, cần phải biết rằng không phải
chỉ khi nào khát thì cơ thể mới thiếu nước. Ngược lại có khi
cơ thể cần nước mà ta lại không thấy khát, đặc biệt là những
người lớn tuổi. Do đó cần phải uống nước ngay cả khi không
thấy khát.
Mỗi ngày cơ thể thải ra khoảng gần 3.000ml nước qua
đường tiểu tiện, qua hơi thở, mồ hôi và lượng nước cần phải
bù đắp cũng tương đương như vậy, chủ yếu là từ nước uống,
nước trong thức ăn và nước từ quá trình đồng hoá thức ăn.
Cần phải nhớ rằng mặc dù nước uống là biện pháp bù đắp
lớn nhất của cơ thể, nhưng nước tự nhiên có trong thức ăn
cũng rất đáng kể. Cơ thể có thể dễ dàng thu được 1 lít nước
mỗi ngày từ những loại thức ăn chứa nhiều nước, ví dụ như
hoa quả, rau, sữa chua, sữa
3 loại nước uống vào lúc
thức dậy sẽ làm hại máu,
tăng huyết áp.
Mỗi sáng thức dậy, bạn nên uống nước để
bổ sung lượng nước thiếu hụt sau một đêm.
Tuy nhiên, bạn đừng uống ba loại nước dưới

đây.
Nước sôi để lâu ngày làm hại máu
Nước sôi để lâu ngày dẫn đến tình trạng nitơ hữu cơ
không ngừng bị phân giải thành nitrite. Đặc biệt, nước để
quá lâu ngày khó tránh khỏi xuất hiện vi khuẩn ô nhiễm. Khi
đó nitơ hữu cơ sẽ phân giải rất nhanh, nitrite cũng sẽ tăng lên
với số lượng lớn.
Nếu chúng ta uống loại nước như vậy, hemoglobin
trong cơ thể và nitrite được sinh ra sẽ kết hợp với nhau, ảnh
hưởng đến chức năng vận chuyển ôxy trong máu.
Theo chuyên gia, chỉ nên uống nước đun sôi một lần và
không để quá 24 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, các loại nước lọc,
nước khoáng đóng chai, đóng bình cũng không nên để quá
lâu, thông thường không nên để quá ba ngày.
Nước muối làm cơ thể khát hơn
Có người cho rằng buổi sáng khi thức dậy nếu uống một
ngụm nước muối loãng sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng trên
thực tế cách làm này hoàn toàn sai lầm.
Uống nước muối loãng có lợi cho cơ thể là đúng khi cơ thể
ra nhiều mồ hôi cần bổ sung thành phần nước. Nhưng nếu
uống nước muối vào sáng sớm thì rất có hại cho cơ thể.
Nghiên cứu sinh lý học cho thấy, các hoạt động như hô
hấp, ra mồ hôi, tiết niệu của cơ thể vẫn diễn ra bình thường
trong khi ngủ và các hoạt động này làm tiêu hao một lượng
nước tương đối lớn.
Sau khi thức dậy, máu đã trong trạng thái tập trung, lúc đó
nếu uống một lượng nước nhất định máu sẽ được lưu thông
rất nhanh, giải quyết tình trạng mất nước trong lúc ngủ.
Nhưng nếu chúng ta uống nước muối loãng thì lại làm cơ thể
càng khát hơn.

Hơn thế nữa, buổi sáng huyết áp thường lên rất cao, uống
nước muối loãng sẽ làm cho huyết áp lên cao hơn, nguy hại
đến sức khỏe.
Nước ngọt, cà phê cũng không tốt
Buổi sáng khi thức dậy, cốc nước đầu tiên không nên là các
loại nước ngọt, nước có ga, cà phê, sữa. Đa số các loại nước
có ga đều chứa axít citric, chất làm tăng tốc độ bài tiết canxi
trong quá trình trao đổi chất, làm giảm hàm lượng canxi
trong máu.
Ngoài ra, một số loại nước ngọt có tác dụng lợi tiểu. Buổi
sáng sử dụng loại nước này chẳng những không bổ sung
được lượng nước đã mất mà còn làm tăng nhu cầu về nước
của cơ thể, gây ra tình trạng toàn cơ thể bị thiếu nước.
Buổi sáng cũng không nên dùng nước hoa quả, sữa hay cà
phê đầu tiên. Chúng không giúp cung cấp nước mà cơ thể
đang cần sau khi thức dậy, mà sẽ khiến dạ dày và ruột hô
hấp và tiêu hóa trong trạng thái cơ thể thiếu nước. Điều này
không có lợi cho sức khỏe.
5 sai lầm khi uống nước gây
hại sức khỏe của bạn
Rất nhiều người vẫn không hề nhận ra sai
lầm trong vệc uống nước mà mình mắc phải.
Uống đủ nước - nghe có vẻ dễ dàng, vì đa số
mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc chỉ cần uống
nhiều nước là đủ. Tuy nhiên, điều này không
đơn giản. Rất nhiều người vẫn không hề nhận
ra sai lầm trong vệc uống nước mà mình mắc
phải. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất:
Nên uống ít nhất một ly nước khoảng nửa giờ trước khi đi
tập thể dục

Uống nước trong khi tập thể dục , thay vì uống trước đó
Larysa DiDio – Huấn luyện viên, người sáng lập Trung tâm
Thể dục thể hình PFX (Mỹ) – tư vấn: “Ngay cả khi bạn
nhâm nhi thường xuyên một thứ thức uống gì đó trong lúc
đang tập thể dục, bạn cũng có nguy cơ đau đầu cao nếu trước
đó bạn không uống đủ nước. Nên cố gắng uống ít nhất một
ly nước khoảng 30 phút trước khi đi tập”.
Luôn luôn uống 8 ly nước mỗi ngày
Trước đây, đã từng có đề xuất uống 8 ly nước một ngày, mặc
dù lượng nước cần thiết đối với mỗi người khác nhau. Lượng
nước cơ thể cơ thể cần phụ thuộc vào kích thước và trọng
lượng của mỗi người. Bạn cũng nên trừ hao lượng nước từ
các loại thực phẩm giàu nước và trái cây, dù chúng không
thể thay thế nước hoàn toàn. Ví như một quả táo có thể thay
thế một cốc nước nhỏ. Keri Gans – tác giả cuốn The Small
Change Diet – cho biết: “Bạn có thể lấy số cân nặng chia 2
để có được số ounce nước (1 ounce = 28,35 gram) cần thiết
cho cơ thể mỗi ngày”.
Chất caffeine trong cà phê và trà có tác dụng lợi tiểu
Tránh uống cà phê và trà
Nhiều người vẫn nghĩ cà phê và trà không phải là thức
uống giải khát theo đúng nghĩa của nó. Họ nghĩ đây là hai
loại thức uống không cung cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên,
chuyên gia dinh dưỡng Lisa Cashman cho biết: “Chất
caffeine trong cà phê và trà có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy nhấm
nháp một ly cà phê vẫn tốt hơn là không uống gì”.
Uống nước ít lần
Thường thì đa số mọi người sẽ uống nước khi thấy khát, trời
nóng hoặc đang tập thể dục. Tuy nhiên, không phải chỉ
những lúc đó cơ thể bạn mới cần nước. Bạn cũng nên uống

nước ngay cả khi đang làm việc. Nếu để cơ thể trong tình
trạng thiếu nước, bạn dễ mắc các bệnh như sỏi thận , viêm
đường tiểu.
Bạn vẫn cần uống nhiều nước sau khi ăn súp
Nhầm lẫn giữa việc ăn và uống
Mặc dù các loại thức ăn chứa nhiều nước có thể bổ sung
nước cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế nước hoàn
toàn. Bạn cần uống nước ngay cả khi đã ăn nhiều loại trái
cây, thực phẩm nhiều nước. Hãy uống nước trước khi ăn để
đảm bảo bạn không quên việc uống nước.
7 nhóm người sau tuyệt
đối không được uống
nước lạnh mùa hè
Hầu hết ai cũng thích uống nước lạnh, nhất là mùa
hè. Nhưng thực tế không phải ai cũng có thể uống
được nước lạnh.
Dưới đây là 7 nhóm người nên hạn chế tối đa việc uống
nước lạnh:
Trẻ nhỏ:
Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện,
cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ
uống lạnh. Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng
bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn
dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột… Đặc
biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không
nên cho uống nước lạnh và dùng các các đồ uống lạnh.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt:
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ
khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát
sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức,

cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Phụ nữ mang thai và người già:
Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu
hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng
không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ
dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số
bệnh về đường ruột. Vì thế với phụ nữ mang thai và người
già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt nên ít
hoặc không uống nước lạnh.
Người bị bệnh về tiêu hóa:
Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính,
viêm đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng
đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột
co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm

×