Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại tại huyện can lộc hà tĩnh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.62 KB, 95 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
2
LỜI CẢM ƠN
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
KTTT Kinh tế trang trại
HTX Hợp tác xã
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
SXKD Sản xuất kinh doanh
HQKT Hiệu quả kinh tế
KQSX Kết quả sản xuất
CPSX Chi phí sản xuất
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MH Mô hình
trđ Triệu đồng
UBND Ủy ban nhân dân
DTBQ Diện tích bình quân
CC Cơ cấu
DT Diện tích
CQ Chủ quyền
ĐH, CĐ Đại học, Cao đẳng
TT Trang trại
HH Hàng hóa
BQ Bình quân
SPHH Sản phẩm hàng hóa


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Nội dung Trang
Bảng 1 Các trang trại phân theo vùng, năm 2011 17
Bảng 2 Tài nguyên đất 47
Bảng 3 60 mô hình kinh tế trang trại điều tra 60
Bảng 4 Thực trạng sử dụng đất của các trang trại điều tra 62
Bảng 5 Nguồn gốc đất của các trang trại điều tra 63
Bảng 6 Tình hình chủ quyền sử dụng đất của các trang trại 64
Bảng 7 Vốn của trang trại điều tra 65
Bảng 8 Trình độ văn hóa và chuyên môn của các lao động 69
Bảng 9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra 70
Bảng 10 Giá trị sản xuất các trang trại điều tra 71
Bảng 11 Chi phí sản xuất các trang trại điều tra 72
Bảng 12 Thu nhập của các trang trại điều tra 73
Bảng 13 Giá trị hàng hóa và tỷ suất hàng hóa qua điều tra 74
Bảng 14 Tổng hợp các chỉ tiêu 76
Bảng 15 Hiệu quả kinh tế trang trại điều tra 76
5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Nội dung Trang
Biểu đồ 1 Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất 18
Biểu đồ 2 KTTT năm 2011 theo giá trị thu nhập 50
Biểu đồ 3 KTTT năm 2011 theo quy mô trang trại 50
Biểu đồ 4 KTTT đến cuối 2011 52
Biểu đồ 5 KTTT đến cuối 2012 theo quy mô 53
Biểu đồ 6 KTTT đến cuối 2012 theo loại hình sản xuất 54
Biểu đồ 7 Trình độ chuyên môn của chủ trang trại 67
Biểu đồ 8 Tỷ lệ nam nữ trong 60 chủ trang trại 68
6

I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh tế trang trại (KTTT) là một
hình thức tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng và không thể thiếu hiện nay. Sự phát
triển của KTTT sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt
tạo động lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Góp phần quan trọng trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Bên
cạnh đó còn góp phần tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát
triển tính đa dạng của nông thôn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất,
tạo ra sự thịnh vượng trong khu vực nông thôn.
Trong nền nông nghiệp thế giới, trang trại ( chủ yếu là trang trại gia đình)
là một hình thức sản xuất có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nông
nghiệp của mỗi nước. Ở các nước phát triển, trang trại có vai trò hết sức to lớn
và có ý nghĩa quyết định trong nền sản xuất nông nghiệp, sản xuất ra tuyệt đại
bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội. Kinh tế trang trại là một hình thức
tổ chức kinh tế phổ biến và đã được hình thành từ rất lâu tại các nước phát triển.
Tại Israel- đất nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất trên thế giới, mô
hình kinh tế trang trại là một phần quan trọng trong nền nông nghiệp, cung cấp
hầu như số lượng sản phẩm nông nghiệp của quốc gia.
Ở Việt Nam, kinh tế trang trại mới phát triển trong những năm gần đây, từ
khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với
mục tiêu là công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, song lấy nông nghiệp làm
khâu đột phá. Đặc biệt là sau nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị ( tháng 4 năm
1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp nước ta đã được tiến lên một bước. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
là một vấn đề cấp bách và lâu dài để nhằm từng bước đưa nền nông nghiệp tự
cấp tự cung sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ
mô của nhà nước. Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách đúng đắn, kịp
thời để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển và đã đạt được nhiều kết quả khả
7

quan. Cơ cấu sản xuất của các trang trại đang có bước chuyển biến tích cực theo
hướng hiện đại. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì KTTT đang gặp nhiều khó khăn
về quy mô lẫn vị thế trong nền sản xuất nông nghiệp. Trong những năm đầu của
thế kỉ 21, để loại hình KTTT phát triển mạnh hơn, năng động, hiệu quả hơn dưới
tầm nhìn của nền nông nghiệp trong và ngoài nước và làm thế nào để đạt được
điều đó đang là bài toán khó đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách vĩ mô
và cả ở tầm quốc gia cũng như ở các địa phương. Để tháo gỡ được những vướng
mắc về nhận thức, cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể về đất đai, vốn, lao
động, khoa học công nghệ, tổ chức quản lý thị trường,… Đòi hỏi phải có điều tra
nghiên cứu sâu mới có căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các chính
sách phù hợp cho phát triển loại hình kinh tế này.
Can Lộc là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm
qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực sản xuất
Nông Lâm Ngư nghiệp. Huyện đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh
vực nông nghiệp. Với bước đột phá mới là một trong những huyện đầu tiên tiếp
tục chuyển đổi, tích tụ ruộng đất giai đoạn II. Vì vậy,huyện ngày càng xuất hiện
nhiều mô hình sản xuất theo kinh tế trang trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thay
đổi nhận thức cho người nông dân và tạo động lực cho sự phát triển các phong
trào làm kinh tế giỏi. Huyện Can Lộc có đủ 5 loại hình kinh tế trang trại là trang
trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, và trang trại tổng hợp. Nhưng
loại hình kinh tế trang trại chiếm tỉ lệ chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trồng trọt
và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Huyện Can Lộc có nhiều mô hình nông nghiệp
sản xuất theo kiểu kinh tế trang trại. Tuy nhiên, huyện có ít trang trại đạt tiêu
chí trang trại năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Còn lại là các gia trại,
chúng thì sản xuất manh mún, chưa đạt hiệu quả kinh tế trang trại cao, nên khó
khăn trong đầu ra cho các trang trại đó, và phòng nông nghiệp huyện cũng khó
quản lý hơn, nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Hơn nữa, một số trang trại thì phát
triển kinh tế khá hiệu quả nhưng lại không tốt cho môi trường, nên cũng không
bền vững trong tương lai.
8

Vì vậy, tôi nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại cho các
loại hình kinh tế trang trại tại huyện Can Lộc là một vấn đề cần thiết, phù hợp
với xu hướng của nông nghiệp thế giới, định hướng phát triển của nhà nước, và
cải thiện nông nghiệp cho huyện nhà, và đem lại hiệu quả lớn hơn cho các trang
trại, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại tại huyện Can Lộc- Hà
Tĩnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trang trại ở huyện Can
Lộc, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trang
trại.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại, hiệu
quả kinh tế trang trại, nâng cao hiểu biết về chúng, làm tiền đề cho sự phát triển
kinh tế trang trại một cách bền vững và đạt hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu và tổng hợp các số liệu liên quan đến kinh tế trang trại của
huyện, từ đó đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế các trang trại, tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại ở Huyện.
Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Can Lộc.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số nông trại trên toàn huyện Can Lộc, trong đó
gồm các loại hình kinh tế trang trại chủ yếu trên địa bàn huyện như các mô hình
kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi, và tổng hợp; Nghiên cứu về thực trạng
phát triển và hiệu quả của các trang trại đó.
9
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Phạm vi không gian
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra
phỏng vấn 60 trang trại, trong đó có các trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt,
và trang trại tổng hợp, là 3 loại hình trang trại chủ yếu, trên địa bàn của 15 xã
thuộc huyện Can Lộc- tỉnh Hà Tĩnh.
b. Phạm vi thời gian
Chúng tôi nghiên cứu vấn đề từ năm 2011 đến nay. Chúng tôi lấy năm
2011 làm năm mở đầu cho nghiên cứu vì năm 2011, tiêu chí trang trại được thay
đổi và áp dụng cho đến nay. Và chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế trang trại từ nay đến 2015.
c. Phạm vi nội dung
Tìm hiểu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu thực
trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Can Lộc.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của ba loại hình kinh tế trang trại: trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, và tổng hợp, trên địa bàn huyện Can Lộc.
Từ các kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học cũng
như phương pháp luận về kinh tế trang trại và hiệu quả kinh tế trang trại.
Xác định hướng nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Can Lộc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh
tế- xã hội của huyện Can Lộc- Hà Tĩnh. Từ đó có các biện pháp khắc phục và
khai thác hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của vùng.
10
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả
kinh tế trang trại, phát triển kinh tế- xã hội của huyện Can Lộc, và nâng cao

nhận thức về các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững để nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế và khai thác
tối đa những thế mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Can
Lộc.
II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Kinh tế trang trại trên thế giới
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Trên thế giới, kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển hàng trăm năm
nay và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, trong
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
trong nền nông nghiệp hàng hoá. Sở dĩ như vậy là bởi vì, nó là đơn vị kinh tế phù
hợp với nông nghiệp nông thôn, rất cơ động và linh hoạt, dễ dàng vượt qua những
khó khăn khi giá cả thị trường không ổn định.
Ở Châu Âu, thế kỷ thứ XVIII, chủ nghĩa tư bản đã phát triển và xuất hiện
tình trạng dân số bắt đầu tăng nhanh hơn, đồng thời nhu cầu nông sản cũng tăng,
nhưng kỹ thuật nông nghiệp không làm tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho giá
nông sản tăng. Dân số tăng cộng với tư hữu ruộng đất đã dẫn đến người nghèo ở
nông thôn tăng, giá thuê nhân công ở nông thôn giảm xuống. trong điều kiện nông
nghiệp là ngành sản xuất có lãi, các trang trại lớn tư bản chủ nghĩa có nhiều lao động
làm thuê ưu thế hơn trang trại gia đình. Vì thế từ cuối thế kỷ XVIII đến khoảng
những năm 1870, quy mô các trang trại lớn lên.
Đến cuối thế kỷ XIX, do ngành đường sắt và tàu thủy chạy bằng hơi nước
phát triển, làm cho giá vận tải hàng hoá giảm, xuất hiện luồng di dân từ Châu Âu
sang Châu Mỹ và Châu Úc để mở rộng diện tích nông nghiệp, thời kỳ này máy
nông nghiệp và phân hoá học phát triển đã thúc đẩy sản lượng nông nghiệp tăng
11
nhanh. Từ đó làm giá nông nghiệp giảm mạnh, các trang trại lớn mất ưu thế và
thúc đẩy trang trại gia đình phát triển.
2.1.2. Phát triển kinh tế trang trại tại một số nước trên thế giới

Kinh tế trang trại ở Mỹ đến nay đã giảm đi về số lượng, tăng lên về quy mô
trang trại, bình quân một trang trại ở Mỹ có quy mô diện tích đất canh tác là
180ha. Ở Mỹ, lao động làm thuê trong các trang trại là rất ít vì ứng dụng ngày
càng nhiều các khoa học kĩ thuật công nghệ tiến bộ mới vào nhiều lĩnh vực khác
nhau, hiện nay có khoảng 35% số trang trại sử dụng máy vi tính phục vụ cho sản
xuất kinh doanh. Ở nước Mỹ số trang trại gia đình chiếm khoảng 87% trong
tổng số trang trại, 65% diện tích đất đai và chiếm gần 70% giá trị nông sản cả
nước, với khoảng 2,2 triệu trang trại đã sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu
tương và ngô của toàn thế giới. Xuất khẩu 40 – 50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn
ngô và đậu tương. Năm 1990 một lao động ở Mỹ có khả năng nuôi sống 80
người. [1]
Năm 1960 vốn vay tín dụng của các trang trại Mỹ là 20 tỷ USD, năm
1970 là 54,5 tỷ USD bằng 3,7 lần thu nhập thuần tuý của các trang trại và
năm 1985 bằng 6 lần thu nhập của các trang trại.
Ở nước Anh đầu thế kỷ thứ XVII, sự tập trung ruộng đất đã hình thành lên
những xí nghiệp công nghiệp tư bản tập trung trên quy mô rộng lớn cùng với
việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông
nghiệp ở đây giống như mô hình hoạt động của các công xưởng công nghiệp,
thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô và sử dụng nhiều lao
động làm thuê đã không dễ dàng mang lại hiệu quả mong muốn. Sang đầu thế kỹ
XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nhiều nông trại đã bắt đầu giảm lao
động làm thuê. Khi ấy thì 70 - 80% nông trại gia đình không thuê lao động. Đây
là thời kỳ thịnh vượng của nông trại gia đình. Ở Anh, 60% trang trại có ruộng
đất riêng, 22% lĩnh canh một phần, 18% lĩnh canh toàn bộ.
Sau cách mạng 1789, ruộng đất của địa chủ phong kiến được chuyển cho
nông dân. Năm 1990 đã có tới 70% trang trại có ruộng đất riêng, 30% trang trại
12
phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ. Số trang trại thuần nông chiếm khoảng 30
ha, mỗi gia đình gồm hai vợ chồng và 1 – 2 con, tự canh tác bằng máy móc
riêng. Số lượng trang trại có xu hướng giảm dần nhưng quy mô trang trại có xu

hướng tăng lên. Cụ thể, năm 1082 có số lượng gần 5,7 triệu trang trại, quy mô
bình quân 5,9 ha/trang trại thì đến năm 1987 chỉ có 982 nghìn trang trại, quy mô
bình quân tăng lên 24 ha/trang trại. Chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại ngày càng phát triển về quy mô và có xu hướng hợp tác sản xuất hàng
hoá với quy mô ngày càng gia tăng. [1]
Ở các nước Châu Á có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Đài Loan sự
phát triển trang trại diễn ra theo quy luật số lượng trang trại giảm, quy mô trang
trại tăng. Tại Nhật Bản, năm 1950 số trang trại là 6176000 đến năm 1993 số
trang trại còn 3691000. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm là
1,2%.Diện tích trang trại bình quân năm 1950 là 0,8 ha năm 1993 tăng lên là
1,38 ha, tốc độ tăng bình quân là 1,3%.
Ở Thái Lan trang trại đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nông sản phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, số lượng trang trại gia đình có 4,5 triệu trang
trại, quy mô đất canh tác bình quân một trang trại là 5,6 ha, trong đó trang trại có
diện tích từ 5-10 ha chiếm 28%, trang trại có diện tích lớn hơn 10 ha chiếm 14%.
Năm 1980, tổng số máy kéo của trang trại có khoảng 460 nghìn chiếc, bảo đảm cơ
giới khâu làm đất 60%, cơ giới hoá trong khâu chế biến cũng được phát triển mạnh,
84% làng xã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
khi công nghiệp hoá đến mức tăng cao thì một mặt công nghiệp thu hút lao
động từ nông nghiệp mặt khác nó lại tác động làm tăng năng lực sản xuất của các
trang trại bằng việc trang bị máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công, đồng thời
trong nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các chế phẩm công nghiệp. Do vậy số
lượng các trang trại giảm đi nhưng quy mô diện tích, đầu động vật nuôi lại tăng lên.
Năm 1950 ở Mỹ có 5648000 trang trại và giảm dần số lượng đến năm 1960 còn
3962000 trang trại. Trong khi đó diện tích bình quân của trang trại tăng lên, năm
1950 là 56 ha, năm 1960 là 120 ha năm 1970 là 151 ha năm 1992 là 198,7 ha.
13
Nước Anh năm 1950 là 543000 trang trại, đến năm 1957 còn 254000 trang trại.
Tốc độ giảm bình quân trang trại hàng năm là 2,1%. Diện tích bình quân của các
trang trại thì có xu hướng tăng lên năm 1950 diện tích bình quân 1 trang trại là

36 ha, năm 1987 là 71 ha. Nước Pháp năm 1955 có 2285000 trang trại, đến năm
1993 chỉ còn 801400 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,7%.
Máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất: ở châu Âu 70% trang trại gia đình
mua máy dùng riêng. Ở Mỹ 35 % số trang trại, ở Miền Bắc, 75% trang trại ở Miền
tây, 52% trang trại ở miền nam có máy riêng. Nhờ trang trại lớn ở mỹ, Tây Đức, sử
dụng máy tính điện tử để tổ chức sử dụng kinh doanh trồng trọt và chăn nuôi. Còn
ở Châu Á như Nhật Bản, năm 1985 có 67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20%
có máy kéo lớn ở Đài Loan năm 1981 bình quân một trang trại có máy kéo 2 bánh
là 0,12 chiếc, máy cây 0,05 chiếc, máy liên hợp thu hoạch 0,02 chiếc, máy sấy 0,03
chiếc, với việc trang bị máy móc như trên, các trang trại ở Đài Loan đã cơ giới hoá
95% công việc làm đất, 91% công việc cấy lúa 80% gặt đập và 50% việc sấy hạt.
Việc sử dụng chung đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. [2]
Lao động: do mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao
lên số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong các trang trại. Ở Mỹ các trang
trại có thu nhập 100.000USD/năm không thuê lao động, các trang trại có thu
nhập từ 100.000- 500.000USD/năm thuê từ 1 - 2 năm lao động. Ở Tây Âu và
Bắc Mỹ, bình quân 1 trang trại có quy mô diện tích từ 25 - 30 ha chỉ sử dụng
1 - 2 lao động gia đình và 1 - 2 lao động thuê ngoài làm theo thời vụ. Ở
Châu á như Nhật Bản: năm 1990 mỗi trang trại có khoảng 3 lao động, nhưng
chỉ có 1/3 lao động làm nông nghiệp.
Cơ cấu trong tổng thu nhập của các trang trại cũng có sự biến đổi: trang
trại chuyên môn làm nông nghiệp thì giảm xuống, còn trang trại làm một
phần nông nghiệp. Kết hợp với ngành nghề phi nông nghiệp lại tăng lên. Ở
Nhật Bản năm 1945 có 53,4% trang trại chuyên làm nông nghiệp 46,5%
trang trại làm một phần nông nghiệp tăng lên 85%. Như vậy cơ cấu thu nhập
14
của các trang trại chuyên làm nông nghiệp ngày càng giảm, còn các trang
trại làm một phần nông nghiệp và phi nông nghiệp thì lại tăng lên.
Quan hệ của trang trại trong cộng đồng: Sản xuất càng phát triển thì mối
quan hệ của trang trại với thị trường và các tổ chức trên địa bàn ngày càng

chặt chẽ và không thể thay thế. Ở Nhật bản hiện nay 99,20% số trang trại gia
đình tham gia các hoạt động của trên 4000 HTX nông nghiệp ở các cơ sở
làng, xã, có hệ thống dọc trên huyện, tỉnh và cả nước. Các HTX này thực
hiện việc cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm của các trang trại. Ngoài ra,
nhà nước cho các trang trại vay vốn tín dụng lãi suất thấp từ 3,5 - 7,5% /
năm để tái tạo đồng ruộng, mua sắm máy móc. Nhà nước trợ cấp cho các
nông trại 1/2 đến 1/3 giá bán các loại máy móc nông nghiệp mà nhà nước
cần khuyến khích. Bến cạnh đó còn có các chính sách ổn định và giảm tô để
khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng tiện lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá. [1]
2.1.3. Kinh tế trang trại tại Israel
Israel là một đất nước nhỏ bé nằm bên bờ địa trung hải, điều kiện tự
nhiên thì vô cùng khắc nghiệt, nhưng Israel được biết đến là một đất nước có
nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Nhiều năm qua, Israel vẫn là
nhà cung cấp nông sản số 1 cho liên minh Châu Âu. Tại sa mạc Arava-
Israel, lượng mưa chỉ từ 20-50mm mỗi năm, mùa hè nhiệt độ ban ngày
khoảng 40 độ, trong khi độ ẩm thì cực thấp, nên ngay cả chính phủ Israel đã
từng tin rằng, không thể phát triển được nông nghiệp ở đây. Nhưng điều kì
diệu là hiện nay, vùng Arava đã cung cấp cho Israel 60% nông sản xuất
khẩu, với giá trị khoang 250 triệu erro mỗi năm. Với 560 nông hộ ở đây,
công nghệ nhà kính đã đem lại cho họ một cuộc cách mạng nông nghiệp
thực sự. [3]
Hầu như sản phẩm nông nghiệp của Israel đều từ các trang trại. Nông
nghiệp Israel sản xuất chủ yếu theo 2 loại hình kinh tế là Moshav và
Kibbutz, chúng đều là tập hợp của các trang trại. Vì vậy, các vấn đề của 2
15
loại hình kinh tế này có thể xem như là vấn đề về loại hình kinh tế trang trại
tại Israel. Và nghiên cứu về nông nghiệp Israel cũng như nghiên cứu về loại
hình kinh tế trang trại tại đây.
Các Moshav có cấu trúc gồm một khu trung tâm ở giữa, ở đó có nhà trẻ,

cửa hàng, nhà sinh hoạt cộng đồng. Xung quanh khu trung tâm là các khu
dân cư. Và bao quanh bên ngoài là các khu sản xuất, các gia trại của một số
người chủ trang trại trong Moshav đó. Kibbutz là một đơn vị kinh tế độc lập,
mang tính hợp tác xã. Ở Kibbutz, toàn bộ đất đai được tập hợp lại thành một
diện tích lớn và đồng nhất. Mỗi người trong Kibbutz làm việc tùy theo phân
công và khả năng của mình, họ làm việc cùng nhau, có quyền lợi và nghĩa
vụ ngang nhau.
Mô hình Kibbutz xuất phát từ khi nhà nước Israel mới được thành lập.
khi đó mọi người thấy cần liên kết lại với nhau để cùng làm việc và chia sẻ
mọi khó khăn. Ở Kibbutz, toàn bộ đất đai được tập hợp lại thành một diện
tích lớn và đồng nhất, nên mọi thành viên trong Kibbutz có điều kiện để sử
dụng các công nghệ cao trên diện tích lớn để nâng cao năng suất, và cùng
nhau tìm kiếm thị trường, cùng trồng cùng bán thì chất lượng nông sản sẽ
tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đã được tư hữu hóa.
Kibbutz đã thay đổi một số nguyên tắc và được tư hữu hóa, đất đai vẫn được
tập trung, mọi người cùng làm nhưng mỗi người làm một việc, hưởng lương
theo công việc, và đóng thuế để xây dựng và ổn định các hoạt động chung
của Kibbutz.
Liên kết giữa 4 nhà trong nông nghiệp Israel là chuẩn mực. Liên kết là
chiếc đũa thần tạo nên kỳ tích trong nông nghiệp của Israel. Các trang trại
Israel luôn được chính phủ hỗ trợ về nhiều mặt, từ vốn sản xuất ban đầu cho
tới những lúc gặp rủi ro. Các trang trại luôn được các nhà khoa học tới xem,
tìm hiểu tình hình với các nhà khoa học nông nghiệp, viện nghiên cứu lí
tưởng nhất của họ là các trang trại vì ở đó họ mới biết người nông dân đang
thực sự cần gì và các nghiên cứu của họ đang được ứng dụng ra làm sao.
16
Chính phủ Israel đầu tư rất lớn cho nghiên cứu khoa học, không ngần ngại
để giúp các doanh nghiệp phát triển các ý tưởng hay công nghệ cao, kể cả
những ý tưởng tưởng chừng như điên rồ nhất, và những chính sách hỗ trợ
mang tính khuyến khích chứ không phải ban phát cho người nông dân, vai

trò của chính phủ ở đây giống như một bàn đỡ. Như vậy, trong nông nghiệp
Israel sự đoàn kết đã mang lại lợi ích cho tất cả, vì thế nó hình thành và phát
triển một cách tự nhiên, thực chất và bền vững.
Tại Israel, các trang trại luôn được cập nhật các loại giống mới, được
ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại. Có các trung tâm nghiên cứu, tạo ra
các loại giống mới như Công ty Hazera Genetics. Các trung tâm này thường
tạo ra các loại giống mới và thường chúng chỉ trồng cho năng suất cao nhất
chỉ trong 1 mùa vụ, nông dân không tạo ra giống mà mua tại các trung tâm
đó. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được đổi mới thường xuyên, nhất là
công nghệ nhà kính và hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Các hoạt động gieo
trồng, chăm sóc trên cây, con hầu như dùng máy móc. Con người chỉ làm
một ít công việc như điều khiển máy, thu hoạch những loại hoa quả đòi hỏi
sự cẩn thận, nhẹ nhàng. Có như vậy, hiện nay chỉ 2% dân số làm nông
nghiệp,nhưng Israel vẫn đủ cung cấp lương thực, thực phẩm trong nước và
là nước cung cấp nông sản số 1 cho liên minh châu âu trong những năm gần
đây.
Tại Israel, các trang trại rất gắn kết với thị trường. Sản xuât và thị
thường gắn bó mật thiết với nhau như thể cây và nước, trong nhiều trường
hợp nhà nông cũng chính là doanh nghiệp. Các chủ trang trại luôn tìm hiểu
thị trường, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng về nhu cầu của thị
trường. Các trang trại có tính chuyên môn hóa khá cao, trong một Moshav
trang trại này trồng dưa, trang trại khác trồng rau, cà chua, hành tây nên thị
trường tiêu thụ tương đối ổn định, giảm được sự cạnh tranh trên thị trường.
Còn trong một trang trại, cùng một loại nông sản, các chủ trang trại chia ra
17
thành nhiều đợt trồng, nuôi nối tiếp nhau, nhằm cung cấp cho thị trường
liên tục và không để cung vượt quá cầu. [3]
2.1.4. Một số kinh nghiệm hay từ kinh tế trang trại trên thế giới
Từ thực tiễn phát triển kinh tế trang trại trên thế giới chúng ta có thể đưa ra
một vài nhận xét như sau:

Ở các nước phát triển, thường ở giai đoạn đầu có số trang trại nhiều và quy
mô trang trại nhỏ. Nhưng cùng với sự phát triển của nông nghiệp, số lượng trang
trại giảm dần và quy mô của trang trại tăng lên, khối lượng nông sản tăng nhanh.
Chúng ta cần tập trung ruộng đất và giao cho những người có khả năng sản xuất
cách có hiệu quả.
Phần lớn các trang trại đều sử dụng lao động gia đình là chính, số lao động
thuê không nhiều và chỉ thuê mang tính thời vụ. Máy móc, nông cụ cũng chủ
yếu là do trang trại bỏ vốn ra hoặc chung nhau mua. Chúng ta cần đưa máy móc
vào để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của trang trại, thay thế lao động thủ công
của con người, để có hiệu quả cao hơn.
Chủ trang trại là người quản lý, người trực tiếp thuê lao động và là người
kinh doanh nên có nhiều ưu thế trong sản xuất của trang trại. Chúng ta cần phát
triển các trang trại gia đình, nó là xu thế của thế giới thời nay, và đem lại nhiều
lợi ích.
Qua sự liên kết 4 nhà trong nông nghiệp Israel, chúng ta cần học hỏi và tăng
cường đoàn kết lại với nhau, để cùng tạo ra nền sản xuất hiệu quả, và cùng nhau
hưởng lợi. Ngoài ra, trong quá trình phát triển trang trại phải tự hợp tác với nhau
để giải quyết dịch vụ đầu vào, đầu ra cho trang trại một cách dễ dàng hơn.
Vốn sản xuất : trong sản xuất và dịch vụ, ngoài nguồn vốn tự có các chủ
trang trại còn sử dụng vốn vay của ngân hàng nhà nước và tư nhân, tiền
mua hàng chịu các loại vật tư kỹ thuật của các cửa hàng và công ty dịch vụ.
Vì vậy, trong sản xuất trang trại, nhà nước cần hỗ trợ vốn bằng nhiều cách
như cho vay, các chính sách hỗ trợ để trang trại phát triển.
18
Cần đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, tìm hiểu nhu cầu của các
thị trường nước ngoài để sản phẩm làm ra dễ dàng tiêu thụ và giá trị đem lại
cao hơn.
2.2. Kinh tế trang trại ở Việt Nam
2.2.1. Lịch sử phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
a. Trước cách mạng tháng tám.

Trong thời kỳ phong kiến dân tộc (thế kỷ X - giữa thế kỷ XIX) một số triều
đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh
điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái
ấp…
Thời kỳ Lý Trần: do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải
quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho tầng lớp quí tộc
được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền.
Thời Lê Nguyễn: hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm:
Trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản.
Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông
nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và tù
binh.
Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Mục đích chủ yếu của kinh tế
trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng
lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực
thuộc địa, thông qua để dễ phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ
thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền
của người Pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách
khen thưởng…[4]
b. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VII
(tháng 6/1993).
Thời kỳ 1945 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc
mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ
19
yếu như: Các nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư
liệu sản xuất được tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế
của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém. Ở miền Nam trong thời
kỳ 1945 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ởvùng tạm chính chủ yếu là các đồn
điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá.
Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở miền

Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trong thấp niên
80, đặc biệt là Đại hội VI của Đảng 12/1983 đã đưa ra các chủ trương đổi mới kinh
tế nước ta tiếp đó Bộ Chính trị có nghị quyết 10 (4/1989) và đổi mới cơ chế quản lý
nông nghiệp và khằng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ.
Nghị Quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản
lý nông nghiệp “Nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành
phần này phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng…”.
Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần
kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, Nghị quyết 10 đã
đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ.
Sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, Nghị
quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các Nghị định
nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong công nghiệp.[4]
c. Từ sau Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6/1993) đến nay.
Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VII năm 1993 đã chủ trương
khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với qui mô thích hợp,
Luật đất đai năm 1983 và Nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hoá
chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông
nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó, nghị quyết hội
nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang
trại. Ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã phát
triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến
khích phát triển loại hình kinh tế này.
20
Nghị quyết 05 – NQ/HNTW ngày 10/06/1993 Hội nghị lần thứ V Ban chấp
hành TW Đảng khoá VII đã “Đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư phát triển các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, khai thác đồi núi trọc…,
xây dựng các nông, lâm, ngư trại với quy mô thích hợp phát triển tiểu thủ công
nghiệp và công nghiệp dịch vụ nông thôn tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng,
khuyến khích các nhà kinh doanh từ thành thị về nông thôn lập nghiệp”.

Nghị quyết 04 – NQ/HNTW ngày 29/12/1997 và Hội nghị lần thứ IV Ban
chấp hành TW Đảng khóa VIII khẳng định “KTTT với các hình thức sở hữu
khác nhau được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở
những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai thác đất hoang vào mục
đích này”.
Nghị quyết 05 – NQ/HNTW ngày 17/10/1998 và Hội nghị lần thứ VI (lần
1) Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII “Nhà nước có chính sách, khuyến khích
phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại hình sản xuất khác của kinh
tế hộ gia đình…Nhà nước hoan nghênh, khuyến khích các chủ trang trại giao
khoán một phần đất hoang, vườn cây hoặc gia súc cho người lao động…, hướng
dẫn chủ trang trại ký kết các hợp đồng lao động với người lao động theo pháp
luật trên cơ sở hai bên cùng có lợi”.
Nghị quyết 03/2000/NQ –CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về KTTT:
“Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông
dân, phát triển KTTT đi đôi với chuyển HTX cũ, mở rộng các hình thức kinh tế
hợp tác, liên kết SXKD giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm
trường quốc doanh, doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát
triển… Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền
vững…”. [4]
Thông tư 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp
quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT:
21
‘‘Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.” [5]
2.2.2. Kinh tế trang trại Việt Nam hiện nay
Kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Trong cuộc Tổng điều tra, tiêu chí trang trại để xác định đơn vị điều tra
là trang trại được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận
kinh tế trang trại. Theo tiêu chí mới, quy mô và kết quả sản xuất của các
trang trại từ năm 2011 sẽ phải đạt mức cao hơn nhiều so với quy định trước
đây. [6]
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ, năm 2011 cả nước có 20.065
trang trại (bằng 13,8% số trang trại năm 2010). Trong tổng số, riêng
Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đã có 11.697 trang trại, chiếm
58,3% số trang trại cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long với
6.308 trang trại chiếm 31,4%; Đông Nam Bộ với 5.389 trang trại
chiếm 26,9%. Đây là 2 vùng có nhiều đất đai, diện tích nuôi trồng thủy
sản thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại.
22
Bảng 1: Các trang trại phân theo vùng, năm 2011
Cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt chiếm 43% tổng số trang
trại; 6.202 trang trại chăn nuôi chiếm 30,9%; 4433 trang trại nuôi trồng
thủy sản chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp chiếm 3,7% và 51 trang trại
lâm nghiệp chiếm 0,3%. Số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở
Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên với 7 809 trang
trại chiếm 90,4% số trang trại trồng trọt toàn quốc; số lượng trang trại

thủy sản chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng
sông Hồng với 4.090 trang trại chiếm 92,3% số trang trại thủy sản; số lượng
trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Hồng với 4.240 trang trại chiếm 68,3% số trang trại chăn nuôi.
23
Trang trại đã sử dụng nhiều ruộng đất và lao động. Tại thời
điểm 01/7/2011, diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản do các trang trại đang sử dụng là 157,6 nghìn ha, bình quân 1
trang trại sử dụng 7,9 ha. Trong tổng số nêu trên thì đất trồng cây lâu năm
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 78 nghìn ha (49,5%); đất trồng cây hàng năm
36,7 nghìn ha (23,3% ); diện tích nuôi trồng thủy sản 34,2 nghìn ha (21,7%);
đất lâm nghiệp 8,7 nghìn ha (5,5%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ 10,9 ha;
Tây Nguyên 8,8 ha; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 8,7 ha; Đồng
bằng sông Cửu Long 7,3 ha; Trung du và miền núi phía Bắc 4,9 ha và Đồng
bằng sông Hồng 3,6 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm
2011 bình quân trang trại của cả nước và các vùng tăng cao so các năm trước
đây chủ yếu do thay đổi về tiêu chí trang trại.Kinh tế trang trại phát triển
góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn. Theo kết quả sơ bộ, tại
thời điểm 01/7/2011, các trang trại cả nước đã tạo công ăn, việc làm
thường xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động thời vụ,
tạm thời ở các địa phương. [6]
Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô
ngày càng lớn, gắn với thị trường
24
Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại
năm 2011 đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân 1942,5 triệu đồng 1 trang
trại. Tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại
cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2.868 triệu đồng, Đồng

bằng sông Hồng 2.519 triệu đồng, Đông Nam Bộ 2.353 triệu đồng, Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1 580 triệu đồng, Đồng bằng sông Cửu
Long 1.540 triệu đồng và thấp nhất là Tây Nguyên 1.315 triệu đồng Giá
trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm
2011 là 38.249 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại 1.906,2 triệu đồng. Trong
tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất hàng hoá (phần trang trại
bán ra) chiếm đến 98,1%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là: Đông Nam
Bộ 99,0%, Đồng bằng sông Cửu Long 98,6%, Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền trung 98,4%, Đồng bằng sông Hồng 98,2%, Tây Nguyên 96%, thấp
nhất là Trung du và miền núi phía Bắc 92,2%.
2.2.3. Xu hướng phát triển trong tương lai
Các trang trại đã được hình thành ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị
trường đã đang và sẽ phát triển theo các xu hướng sau:
Tích tụ và tập trung sản xuất: Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại
vẫn diễn ra quá trình tích tụ ruộng đất và tập trung sản xuất và mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả SXKD. Ở những nơi có điều kiện các trang trại nói chung vẫn có
xu hướng mở rộng diện tích phát triển sản xuất chủ yếu qua con đường khai phá đất
hoang hóa, nhận thầu sử dụng đất, thuê đất sản xuất…
Chuyên môn hóa sản xuất: Chuyên môn hóa là điều kiện để phát triển sản
xuất hàng hóa. Do vậy sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hóa là một xu
hướng phát triển của KTTT. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
mà chuyên môn hóa sản xuất trang trại trong nhiều trường hợp cần phải kết hợp
một cách hợp lý với phát triển đa dạng để sử dụng đầy đủ các điều kiện sản xuất
25
của trang trại và thu nhập, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xẩy ra trong
SXKD của trang trại do thiên tai và biến động của thị trường nông sản.
Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hóa sản xuất: Phát triển sản
xuất nông sản phẩm hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất đòi hỏi phải không
ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất là cơ sở quan trọng để
nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, chất lượng

và hạ giá thành sản phẩm.
Hợp tác cạnh tranh: Các trang trại muốn SXKD phát triển ổn định lâu dài
và đạt hiệu quả cao thì cùng với việc thực hiện tích lũy mở rộng sản xuất,
chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hóa sản xuất
phải hợp tác với nhau và với các đơn vị, tổ chức kinh tế khác có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại để giúp cho mỗi trang trại giải
quyết tốt hơn những vấn đề của SXKD mà nếu trang trại mà nếu tách rời sẽ
không giải quyết được hoặc giải quyết kém hiệu quả. Cùng với hợp tác SXKD,
mỗi trang trại đồng thời còn phải cạnh tranh với các trang trại, những đơn vị, tổ
chức kinh tế khác cùng sản xuất kinh doanh những sản phẩm như của trang trại
mình để có thể tiêu thụ nông, sản phẩm làm ra với giá cả hợp lý, đảm bảo có lãi,
thực hiện tích lũy và mở rộng thị trường…
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Những lý luận chung về trang trại và kinh tế trang trại
3.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về trang trại: “Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ:
Ferme (Tiếng pháp), Farm (Tiếng Anh)…v.v., được hiểu chung là nông dân - chủ
trang trại gia đình, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung”.
Theo Mac: Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của
trang trại
là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước Anh với nền công
nghiệp phát triển,
hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn,
mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê”.

×