Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÁCH XƯNG hô TRONG GIAO TIẾP THƯƠNG mại TIẾNG NHẬT CHỊU ẢNH HƯỞNG của QUAN hệ UCHI SOTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.16 KB, 6 trang )

Báo cáo
CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI TIẾNG NHẬT
CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN HỆ “UCHI” - “SOTO”
Tóm tắt:
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng có khả năng tiếp cận nhanh nhất
với một nền văn hóa và qua đó tiếp thu được những tinh hoa của nền khoa học
công nghệ của một quốc gia. Bởi lẽ, ngôn ngữ chính là tấm gương phản ánh
sâu sắc và đầy đủ văn hóa của một đất nước. Tiếng Nhật là ngôn ngữ rất giàu
tính văn hóa nên việc sử dụng chính xác ngôn ngữ chính là sự thể hiện am hiểu
về văn hóa Nhật Bản. Với sinh viên học tiếng Nhật của trường Đại học Ngoại
ngữ, những nhà Nhật Bản học, nhà phiên dịch, biên dịch trong tương lai thì
việc sử dụng chính xác ngôn từ và am hiểu về văn hóa, đất nước, con người
Nhật Bản là hết sức quan trọng. Trong xã hội Nhật Bản, quan hệ trên - dưới,
quan hệ trong – ngoài được coi trọng và được biểu hiện trong giao tiếp thường
ngày. Đặc biệt, trong giới kinh doanh, mối quan hệ này lại càng được thể hiện
rõ nét bởi sự khác biệt giữa các đối tượng tham gia giao tiếp: giữa những
người cùng nhóm (người cùng công ty, cơ quan…) hay giữa những người khác
nhóm (khách hàng, đối tác làm ăn…). Sự khác biệt này được thể hiện ngay
trong cách xưng hô khi giao tiếp giữa các đối tượng khác nhau thuộc hai vùng
uchi (những người có quan hệ gia đình, thân mật, đồng nghiệp) – soto (những
người có quan hệ xã giao, khách hàng, đối tác làm ăn…). Với khuôn khổ của
bài viết, chúng tôi khảo sát một số cách xưng hô được biểu hiện trong giao tiếp
thương mại của người Nhật nhằm giúp người học tránh được những nhầm lẫn
khi giao tiếp với người Nhật trong nơi làm việc hoặc khi phiên dịch các buổi
trao đổi, thương lượng, đàm phán…
Nội dung:
1. Khái niệm về uchi– soto
Người Nhật luôn có sự phân biệt rạch ròi về mối quan hệ thân quen và xa lạ
giữa những người tham gia giao tiếp. Đó là sự phân biệt giữa những người có
quan hệ thân mật như người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cùng
một tổ chức… với những người có quan hệ không thân thiết, quan hệ xã giao


như khách hàng, đối tác làm ăn…Đây chính là một nét đặc trưng trong văn hóa
giao tiếp của người Nhật. Quan hệ này được gọi là quan hệ uchi - soto (trong -
ngoài). Từ xa xưa, người Nhật sử dụng đơn vị cái nhà, ngôi nhà làm đơn vị
không gian. Trong phạm vi không gian một ngôi nhà được gọi là uchi. Bước ra
khỏi gianh giới không gian đó được gọi là soto. Từ thời đại Êdo, người Nhật có
tập quán rắc các hạt đậu để xua những điều không may mắn ra ngoài và đón
những gì may mắn, tốt lành vào nhà mỗi khi chuyển mùa.「「「「「「「「「
「「”tiễn quỷ ác đi và đón ông phúc vào nhà”.Đây chính là khởi nguồn của
quan niệm cho rằng uchi là những gì tốt đẹp, mật thiết, gắn kết và chia sẻ, còn
soto là những gì không tốt, xa lạ và không có mối quan hệ ràng buộc. Quan
niệm này vẫn còn tồn tại và lưu truyền trong xã hội hiện đại, nó có ảnh hưởng
đến các mối quan hệ con người trong giao tiếp xã hội Nhật Bản ngày nay.
2. Quan niệm “uchi – soto” biểu hiện trong giao tiếp thương mại qua
cách xưng hô
Trong giao tiếp, người Nhật thường đặt mình (người nói) trong mối quan hệ
thân sơ「「「「「「với đối phương để có cách xưng hô phù hợp. Vì thế, cùng
một người nhưng ở các địa điểm, vị trí, với các đối tượng khác nhau lại có cách
xưng hô khác nhau.
VD1 a) 「「「「「「「「「「「「
b) 「「「「「「「「「「「「「
c) 「「「「「「「「「「「「「「「
Ví dụ trên, cả ba trường hợp a) b) c) đều là một người giới thiệu ông trưởng
phòng Yamada với người khác (người thứ ba), có thể dịch là:
(Xin giới thiệu) “Đây là Trưởng phòng Yamada “ hoặc là
“Đây là ông Yamada Trưởng phòng”
Tuy nhiên, các cách xưng hô khác nhau:
(Tên) họ + chức vụ
(Tên) chức vụ + họ
(Tên) chức vụ + họ + san
Sở dĩ có sự khác nhau trên là do có sự khác nhau về mối quan hệ của những

người tham gia giao tiếp.
Trường hợp a): Người nói giới thiệu ông trưởng phòng với nhân viên mới
hoặc đồng nghiệp trong cùng bộ phận, cùng phòng ban hay cùng công ty. Cả
người nói, người nghe và người được giới thiệu đều là người trong cùng công
ty.
Trường hợp b): Người nói giới thiệu ông trưởng phòng của công ty mình
với người của công ty đối tác. Có nghĩa là: người nói và ông trưởng phòng là
người cùng một công ty còn người nghe là người thuộc công ty khác.
Trường hợp c): Người nói giới thiệu ông trưởng phòng của công ty đối tác
với người của công ty mình. Có nghĩa là: ông trưởng phòng là người không
cùng một công ty với người nói và còn người nghe.
2.1. Người nói giao tiếp với người trong nhóm uchi
Trong giao tiếp tiếng Nhật, có nhiều từ khác nhau để chỉ cách xưng hô của
người nói (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) như: 「おれ」、「ぼく」、「あた
し」、「わたし」、「わたくし」… Tuy nhiên,「ぼく」chỉ được sử dụng khi
người nói là nam (otoko), 「あたし」chỉ được sử dụng khi người nói là nữ. Các
đại từ 「おれ」、「ぼく」、「あたし」thường được sử dụng đối với người nghe
ngang hàng hoặc ở vai dưới, nhưng đôi khi cũng được sử dụng khi người đối
thoại ở vai trên nhưng có quan hệ thân mật với người nói. Theo nguyên tắc, các
đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất này hoàn toàn không được sử dụng ở công sở,
nơi làm việc khi giao tiếp. Khi những người trong cùng cơ quan, công ty hay
cùng một phòng ban (trong nhóm uchi) giao tiếp với nhau thì tuyệt đối không
được sử dụng các từ xưng hô mang tính suồng sã mà người nói phải dùng từ
trung tính「わたし」để xưng hô. Đại từ này không phân biệt người nói là nam
hay nữ.
Ngược lại, khi gọi người đối thoại với mình, người nói cũng có thể sử dụng
nhiều đại từ nhân xưng ngôi thứ hai như:「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
「「「「「「「「. Các từ「「「「「「「「「「được sử dụng trong trường hợp để
gọi người ngang hàng hay ở vai dưới, còn 「「「「「「「「「「「là các từ có tính
chất phỉ bang, khinh miệt nên chỉ bắt gặp trong các cuộc tranh cãi gay gắt mà

người nói là nam khi nóng giận có thể sử dụng để gọi người đối thoại. Cũng
giống như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhât「わたし」, đại từ ngôi thứ hai「「「
「「được coi là trung tính nên có thể sử dụng phổ biến và không phân biệt
người nói là nam hay nữ. Nhưng nhưng trong thực tế, việc sử dụng đại từ này
thường gây cho người đối thoại cảm giác không dễ chịu. Về nguyên tắc, trong
công ty, giao tiếp giữa đồng nghiệp (trong nhóm uchi) với nhau thường sử
dụng cách xưng hô khác vừa lịch sự lại vừa tạo cho người đối thoại một cảm
giác được tôn trọng và thân mật.
- Người đối thoại là cấp trên (上司)
  HỌ + chức danh (((((((((((((

「「「「「「「「「「「「「「
- Người đối thoại là người có thâm niên cao hơn (「「)
  HỌ + さん
     
鈴木 + さん = 鈴木さん
- Người đối thoại là người có thâm niên thấp hơn (後輩)
   HỌ + くん
   
山本 + くん = 山本くん
Điều cần chú ý ở đây là「さん」không được sử dụng khi gọi cấp trên
như 「鈴木さん」 hoặc gắn sau chức danh của người đó 「「「「「さん」 vì nếu
sử dụng cách xưng hô như vậy sẽ tạo ra cảm giác không được tôn trọng, mất
lịch sự đối với người được gọi.
2.2. Người nói giao tiếp với người trong nhóm soto
Trong giao tiếp thương mại, cách nói tôn kính và khiêm nhường rất
được coi trọng, được sử dụng như một nguyên tắc bất biến. Vì vậy, khi trao
đổi, đàm phán hay thương lượng với khách hàng hoặc người của công ty đối
tác thì người nói thường sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ở dạng khiêm
nhường 「わたくし」. Đại từ「わたくしども」được sử dụng thay cho 「わた

したち」 (chúng tôi), từ vẫn sử dụng trong giao tiếp thông thường. Đặc biệt khi
nói về công ty, phòng ban hay bộ phận mà mình đang làm việc trong giao tiếp
với đối tác, người Nhật cũng sử dụng những từ khiêm nhường như: 「「「「「「「
「「「「「…Tuy nhiên, trong hệ thống đại từ nhân xưng hết sức phong phú của
tiếng Nhật lại không tồn tại một đại từ ngôi thứ hai nào có dùng để gọi người ở
vai trên hay người không phải thân thích (những người thuộc nhóm soto). Khi
người nói sử dụng đại từ khiêm nhường ngôi thứ nhất「わたくし」hay「わたく
しども」thì không có một đại từ ngôi thứ hai nào đứng cặp với nó để gọi người
đối thoại. Vì vậy, người nói thường phải gọi người đối thoại bằng tên riêng đã
được kính ngữ hóa (bằng cách cộng thêm các tiếp vĩ ngữ tôn kính) hay bằng
danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp thích hợp.
- Người đối thoại là cấp trên, đồng cấp của bên đối tác
 HỌ + chức danh (((((((((((((

「 「「「「「「「「 「「 「「「「
Hoặc

chức danh + HỌ +   

「「「 「「 「「 「 「「「「「「「「「「「「「
Tuy nhiên, trường hợp người đối thoại là người đồng cấp, có quan hệ
thân mật thì đôi khi người nói cũng có thể thay đổi cách xưng hô khi gọi người
đối diện:
   HỌ + chức danh + さん

山本 +  部長  + さん  = 山本部長
さん 
- Người đối thoại là người cấp dưới

    HỌ + さん


    鈴木 + さん = 鈴木さん
Trong trường hợp người nói muốn nói đến tổ chức, công ty của người
đối thoại thì thường sử dụng các từ tôn kính như 「「「「「「「「「「「「…
Cách gọi này cũng có thể được thay đổi bằng một cách gọi thân mật hơn khi đó
là đối tác đã làm ăn lâu năm.

Tên công ty +   

「「(Hon da) + 「「 = 「「「「
Như vậy, cùng một người nhưng giao tiếp ở những tình huống khác
nhau thì cách xưng hô cũng không hoàn toàn giống nhau. Đây là nét đặc trưng
của đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật. Nếu như người sử dụng tiếng Nhật dùng
chính xác đại từ nhân xưng vào đúng tình huống giao tiếp thì sẽ tạo ra một một
cảm giác tin tưởng vào trình độ tiếng Nhật và sự am hiểu văn hóa Nhật Bản khi
trao đổi hoặc dịch thuật đối với người Nhật. Do giới hạn của bài viết nên chúng
tôi chưa giải quyết hết được các vấn đề về cách xưng hô trong mối liên quan
uchi – soto trong tiếng Nhật. Nhưng hy vọng rằng bài viết sẽ phần nào giúp
người học, người dạy có cái nhìn khái quát về việc sử dụng đại từ nhân xưng
trong giao tiếp thương mại tiếng Nhật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 「「「「「「「「「「「1996「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
2.「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
3「「「「「1998「「「「「「「「「「「「「
「「「「「「「2001「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「

×