Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.93 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 1
I. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA ỨNG VIÊN KHI PHỎNG VẤN
1.1. 50 sai lầm thường gặp của ứng viên khi phỏng vấn
1. Đi muộn
2. Đến quá sớm
3. Hút thuốc
4. Nói xấu xếp và nhân viên cũ
5. Không thành thật về trình độ hay kinh nghiệm của mình.
6. Ăn mặc không phù hợp
7. Không nhớ tên nhà tuyển dụng
8. Mùi nước hoa hay dầu thơm quá nồng
9. Đeo kính râm
10. Đeo tai phone
11. Không tìm hiểu về cơ quan phỏng vấn
12. Không thể hiện được nhiệt huyết
13. Hỏi quá nhiều về những quyền lợi của bản thân.
14. Hỏi về vấn đề lương bổng quá sớm
15. Không trình bày được những ưu điểm chứng tỏ mình phù hợp với vị trí tuyển
dụng
16. Phô trương quá mức về năng lực nhưng lại không hiểu rõ về công việc
17. Không mang theo tài liệu hoặc hồ sơ lý lịch
18. Không nhớ nội dung bản lý lịch
19. Đặt quá nhiều câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 2
20. Không đưa ra bất kỳ câu hỏi nào
21. Câu hỏi không liên quan đến buổi phỏng vấn
22. Không nghe kỹ câu hỏi của nhà tuyển dụng
23. Hơn một nửa thời gian buổi phỏng vấn là bạn diễn thuyết
24. Ngắt lời nhà tuyển dụng
25. Không phối hơp được với phong cách nói chuyện của nhà tuyển dụng


26. Ngáp ngắn ngáp dài
27. Mệt mỏi không có tinh thần làm việc
28. Đi cùng bạn bè hay người thân
29. Nhai kẹo cao su, hút thuốc, cắn bút.
30. Cười to, ngâm nga bài hát, nói lẩm nhẩm
31. Hay nói những từ như “Ngài không biết…”, “như là…”, “tôi đoán "
32. Vận dụng quá nhiều danh ngôn, ăn nói khoa trương, tỏ vẻ mình là “biết tuốt”
33. Đang phỏng vấn xin phép vào nhà vệ sinh
34. Giả bộ khiêm tốn hay khiêm tốn quá mức
35. Bắt tay quá lỏng hoặc quá chặt
36. Không nhìn hoặc nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn
37. Ngồi trước khi nhà tuyển dụng ngồi
38. Nóng nảy hoặc tính đề phòng quá cao
39. Kêu ca phải chờ đợi quá lâu
40. Liên tục than vãn
41. Phàn nàn thái độ của nhân viên tiếp tân
42. Để lộ vẻ lo lắng
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 3
43. Giải thích quá nhiều về nguyên nhân mất việc
44. Nói chuyện quá thân mật hay cố gắng chọc cười nhà tuyển dụng
45. Có thái độ tuyệt vọng
46. Xem đồng hồ liên tục
47. Chia sẻ quá nhiều chuyện riêng tư
48. Khiến nhà tuyển dụng nhận ra là bạn đã tập luyện trước
49. Không tắt điện thoại
50. Thể hiện thái độ bất cần.
1.2. Một số kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng
- Đặt câu hỏi phỏng vấn không rõ ràng
Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, bạn cần nghĩ đến hai điều. Thứ nhất là trả lời điều
người phỏng vấn đã nêu. Thứ hai là trả lời sao cho ngắn gọn và ấn tượng. Tuy nhiên, với

những câu hỏi lan man, không cụ thể, có khi vô thưởng vô phạt, không hề liên quan đến
nghề nghiệp, bạn cần biết trả lời khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng.
Cách hay nhất là bạn đưa ra một nhận xét dí dỏm, thông minh, sau đó “lái” nhà
tuyển dụng vào vấn đề cụ thể: “Ồ, tôi vừa nhận được một câu hỏi trắc nghiệm IQ hay
nhất từ trước đến giờ. Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin nói một chút về ” Sau đó,
hãy an tâm vì nhà tuyển dụng sẽ không còn nhớ câu họ vừa hỏi để tiếp tục “vặn vẹo” bạn
nữa đâu.
- Giữ im lặng “đáng sợ”
Đây là một kiểu “bẫy” phổ biến tại các cuộc phỏng vấn. Và có không ít ứng viên
bị “sập”.
Đó là trường hợp bạn đã trả lời đầy đủ và đang đợi câu hỏi khác. Thế nhưng,
chẳng biết vô tình hay hữu ý, người phỏng vấn vẫn chăm chú quan sát bạn, chừng như
đang muốn nghe bạn nói tiếp, trong khi bạn chẳng còn gì để nói.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 4
Một số ứng viên, trong sự im lặng và cái nhìn xoáy sâu của nhà tuyển dụng đã bị
mất bình tĩnh, cuống quýt, lắp bắp. Phản xạ này thường bị đánh điểm rất thấp. Tệ hơn
nữa là trong sự mất bình tĩnh đó, ứng viên tiết lộ những thông tin không có lợi cho mình
với nhà tuyển dụng. Vì vậy, tốt nhất bạn đáp trả lại cái nhìn của nhà tuyển dụng với ánh
mắt thân thiện và bình tĩnh. Nếu họ im lặng quá lâu, hãy chủ động là người đưa ra câu
hỏi.
- Khơi mào để bạn nói ra các bí mật cá nhân
Người phỏng vấn chuyên nghiệp rất có kinh nghiệm trong việc tạo ra bầu không
khí thân thiện, cởi mở trong lúc nói chuyện với ứng viên. Và bạn hãy cẩn thận với loại
“bẫy” này!
Đó là trường hợp xảy ra cách đây không lâu: một ứng viên sáng giá của Trường
Công nghệ sinh học Matxcơva được giới thiệu cho một khách hàng lớn, một Công ty Sản
xuất và Dịch vụ Vận tải Hải quan. Ông chủ công ty, sau khi kiểm tra năng lực làm việc
và trình độ của ứng viên, đã rất hài lòng và muốn mời ứng viên này làm việc cho mình.
Tuy nhiên, trong cuộc nói chuyện vui vẻ, thân mật với ông chủ doanh nghiệp, ứng
viên này đã vô ý bộc lộ ý định sẽ “đi du học lấy bằng thạc sĩ ở Anh quốc trong một ngày

không xa, bây giờ đi làm chỉ là để có tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt tại Matxcơva.”
Đương nhiên, ứng viên này đã không bao giờ được mời làm việc.
Do đó, trong các cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải biết kiểm soát bản
thân, đừng nói những câu thừa thãi hay biểu lộ tâm trạng vui vẻ, hưng phấn thái quá. Hãy
tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống, kể cả khi người phỏng vấn muốn “khiêu khích” bạn
nhằm tìm kiếm các thông tin “mật” mà bạn “sống để bụng chết mang theo”!
- Làm ra vẻ thích nghe bạn nói
Đây là một kiểu “bẫy” mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều sẽ bị “lừa”. Sau khi
đưa ra một câu hỏi, người phỏng vấn tỏ vẻ chăm chú nghe bạn nói, thỉnh thoảng đệm vào
một câu “À, ra thế”, “thú vị nhỉ” và ghi chép cái gì đó.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 5
Thế là bạn sẽ huyên thuyên dài dòng và không biết điểm dừng ở đâu. Người
phỏng vấn ngay lập tức đánh giá bạn là người “lơ tơ mơ” và không biết cách hoạch định
công việc cụ thể hay lên kế hoạch làm việc chuẩn mực.
Tốt nhất, bạn nên trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc trong
vòng vài phút. Nếu người phỏng vấn muốn bạn trình bày chi tiết hơn thì bạn có thể nói
dài hơn một chút, nhưng tuyệt đối không được lan man, vòng vo.
- Cố tình khiêu khích ứng viên
Có trường hợp ứng viên đang trả lời rất hào hứng về một công việc trước đây, đột
nhiên nhà tuyển dụng ngắt lời họ “Xin lỗi, tôi có cảm giác rằng, anh chị là người hay
uống rượu. Vậy anh (chị) có thường uống rượu trong giờ làm việc không?”
Hãy bình tĩnh vì đây là cái bẫy to đùng của nhà tuyển dụng! Họ đang kiểm tra khả
năng kiềm chế và tự chủ của bạn đó. Vì vậy, đừng nổi khùng hoặc tự ái với câu hỏi đó.
Nếu bạn là người không uống rượu hãy trình bày quan điểm của mình. Còn nếu bạn là
người biết uống rượu, bạn có thể nói rằng bạn chỉ uống rượu ở những nơi nào và khi nào.
Nếu nhà tuyển dụng chưa tìm ra “cái bẫy” khác thì bạn phải thật khéo léo thoát ra
khỏi tình huống bằng một câu hỏi tế nhị như: “Hình như ông (bà) đang quan tâm đến
công việc trước kia của tôi, và có lẽ tôi đang bỏ dở câu chuyện của mình, tôi có thể tiếp
tục được không?
1.3. Dấu hiệu cho thấy, bạn đã thất bại

Dưới đây là một số tin hiệu dự báo trước phỏng vấn thất bại và một số lời khuyên
giúp bạn xoay chuyển tình thế:
Dấu hiệu: Người phỏng vấn ngừng ghi chép, liên tục nhìn đồng hồ
Thông điệp: "Tôi cảm thấy buồn chán với anh/ chị"
"Lúc này, bạn có thể dừng lại và nói "Tôi có thể hỏi anh/ chị điều này không?” Và
khi đó, hãy thay đổi giọng nói một cách mạnh mẽ hơn và hỏi ngược lại người phỏng vấn
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 6
đề vấn đề đang thảo luận. Bạn có thể dùng cử chỉ tay để gia tăng sự nhấn mạnh và tạo
hứng thú", Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, đưa ra lời khuyên.
Dấu hiệu: Người phỏng vấn khoanh tay trước ngực, dụi mắt, bóp vai hoặc đặt
chân hướng ra cửa
Thông điệp: "Tôi cảm thấy khó chịu"
Có thể điều bạn vừa nói đã làm phật lòng nhà tuyển dụng. Cách duy nhất để giảm
nhẹ độ nghiêm trọng của tình huống là sửa sai một cách trực tiếp. Hãy hỏi điều bạn nói
có gì bất lịch sự, không đúng hay khiến anh/ cô ấy khó chịu hay không.
Dấu hiệu: Người phỏng vấn nhướn mày, thay đổi nét mặt
Thông điệp: "Tôi không đồng ý hoặc tôi không tin điều anh/ chị nói"
Nếu bạn nghĩ nhận xét của mình không nhận được đồng tình của đối phương, bạn
có thể sửa sai trực tiếp. Ronald Riggio, tiến sĩ, giảng viên tâm lý lãnh đạo và tổ chức của
trường Claremont McKenna, nói: "Bạn có thể thắng thắn nói với người phỏng vấn: "Tôi
cảm thấy anh/ chị không đồng ý với điều tôi nói. Liệu tôi có thể giải thích rõ ràng
hơn quan điểmcủa mình không?"
Dấu hiệu: Người phỏng vấn đọc CV trong suốt cuộc phỏng vấn
Thông điệp: “Lúc này tôi không muốn ngồi đây”
Đây có thể không phải lỗi của bạn. Một số người đơn giản là người phỏng vấn
kém hoặc họ không thích hỏi ứng viên. Dù vậy, bạn vẫn có thể cứu vẫn cuộc phỏng vấn.
Hãy thẳng thắn và thay đổi không khí. Bạn có thể nói: "Liệu tôi có thể giải thích lý do tôi
là sự lựa chọn phù hợp nhất cho vị trí này?".
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 7
II. THỦ THUẬT ĐỂ PHỎNG VẤN XIN VIỆC THÀNH CÔNG

Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi
người nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai
của bạn.
1.1. Các thủ thuật
1. Cho họ thấy bạn luôn hứng thú
Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn là ai. Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với những
câu như “Tôi thực sự mong muốn đóng góp cho công ty những thứ tốt nhất mà tôi có thể
làm và tôi sẽ rất hạnh phúc nếu công ty chọn tôi”.
Cùng với đó, đừng rời phòng phỏng vấn mà không yêu cầu họ nói rõ cho họ biết
bạn sẽ phải làm gì nếu có giấy gọi trở lại. Liệu những người được chọn sẽ quay lại gặp
mọi người trong công ty? Vào ngày nào họ mong muốn kí hợp đồng?
Và những câu hỏi thể hiện bạn rất hào hứng với công việc. Cùng với đó, hỏi người
phỏng vấn thời gian họ sẽ gọi điện cho bạn để tránh bị áp lực trong khi chờ đợi.
2. Chuẩn bị cho cách liên lạc trong tương lai
Không có ai muốn quá vồ vập nhưng đôi khi sự im lặng của bạn lại khiến người ta
nghĩ bạn thờ ơ. Cũng đừng nên ngồi đoán mò mà hãy tìm hiểu trước xem nhà tuyển dụng
lao động ưa thích cách liên lạc ra sao.
3. Hãy luôn đúng giờ
Nếu như bạn hứa sẽ gửi tài liệu tham khảo cho người phỏng vấn vào sáng mai, hãy
làm theo những gì bạn hứa. Giữ lời hứa và trả lời ngắn gọn xúc tích về cách làm việc của
bạn nếu bạn được nhận.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 8
4. Biết giữ vững tâm lý
Nếu như bạn được thông báo rằng bạn sẽ được trả lời trong một tuần, hãy tôn
trọng thông báo đó. Việc gọi điện ngay vào ngày hôm sau sẽ khiến bạn bị cho là nôn
nóng, cập rập.
5. Hãy gửi một tấm thiệp cảm ơn
Một cách tích cực mà không quá lấy lòng người phỏng vấn chính là việc bạn gửi
một tấm thiệp có ghi lời cảm ơn của bạn. Nên gửi tấm thiệp 24h sau khi bạn phỏng vấn.
6. Hãy gửi cho từng người trong nhóm phỏng vấn một bức thư

Công cụ trao đổi thông tin này sẽ là một cơ hội để bạn tỏa sáng, vì thế đừng nói
chung chung. Nên viết kèm theo từng bức thư những tài liệu cụ thể và những gì bạn đạt
được dựa vào những nhu cầu của công ty.
Đồng thời qua đó bạn cũng có thể cho họ thấy bạn có thể làm những điều bạn chưa
kịp nói cho họ trong buổi phỏng vấn
7. Hãy cho họ biết họ cần gì
Một cách hữu hiệu nữa là hãy cư xử như bạn là một nhà tư vấn chứ không phải
một người dự tuyển. “Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem điểm yếu của công ty là
gì hay những mặt mà họ muốn phát triển mạnh”.
Hãy luôn giữ trong đầu ý tưởng đưa ra lời khuyên cho họ. Làm như vậy bạn sẽ
chứng tỏ rằng bạn thông minh, có kiến thức và có thể đưa ra những đóng góp quan trọng.
8. Luôn luôn tìm hiểu về công ty bạn xin việc
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 9
Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý khi bạn được gọi phỏng vấn hoặc trả lời điện thoại
thêm vài lần sau cuộc phỏng vấn. Tích lũy thêm những thông tin về công ty, nghĩ về
những câu hỏi mà bạn nghĩ bạn sẽ được hỏi, về những chủ đề bạn muốn bàn tới.
Những hành động này sẽ cho họ, người phỏng vấn, thấy bạn vẫn luôn tìm hiểu sát
xao về công ty này dù rằng cuộc phỏng vấn chính đã qua.
9. Hãy dựa cả vào những tác động bên ngoài
Nếu bạn có quen biết hay có mối quan hệ nào đó với người có ảnh hưởng hoặc
biết rõ người phỏng vấn, hãy nhờ họ nói tốt về bạn.
10. Chấp nhận sự từ chối một cách lịch sự
Cuối cùng là luôn giữ cho tâm trạng bạn bình tĩnh và đừng hành động quá đáng
nếu như bạn thấy ai đó trúng việc còn bạn thì không. Không ai biết tương lai sẽ ra sao.
Có thể công việc này không chấp nhận bạn nhưng sẽ có một cánh cửa, một tương lai khác
mở ra cho bạn.
“Nếu như bạn bị từ chối, hãy gửi thêm tấm thiệp cảm ơn tới người phỏng vấn.
Điều này sẽ giúp bạn khác biệt với những người bị từ chối khác, đưa bạn lên một vị trí
cao hơn” – một nhà tuyển dụng cho biết.
Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn cần hết sức chú ý những điểm

sau.
11. Ngoài nước lọc, nếu được mời uống thêm cà phê, bạn hãy từ chối
Một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo, nhưng hãy uống trong bữa sáng, trước khi rời
nhà, hoặc trong phòng chờ của văn phòng trước khi được mời vào phỏng vấn. Việc được
mời uống cà phê tại cuộc phỏng vấn đôi khi chỉ là phép lịch sự xã giao của các lãnh đạo.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 10
Cho nên bạn hãy khéo léo từ chối để họ không phải mất thêm thời gian chờ bạn nhâm nhi
ly cà phê của mình.
12. Đừng ngồi xuống trước khi được mời
Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi
xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên
một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào
nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và
thiếu tự tin.
13. Hãy ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn bạn để có cách nói chuyện
phù hợp
Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán được
độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù hợp và dễ dàng cảm
nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.

Để có được kỹ năng này, bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân và
khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện dễ nghe, để lại
ấn tượng tốt.
14. Khi trả lời phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng
Trong một cuộc trò chuyện trực diện, ánh mắt chính là hình thức kết nối đầu tiên
giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều người cùng phỏng vấn bạn một lúc, hãy cố
gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời thay vì chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn.
Chỉ khi nào hoàn thành phần trả lời của mình mới dừng ánh mắt về phía người hỏi. Tuy
nhiên đừng miễn cưỡng đảo mắt liên tục mà hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự
nhiên. Tuy nhiên, bạn không nên nhìn thẳng vào mắt họ mà nên nhìn vào con mắt thứ ba,

tức là điểm giữa hai con mắt thật. Điều này thể hiện sự lịch sự nhưng cũng đầy trung thực
của bạn.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 11
15. Nếu các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu
đố mẹo mà bạn đã biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời
Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong đầu
mình.
Chuyện đấu trí để chọn nhân viên đối với các lãnh đạo không còn là điều xa lạ.
Thế nên hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá chậm chạp, cũng
không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn, nhưng biết vị trí của mình sẽ dễ được
lòng nhà tuyển dụng.
16. Hãy lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn
Ăn mặc lịch sự khi đi xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước. Trong
trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trang
phục sáng màu. Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người đối diện ấn tượng nhẹ
nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu thường gợi cảm giác quá nghiêm
chỉnh và khó gần. HRC-NEU khuyên bạn nên chọn trang phục công sở khi đi phỏng vấn
xin việc!
17. Đừng bỏ qua những cử chỉ của đôi bàn tay bạn
Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói của
bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang làm chủ tình
huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng, đừng thả lỏng và phải hạ thấp
bàn tay xuống, và đưa từ dưới lên.
Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không run sợ
hay hồi hộp. Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó, và gõ các ngón tay
lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh. Bạn không nên khoanh tay trước ngực, kể cả
khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng. Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình
mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.
18. Cử chỉ ở đầu và vai cũng mang những thông điệp nào đó
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 12

Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của sự rụt
rè, còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự tự tin. Mắt nhìn
lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán, còn đôi mắt chớp liên tục đôi khi lại khiến
nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành thật.
Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi, bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn
không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh, thậm chí bất mãn.
19. Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn để có những hành vi phù hợp
Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi, nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong mọi
tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong cuộc trò chuyện.
Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy trả lời những gì được hỏi và
đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng
im như thóc và thu mình một chỗ.
Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có được
nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.
1.2. Dấu hiệu cho biết bạn đã phỏng vấn thành công
Bạn cũng có thể biết mình đã thể hiện tốt trong cuộc phỏng vấn nếu nhà tuyển
dụng, nếu nhà tuyển dụng có những biểu hiện như:
- Gật đầu hoặc nghiêng đầu về phía trước. Hành động này thể hiện sự đồng tình,
hứng thú hoặc ít nhất là anh/ cô ấy có chú ý tới lời nói của bạn.
- Có ngôn ngữ cử chỉ tương tự bạn, chẳng hạn khi bạn vắt chéo chân, người đó
khoanh tay.
- Đưa ra những dấu hiệu bằng lời tích cực như lặp lại cụm từ tương tự bạn nói.
Hãy quan sát cử chỉ của người phỏng vấn và đừng tách riêng chúng ra khỏi văn
cảnh cụ thể. Mark Bowden, tác giả cuốn sách Chiến thắng bằng ngôn ngữ cử chỉ, cho
rằng: “Không có dấu hiệu nào nói lên chính xác điều người phỏng vấn nghĩ. Bạn chỉ nên
coi những tín hiệu phi ngôn ngôn đó như một lời gợi ý, ám chỉ nhưng đừng vội khẳng
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 13
định đó là điều tiêu cực. Ví dụ, nếu họ ngắt câu trả lời của bạn hoặc xuất hiện nhiều
khoảng im lặng, điều đó có nghĩa là họ mất hứng thú với bạn hoặc có thể họ sốt sắng cho
việc quan trọng sau cuộc phỏng vấn với bạn. Vì vậy, đừng vội dao động, hãy bình tĩnh và

thể hiện bản thân một cách tốt nhất".
III. CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN THÔNG DỤNG
Một vấn đề rất hay xảy ra đối với những ứng viên trong cuộc phỏng vấn là họ đã
hiểu nhầm hay đánh giá thấp những câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Những câu
hỏi tưởng như vô hại và đơn giản nhưng lại có thể khiến bạn thất bại nếu câu trả lời của
bạn không được cân nhắc kĩ.
Hãy nhớ rằng mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng đều là cơ hội để thể hiện bản thân.
Dưới đây là lời gợi ý cho những câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn.
1. Bạn hãy giới thiệu về mình?
Không phải ngẫu nhiên mà nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi trên trong khi họ đã cầm
trong tay tất cả các thông số về ứng cử viên xin việc. Bạn nên biết rằng, câu hỏi này là
nhằm đánh giá tính cách, sự chuẩn bị cũng như kỹ năng giao tiếp và khả năng phản xạ
của bạn. Hãy chuẩn bị một danh sách những việc bạn đã làm hoặc đang làm ( công việc
hiện tại, công việc trước kia), sở trường (chú trọng đến khả năng chuyên môn), tóm tắt
quá trình làm việc đồng thời khéo chỉ ra rằng những kinh nghiệm đạt được trong quá
trình làm việc của bạn là phù hợp với công việc sắp tới.
Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “Tôi năm nay X
tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong
CV của bạn.
2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 14
Đây là câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng của bạn, cách bạn xử trí khi gặp phải thất
bại trong cuộc sống. Từ đó nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn là một người lạc quan,
suy nghĩ tích cực, luôn có chí tiến thủ hay ngược lại. Vì vậy hãy trình bày thành thật thất
bại mà bạn đã dũng cảm đương đầu và vượt qua nó.
3. Gia đình của bạn có những ai?
Không chỉ có những yếu tố thuộc về bản thân bạn mà còn những yếu tố về gia
đình cũng có vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có thực sự phù hợp với công
việc hay không.
VD: Nếu bạn là người mới ra trường đi phỏng vấn vào làm giảng viên của một

trường đại học và được hỏi về thành phần gia đình. Bạn trả lời là nhà mình có bố là công
nhân đã nghỉ chế độ (không có lương hưu mà nhận một khoản tiền khá lớn ngay khi nghỉ
việc), mẹ là công nhân nghỉ mất sức và em gái còn đang học phổ thông. Khi đó người
phỏng vấn sẽ đánh giá gia đình bạn hiện tại là không có ai làm trong ngành giáo dục,
không có truyền thống và mọi thành viên trong gia đình (trừ bạn) đều là người phụ thuộc.
=> Không phù hợp lắm với nghề giáo, thêm vào nữa mức lương của giảng viên
khi bắt đầu làm việc chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng. Số tiền này sẽ không đủ để đảm bảo
cho cuộc sống của gia đình bạn.
4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
Câu hỏi này không phải chỉ hỏi cho vui mà là để xem xem trong gia đình bạn có
phải chịu nhiều trách nhiệm không. Nếu trả lời là con thứ nhất trong gia đình thì bạn hẳn
phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Đến đây nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm vài câu để
kiểm tra cách xử sự của bạn đối với các em. VD như: Em là chị cả vậy em có vất vả
không? Có phải lo cho em nhiều không? Nó có nghe lời em không?
=> Câu trả lời sẽ cho thấy liệu bạn có phải là một người có tinh thần trách nhiệm,
có tính tự chủ cao hay có khả năng thuyết phục người khác hay không…
5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 15
Nó cho thấy thái độ của bạn đối với việc kiếm tiền cũng như đối với những đồng
tiền mà bạn kiếm được. Việc kiếm tiền sớm sẽ cho thấy bạn là một người khá năng động.
Tuy nhiên công việc mà bạn làm cũng đóng vai trò quan trọng cho biết bạn có phải là
một người sáng suốt, chín chắn khi lựa chọn công việc hay không, hay là một người bồng
bột, làm việc kiếm tiền theo trào lưu và không biết lựa chọn công việc nào thực sự nên
làm để tăng thêm những kỹ năng cần thiết cho mình.
6. Ước mơ của bạn là gì?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra xem ước mơ của bạn có phù hợp với vị trí công việc
mà bạn ứng tuyển không. Nếu chúng có mối quan hệ chặt chẽ thì có thể thuyết phục được
nhà tuyển dụng rằng bạn là một người biết ước mơ và biết hành động để đạt được ước mơ
đó. Đồng thời, sự phù hợp đó còn tạo động lực rất lớn cho bạn nếu bạn được nhận vào
làm tại vị trí ứng tuyển giúp tạo được kết quả tốt cho cả bạn và công ty. Nếu chúng không

có mối liên hệ nào hoặc liên hệ lỏng lẻo thì cho thấy rằng bạn là một người làm việc
không có suy tính, kế hoạch cẩn thận.
7. Điểm mạnh của bạn?
Hãy chọn ra ba điểm lớn nhất mà bạn cho rằng có khả năng giúp bạn giành được
công việc, và đưa ví dụ cụ thể xem bạn đã dùng những điểm mạnh đó trong tình huống
làm việc cụ thể như thế nào. Đó có thể là những kĩ năng hữu hình, như thông thạo ngôn
ngữ máy tính, hoặc kĩ năng vô hình như quản lý nhân sự tốt.
8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
Một lỗi thường thấy là bạn nói bạn không có điểm yếu nào cả - điều này chỉ khiến
nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn nhiều hơn và nó có thể vô tình làm cho bạn trở thành người
tự cao tự đại. Cố gắng chỉ đề cập đến một điểm yếu “ tốt ” và nó cũng có thể sẽ trở thành
điểm mạnh của bạn, chẳng hạn “ tôi gặp khó khăn khi phải làm việc với những người
thiếu trách nhiệm trong công việc; tiêu chuẩn làm việc của tôi rất cao và tôi cho rằng
người khác cũng phải làm việc tương tư như tôi. Tôi đang học cách nói thẳng và yêu cầu
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 16
người khác đóng góp nhiều hơn nữa trước khi tôi cảm thấy giận dữ bởi lượng công việc
mà họ làm không tương xứng với lượng công việc của tôi”.
9. Bạn có lý tưởng sống không?
Câu trả lời nên là “có”. Nếu trả lời “không”, tức là bạn là người sống rất cảm tính,
không có suy nghĩ chín chắn, nghiêm túc về cuộc sống và bản thân mình. Nêu lý tưởng
sống của mình tức là bạn đã cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự là người như thế nào,
giá trị quan trọng nhất mà bạn hướng đến và cách nhìn nhận về cuộc sống của bạn như
thế nào, có phù hợp với văn hoá của công ty và công việc mà bạn đang ứng tuyển hay
không.
10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?
Câu trả lời sẽ liên quan mật thiết đến thái độ của bạn với công việc và mức độ cố
gắng của bạn trong công việc. Nếu điều quan trọng nhất đối với bạn là thành đạt thì sẽ
cho thấy bạn là người có chí tiến thủ và rất cố gắng trong công việc. Nếu câu trả lời là có
một gia đình hạnh phúc thì cho thấy bạn là người coi trọng tình cảm, nhưng sẽ không có
tầm nhìn xa, sự cố gắng vươn lên trong công việc.

11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?
Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa khác nhau. Việc chọn mình là loài hoa gì và lý
giải tại sao sẽ cho nhà tuyển dụng thấy một phần tính cách của bạn. Vì vậy hãy suy nghĩ
cản thận trước khi đưa ra một câu trả lời phù hợp. Chú ý nhấn mạnh đến những đặc điểm
liên quan đến công việc.
12. Con vật nào bạn thích nhất?
Mỗi con vật cũng có những đặc điểm của riêng nó. Chọn con vật nào mà mình
thích nhất cho thấy tính cách, phẩm chất nào mà bạn mong muốn có được nhất. Phản ánh
nhân sinh quan và thế giới quan của bạn.
13. Con vật nào bạn ghét nhất?
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 17
Cho thấy tính cách, đặc điểm nào mà bạn ghét nhất. Đôi khi nó cũng có thể là đặc
điểm của chính bạn mà bạn không nhận ra.
14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì?
Câu trả lời vừa kiểm tra tính thực tế nhưng cũng vừa kiểm tra tính sáng tạo, ứng
phó kịp thời của bạn đối với câu hỏi. Nên pha một chút hài hước để tạo bầu không khí
thoải mái cho buổi phỏng vấn.
15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?
Sách là người thầy, là người bạn của chúng ta. Việc lựa chọn sách đọc cho thấy sở
thích, mối quan tâm và đôi khi là những kỹ năng mà bạn cần hoàn thiện. Cuốn sách bạn
đọc gần đây nhất rất có thể cho thấy quá trình trưởng thành, quá trình tâm lý của bạn
đang ở giai đoạn nào.
16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai?
Cho thấy ai là người bạn tin tưởng nhất, người đó là như thế nào và có thực sự
đáng tin tưởng hay không. Từ đó cho thấy phần nào chất lượng các quyết định của bạn.
17. Thần tượng của bạn là ai?
Thần tượng thể hiện hình ảnh mà bạn muốn hướng tới, muốn trở thành, là động
lực tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong cuộc sống cũng như công việc. Cách trả lời và lý
giải của bạn cũng không kém phần quan trọng so với câu trả lời. Hãy lựa chọn cho mình
một thần tượng mà bạn cảm thấy ngưỡng mộ nhất, thần tượng đó nên có những phẩm

chất mà bạn có thể học hỏi để phục vụ cho công việc mà bạn đang ứng tuyển và hãy lý
giải nó một cách thuyết phục.
18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?
Đây là câu hỏi rất thông thường, hay gặp trong quá trình phỏng vấn. Tùy từng cá
nhân, hoàn cảnh cụ thể để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên bạn không nên trả lời quá lan man,
dài dòng về cảm xúc của mình về người đó mà hãy trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 18
Đồng thời hãy nói về những ảnh hưởng tích cực của người đó đến thói quen tốt, tính
cách, phong cách làm việc của bạn hiện tại.
19. Hãy nói về quê hương bạn?
Khi được hỏi về quê hương có khá nhiều ứng viên mang niềm tự hào của mình rồi
kể về những điều gì tốt đẹp nhất của quê hương mình. Nhưng trong quá trình phỏng vấn
bạn nên bình tĩnh xem xét những gì là nên và không nên nói. Bạn nên nói một cách sơ
lược nhất về những điều nổi bật của quê hương mình và hãy chú ý làm nổi bật mình bằng
cách nói về điều kiện đặc điểm quê hương có khó khăn và thuận lợi gì cho sự trưởng
thành của bạn trong học tập cũng như trong đời sống.
20. Bạn thường đọc sách gì?
Hãy trả lời thành thật! Bạn có thể đề cập đến một số sách bạn thường đọc để cập
nhật các kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu
bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?
Bạn bè của bạn có thể rất đa dạng về giới tính cũng như tính cách. Nhưng cách trả
lời tốt hơn cả là bạn nên đề cập đến những người bạn tốt, thân thiết, là nguồn cảm hứng
trong công việc của bạn hoặc là những người bạn có mối quan hệ hợp tác tốt trong công
việc với bạn. Môi trường sống xung quanh bạn cũng là một chỉ tiêu để nhà tuyển dụng
đánh giá các ứng viên.
22. Sở thích của bạn?
Riêng mỗi người đều có những sở thích riêng.Tuy nhiên để gây ấn tượng và thiện
cảm với nhà tuyển dụng bạn có thể kể ra những sở thích lành mạnh, có ích cho công viêc
thì càng tốt. Và đặc biệt bạn nên chơi một môn thể thao nào đó, vừa rèn luyện sức khỏe,

vừa dễ hòa đồng với văn hóa công ty, vừa làm cho ấn tượng của bạn đối với nhà tuyển
dụng thêm tốt đẹp.
23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 19
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này thì họ mong muốn biết được người ứng tuyển
kia có những điểm mạnh gì phù hợp với vị trí công việc này. Bạn không nên ba hoa, kể lể
lan man về những khả năng mà mình không có mà bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết
những thói quen tốt của mình phù hợp với công việc đó một cách ngắn gọn và súc tích.
24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?
Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu, không ít ứng viên thường vẫn cố gắng biến
điểm yếu thành điểm mạnh theo cách biện luận nào đó vì họ sợ rằng, nói ra nhược điểm
của mình chẳng khác nào "vạch áo cho người xem lưng". Vì thế, họ sẽ cố gắng nói về
những hạn chế của bản thân một cách nhẹ nhàng nhất, tạo cảm giác mình là người hoàn
hảo.
Nhưng đó không phải là cách khôn ngoan. Tốt hơn cả, bạn nên thành thật với nhà
tuyển dụng và hãy gắn nhược điểm đó với những thất bại bạn phải trải qua cũng như
những kinh nghiệm thu được. Đừng lo nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy điểm yếu và không
tuyển bạn, bởi như thế, bạn đã chỉ ra cho họ thấy, bạn đã sẵn sàng phục vụ họ một cách
tốt nhất, thậm chí ngay cả khi có sự cố, bạn có thừa kinh nghiệm để khắc phục một cách
nhanh nhất.
25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao?
Với loại câu hỏi này nếu bạn trả lời một cách thành thật thì quả là sai lầm. Câu hỏi
này của nhà tuyển dụng không phải muốn chỉ ra điểm yếu của bạn mà chỉ muốn xem thái
độ và cách giải quyết của bạn trước một tình huống. Bạn đừng cố giải thích cho những
môn học kém. Cách trả lời tốt nhất là bạn hãy đối diện với sự thật. Bạn có thể nói về một
số môn bạn học kém nhưng hãy cho nhà tuyển dụng biết chúng không gây cản trở cho
công việc hiện tại cũng như sau này.
26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong chờ ứng viên cố gắng nói thật ngắn gọn,
đầy đủ và chính xác về công việc cũ. Bạn nên chuẩn bị kĩ để trả lời thật lưu loát, bao gồm

Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 20
các nội dung chính: Tên công ty, vị trí công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc, mức
lương và một số thông tin liên quan khác.
Bạn đừng tỏ ra thụ động và bối rối không biết nên liệt kê bao nhiêu công ty cũ là
đủ, vì danh sách công ty cũ của bạn quá dài. Hãy chọn một vài công ty tiêu biểu nhất,
tiếng tăm nhất mà bạn đã từng làm để chia sẻ với nhà tuyển dụng, đừng liệt kê hết số
công ty bạn đã từng làm, đặc biệt là những công ty bạn chỉ làm có… vài ngày. Vì nhà
tuyển dụng sẽ bắt mạch trúng “căn bệnh” thích nhảy việc của bạn.
27. Vì sao bạn lại bỏ chỗ làm hiện nay?
Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn
tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất
điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào nhà tuyển dụng.
Một cán bộ tuyển dụng phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP.
HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một
ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền
hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em, môi trường làm
việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự
nghiệp”. Theo cán bộ tuyển dụng này, câu trả lời đã cho thấy, ứng viên là người thẳng
thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu
cực (nếu có) ở công việc cũ nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do
bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.
28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy?
Nếu trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này bạn có thể miêu
tả cho nhà tuyển dụng biết về các công việc mà bạn từng làm trong các giai đoạn khác
nhau, bạn đã học tập và tích lũy được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đào
tạo những cái gì… Hãy liên kết những kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại
để nhà tuyển dụng thấy rằng những công việc trước thực sự hữu ích cho họ.
29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn?
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 21
Câu trả lời của bạn trong câu hỏi này chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên bạn cần

lưu ý là không nên nói xấu các đồng nghiệp của mình dù giữa bạn và họ có bất cứ xích
mích to nhỏ gì. Bạn hãy nghĩ về những sự hợp tác giữa bạn và đồng nghiệp mang lại
những kết quả tốt đẹp cho công ty cũ, bạn có thể kể ra những thành tích tiêu biểu (lưu ý:
không lan man quá nhá! )
30. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các
điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng
sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
31. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn? (lưu
ý: đây không phải điểm yếu )
Với dạng câu hỏi này bạn có thể khéo léo nói về những điểm mạnh của mình
nhưng ở một khía cạnh khác. Ví dụ như: Tôi quá cầu toàn, tỉ mỉ hay tôi quá cẩn thận,
tham công tiếc việc…
32. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?
Câu hỏi này nhằm đánh giá những hoài bão của bạn, những kế hoạch vẫn chưa
thực hiện được trong quá khứ và những dự định trong tương lai. Bạn nên trình bày cho
nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu
này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển.
33. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?
Không bao giờ kể xấu về những người chủ trước kia của bạn. Một người chủ có
năng lực sẽ đánh giá rằng bạn sẽ kể về ông ta hay bà ta cũng với thái độ này ở nơi nào đó
khác. Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra
chỉ là một câu hỏi dò ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp
dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng
với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình
bày.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 22
Bạn có thể trả lời: “Không có ai trong số những người chủ cũ của tôi đáng sợ cả,
còn có vài người đã dạy tôi hơn cả những gì người khác đã làm. Rõ ràng là tôi đã học
được nhiều kiểu phong cách quản lý mà tôi có thể làm việc được hiệu quả nhất.”

34. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?
Câu hỏi này nhằm đánh giá xem bạn đã bao giờ vi phạm kỷ luật dẫn đến phải thôi
việc hay chưa? Hay còn có một lý do khác từ phía doanh nghiệp. Nếu như bạn đã từng bị
buộc phải nghỉ việc thì hãy nói giảm, nói tránh đi để giảm sự năng nề như do nền kinh tế
khó khăn, doanh nghiệp buộc phảicắt giảm nhân sự
35. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc?
Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành
công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố
gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
36. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì?
Đây là câu hỏi nhằm tìm hiều xem bạn chú trọng đến cái gì, quan tâm đến cái gì.
Bạn không thể chỉ làm việc mà không quan tâm tới gia đình cũng như chỉ quan tâm tới
gia đình mà không làm việc. Câu hỏi này còn đánh giá được việc bạn có hài hòa được các
công việc được giao hay không. Vì vậy bạn cần phải trả lời sao cho bộc lộ rõ sự hài hòa
giữa công việc và cuộc sống gia đình.
37. Bạn biết đến công ty này như thế nào?
Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng
về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm
(hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản
phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này,
bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là một động lực. Điều đó hoàn toàn thừa
thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là
tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không
nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 23
về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có
thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ
hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!
38. Bạn đã biết gì về công ty rồi?
Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những

hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã
thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng
chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu.
39. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?
Đây là câu hỏi nhằm đánh giá sự hiểu biết của bạn đối với công ty cũng như mức
độ quan tâm của bạn. Bạn hãy nêu những điểm mạnh, điểm khác biệt mà bạn cho rằng đó
là yếu tố thành công của công ty. Hãy lấy một vài dẫn chứng cụ thể mà bạn biết hoặc sưu
tầm được.
40. Công ty này có gì chưa ổn không?
Đây là câu hỏi đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối với công ty. Bạn hãy nêu ra
một vài dẫn chứng về những sai lầm của công ty và nếu có thể hãy nêu cả những biện
pháp khắc phục.
41. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu
về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công
ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý
do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động
như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết
được điều này.
42. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 24
Câu hỏi này cũng có thể hiểu là tại sao bạn lại muốn làm ở công ty này mà không
phải ở một công ty khác? Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng
bạn cảm thấy phù hợp với phong cách làm việc của công ty, bạn thấy các đãi ngộ của
công ty này rất phù hợp với bạn và bạn cũng rất phù hợp với vị trí công việc mà họ tuyển.
43. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn?
Cẩu hỏi này nhằm đánh giá khả năng hòa đồng và giao tiếp và khai thác thông tin
của bạn đối với những người xung quanh. Hãy nêu một vài người mà bạn đã biết hoặc đã
có quen biết để hỏi họ về những thông tin cần thiết liên quan đến công việc cũng như kỷ
luật lao động tại công ty như bảo vệ hay lễ tân,…

44. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?
Câu hỏi này nhằm đánh giá những kiến thức chuyên môn bạn đã được đào tạo.
Hãy nói một cách ngắn gọn những gì bạn đã được học và được đào tạo mà có thể đáp ứng
được các yêu cầu của công việc.
45. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?
Bạn hãy nêu những kinh nghiệm làm việc của bản thân nếu bạn đã đi làm hoặc
nếu chưa đi làm thì có thể nêu những kiến thức mà bạn đã được học về lĩnh vực cần
tuyển.
46. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?
Đây là câu hỏi nhằm đánh giá về khả năng lên kế hoạch của bạn. Nếu bạn đã xác
định được mục tiêu của cuộc phỏng vấn thì chắc hẳn bạn đã có sự chuẩn bị trước những
kế hoạch hay những tình huống có thể có cũng như sự tự tin của bản thân bạn.
47. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển?
Đây là câu hỏi nhằm đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai,
những tham vọng và mục tiêu phấn đấu của bạn. Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn
thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn. Tuy
nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
Cẩm nang kinh nghiệm phỏng vấn 25

×