Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện điện biên tỉnh điện biên năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 101 trang )



-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh ngoài da phổ biến là một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng ở
hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [13]. Tại
Việt Nam, năm 1960 Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật ở lứa
tuổi thanh niên tại 16 tỉnh vùng đồng bằng và trung du miến Bắc, kết quả cho
thấy bệnh ngoài da đứng hàng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 5,68% trong số các bệnh
chuyên khoa. Nếu lấy tỷ lệ này ước tính cho tất cả các lứa tuổi thì vào thời
điểm đó khoảng 12% dân số Việt Nam mắc bệnh da liễu.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường đã ảnh
hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn. Hàng hoá, sản
phẩm, nông sản làm ra từ nông nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng. Cuộc
sống của người lao động từng bước được thay đổi, kinh tế nông thôn không
còn độc canh như trước, người dân tăng cường đầu tư máy móc, phân bón hoá
học, trang thiết bị Để giảm bớt cường độ lao động và tăng năng suất. Phát
triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ để giải quyết số lao động dư
thừa trong những ngày nông nhàn. Những thay đổi đó làm cho cuộc sống của
người dân tốt hơn nhưng cùng với nó là sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi
khí hậu làm cho mô hình bệnh tật nói chung, trong đó bệnh ngoài da cũng có
nhiều biến đổi.
Huyện Điện Biên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên,
một huyện nông nghiệp thuần tuý. Đời sống kinh tế, văn hoá của người dân ở
trong huyện còn thấp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong
nhân dân còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, đặc biệt là tập quán dùng phân
tươi để bón ruộng, chăn nuôi gia súc thả rông tùy tiện, sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa để tập trung đúng



-2-
nơi quy định. Vì thế môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, kết
hợp với thời tiết, khí hậu nóng ẩm cùng với yếu tố cơ địa của người bệnh là
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh ngoài da.
Trẻ em dưới 6 tuổi tuy chưa phải là lực lượng lao động nhưng cũng
chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường. Bệnh da liễu ở trẻ ngoài bệnh lý tại
chỗ còn liên quan đến các bệnh của hệ thống miễn dịch nguy hiểm như
bệnh thấp tim, bệnh viêm cầu thận cấp vì vậy phát hiện bệnh để điều trị
kịp thời và giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của cán bộ
y tế, của mỗi gia đình và của toàn xã hội.
Nhiều công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da
chiếm khoảng 16,5% dân số. Nhiều nghiên cứu về mô hình bệnh trẻ em đã
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở trẻ dưới 6 tuổi khoảng 18,75% [23]. Tại
Điện Biên chưa có nghiên cứu nào về bệnh da liễu ở trẻ em được tiến hành,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6
tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện Điện Biên
tỉnh Điện Biên năm 2009".
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 6 tuổi tại 6 xã của
huyện Điện Biên năm 2009.
2. Xác định nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 6
tuổi trong địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh ngoài da.


-3-

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA DA [18], [61]
Da được cấu tạo gồm 3 lớp: Thượng bì, trung bì, hạ bì. Thượng bì có 5
lớp kể từ dưới lên trên. Lớp cơ bản, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng.
Thượng bì và trung bì được ngăn cách với nhau bởi màng đáy. Trung bì
có cấu trúc gồm 3 phần, những sợi chống đỡ chất cơ bản, tế bào.
Phần hạ bì nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương. Hạ bì là tổ chức
đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ có nhiều ụ ngăn cách bởi những vách nối liền với
trung bì, trong đó có mạch máu, thần kinh. Cấu tạo của da rất tinh vi, liên kết
chặt chẽ, biến hóa không ngừng của các lớp tế bào thượng bì, trung bì, hạ bì làm
cho da vững chắc bao bọc cơ thể, chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể.
Da luôn luôn trải qua quá trình biến hóa các chất thu nhận những chất
dinh dưỡng tổng hợp thành các chất của nó. Đồng thời phân hủy các chất để
giải phóng ra năng lượng cho các hoạt động sinh lý của da. Các tế bào da
sống được là nhờ những phản ứng sinh hóa. Những phản ứng này được tiến
hành một cách tuần tự ổn định là nhờ các men như: Men sinh năng lượng,
men chuyển hóa Hydratcacbon, mem chuyển hóa hợp chất Nitơ, men chuyển
hóa axit béo.
- Những chất tích điện ở da gồm những ion Cl
-
, Na
+
, K
+
, Ca
++
, Mg
++
.
- Chất lưu huỳnh ở da: Cơ thể không tổng hợp được hỗn hợp axit lưu
huỳnh mà phải lấy từ thức ăn. Lưu huỳnh có ở thượng bì, tổ chức đệm, mồ



-4-
hôi. Vai trò của lưu huỳnh rất quan trọng trong các chất Coenzym có lưu
huỳnh, phần đạm các men hoặc sắc tố. Vì thế muốn bảo vệ da tốt, có nước da
đẹp để chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ ăn uống của người dân
trong cộng đồng cũng là điều rất cần thiết.
- Chất sừng: Là một chất đạm trong đó có axit amin kết hợp với lưu
huỳnh. Sừng là một chất kém bền vững, có phần nào dễ co dãn, dựa vào tính
chất này người ta có thể dùng các chất hóa học làm thay đổi cấu trúc của nó.
Vì thế trong môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm, các làng nghề, chất
hóa học trong công nghiệp chưa xử lý thải ra môi trường ngày càng nhiều.
Cường độ lao động của người dân càng cao, làm cho lớp sừng trên da bị thay
đổi, kém bền vững, chân tay sây xát là điều kiện thuận lợi cho vi trùng, ký
sinh trùng, các bệnh dị ứng phát triển mạnh.
- Da có nhiệm vụ che chở cho cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập
của vi trùng, ký sinh trùng, các tác nhân cơ giới, lý, hóa học có hại cho da. Do
cấu trúc và sự biến hóa không ngừng của các lớp tế bào thượng bì, những vi
khuẩn ký sinh trên da luôn luôn bị đẩy lùi, đào thải cùng tế bào sừng.
- Một số men tổng hợp ở da cũng có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát
triển như: men diệt khuẩn, men kích thích thực bào thay đổi pH da, men tổng
hợp, huy động không thể tham gia phản ứng miễn dịch.
- Da điều hòa thân nhiệt, để thích nghi với thời tiết bên ngoài, da không
ngừng bài tiết mồ hôi làm giảm thân nhiệt. Hiện nay Việt Nam là một nước
đang phát triển, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ
thành thị đến nông thôn. Người dân tăng cường đầu tư máy móc, phát triển
nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ. Rác thải công nghiệp, thủ công
nghiệp và rác thải trong sinh hoạt chưa được tập trung kết hợp với thời tiết khí
hậu nóng ẩm ở nước ta đã làm cho môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị



-5-
ô nhiễm. Tuy vậy đời sống kinh tế, văn hóa nhìn chung cũng thấp, trình độ
nhận thức của người dân cũng hạn chế. Các tác nhân trên đã phá vỡ các cấu
trúc da, thay đổi pH da, làm da điều hòa thân nhiệt kém, dẫn tới các bệnh
ngoài da trong cộng đồng ngày một tăng cao.
- Lớp ngoài cùng của da có màng sáp gồm: Ion, Cl
-
, Na
+
, axit amin,
đường, Ure, Cholin, mỡ, ngăn nước và các chất hóa học thấm qua da, mùa hè
mồ hôi tiết nhiều, để lâu biến thành Amoniac, da trở nên kiềm pH, 6,5 - 7 vi
khuẩn, nấm có điều kiện phát triển. Vì thế mà bệnh ngoài da hay xuất hiện
vào mùa hè, ở nông thôn, công nhân lao động trong hoàn cảnh nóng, ẩm,
thường xuyên dầm nước.
- Da có màng sáp bảo vệ những thuốc tan trong nước, không bốc hơi sẽ
không thấm được qua da. Những kim loại nặng như chì, Asen có thể phá vỡ
màng sáp gây nhiễm độc da. Ngoài ra da cũng có chức năng bài tiết chất bã
chống thấm nước làm da mềm mại, kháng vi khuẩn và nấm.
Qua cấu tạo, đặc điểm sinh hóa, sinh lý da ta thấy tầm quan trọng của da
trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng,
hóa chất độc hại đối với cơ thể. Da cũng tham gia phản ứng miễn dịch, điều
hoà thân nhiệt giúp cho cơ thể hoạt động tốt.
Trong cuộc sống hội nhập hiện nay sự hiểu biết để bảo vệ môi trường
sống, không bị ô nhiễm tránh các sang chấn cho da khỏi bị tổn thương, tránh
sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng và các phản ứng đối với cơ thể, thì sự
thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu biết được các tác nhân gây bệnh
ngoài da trong cộng đồng, cách phòng chống và bảo vệ da trong ăn uống,
trong sinh hoạt và khám, điều trị kịp thời là điều rất cần thiết.




-6-
1.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA PHỔ BIẾN
1.2.1. Bệnh chàm (Eczema) [54]
Bệnh chàm là một bệnh thông thường, chiếm 25% tổng số các
bệnh ngoài da, biểu hiện lâm sàng đa dạng, nhưng nói chung có những
đặc điểm như sau:
Biểu hiện lâm sàng: có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành mảng giới
hạn thất thường, tiến triển theo từng đợt, hay biến thành bệnh mạn tính để
thỉnh thoảng lại vượng lên.
Về giải phẫu bệnh lý có thương tổn thuộc loại xốp bào.
Tổn thương sinh bệnh học, là một phản ứng viêm đối với những tác
nhân hoặc ở trong cơ thể, hoặc ở ngoài cơ thể, thuộc loại cơ giới, vật lý, hoá
học, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, trong điều kiện có một địa tạng đặc biệt là
cơ địa dị ứng.
Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là cơ địa dị ứng và tác nhân kích
thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy. Cả hai yếu tố đều thay đổi ít nhiều theo
từng trường hợp eczema.
Giai đoạn điển hình nhất là mụn nước. Mụn nước chính là một thương
tổn căn bản của bệnh chàm; nhưng trước khi có mụn nước thì đã có hiện
tượng xung huyết và khi đã có mụn nước rồi thì mụn nước chảy nước vàng,
nước vàng đọng lại thành vảy tiết; vảy tiết rụng để lại vảy khô, rồi da mới
lành, có khi lại còn biến chứng thành bội nhiễm hay lichen hoá.
Tiến triển thành từng đợt không đều nhau trên một bệnh nhân, mỗi đợt
đều qua giai đoạn đỏ, mụn nước, vảy Nhưng vì các đợt khác nhau, tuỳ từng
chỗ giai đoạn tiến triển cũng khác nhau cho nên cùng một mảng chàm có
những giai đoạn khác nhau, cũng vì vậy mà các thương tổn trên một mảng



-7-
chàm rất đa dạng, nhưng qua hình thức thay đổi phải nắm vững là có mụn
nước điển hình và những giai đoạn khác nhau của nó. Ngứa nhiều hay ít cũng
tuỳ từng giai đoạn cấp tính hay mạn tính.
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy
ngoài các yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có một tình trạng cấp hay mạn
tính, xúc cảm mạnh, chấn thương thần kinh, mâu thuẫn trong gia đình hay
trong xã hội, gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.
1.2.2. Bệnh sẩn ngứa (Prurigo Hebra)
Bệnh sẩn ngứa có thương tổn căn bản là những sẩn nhỏ, chắc, màu
hồng nhạt, rất ngứa. thỉnh thoảng có trường hợp trước khi phát ra những sẩn
chắc thấy xuất hiện những sẩn phù như sẩn mề đay. Vị trí khu trú đầu tiên ở
mặt dưới các chi rồi sau mới phát ra các phần khác, thân mình, mông, nhưng
hầu như mặt gấp các chi và mặt không bao giờ bị thương tổn. Vì ngứa gãi nên
đa số các sẩn đều bị sướt ra, đóng vảy máu.Da dày, lichen hoá, thâm. Thỉnh
thoảng có biến chứng nhiễm trùng thứ phát. Thường các hạch bạch huyết
sưng to, nhất là hạch bẹn, nách và khuỷu tay. Hạch không đau và không có
khuynh hướng hoá mủ. Vì tính chất đặc biệt của hạch nên gọi là hột xoài
trong bệnh sẩn ngứa.
Về hình thể lâm sàng, có thể nhẹ (prurigo mitis) và thể nặng (pruri-
ferox), tuỳ theo thương tổn và tính chất ngứa nhiều hoặc ít. Trong trường hợp
nặng, bệnh nhân rất ngứa, đứng ngồi không yên, ảnh hưởng đến toàn trạng, ăn
không ngon, mất ngủ, suy nhược. Bệnh kéo dài hàng chục năm, nhất là đối
với đàn ông. Tuổi càng lớn, bệnh có phần giảm bớt.
Bệnh thường bắt đầu ở trẻ nhỏ, tỷ lệ nhỏ bệnh xuất hiện muộn hơn ở
tuổi trưởng thành. Có 2 giả thuyết về cơ chế bệnh sinh.


-8-

Thuyết thần kinh dinh dưỡng, do các tác giả Pletinop, Nikolsky,
Paplop chủ trương. Trên bệnh nhân thấy xuất hiện dấu hiệu vạch da nổi
(dermographisme) trắng, bền vững (xuất hiện lâu mới mất). Rối loạn phản xạ
ở da, bài tiết mồ hôi ít, thường về tinh thần không phát triển đầy đủ. Theo
Paplốp phản xạ lòng bàn chân và phản xạ thành bụng mất.
Thuyết nhiễm độc do các tác giả Jadasson, Tommasoli chủ trương
dựa vào đợt phát bệnh đầu tiên, thường xảy ra ở những trẻ có rối loạn về
tiêu hoá. Nghiên cứu chuyển hoá các chất thấy có rối loạn về clo, phốt phát
và axit lactic. Một số tác giả khác cho rằng có sự phối hợp cả hai yếu tố thần
kinh và nhiễm độc trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ngoài ra, bệnh còn bị ảnh
hưởng của điều kiện sinh hoạt. Trong một số trường hợp thay đổi môi trường
làm việc, sinh sống, bệnh thay đổi một cách rõ rệt.
Bệnh tương đối ít gặp ở trẻ em, thường xuất hiện ở người lớn, nhất là
phụ nữ trẻ. Bệnh có liên quan đến thay đổi trạng thái thần kinh, tinh thần và
rối loạn về tiêu hoá.
Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể mắc bệnh và ở trẻ em dưới sáu tuổi, bệnh
sẩn ngứa cấp tính người lớn (Prurigo simplex aigude l'adulte) có một số đặc
điểm sau đây:
Thương tổn trên da căn bản là những sẩn nhỏ, màu sắc giống màu da
bình thường hoặc hồng nhạt. Trên chóp các sẩn có một mụn nước rất bé. Vì
ngứa nhiều phải gãi nên phần lớn các sẩn đều có vảy máu. Vị trí khu trú ở mặt
dưới các chi. Hình ảnh lâm sàng rất giống bệnh sẩn ngứa trẻ con (strophulus).
Lúc đầu toàn trạng có thể ít nhiều bị ảnh hưởng: sốt, mệt mỏi, nhức đầu. Bệnh
kéo dài khoảng hai tuần đến 4 tháng, thỉnh thoảng có thể lâu hơn. Nói chung,
thời gian tiến triển ngắn so với các loại sẩn ngứa khác nên còn gọi là sẩn ngứa
tạm thời. Khi bệnh tiến triển quá 4 tháng đã gọi là bệnh sẩn ngứa kinh diễn.


-9-
Bệnh sẩn ngứa tạm thời có thể tái phát. Phân biệt các hình thể lâm sàng như:

sẩn ngứa có bọng nước, có xuất huyết hoặc có hoại tử. Có trường hợp có cơn
vượng bệnh phát theo mùa nên gọi là sẩn ngứa mùa đông và sẩn ngứa mùa hạ.
Thể mùa hạ là một trong những hình thể lâm sàng của bệnh da do cảm ứng ánh
nắng. Có thể lâm sàng xuất hiện ở người có mang.
Về tiên lượng: bệnh có tiên lượng tốt.
Về điều trị: Cần chú ý đến chế độ ăn, dùng kháng histamin tổng hợp,
các loại sát trùng đường ruột (salol, benzo - naptol).
1.2.3. Bệnh mề đay (Urticaire) [47], [49]
Ban mề đay là một phản ứng mạch máu của da, đặc điểm là có ngứa,
trên mặt da nổi lên những sẩn phù.
Biểu hiện lâm sàng: Thường có ngứa dữ dội rồi ban xuất hiện ở bất kỳ
chỗ nào trong người. Thương tổn căn bản là một sẩn màu hồng nhợt hay trắng
rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng ở xung quanh, to bằng hạt đậu hay bằng
đồng xu. Hình tròn hoặc bờ không đều, nham nhở. Giới hạn rõ rệt.
Cách sắp xếp giữa sẩn phù, ban mề đay có những hình thể rất thay đổi,
mỗi sẩn phù tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ, cho đến một vài ngày, rồi
lặn đi trong khi những sẩn mới lại xuất hiện, càng gãi nhiều lại càng ngứa và
càng xuất hiện sẩn mới.
Có một đặc điểm là mỗi khi sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo, mí
mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa, và
rất nguy hiểm. Có những thể rất thay đổi khi thì nhỏ, khi thì to, khi thì khu
trú, khi thì toàn thể. Có khi có cả bọng nước, hoặc phối hợp với phù Quincke.


-10-
Bệnh tiến triển thành từng đợt liên tiếp mỗi đợt độ vài ngày, cũng có
khi có thể tái phát dai dẳng hàng năm, do nhiều đợt liên tiếp, lắm khi theo
mùa, theo thay đổi với bệnh hen xuyễn và bệnh đau nửa đầu.
Về cơ chế bệnh sinh: có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh.
Yêú tố nhiệt độ như lạnh, nóng: Căn nguyên rất phức tạp, nhiều khi

không rõ, thông thường nhất là lạnh. Sau khi ra lạnh, rửa mặt bằng nước lạnh,
hay là uống nước lạnh, độ năm mười phút thì bắt đầu ngứa. Duke đã chứng
minh vai trò của lạnh, phun tia clorua ethyl vào da, gây ra ban mề đay, dúng
tay vào nước lạnh cũng vậy, nhưng có một điều nên chú ý là nếu buộc garo ở
cánh tay thì ban mề đay không lan ra toàn thân.
Khi nhiệt độ tăng lên hoặc các tia tử ngoại tác động vào, X quang cũng
có thể gây ra mề đay.
Côn trùng đốt hoặc tiếp xúc với hoá chất: muỗi, rệp, một cây han
(rhodendron), một vài thứ quần áo, nước hoa có khi cả đến nước rửa, cũng có
thể gây ra mề đay.
Thức ăn: như thịt trâu, cá biển, nhộng tằm cũng có thể gây mề đay.
Một số loại thuốc: sunfamit, aspirin, antipyrin, huyết thanh, penixilin.
Nhiễm liên cầu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng có thể gây ra ban
mề đay và kèm theo triệu chứng sốt.
Ngoài ra một số nguời mắc ban mề đay tái phát không rõ căn nguyên.
Cần phải theo dõi loại trừ dần những dị ứng tôm và tìm những triệu trứng
thiểu năng gan.
1.2.4. Bệnh tổ đỉa (Dysidrose)
Bệnh tổ đỉa đã được Tilburyfox mô tả từ 1873, coi như một bệnh ứ đọng
mồ hôi. Về sau, bằng những nhận xét về tế bào học, A.Rpobison đã phủ nhận


-11-
thuyết đó. Có tác giả nhiều lần tìm thấy da và nấm mốc ở các thương tổn tổ đỉa
bàn chân và nêu lên vai trò gây bệnh hoặc thứ phát của các loại nấm đó.
Thibierge, gougerot đề xuất vai trò của ánh sáng mặt trời, khi thấy bệnh xuất hiện
về mùa xuân và mùa hạ. Nhiều tác giả khác lại phân biệt bệnh tổ đỉa thực sự với
các biểu hiện dạng tổ đỉa mà căn nguyên có thể do nấm, vi khuẩn, hoá chất
Ngày nay đại đa số các chuyên gia da liễu quan niệm bệnh tổ đỉa là một
thể lâm sàng của bệnh eczema, có khu trú đặc biệt chỉ ở bàn tay, bàn chân, có

bệnh cảnh lâm sàng riêng và có một số căn nguyên nổi bật.
Biểu hiện lâm sàng cơ bản là mụn nước với những tính chất đặc biệt
như: Khu trú ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên các ngón tay, mặt sau
đốt cuối, lòng bàn tay; mặt bên, mặt trên và mặt dưới các ngón chân, lòng
bàn chân; có khi lần lượt, có khi các vị trí trên đồng thời bị một lúc; Bệnh
không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay, cổ chân; có thể có những thương
tổn thứ phát ở các vùng khác của cơ thể, song lại là những mụn nước của
eczema thông thường. Mụn nước ăn sâu trong thượng bì, làm cho da ở trên
nổi sần lên, hình tròn, rải rác hoặc sắp xếp thành chùm. Sờ vào mụn nước
thấy chắc, như có một hạt xơ nằm xen vào trong thượng bì. Các mụn nước
thông thường có kích thước từ 1 - 2mm, đôi khi tổn thương có thể trở thành
những bọng nước khá to, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân.
Các mụn nước phát triển thành từng đợt về mùa xuân và mùa hạ, làm
cho tiến triển của bệnh có tính chất chu kỳ. Thường đến cuối mùa hạ bệnh sẽ
lui dần và sẽ không xuất hiện trong suốt mùa đông, để lại tái phát trong mùa
xuân, sắp tới.
Hiện tượng nhiễm khuẩn thường hay gặp, hoặc tiên phát hoặc thứ phát.
Trong các thể điển hình, nhất là trong thể bọng nước, dịch tiết trong sẽ đục


-12-
dần và thành mủ quầng đỏ xung quanh bọng nước xuất hiện, kèm theo có thể
viêm mạch bạch huyết và hạch viêm đau.
Cơ chế bệnh sinh: bệnh thường gặp ở thanh niên hoặc người đứng tuổi,
thường ở nam giới. Căn nguyên sinh bệnh cũng tương tự và phức tạp như đối với
eczema. Tuy nhiên cần nêu lên một số yếu tố đã tham gia vào căn nguyên sinh
bệnh của tổ đỉa như ánh sáng và sức nóng, các nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.
Trong thực tế, dựa vào tiến triển ta có thể phân làm 3 loại, tương ứng với những
căn nguyên khác nhau.
Loại cấp tính: Tiến triển nhất thời, có tính chất viêm, thực chất là một

viêm nhân tạo, do các hoá chất hoặc các thảo mộc tác động lên da.
Loại bán cấp hoặc kinh diễn: Thỉnh thoảng có thể xuất hiện một đợt
cấp diễn. Loại này có thể do 2 căn nguyên.
- Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn đã được phát hiện; thể tổ đỉa nung mủ
cũng hay gặp, kèm theo viêm bạch huyết và hạch; điều trị bằng dung dịch sát
khuẩn (ngâm thuốc tím, bôi dung dịch Milian) thường đưa lại kết quả.
- Do nấm: thường bệnh nhân có tiền sử nấm, hoặc đồng thời có nấm kẽ
chân; ở một số khá nhiều trường hợp, có thể tìm thấy nấm (soi tươi và cấy) ở các
thương tổn tổ đỉa, nhất là ở các ngón chân: trichophyton, nấm mốc (ở tay ít kết
quả dương tính hơn); điều trị bằng thuốc chống nấm (cồn iot) đôi khi có kết quả.
Loại hay tái phát theo mùa: ảnh hưởng của ánh sáng và sức nóng; song
không thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân vi khuẩn và nấm, hoặc mồ hôi - điều
kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
1.2.5. Bệnh ghẻ (Sarcoptes)
Bệnh ghẻ là bệnh hay gặp, dễ lây. Bệnh dễ lây lan ở nơi tập trung đông
người và điều kiện vệ sinh kém.


-13-
Đặc điểm sinh học của bệnh ghẻ: Tên khoa học của con ghẻ là
sarcoptes. Con đực thường nhỏ hơn con cái và chết ngay sau khi di giống.
Con cái ghẻ hình bầu dục, bụng có 8 chân, lưng có gai hướng về phía sau, vòi
hút về phía trước, dùng để hút thức ăn và đào hầm. Chúng đào hầm ở lớp
thương bì của da, mỗi ngày đẻ vào da 1 - 5 trứng. Sau 3 - 7 ngày nở thành ấu
trùng, lột xác nhiều lần để trở thành ghẻ trưởng thành. Bình thường chu kỳ
sinh sản kéo dài 2 - 7 tuần.
Bệnh lây từ người này qua người khác thường về đêm do cái ghẻ mang
trứng hoặc do ấu trùng bò lên da. Cái ghẻ không sống quá 4 ngày khi ra khỏi cơ
thể, sang quần áo, chăn màn và dính trứng ghẻ có thể là nguồn gây bệnh.
Bệnh gặp ở vùng dân cư đông, chật hẹp, thiếu vệ sinh và có thể biến

thành dịch khi có chiến tranh, đợt di cư, hội hè. Ngoài ra còn gặp nhiều ở gái
điếm, trại giam. Bệnh ghẻ lưu hành thường xuyên và được coi là một trong 23
loại bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Triệu chứng của bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 2 ngày tới vài tuần sau đó
xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ngứa. Ngứa nhiều về đêm gây mất ngủ, ngứa
khắp người trừ mắt, da đầu, lưng. Tại nơi gãi xuất hiện vết sước, vảy máu,
vảy mủ, dát đỏ, sẩn mày đay, mụn nước, mụn mủ, dát thâm. Tóm lại ghẻ có
tổn thương đa dạng, thứ phát do gãi bội nhiễm, chàm hoá. Kèm theo ngứa là
mụn nước mọc rải rác hoặc khu trú đặc hiệu ở khe kẽ ngón tay, mặt trước cổ,
khuỷu tay, phía trước nách, núm vú, quanh thắt lưng, rốn, khe mông, lòng bàn
chân hài nhi, đàn ông ở quy đầu xuất hiện vết trợt tròn giống săng giang mai.
Bệnh có yếu tố dịch tễ rõ rệt. Trong gia đình, nơi ở cũng có người ngứa
và tổn thương tương tự như bệnh nhân.


-14-
Hai dấu hiệu đặc hiệu của ghẻ không phải lúc nào cũng thấy là luống
ghẻ và khêu được cái ghẻ. Luống ghẻ là những đường hầm do cái ghẻ đục để
đẻ trứng, cuối đường hầm là nơi cái ghẻ ở chỗ phình to hơn.
Tiến triển và biến chứng: Nếu không được điều trị kịp thời bệnh
nhân thấy nhiễm trùng mưng mủ. Có trường hợp giảm ngứa tổn thương
giới hạn nhưng vẫn là nguồn lây bệnh sang người khác. Điều trị kịp thời
nhưng không triệt để, cùng lúc với người trong gia đình, người xung quanh
thì bệnh sẽ tái phát.
Các biến chứng hay gặp trong bệnh ghẻ là chàm hoá, viêm da mủ.
Hiếm gặp bệnh nhân viêm thận nặng do nhiễm độc bởi độc tố ghẻ hoặc liên
cầu khuẩn.
1.2.6. Một số bệnh nấm da thƣờng gặp
1.2.6.1. Nấm da
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới. Nguyên nhân gây bệnh là

Trichophyton, Microsporum.
Biểu hiện lâm sàng với tổn thương cơ bản là dát đỏ, hình tròn hình bầu
dục, hoặc hình vòng cung. Kích thước từ 2 - 10cm hoặc lớn hơn. Tổn thương
có xu hướng lành giữa lan rộng ra xung quanh, có viền bờ mụn nước, trên bề
mặt có chút vảy da. Nếu cấp tính không điều trị sẽ thành mạn tính, mùa đông
thâm lại, mùa hè lại phát cấp. Vị trí tổn thương trên thân mình là vùng da
không có lông dài, không ở vùng kẽ. Ở trẻ em thường gặp ở gò má, quanh
miệng, vành tai, cổ. Bàn tay biểu hiện da khô lan toả, tăng sừng lòng bàn tay,
ít triệu chứng và bàn chân là tổn thương vảy dày, tăng sừng lòng bàn chân gót
và rìa bàn chân. Không điều trị triệt để bệnh gây biến chứng là chàm hoá hoặc
bội nhiễm.


-15-
Cận lâm sàng: Soi tươi có sợi nấm phân nhánh có vách ngăn
Chẩn đoán bệnh: bệnh chẩn đoán không khó, tuy nhiên tùy theo điều
kiện và tuyến điều trị mà có những yêu cầu cụ thể.
Tại tuyến cơ sở: Dựa vào tổn thương cơ bản là dát đỏ lành giữa có bờ
viền mụn nước có xu hướng ly tâm, vị trí ở thân mình, bàn tay bàn chân kèm
theo có ngứa.Có thể làm xét nghiệm soi tươi tìm sợi nấm.
Chẩn đoán ở tuyến chuyên khoa dựa vào lâm sàng và xét nghiệm soi
tươi, nuôi cấy tìm nấm.
Chẩn đoán phân biệt: Bệnh cần được phân biệt với một số bệnh như:
Với bệnh phong củ: bệnh không gây ngứa, tổn thương vùng rìa là viền
củ, xét nghiệm nấm âm tính.
Với bệnh vảy phấn hồng GiBert: tổn thương nhiều, cấp tính, không có
bờ mụn nước, xét nghiệm nấm âm tính.
Với bệnh chàm tiếp xúc: Tổn thương rỉ dịch, chảy nước, xét nghiệm
nấm âm tính.
1.2.6.2. Nấm bẹn (Tinea cruris)

Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân do trichophyton,
Epidermophyton.
Tổn thương cơ bản là đám, mảng, dát có hình tròn, hình nhiều cung, kích
thước thay đổi từ 1 - 10mm hoặc to hơn, giữa lành lan rộng ra xung quanh, có
màu đỏ hồng có bờ viền mụn nước. Người bệnh ngứa nhiều đặc biệt khi ra mồ
hôi. Vị trí tổn thương từ một bên bẹn, lan rộng ra vùng mu, xuống đùi, sang
bên đối diện, lan ra kẽ mông, vùng quanh thắt lưng, gầm vú, hố nách, khoeo
chân. Chàm hoá và bội nhiễm là biến chứng thường gặp của bệnh.


-16-
Chẩn đoán dựa vào tổn thương cơ bản: dát đỏ lành giữa có bờ viền mụn
nước, có xu hướng ly tâm, vị trí ở vùng bẹn, vòng quanh thắt lưng, hố nách
gầm vú và tìm nấm bằng soi tươi hoặc nuôi cấy.
Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như:
Bệnh Erythrasma là bệnh do vi trùng Corynebacterium gây nên, tổn
thương thâm, không có bờ mụn nước và không ngứa. Vị trí vùng bẹn, cổ.
Bệnh vảy nến thể đảo ngược: Tổn thương vùng ở nếp gấp tổn thương
đỏ, rỉ dịch (có vảy vụn). Xét nghiệm nấm âm tính.
Bệnh nấm kẽ do candida: Tổn thương đỏ bóng có thể có bựa trắng,
không có mụn nước ở viền bờ.
1.2.6.3. Nấm tóc (Tinea capitis)
Đây là bệnh gây nên do Trichophyton, Microsporum. Bệnh gặp ở
mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở trẻ em. Bệnh lây lan rất nhanh và có thể
thành đại dịch.
Biểu hiện lâm sàng theo từng thể tổn thương:
Dạng có vảy (dạng tiết bã): Thường do Microsporum. Da dầu có từ 4 -
6 mảng rụng tóc, tròn, bầu dục, đường kính 2 - 6 cm, giới hạn không rõ, có
phủ vảy trắng, xám, mịn, tóc bị xén đều còn 5mm, dễ nhổ, hay gặp ở trẻ em
mẫu giáo và học sinh. Phát huỳnh quang xanh lá cây dưới ánh đèn Wood.

Dạng nấm đen: Thương tổn là mảng rụng tóc tròn nhỏ ranh giới không
rõ, số lượng nhiều, trong đó có sợi còn nguyên, có sợi bị xén ngắn còn 1 -
2mm, có sợi bị xén đến tận gốc. Nếu mãn tính thì chỉ là đám sẹo to. Thường
do Trychophyton và Microsporum gây bệnh.


-17-
Dạng Kerion: do Trychophyton và Microsporum lây từ súc vật sang người.
Nấm gây viêm, da đầu sưng tấy đỏ, đóng vảy tiết. Cậy vảy ở mỗi lỗ chân lông mủ
trào ra, lỗ chỗ như tổ ong, gọi là Kerion. Thể này gọi là Kerion de Celse.
Dạng Favus: đây là dạng hiếm gặp, tổn thương là những chấm bé màu
vàng đỏ, phát triển thành những vảy màu vàng lưu huỳnh, hình đĩa lõm, có
mùi hôi như chuột chết. Có thể lan khắp đầu gây hói vĩnh viễn.
Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
Cần chẩn đoán phân biệt với rụng tóc Pelade; Rụng tóc giang mai;
Rụng tóc da dầu.
1.2.7. Bệnh viêm da cơ địa
Tổn thương cơ bản của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là mụn
nước, ở trẻ lớn và người trưởng thành tổn thương là sẩn lichen hoá, dày da,
chỉ khi phát cấp thì tổn thương mới có mụn nước. Mụn nước tiến triển qua các
giai đoạn: Đỏ da: da vùng tổn thương đỏ, phù nề ranh giới không rõ, rất ngứa;
Mụn nước và chảy nước: mụn nước đóng thành đám dày đặc; Đóng vảy tiết
và cuối cùng là bong vảy da và da trở về bình thường không để lại sẹo. Khi
tổn thương tiến triển lâu ngày, ngày càng sẫm màu tăng nhiễm cộm, bề mặt sù
xì thô ráp, nền cứng cộm có hằn da nổi rõ gọi là lichen hoá. Ngoài ra, viêm da
cơ địa còn một số đặc điểm khác như: Da khô tăng lên theo mùa đông, da dễ
bị nhiễm trùng, viêm da bàn tay không đặc hiệu, nứt kẽ tai, viêm môi, đục
thuỷ tinh thể, dày sừng nang lông, đỏ mặt, vảy cá thông thường và dị ứng với
len dạ và một số thức ăn.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là ngứa rất dữ dội, ngứa thành từng cơn.

Mất ngủ thường là hậu quả của ngứa khi tổn thương lan rộng. Tổn thương ở
bất kỳ vùng da nào, tuy nhiên tuỳ theo từng thể lâm sàng mà đám tổn thương
hay ở vị trí nào và thường là đối xứng hai bên.


-18-
Bệnh có thể hết ở lứa tuổi trẻ em hoặc có thể tái phát, kéo dài sang giai
đoạn người lớn với nhiều hình thái lâm sàng.
Biến chứng: Lichen hoá do gãi, cạo, chà xát, nhiễm trùng, chậm phát
triển thể lực.
Các thể lâm sàng: thể lâm sàng theo tuổi, theo tiến triển của bệnh.
Viêm da cơ địa ở tuổi sơ sinh (Infant tile atopic dermatitis) gặp ở trẻ 2
tuần đến 2 tuổi. Thường gặp ở trẻ em bụ bẫm. Mới đầu ở má, trán tạo thành
hình móng ngựa, quanh miệng sau đó mới lan lên đầu, xuống cổ, lan ra toàn
thân. Tổn thương là dát đỏ, có nhiều mụn nước, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm
khuẩn thứ phát có mủ, vảy tiết, có thể kèm ỉa lỏng, viêm tai giữa thường gặp
ở trẻ có tiền sử bố mẹ, anh chị em mắc bệnh dị ứng.
Viêm da cơ địa ở tuổi trưởng thành có đặc điểm: Bị từ nhỏ, có tiền sử
quá mẫn trong gia đình hoặc bản thân. Tổn thương là các sẩn, mảng lichen
hoá đối xứng ở các nếp gấp, khoeo chân, khuỷu tay. Tiến triển từng đợt, theo
mùa, dai dẳng, tái phát. Thỉnh thoảng có đợt cấp vượng lên. Mụn nước mọc
thành đám trên nền da đỏ, dỉ dịch.
Phân theo tiến triển: thể cấp tính: Da đỏ, phù nề nhiều, chảy nhiều
nước; thể bán cấp: Da còn đỏ, đỡ phù nề, đỡ chảy nước; thể mạn tính: Da dày,
thâm da nhiễm cộm bong vảy và thể nhiễm khuẩn: Bên cạnh những tổn thương
mảng da đỏ, mụn nước thành đám còn có những tổn thương là mụn mủ, vảy tiết
do nhiễm khuẩn.
1.2.8. Bệnh da trong ngành nông, lâm nghiệp và chăn nuôi [57]
1.2.8.1. Bệnh da do ký sinh vật
Loại ký sinh vật Pyemotes ventrico sống trên thân cây ngũ cốc, tự nuôi

sống bằng những ấu trùng sống ký sinh trên các hạt ngũ cốc. Các loại ký sinh


-19-
này có thể tấn công vào người và súc vật để gây bệnh. Đối với người, đặc biệt
lâm sàng khi bị bệnh là ngứa rất nhiều, tăng lên khi ra mồ hôi và đặc biệt là
khi đắp chăn ấm trên giường. Triệu chứng cơ năng đó giống với bệnh ghẻ nên
gọi là bệnh ghẻ ngũ cốc. Thương tổn cơ bản xuất hiện vài giờ sau khi bị đốt,
biểu hiện bằng các sẩn phù giống như sẩn mày đay, kích thước khoảng 5mm
đường kính, thường có mụn nước ở giữa. Một số trường hợp trước khi xuất
hiện mụn nước, tại chỗ có một chấm xung huyết. Mụn nước lúc đầu trong sau
trở nên đục. Do gãi nên xuất hiện các vết sước và các vết vẩy tiết nhỏ. Các
thương tổn khu trú chủ yếu là ở phần hở.
Có thể kèm theo một số các triệu chứng toàn thân như: cảm giác ớn
lạnh, buồn nôn, sốt Các loại ve (tiques) kí sinh trên súc vật và cả trên người
trong các hoàn cảnh khác nhau: dạo chơi, săn bắn trong rừng, đào các đường
hầm, chăn nuôi súc vật.v.v Kích thước của các loại ve này chỉ to bằng hạt gạo,
màu sắc giống như mầu kem trắng hoặc nâu. Khi bám lên da người, chúng hút
máu và khi no máu, kích thước căng phình gấp nhiều lần, sẽ rơi xuống đất. Tại
vùng da bị đốt, có thể khắp cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở thân mình và
chân, xuất hiện những sẩn phù. Đau nhiều hoặc ít phụ thuộc vào loại ve, thường
kèm theo ngứa, có thể xuất hiện chấm nhưng tồn tại lâu có khi đến hàng tháng.
Viêm da do vĩ ấu trùng sán vịt. Bệnh xuất hiện ở nông dân làm việc
trong các ruộng nước có thả vịt. Bệnh do loại ấu trùng có đuôi richobilarzia
Evae sống trong cơ thể ốc. Vịt ăn ốc, có một thời gian loại ấu trùng này sống
trong ruột vịt rồi theo phân vịt ra ngoài sống trong ruộng nước. Khi người làm
việc ở ruộng sẽ bám lên da người để gây bệnh. Bệnh phát triển nhiều nhất vào
các mùa gặt, mùa cấy lúa hoặc mùa cắt cỏ. Đa số người xuống làm việc ở
ruộng nước đều bị. Nếu nghỉ việc từ 5 - 7 ngày thì bệnh sẽ khỏi.
Ngứa là triệu chứng sớm và bao giờ cũng có. Ngứa bắt đầu từ vài giờ

cho đến nửa ngày sau khi xuống ruộng làm việc. Đến lúc mặt trời lên cao,


-20-
nước ruộng nóng thì ngứa càng tăng lên dữ dội. Nếu nghỉ việc ngứa vẫn kéo
dài đến 2 - 3 ngày hoặc 1 tuần sau.
1.2.8.2. Bệnh da do nhiễm khuẩn
Bệnh thường gặp bao gồm các bệnh viêm da mủ như: viên nang lông,
chốc nhọt, viêm quầng
Điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển là vào vụ mùa, nông dân tập thể
làm việc dưới trời nắng, ra mồ hôi nhiều kết hợp với bụi, da bị sây sước trong
lao động nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào da để gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng là
những mụn mủ trên da thường hoặc khu trú ở nang lông.
1.2.8.3. Bệnh da do tiếp xúc với thực vật
Tiếp xúc với cây lúa và cây ngô: Về mùa thu hoạch lúa và ngô có thể
gặp những trường hợp viêm da. Thường xuất hiện ngứa và nóng ran ở vùng
da bị tổn thương. Vị trí khu trú thường thấy ở vùng da hở. Tuỳ theo mức độ,
có thể xuất hiện những dát đỏ, những ban mày đay, các thương tổn không có
khuynh hướng liên kết với nhau và có tính đa dạng: ban mày đay, mụn nước
và bọng nước. Ngứa là triệu chứng chủ quan thường gặp, có khi ngứa dữ dội.
Do ngứa gãi các mụn nước và bọng nước vỡ ra, tạo thành các vết trợt về sau
khô và đóng vảy tiết. Ngoài ra còn có các vết sước da dài do gãi.
Tiếp xúc với cây hoa, cây cỏ, cây cảnh: các loại như hoa cúc, hoa tulip,
cây artiso, cây cỏ hạc có thể gây cho người làm vườn các loại viêm da khác
nhau như bệnh chàm, bệnh da có bọng nước, có mụn mủ, bệnh mày đay.
1.2.8.4. Bệnh do hoá chất trong nông nghiệp [53] [55]
Các chất hoá học dùng trong nông nghiệp ngày càng nhiều như phân
hoá học, thuốc trừ sâu. Vì vậy khi tiếp xúc với các chất trên có thể bị viêm da,
nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân.



-21-
Trong các loại phân hoá học, thường dùng nhất là phân lân
(superphosphat). Hơi phân lân xông lên mí mắt làm viêm bờ mi, viêm kết
mạc, mắt đỏ, da mặt và các phần hở đều đỏ. Trên nền da xuất hiện các mụn
nước. Về sau các mụn nước vỡ chảy nước vàng. Bệnh nhân rất ngứa càng gãi
ngứa càng tăng, bệnh lan rộng và có thể bội nhiễm. Ngừng tiếp xúc với phân
lân, vài ngày sau bệnh giảm dần và sẽ khỏi.
Khi dùng vôi để bón ruộng (nitra vôi) có thể xuất hiện các sẩn màu
vàng cam xung quanh cách nang lông, tồn tại rất lâu, kể cả khi ngừng tiếp xúc
với chất vôi. Các loại thuốc trừ sâu thường gây thương tổn ở da, nhất là các
loại thuốc như: DDT và 666.
Ngoài các biểu hiện như viêm da, chàm khu trú ở các nếp gấp vùng da ẩm
ướt các loại thuốc trừ sâu này có thể gây nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân. Da
đỏ, phù to, nứt và chảy nước vàng. Bệnh nhân có thể bị sốt cao, đái ít. Nếu
không điều trị kịp thời, bệnh trở nên ngày càng nặng có thể gây tử vong.
1.2.9. Bệnh da do hoá chất bảo vệ thực vật
Trên thế giới cũng như ở nước ta, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)
được dùng ngày càng nhiều, để phòng trừ sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng,
theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm trên thế giới sâu bọ
phá hoại tới 6% tổng số hoa màu, số lượng này có thể nuôi sống được 150
triệu người. Một số bệnh hay gặp:
1.2.9.1. Loét, rộp phồng
Vị trí tổn thương tại các vùng tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật,
các vùng da hở là vùng dễ kích thích, bệnh nhân có cảm giác nóng rát, trên
da đám đỏ xuất hiện các mụn sẩn nước, bọng nước, phỏng rộp, sau gây các
đám trợt loét đỏ nhờ nhờ, phảng phất có mùi hoá chất lạ. Toàn thân biểu


-22-

hiện ngứa râm ran quanh các nơi tổn thương, đau rát, sốt nhẹ, người bệnh
mệt mỏi khó chịu.
1.2.9.2. Mẩn ngứa dị ứng
Thương tổn là những sẩn nhỏ, chắc hồng, ngứa xuất hiện ngay sau khi
tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tại các nơi tiếp xúc hay có thể lan toả
gây nên ngứa ngáy toàn thân, càng gãi càng ngứa, vì gãi nhiều nên đa số các
sẩn đều bị sướt ra đóng vảy máu, da thâm từng vệt theo vết gãi, đôi khi có
nhiễm khuẩn thứ phát và hạch bạch huyết sưng to.
Qua khảo sát ban đầu tại một số cơ sở bảo quản và sử dụng hoá chất
bảo vệ thực vật ngành Nông nghiệp ở Hải Phòng, Vĩnh Phú tỷ lệ bệnh sẩn
ngứa dị ứng chiếm từ 23,52 - 31,25% khi tiếp xúc với Padan và Monitor.
1.2.9.3. Viêm da tiếp xúc
Viêm da có tính chất cấp hoặc bán cấp, hiếm có trường hợp có xu
hướng lan rộng ra xung quanh, thường khu trú tại nơi tiếp xúc, khi ngừng tiếp
xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tổn thương dịu dần.
Khởi đầu là những ban sẩn phù, màu đỏ sau 2 - 3 ngày ban có màu đỏ
thẫm, cuối cùng còn lại mụn nước bằng đầu ghim, với các thương tổn xây sát
ở xung quanh. Ngứa là triệu chứng không thể thiếu được, ngứa ngay từ khi
dính hoá chất và có thể kéo dài vài ngày, càng gãi càng ngứa gây thành đám,
mảng thâm tím rộng.
1.2.10. Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh ngoài da
1.2.10.1. Môi trường bề mặt da
Da có nhiệm vụ che chở cơ thể, hấp thụ các chất nuôi dưỡng, bài tiết
chất độc Chuyển hoá các chất và thu nhận cảm giác. Ngoài những chức
phận riêng biệt đó da còn liên quan mật thiết với các bộ phận khác trong cơ


-23-
thể, là nơi phản ánh các tình trạng các cơ quan nội tạng, tình hình các tuyến
nội tiết, biểu hiện những bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn, dị ứng. Da còn bảo

vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân cơ giới, lý, hoá.
Chính vì thế da có cấu trúc đặc biệt và sự biến hoá không ngừng của các lớp tế
bào thượng bì làm cho vi khuẩn ký sinh trên da luôn luôn bị đẩy lùi, đào thải ra
ngoài cùng tế bào sừng. Một số men tổng hợp ở da cũng có tác dụng ngăn cản vi
khuẩn phát triển.
Khi cơ thể hoạt động với cường độ cao mồ hôi tiết nhiều hoặc da ở tình
trạng bít tắc sẽ làm pH da trở nên kiềm tính hơn. Trong khi đa số các loại nấm
da đều phát triển trong môi trường có pH thích hợp ở khoảng 6,9 - 7,2 (hướng
kiềm). Các nghiên cứu sinh lý da liên quan với nấm da cho rằng chất lượng
lớp sừng kém thì khả năng đệm của da (trung hoà kiềm và khoáng kiềm) của
da cũng kém, do vậy thường dễ mắc bệnh nấm da. Để phát triển nấm da cần
hai điều kiện rất quan trọng là nhiệt độ và độ ẩm (thích hợp nhất là nhiệt độ
27 - 30
0
C và độ ẩm 80 - 100%) và cả hai yếu tố này cũng phải được kết hợp
với nhau vùng có độ ẩm cao như: thắt lưng, bẹn nếp gấp, nhất là kẽ ngón chân
thứ 4 có độ ẩm thường xuyên 95%. Vì thế ngoài các bệnh nấm, các bệnh da
hay xuất hiện vào mùa hè tại các kẽ da, ở công nhân lao động trong những hoàn
cảnh nóng ẩm thường xuyên dầm nước.
Sự kết hợp môi trường bề mặt da với cơ địa của người bệnh cũng làm
tỷ lệ bệnh da tăng. Trong các bệnh da dị ứng có liên quan nhiều đến cơ chế
miễn dịch dị ứng. Cơ sở của cơ chế là sự hình thành các đáp ứng miễn dịch
khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Dựa vào bản chất, các kháng nguyên
được phân chia thành nhóm kháng nguyên hoàn chỉnh gồm các protein và
nhóm không hoàn chỉnh gồm các hoá chất có trọng lượng phân tử thấp
(hapten). Những hoá chất có nhóm đặc hiệu này có thể kết hợp với nhóm đặc


-24-
hiệu protein của cơ thể trở thành dị nguyên có tính kháng nguyên hoàn chỉnh

và có khả năng kích thích sinh kháng thể.
Hoạt động có tính kháng nguyên của phức hợp (protein + hoá chất) phụ
thuộc vào cấu trúc và khả năng dễ kết hợp của hoá chất với protein của cơ thể.
Đường dị nguyên xâm nhập vào cơ thể là đường trực tiếp qua da hoặc qua
đường hô hấp và tiêu hoá. Đối với bệnh da dị ứng nghề nghiệp thì đường vào
qua da là chính [3].
1.2.10.2. Môi trường tự nhiên và xã hội
Ngoài yếu tố nội sinh, sự phát triển bệnh ngoài da còn liên quan chặt
chẽ với nhiệt độ và độ ẩm cao của môi trường, sự thay đổi thời tiết, khí hậu,
nóng và ẩm, thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ hoặc các yếu tố ngoại sinh khác.
Tại Hy Lạp: nhiều nghiên cứu thấy số người mắc bệnh ngoài da chiếm
tỷ lệ cao ở những tháng mùa hè và có mưa nhiều. Trong môi trường: các vi
trùng, ký sinh trùng như nấm có thể lây nhiễm cho người, các nấm ưa người,
ưa động vật có thể tồn tại trên tóc, lông, vảy da rơi vãi ra đất từ đó theo
không khí, nước phát tán khắp nơi và trong điều kiện thuận lợi các bào tử nấm
khi bám trên da có thể phát triển thành nấm gây bệnh.
Về mùa đông, khí hậu lạnh cóng do làm việc ngoài đồng ruộng làm cho
da bàn tay khô, nứt nẻ gây đau đớn. Khi làm việc thường xuyên ở ruộng nước,
da chân tay bị ẩm ướt, lỗ chân lông bị giãn rộng sức chống đỡ của da đối với
nhiễm khuẩn giảm sút xuất hiện viêm da mủ, các vết nứt do nhiễm khuẩn
hoặc viêm đỏ da, kèm theo ngứa nhiều. Tại Việt Nam, các bệnh ngoài da phổ
biến quá trình phát sinh phát triển của bệnh không chỉ phụ thuộc vào yếu tố
môi trường sinh thái tự nhiên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi
trường xã hội khác như những tập quán dùng phân tươi bón ruộng, chăn nuôi


-25-
thả rông. Những hành vi, lối sống, thói quen vệ sinh cá nhân, điều kiện lao
động, các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường sống.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng nhận thấy da và bệnh da nghề nghiệp

có liên quan nhiều đến kiến thức và thực hành vệ sinh cá nhân của người lao
động, nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
1.2.10.3. Phòng chống bệnh ngoài da tại cộng đồng
Để phòng chống các bệnh ngoài da tại cộng đồng theo nhiều tác giả
về cơ bản cần tập trung thực hiện 3 nhóm biện pháp chính là: Tăng cường
vệ sinh cá nhân ngăn cản sự xâm nhập vi trùng, ký sinh trùng và tác nhân
khác xâm nhập vào cơ thể. Khống chế các đường lây lan của vi trùng, ký
sinh trùng, chủ động phòng bệnh bằng cách phát hiện, điều trị sớm, điều
trị triệt để cho người bệnh.
Ở Mỹ, trong quân đội, mặc dù việc tăng cường biện pháp vệ sinh cá
nhân nhằm phòng bệnh nấm da cho thấy đã có hiệu quả, nhưng các chuyên
gia vẫn cho rằng việc cần thiết vẫn phải liên tục giáo dục về vệ sinh cá nhân
để duy trì những hành vi vệ sinh có lợi. Một số tác giả khác cho rằng: "Việc
tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và loại bỏ các yếu tố nguy cơ được xem là
chìa khoá của vấn đề dự phòng và điều trị các bệnh nấm da”.
Nhiều nước trên thế giới còn áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng
các bệnh da do vi trùng, ký sinh trùng cũng thu được kết quả nhất định. Ở
nước ta nhìn chung các đề tài nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa bệnh da
trong cộng đồng còn rất ít. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho công tác phòng bệnh do
nghề nghiệp ở những đơn vị dễ có khả năng mắc bệnh da nghề nghiệp đã xây
dựng quy chế phòng bệnh trong đó nhấn mạnh: phải thường xuyên tổ chức
nói truyện về bệnh da.

×