Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hiệu quả và tính an toàn của phương pháp gây dính màng phổi bằng bột talc qua ống dẫn lưu trong điều trị tràn khí màng phổi ở bệnh nhân COPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 89 trang )


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan các số liệu của bản luận văn này đ-ợc lấy trung thực,
chính xác và ch-a từng đ-ợc công bố bởi bất kỳ tác giả nào. Những tài liệu
trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những
số liệu đã nêu ra.

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2011
Nguời làm luận văn


Đinh Thị Thu H-ơng
mục lục

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Các chữ viết tắt trong luận văn
Đặt vấn đề 1
Ch-ơng 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Giải phẫu, sinh lý khoang màng phổi 3
1.1.1. Giải phẫu màng phổi 3
1.1.2. Sinh lý màng phổi 3
1.2. Tổng quan về tràn khí màng phổi ở bệnh nhân COPD 4
1.2.1. Định nghĩa và phân loại tràn khí màng phổi 4
1.2.2. COPD định nghĩa, chẩn đoán, phân loại và cơ chế sinh lý bệnh liên quan 4
1.2.3. Tổng quan về nghiên cứu TKMP trên bệnh nhân COPD 8
1.2.4. Chẩn đoán tràn khí màng phổi trên bệnh nhân COPD 9
1.2.5. Mức độ tràn khí màng phổi 13
1.2.6. Các ph-ơng pháp điều trị TKMP ở bệnh nhân COPD 13
1.3. Tổng quan về ph-ơng pháp GDMP bằng bột talc qua ÔDLMP 15


1.3.1. Lịch sử ph-ơng pháp 17
1.3.2 Vai trò của bột talc trong bệnh lý màng phổi 18
1.3.3 Chỉ định và chống chỉ định của ph-ơng pháp GDMP qua ODLMP 19
1.3.4. Tác dụng phụ và các tai biến của ph-ơng pháp 20
1.3.5. Tỷ lệ tái phát của TKMP/COPD sau gây dính MP bằng bột talc. 22
Ch-ơng 2: Đối t-ợng và ph-ơng pháp nghiên cứu 23
2.1. Đối t-ợng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.1.3. Bột talc 25
2.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Đánh giá bệnh nhân tr-ớc gây dính màng phổi 26
2.2.2. Quy trình gây dính màng phổi qua ống dẫn l-u màng phổi bằng bột talc 28
2.3. Xử lý số liệu 31
Ch-ơng 3: Kết quả nghiên cứu 32
3.1. Đặc điểm chung 32
3.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi 32
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 33
3.1.3. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào 33
3.1.4. Chẩn đoán COPD 34
3.1.5. Tiền sử TKMP 35
3.1.6. Điều trị ban đầu tràn khí màng phổi 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 36
3.2.1. Lý do vào viện 36
3.2.2. Hoàn cảnh xuất hiện tràn khí màng phổi 36
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện 37
3.2.4. Hình ảnh tổn th-ơng trên phim chụp XQ phổi chuẩn khi nhập viện 39
3.2.5. Tổn th-ơng trên phim chụp CLVT phổi lớp mỏng độ phân giải cao 40
3.2.6. Đặc điểm khí máu 40
3.2.7. Đặc điểm công thức máu 41

3.2.8. Điện tâm đồ 41
3.3. Kết quả điều trị 42
3.3.1. Tỷ lệ thành công 42
3.3.2. Thời gian l-u ống dẫn l-u màng phổi 43
3.3.3. Thời gian nằm viện 43
3.4. Tác dụng phụ và tai biến sớm của ph-ơng pháp 44
3.4.1. Đau ngực 44
3.4.2. Sốt 44
3.4.3 Kết quả cấy đầu sonde dẫn l-u và vi khuẩn 45
3.5. Các ph-ơng pháp điều trị phối hợp 45
3.6. Theo dõi bệnh nhân sau ra viện 45
3.6.1. Tái phát tràn khí màng phổi sau ra viện 45
3.6.2. Tác dụng phụ lâu dài của ph-ơng pháp 46
Ch-ơng 4: Bàn luận 47
4.1. Đặc điểm chung 47
4.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi và giới 47
4.1.2. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào 48
4.1.3. Chẩn đoán COPD 48
4.1.4. Tiền sử TKMP 49
4.1.5. Điều trị ban đầu tràn khí màng phổi 50
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 51
4.2.1. Lý do vào viện 51
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện 52
4.2.4. Hình ảnh tổn th-ơng trên phim chụp XQ phổi chuẩn khi nhập viện 53
4.2.5. Tổn th-ơng trên phim chụp CLVT phổi lớp mỏng độ phân giải cao 54
4.2.6. Đặc điểm công thức máu và khí máu 55
4.2.7. Điện tâm đồ 56
4.3. Hiệu quả gây dính màng phổi 56
4.3.1. Tỷ lệ thành công 57
4.3.2. Thời gian l-u ống dẫn l-u màng phổi và thời gian nằm viện 59

4.3.3. Tác dụng phụ và tai biến sớm xảy ra ngay sau khi GDMP 60
4.4. Theo dõi bệnh nhân sau ra viện 63
4.4.1. Tái phát tràn khí màng phổi sau ra viện 63
4.4.2. Tác dụng phụ lâu dài của ph-ơng pháp : 64
4.4.3. Tỷ lệ tử vong sau xuất viện 65
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo
Các chữ viết tắt trong luận văn

ACCP : American College of Chest Physican
ARDS : Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
BN : Bệnh nhân
BTS : British Thoracic Society
CO2 : Khí cácboníc
CS : Cộng sự
CLVT : Cắt lớp vi tính
COPD : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
KMP : Khoang màng phổi
LS : Lâm sàng
MP : Màng phổi
NSMP : Nội soi màng phổi
ÔDLMP : ống dẫn l-u màng phổi
O2 : Khí oxy
TB : TB
TDMP : Tràn dịch màng phổi
TH : Tr-ờng hợp
TKMP : Tràn khí màng phổi
TKMPTP : Tràn khí màng phổi tự phát
TSLT : Trị số lý thuyết
VAS : Visual analog score

XQ : Xquang

DANH MụC BảNG

Bảng 1.1: Phân loại các mức độ suy hô hấp 10
Bảng 1.2: Các tác nhân hóa học gây dính và giá thành 16
Bảng 3.1: Tiền sử TKMP 35
Bảng 3.2: Điều trị ban đầu tràn khí màng phổi 35
Bảng 3.3: Lý do vào viện 36
Bảng 3.4: Hoàn cảnh xuất hiện TKMP 36
Bảng 3.5: Đặc điểm mạch, nhịp thở, huyết áp 37
Bảng 3.6: Triệu chứng lâm sàng 37
Bảng 3.7: Phân loại theo mức độ suy hô hấp 38
Bảng 3.8: Vị trí và mức độ tổn th-ơng trên phim XQ phổi 39
Bảng 3.9: Hình ảnh tổn th-ơng trên XQ phổi 39
Bảng 3.10: Tổn th-ơng trên phim CLVT phổi 40
Bảng 3.11: Kết quả khí máu và SpO2 40
Bảng 3.12: Đặc điểm công thức máu 41
Bảng 3.13: Đặc điểm điện tâm đồ 41
Bảng 3.14: Tỷ lệ thành công (tính đến ngày ra viện) 42
Bảng 3.15. Thời gian nằm viện 43
Bảng 3.16: Tác dụng phụ và các tai biến của ph-ơng pháp 44
Bảng 3.17: Kết quâ cấy đầu sonde dẫn l-u và vi khuẩn 45
Bảng 3.18. Thời gian theo dõi sau GDMP bằng bột talc qua sonde dẫn l-u 46
Bảng 4.1. Thời gian l-u ÔDL TB và thời gian nằm viện TB của các tác giả 59
DANH MụC BIểU

Biểu 1.1: Khuyến cáo của BTS (2003) điều trị TKMPTP thứ phát 13
Biểu 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 32
Biểu 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 33

Biểu 3.3. Số l-ợng hút thuốc lá, thuốc lào (bao/năm) 33
Biểu 3.4: Tiền sử thời gian bị COPD (năm) 34
Biểu 3.5: Thời gian l-u ống dẫn l-u 43





1
Đặt vấn đề

Bệnh COPD (Chronic obstructive pulmonary disease) là bệnh hô hấp phổ
biến trên toàn thế giới và có xu h-ớng ngày càng gia tăng. Bệnh là nguyên
nhân gây tử vong thứ t- trên thế giới và dự đoán sẽ đứng thứ 3 vào năm 2020
[41],[71]. ở Việt Nam theo thống kê ở tất cả các tỉnh thành trong cả n-ớc
(2006-2009) tỷ lệ mắc ở nhóm tuổi > 40 tuổi là 4,2% trong đó nam là 7,1 %
[18] . Bệnh COPD chiếm tới 26,6 % số bệnh nhân nằm tại khoa Hô hấp bệnh
viện Bạch Mai (2005) và chiếm tới 32,6 % nguyên nhân tử vong tại các khoa
Hồi sức cấp cứu [6],[8]. Bệnh nhân th-ờng chết trong các đợt cấp và do các
biến chứng của bệnh. Một trong những biến chứng nguy hiểm và cũng là
nguyên nhân gây các đợt cấp của bệnh là tràn khí màng phổi. COPD là
nguyên nhân hàng đầu gây tràn khí màng phổi tự phát thứ phát. Tần suất gặp
biến chứng này tăng theo mức độ nặng của bệnh. Tràn khí màng phổi ở bệnh
nhân COPD th-ờng nặng và nguy cơ đe dọa đến tính mạng cao nếu không
đựợc chẩn đoán và xử trí kịp thời [33], [47], [57]. Tỷ lệ tái phát của bệnh rất
cao từ 43 -80 % và tỷ lệ tử vong cao gấp 3,5-4 lần ở các bệnh nhân COPD có
TKMP tái phát [34],[52],[67],[72],[73]. Vì vậy Hội lồng ngực Hoa Kỳ
(ACCP) và nhiều tác giả khác khuyến cáo điều trị chống tái phát cho những
bệnh nhân CODP ở lần đầu tiên bị TKMP [21], [33], [47], [52], [54], [72].
Trên thế giới đã có nhiều ph-ơng pháp điều trị và ngăn ngừa TKMP nh-

gõy dính màng phổi bằng hóa chất, qua nội soi lồng ngực hoặc bằng phẫu
thuật nh- cắt màng phổi từng phần hay toàn bộ hoặc chà sát màng phổi chủ
động Bệnh nhân COPD th-ờng là những bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng gày,
suy hô hấp mạn tính không cho phép phẫu thuật nội soi màng phổi hoặc phẫu
thuật mở lồng ngực. Chính vì vậy gây dính màng phổi bằng hóa chất qua ống
dẫn l-u màng phổi là ph-ơng pháp đ-ợc lựa chọn đầu tiên [6][40][55]. Ngoài

2
ra ph-ơng pháp này rất đơn giản, ít tốn kém và c bit có thể thực hiện ở các
tuyến cơ sở có khả năng dẫn l-u màng phổi. Trong số các hóa chất đ-ợc sử
dụng để gây dính màng phổi thì bột talc đ-ợc sử dụng rộng rãi ở nhiều n-ớc
trên thế giới trong đó có Việt Nam vì có -u điểm hiệu quả cao, giá thành rẻ,
an toàn và rất ít biến chứng [1],[13],[34],[50][52,][66],[72],[73].
ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về bệnh TKMP nói chung cũng
nh- các ph-ơng pháp điều trị tránh tái phát nh-ng ch-a có nghiên cứu nào về
hiệu quả và tính an toàn của ph-ơng pháp gây dính màng phổi bằng bột talc
qua ống dẫn l-u trong điều trị TKMP ở BN COPD. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tràn khí màng phổi
bệnh nhân COPD.
2. Đánh giá hiệu qủa của ph-ơng pháp gây dính màng phổi bằng bột
talc qua ống dẫn l-u trong điều trị TKMP ở bệnh nhân COPD.

3
Ch-ơng 1
tổng quan tài liệu

1.1. Giải phẫu, sinh lý khoang màng phổi
1.1.1. Giải phẫu màng phổi [20]
-Lá tạng: lá tạng bao bọc xung quanh mặt phổi trừ ở rốn phổi. ở rốn

phổi, lá tạng quặt ng-ợc lại, liên tiếp với lá thành, theo hình cái vợt mà cán ở
d-ới. Lá tạng lách vào các khe liên thuỳ và ngăn các thuỳ với nhau. Mặt trong
lá tạng dính chặt vào bề mặt phổi, còn ở mặt ngoài thì nhẵn, bóng và áp sát
vào lá thành.
- Lá thành: bao phủ tất cả mặt trong của lồng ngực liên tiếp với lá tạng ở
rốn phổi và tạo nên dây chằng tam giác lúc nó đi từ rốn phổi đến cơ hoành. Lá
thành quấn lấy phổi, dính vào các vùng xung quanh phổi nên có các mặt cũng
nh- phổi, lá thành tạo nên các túi cùng (góc): góc s-ờn hoành, góc s-ờn trung
thất tr-ớc, góc s-ờn trung thất sau, góc hoành trung thất.
- Khoang màng phổi: khoang MP hay khoang phế mạc là một khoang
ảo. Hai lá thành và lá tạng của MP áp sát vào nhau và có thể tr-ợt lên nhau lúc
hít vào hay thở ra. Bình th-ờng khoang MP có áp lực âm (- 4 đến -7mmHg),
nh-ng vì một lý do nào đó làm mất áp lực âm ở khoang MP, nhu mô phổi sẽ
bị xẹp lại tuỳ theo mức độ.
1.1.2. Sinh lý màng phổi [11]
MP giữ một vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp, đồng thời cũng là
nơi trao đổi, vận chuyển dịch và tế bào. MP tham gia vào phản ứng miễn dịch
và phản ứng viêm để đáp ứng với mọi tấn công của môi tr-ờng bên ngoài cũng
nh- bên trong. Dịch MP sinh lý đ-ợc tạo ra chủ yếu từ các hệ thống mao quản
ở lá thành. Sự kiểm soát dịch, các protein và các hạt trong khoang MP chủ yếu
do MP thành, nhờ có mạng bạch huyết l-u thông thẳng với khoang MP. Bình

4
th-ờng quá trình bài tiết dịch thấm và tái hấp thu dịch ở MP đ-ợc cân bằng để
đảm bảo cân bằng động thể tích và thành phần dịch MP.
1.2. Tổng quan về tràn khí màng phổi ở bệnh nhân COPD
1.2.1. Định nghĩa và phân loại tràn khí màng phổi
* Tràn khí màng phổi là sự xuất hiện khí ở trong khoang MP. Đ-ợc phân
loại nh- sau [2],[9][23][26]:
Tràn khí màng phổi tự phát (TKMPTP): xảy ra không do chấn th-ơng

hoặc nguyên nhân nào khác tr-ớc đó.
TKMPTP nguyên phát: xảy ra ở ng-ời khoẻ mạnh, không có bệnh lý
về phổi.
TKMPTP thứ phát: là biến chứng của một bệnh phổi khác hay gặp nhất
là COPD, tiếp đến là hen phế quản, xơ phổi, viêm phổi kẽ, bệnh bụi phổi, lao
phổi, viêm phổi do Pneumocystis carinii, ung th- phổi, ung th- di căn màng
phổi
Tràn khí màng phổi do chấn th-ơng ngực, do các thủ thuật chẩn đoán
và điều trị xâm lấn gây nên.
1.2.2. COPD định nghĩa, chẩn đoán, phân loại và cơ chế sinh lý bệnh liên quan
1.2.2.1. Định nghĩa COPD :
Theo GOLD 2006 [40]: BPTNMT là một bệnh có thể dự phòng và điều
trị đ-ợc với những ảnh h-ởng ngoài phổi đáng kể có thể góp phần vào mức độ
nặng của bệnh. Biểu hiện đặc tr-ng ở phổi là tắc nghẽn luồng khí thở ra không
hồi phục hoàn toàn th-ờng tiến triển nặng dần và liên quan đến đáp ứng viêm
bất th-ờng của phổi với khí và hạt độc hại. Rối loạn thông khí tắc nghẽn của
COPD là do hỗn hợp của bệnh các đ-ờng thở nhỏ (viêm tiểu phế quản tắc
nghẽn) và phá hủy nhu mô phổi (giãn phế nang) với mức độ khác nhau tùy
từng ng-ời.

5
- Theo GOLD 2010 [41]: BPTNMT là một bệnh có thể dự phòng và
điều trị đ-ợc với những ảnh h-ởng ngoài phổi đáng kể có thể góp phần vào
mức độ nặng của bệnh. Tổn th-ơng đặc tr-ng ở phổi là tắc nghẽn luồng khí
không hồi phục hoàn toàn th-ờng tiến triển nặng dần và do đáp ứng viêm
bất th-ờng của phổi với khí và hạt độc hại. Định nghĩa trên không sử dụng
thuật ngữ viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng và loại trừ hen phế
quản(tắc nghẽn có hồi phục)
1.2.2.2 . Chẩn đoán và phân loại giai đoạn bệnh GOLD 2006 [40]
- Chẩn đoán dựa và các yếu tố

+ Tuổi > 40 tuổi có tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ hay gặp là hút thuốc
lá, thuốc lào, khói bếp, khói bụi công nghiệp
+ Triệu chứng cơ năng: ho, khạc đờm mạn tính. Khó thở tiến triển, dai dẳng
+ Thực thể: lồng ngực hình thùng, co kéo cơ hô hấp
Nghe phổi có rale ẩm, rale ngáy, rale rít hoặc RRPN giảm
+ Chức năng thông khí: biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần
hoặc hỗn hợp không hồi phục hoàn toàn sau test giãn phế quản. Biểu hiện chỉ
số Tiffeneau (FEV1/FVC) < 70% hoặc chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%
sau test hồi phục phế quản. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định
COPD và phân biệt với hen phế quản.
- Phân loại giai đoạn bệnh
Giai đoạn I: nhẹ: FEV1/FVC < 70 %; FEV1 80 % TSLT. Triệu
chứng ho và khạc đờm có thể có nh-ng không th-ờng xuyên
Giai đoạn II: trung bình: FEV1/FVC < 70 %; 50% FEV1 < 80 %
TSLT. Th-ờng có triệu chứng mạn tính: khó thở, ho và khạc đờm
Giai đoạn III: nặng: FEV1/FVC < 70 %; 30% FEV1 < 50 % TSLT.
Triệu chứng khó thở tăng dần tái phát, th-ờng xuyên mệt mỏi và hay có các
đợt kịch phát làm giảm chất l-ợng cuộc sống

6
Giai đoạn IV: rất nặng: FEV1/FVC < 70 %; FEV1 < 30 % TSLT hoặc
FEV1 < 50 % TSLT nh-ng có kèm theo triệu chứng suy hô hấp mạn. Triệu
chứng suy hô hấp mạn tính khi Pa02< 60 mmHg kèm theo hoặc không
PaC02>50 mmHg; dấu hiệu của suy tim phải. Chất l-ợng cuộc sống bị ảnh
h-ởng nặng, các đợt cấp có thể đe dọa tử vong
1.2.2.3 .Sinh lý bệnh của COPD liên quan đến tràn khí màng phổi [41] [73]
Tình trạng viêm mạn tính, phá hủy nhu mô, phá hủy thành phế nang tạo
các bóng khí, kén khí, giảm sự đàn hồi của phổi sẽ gây ra TKMP. COPD
th-ờng vỡ các bóng khí d-ới màng phổi do áp lực phế nang v-ợt quá áp lực
mô kẽ của phổi từ đó không khí sẽ tràn vào KMP. Thành các phế nang ở đỉnh

th-ờng có lực căng lớn nhất. Lực căng này tăng theo thời gian Mặt khác độ
chênh lệch áp suất giữa KMP và phế nang lớn nhất ở vùng đỉnh. Vì thế vỡ các
bóng khí th-ờng xảy ra ở đỉnh phổi. Một nguyên nhân khác là vỡ màng phổi
tạng do tình trạng viêm nhiễm nhu mô, thoái hóa các mạch máu phế quản kèm
theo vỡ các bóng khí trong quá trình phát triển của bệnh hay vỡ một nang
nhiễm trùng gây TKMP.
1.2.2.4. Hậu quả sinh lý của TKMP ở bệnh nhân COPD [16]
KMP bình th-ờng không có khí. Bình th-ờng áp suất trong KMP âm
tính, khi khí tràn trong KMP làm cho áp suất trong KMP ngày càng tăng dần
cho đến một thời điểm áp suất trong KMP bằng hoặc lớn hơn áp suất trong
phổi sẽ đè ép nhu mô phổi gây xẹp một phần hay toàn phần nhu mô phổi
* ảnh h-ởng đến hô hấp: khi hít vào khí không thể vào đ-ợc các phế
nang ở phần phổi xẹp, đồng thời các phế nang ở phần phổi không bị xẹp cũng
bị dồn nén, khí không thể thoát ra ngoài trong động tác thở ra, khí cặn tồn d-
trong phổi rất lớn, có thông khí nh-ng không có sự trao đổi khí. Nếu toàn bộ
phổi bên bị tràn khí bị xẹp, khả năng hô hấp của bên đó bị mất hoàn toàn. Nếu
phổi chỉ bị xẹp một phần thì khả năng hô hấp của bên đó bị mất đi một phần,


7
phần đó không chỉ t-ơng ứng với thể tích phổi bị suy giảm mà còn lớn hơn rất
nhiều vì phần hoạt động thông khí của phần phổi còn lại không bị xẹp cũng bị
ảnh h-ởng. Máu chứa nhiều CO2 từ động mạch phổi đ-a đến phổi không thể
thải đ-ợc CO2 ra, các phế nang cũng không nhận đ-ợc O2, do vậy, có t-ới
máu mà không có thông khí, hậu quả là giảm dung tích sống cũng nh- PaO2.
Rối loạn thông khí t-ới máu dẫn đến hình thành shunt trong phổi. Trong
tr-ờng hợp lỗ dò có van, áp suât trong KMP lớn hơn áp suất khí trời rất nhiều
gây xẹp nhu mô phổi hoàn toàn và đẩy lệch trung thất sang bên gây ra suy hô
hấp cấp, giảm cung l-ợng tim có thể dẫn đến tử vong nếu nh- không phát hiện
sớm và xử trí cấp cứu kịp thời. Phổi bên đối diện phía không có tràn khí cũng

giảm hoạt động do: áp lực d-ơng bên phía phổi bị tràn khí làm trung thất bị
đẩy sang bên phổi lành và khuynh h-ớng tự co lại của phổi bên không bị tràn
khí kéo trung thất sang.
Các rối loạn nêu trên gây ra rối loạn thông khí hạn chế. Khi bệnh nhân bị
COPD đã có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hỗn hợp tr-ớc đó thì có thể
dẫn đến suy hô hấp nặng với sự giảm thông khí phế nang và nhiễm toan hô
hấp có thể tử vong.
* ảnh h-ởng đến tuần hoàn: áp lực âm tính trong lồng ngực giúp cho
máu tĩnh mạch trở về tim, tuần hoàn của hệ bạch huyết về tĩnh mạch azygos
dễ dàng. Trong TKMP, áp lực âm bị mất đi, tuần hoàn sẽ bị trở ngại, đặc biệt
là khi áp lực này trở nên d-ơng tính. Các yếu tố khác nh-: trung thất bị đẩy,
cảm giác đau và tình trạng sốc cũng ảnh h-ởng đến mạch, huyết áp. Nếu có
tràn dịch, tràn máu, tràn mủ kèm theo thì tình trạng rối loạn tuần hoàn ngày
càng nặng nề hơn.
* ảnh h-ởng toàn thân: do tình trạng suy hô hấp nặng. Ngoài ra, có thể
gặp các biến chứng nh- tràn dịch MP, nhiễm trùng KMP.

8
1.2.3. Tổng quan về nghiên cứu TKMP trên bệnh nhân COPD
Bệnh TKMP tự phát đầu tiên bởi mô tả bởi bác sỹ Paré năm 1623 nh-ng
đến tận năm 1803 tác giả Etard mới là ng-ời đầu tiên dùng thuật ngữ TKMP
tiên phát. Các triệu chứng lâm sàng đ-ợc Laennec mô tả vào năm 1819
[41],[63]. Trong một thời gian khá dài nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng chỉ có
bệnh lao phổi là nguyên nhân duy nhất gây TKMPTP. Phải đến năm 1932 bác
sỹ Kjaergard mới tìm ra nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng bệnh này
trong đó đáng kể nhất là bệnh COPD.
Tỷ lệ mắc nói chung của TKMP là 8 -12/100.000 dân mỗi năm. Tỷ lệ
mắc của TKMPTP thứ phát ở nam là 6,3/100.000 dân mỗi năm và 2/100.000
dân đối với nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 3,2/1 [36],[52]. Bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi
60 - 65 và ở những ng-ời bị bệnh COPD. Có một số nghiên cứu công bố tỷ lệ

mắc TKMP là 26 ca/100 000 bệnh nhân mắc COPD mỗi năm [65]. Tần suất
gặp TKMP tăng theo mức độ nặng của bệnh COPD [56], [72]. TKMP/COPD
th-ờng dai dẳng dù đ-ợc dẫn l-u màng phổi, trung bình là 5 - 7 ngày so với
TKMP tự phát nguyên phát là 1-2 ngày [9], [72], [77].
Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD có TKMP thay đổi 1-17 % [36], [56],
[65]. Theo một số nghiên cứu có đến 5 % số bệnh nhân bị suy hô hấp và tử
vong khi ch-a đến kịp phòng cấp cứu [33],[56].
Tỷ lệ tái phát của bệnh rất cao từ 43 - 80 % [34], [47], [52], [67], [68],
[72], [76]. Tỷ lệ tử vong cao gấp 3,5 - 4 lần ở bệnh nhân COPD có TKMP tái
phát [33],[47],[56]. Nguy cơ tái phát ở bệnh nhân COPD gồm tình trạng giãn
phế nang, tuổi, số lần TKMP.
Tuy nhiên TKMP là một nguyên nhân có thể đảo ng-ợc hoàn toàn của
suy hô hấp ở bệnh nhân COPD và nên đ-ợc loại trừ ở tất cả các bệnh nhân
bằng phim XQ phổi. Tất cả các bệnh nhân đều phải nhập viên và phần lớn
phải đặt ống dẫn l-u khí

9
Videm V nghiên cứu các biến chứng, tỷ lệ tái phát TKMP của hơn 300
bệnh nhân COPD bị TKMP trong 10 năm từ 1970 -1980 thì thấy tỷ lệ biến
chứng và tỷ lệ tử vong cao hơn so với các bệnh nhân TKMPTP tiên phát [69]
Tại bệnh viện Chularlongkor, Bankok từ năm 1982-1986 Linthongkul-S
gặp 34 lần TKMP trong 400 lần nhập viện ở bệnh nhân COPD (8,5%) [55].
Lee-CM (Đài Loan) thấy TKMP là nguyên nhân hàng thứ ba (sau nhiễm
khuẩn và suy tim) gây đợt cấp COPD ở 53 bệnh nhân COPD vào khoa cấp cứu
[trích từ 6]. Nghiên cứu của tác giả Barsch.J ở Đức năm 1990 trên 45 bệnh
nhân COPD có TKMP thấy tỷ lệ nam/nữ là 12/1 [32].
Theo Pyng Lee và cs (2001) COPD là bệnh hàng đầu gây nên TKMP tự
phát thứ phát, xảy ra ở giai đoạn muộn của cuộc đời (60-65 tuổi) th-ờng ở
COPD giai đoạn trung bình và nặng. TKMP ở BN COPD có tiên l-ợng nặng
dễ dẫn đến suy hô hấp và hay tái phát. Tái phát lần sau nặng hơn và nguy

hiểm hơn lần tr-ớc, tỷ lệ tái phát tăng song hành với độ nặng của bệnh [56]
ở Việt Nam theo nghiên cứu của Trần Tuấn Đắc bệnh nhân suy hô hấp
do COPD thì nguyên nhân TKMP chiếm tỷ lệ 13,1 % [12]. Tỷ lệ này là 9,3%
theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn nghiên cứu trên 95 bệnh nhân COPD tại
khoa A9 bệnh viện Bạch Mai [22]
1.2.4. Chẩn đoán tràn khí màng phổi trên bệnh nhân COPD
a) Lâm sàng
Tuổi th-ờng cao tuổi > 60 . Tỷ lệ nam/nữ 9-12/1
Triệu chứng lâm sàng t-ơng tự TKMP tự phát tiên phát, tuy nhiên nặng
hơn.TKMP th-ờng đ-ợc phát hiện với các triệu chứng đau ngực, khó thở tăng
th-ờng là suy hô hấp với các mức độ [49]

10
Bảng 1.1: Phân loại các mức độ suy hô hấp [4]
Chỉ số
Trung bình
Nặng
Rất nặng
Glasgow
15
13-15
<13
Nhịp thở
25-30
30-40
>40 hoăc <10
Mạch l/phút
100-120
120-140
>140 hoặc

rối loạn
HA
Bình th-ờng
Tăng
Giảm
Lời nói
Câu dài
Câu ngắn, từng
từ
Không nói đ-ợc
Tím
+
++
+++
Vã mồ hôi
+
++
+++
PH
7,35-7,45
7,25-7,35
<7,25
Pa02 mm Hg
>60
55-60
<55
PaC02 mm Hg
45-55
55-60
>60


Hoàn cảnh: sau một gắng sức hoặc ho mạnh hoặc tự nhiên khi nghỉ
ngơi hoặc sau nhiễm khuẩn.
Tiền sử: hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các khí độc hại ho khạc đờm
mạn tính, tiền sử khỏ thở khi gắng sức tăng dần, dai dẳng .
Ho: có thể ho khan hoặc ho có đờm
Đau ngực th-ờng xuất hiện một bên, đau tăng khi hít vào sâu. Đau
ngực nhẹ và ít hơn so với TKMPTP nguyên phát.
Khó thở là chủ yếu. Khó thở tăng lên không giải thích đ-ợc nguyên
nhân. Khó thở th-ờng ở mức độ nặng. Hầu hết các bệnh nhân COPD có triệu
chứng khó thở với bất kể số l-ợng khí trong khoang màng phổi
Khám thấy tam chứng Galliard bên phổi bị tràn khí. Các triệu chứng
khác của COPD nh- lồng ngực hình thùng, x-ơng s-ờn nằm ngang, ngón tay

11
dùi trống, phổi có nhiều ran rít, ran ngáy, ran ẩm, rì rào phế nang giảm hoặc
mất. Triệu chứng của tâm phế mạn nh- gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại
biên, tiểu ít
Toàn thân: sốt, rối loạn ý thức, mạch nhanh, huyết áp tụt
Những dấu hiêu nặng của bệnh là : Khó thở với nhịp thở 25l/ phút,
tím mệt, giảm huyết áp, nhịp tím nhanh >120 lần phút hoặc 60 lần/phút,
Sp02 < 90 %, TKMP 2 bên [33], [73]
Tuy nhiên do triệu chứng của đợt cấp COPD do nguyên nhân khác
cũng là khó thở tăng và tức ngực. Ngoài ra tam chứng Garlliard khó phát hiện
ở BN có giãn phế nang nặng nên triệu chứng TKMP rất dễ bị bỏ sót
[54],[65],[76]
b) Cận lâm sàng
Xquang phổi là chỉ định đầu tiên đ-ợc dùng để đánh giá TKMP vì
những -u điểm nh-: đơn giản, không đắt tiền, nhanh chóng và không xâm lấn.
Tuy nhiên, hiệu quả kém hơn CLVT ngực trong chẩn đoán TKMP ít cũng nh-

phát hiện các kén khí.
Xquang phổi chuẩn giúp chẩn đoán xác định TKMP với 5 triệu chứng:
Phổi sáng ở vùng có tràn khí.
Mất vân phổi, nhu mô phổi co rúm về phía rốn phổi.
Tim, trung thất bị đẩy sang bên đối diện.
Khoang liên s-ờn giãn.
Cơ hoành hạ thấp
Trên bệnh nhân COPD nhu mô phổi trên XQ sáng hơn bình th-ờng lá
tạng khó quan sát thấy hơn
TKMP tự phát bên phải và trái có tỷ lệ gần ngang nhau. TKMP toàn bộ
gặp nhiều hơn TKMP khu trú .

12
Ngoài ra còn gặp những dấu hiệu của COPD trên XQ chuẩn, t- thế thẳng
Dấu hiệu giãn phế nang: kích th-ớc lồng ngực tăng lên. Cơ hoành dẹt
hoặc hình bậc thang, vòm hoành hạ xuống thấp d-ới cung s-ờn sau của x-ơng
s-ờn thứ 11 và cung s-ờn truớc của x-ơng s-ờn thứ 7. Có khi cơ hoành võng
xuống thành hình lòng chảo. Bóng tim hẹp lại dài ra, phổi tăng sáng, các
x-ơng s-ờn nằm ngang.
Dấu hiệu mạch máu phổi: giảm tuần hoàn ngoại vi, các động mạch ở
trung tâm tăng kích th-ớc. Cung động mạch phổi nổi
Dấu hiệu phế quản: dày thành phế quản tạo thành các ổ sáng hình ống
hay hình tròn ở cạnh tim hay tạo thành hình ảnh các đ-ờng ray hoặc giải
ruban tạo nên hình ảnh phổi bẩn liên quan tình trạng viêm mạn tính và xơ hóa.
Chụp CLVT ngực cho chẩn đoán xác định TKMP, vị trí, mức độ của
tràn khí trong tr-ờng hợp XQ phổi ch-a rõ ràng, nhất là ở BN bị giãn phế
nang. Đặc biệt chụp CLVT ngực lớp mỏng cho thấy các bóng khí, kén khí,
dày dính và các tổn th-ơng phổi nh- giãn phế quản, thâm nhiễm nhu mô, tổn
th-ơng tổ chức kẽ. Các bóng khí có bờ mỏng, hay gặp nhất ở vùng đỉnh phổi,
sau đó là phân thuỳ đỉnh của thuỳ giữa, các vùng rìa phổi. CLVT ngực giúp

phân biệt các bóng khí lớn, tình trạng giãn phế nang lan tỏa với TKMP.
Khí máu: khí máu ở bệnh nhân COPD có tràn khí màng phổi th-ờng
có giảm PaO2, tăng PaCO2, có thể có toan máu thể hiện tình trạng mất bù của
cơ thể [49],[65]
Điện tâm đồ: có thể có giảm điện thế ở các chuyển đạo ngoại vi. Tiêu
chuẩn chẩn đoán tâm phế mạn của TCYTTG: ít nhât 2 trong các dấu hiệu sau:
Trục phải >110 độ; R/S ở V5,V6 <1; Sóng S chiếm -u thế ở D1 hoặc bloc
nhánh phải không hoàn toàn;P > 2,5mm ở DII; T đảo ng-ợc ở V1 tới V4 hoặc
V2-V3 [3]

13
1.2.5. Mức độ tràn khí màng phổi
Hiệp hội lồng ngực Anh (BTS) năm 2003 phân chia TKMP thành 2
loại [49]: TKMP ít: khoảng cách từ MP tạng đến bờ trong của thành ngực <
2cm. TKMP nhiều: khoảng cách từ MP tạng đến bờ trong của thành ngực
2cm. Guideline của BTS 2010 định nghĩa TKMP nhiều: khoảng cách từ màng
phổi tạng đến bờ trong của thành ngực > 2 cm ở mức rốn phổi [31]. Theo
ACCP (2001) [33] khoảng cách này đ-ợc tính ở đỉnh phổi. Cách phân loại này
hiện đ-ợc áp dung rộng rãi vì -u điểm thuận tiện và giúp đ-a ra h-ớng điều trị
hợp lý đối với từng mức độ TKMP. Theo BTS khoảng cách từ MP tạng đến bờ
trong của thành ngực 2cm t-ơng đ-ơng với 49% thể tích nửa lồng ngực bị
tràn khí. Tuy nhiên BTS cũng khuyến cáo mức độ TKMP không quan trọng
bằng biểu hiện trên lâm sàng của bệnh nhân.
1.2.6. Các ph-ơng pháp điều trị TKMP ở bệnh nhân COPD
Điều trị TKMP nhằm mục đích là lấy hết khí ra khỏi khoang MP và giảm
khả năng tái phát.












Biểu 1.1: Khuyến cáo của BTS (2003) điều trị TKMPTP thứ phát [49]
Dẫn l-u khí

thành công ?
Hội chẩn thầy thuốc chuyên
khoa hô hấp 48h sau:
Thành công ?. Thành công
?
Hội chẩn sớm với
phẫu thuật viên sau 3 ngày
Khó thở + tuổi >50 + liềm không
khí > 2cm trên phim phổi
Rút ống dẫn l-u
24h sau khi phổi
nở hoàn
toàn/kiểm tra
rò khí
Xem xét cho
ra viện
Hút khí

Thành công
?

Nhận vào bệnh
viện 24h

không


không


không









không


TKMP tự phát thứ phát

14
1.2.6.1. Chọc hút khí bằng kim
Ph-ơng pháp này chỉ định khi TKMP lần đầu mức độ ít (<1cm), BN d-ới
50 tuổi, không khó thở, không có rối loạn huyết động. Những BN sau chọc hút
hết khí nên theo dõi tại bệnh viện ít nhất 24 giờ. Có thể chọc hút khí lần 2
hoặc đặt catheter ở BN TKMPTP nguyên phát khi việc chọc hút lần đầu không

có kết quả và l-ợng khí hút ra < 2,5 lít . -u điểm của ph-ơng pháp là ít đau,
chi phí thấp nh-ng dễ bị tắc kim, có thể làm tổn th-ơng nhu mô phổi và không
phòng ngừa đ-ợc tái phát TKMP. Hơn nữa tỷ lệ thành công của ph-ơng pháp
này rất thấp nhất là bệnh nhân >50 tuổi:19-31%
1.2.6.2. Đặt ống dẫn l-u khoang màng phổi
Chỉ định: TKMPTP thứ phát khó thở, có rối loạn huyết động; Mọi
TKMP nhiều 2cm đặc biệt ở BN > 50 tuổi có nguy cơ thất bại với chọc hút
khí đơn thuần và có tỷ lệ tái phát cao đều có chỉ định mở MP dẫn l-u.
Theo h-ớng dẫn của BTS 2010 và ACCP khuyến cáo rằng nên đặt ống
dẫn l-u màng phổi cho tất cả bệnh nhân TKMPTP thứ phát [31],[33]. Kỹ thuật
này thành công trong khoảng 70% các tr-ờng hợp và có tỷ lệ tái phát cao
35%. Theo Sahn tỷ lệ thành công của ph-ơng pháp này đối với TKMPTP thứ
phát sau 7 ngày và 15 ngày là 61 % và 79% [65]
1.2.6.3. Gây dính màng phổi
a) Chỉ định: Tr-ờng hợp dẫn l-u khí thất bại và TKMP tái phát phải gây
dính MP, tr-ờng hợp có bóng kén khí trên phim chụp XQ hoặc CLVT [5][25].
ACCP và nhiều tác giả khác khuyến cáo nên gây dính màng phổi ở những lần
tràn khí đầu tiên trên bệnh nhân COPD mà không phải chờ đến lấn tràn khí
thứ hai do tỷ lệ tái phát cao 50-80% và nguy cơ tử vong tăng cao ở những lần
tái phát TKMP [33] [47] [48] [52][54][60][68][72][73][77].
1.2.5.4. Phẫu thuật nội soi màng phổi:
Ph-ơng pháp đ-ợc chỉ định cho những tr-ờng hợp TKMP tái phát nhiều

15
lần và cả những bệnh nhân mặc dù đã đ-ợc dẫn l-u hút khí KMP >5 ngày mà
vẫn không hết khí.
Ph-ơng pháp chỉ đ-ợc dùng cho bệnh nhân có chức năng hô hấp còn khá
tốt và không có rối loạn về tim mạch.Trong khi NSMP có thể thực hiện các
thủ thuật nh- kẹp, cắt, đốt các bóng khí, khâu các lỗ rò khí, gây dính màng
phổi. Ngày nay nội soi màng phổi thuận lợi hơn với sự hỗ trợ của video VATS

(video - assisted thoracoscopic surgery).Theo các tác giả NSMP có -u điểm là
thời gian nằm viện ít hơn, BN đỡ đau đớn hơn và ít tốn kém hơn phẫu thuật
mở ngực, tỷ lệ thành công cao 90-100% [14],[56]. Tuy nhiên hầu hết bệnh
nhân COPD th-ờng có tình trạng suy hô hấp mạn, lớn tuổi, thể trạng gầy đều
là những đối t-ợng có nguy cơ cao trong các chỉ định gây mê và phẫu thuật
nên ph-ơng pháp này không đ-ợc lựa chọn đầu tiên.
1.2.6.7. Phẫu thuật lồng ngực
a) Chỉ định
TKMP thất bại trong điều trị phẫu thuật NSMP, TKMP tái phát, tiền
sử TKMP đối bên và hai bên, TKMP dẫn l-u hút khí không kết quả, TKMP
kèm theo tràn máu MP
b) Chống chỉ định
TKMP ở BN mà tình trạng bệnh lý không cho phép phẫu thuật.
c) Điều trị:
Cắt thùy phổi có bóng khí, đốt thắt bóng khí, kén khí hoặc kết hợp chà
x-ớc MP để gây dính
1.3. Tổng quan về ph-ơng pháp GDMP bằng bột talc qua ÔDLMP
Đã có rất nhiều hóa chất đ-ợc sử dụng kể từ lần gây dính màng phổi đầu
tiên vào năm 1935. Theo y văn có hơn 30 tác nhân đã đ-ợc sử dụng để gây
dính màng phổi trong số đó có một số sản phẩm hay đ-ợc sử dụng qua y văn:
đó là talc, tetracyclin, minocyclin, doxycyclin, quinacrine, bleomycin,

16
silvernitrat ,Iodopovidone. Sự lựa chọn các tác nhân gây dính phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bao gồm: kinh nghiệm của các nhà lâm sàng, hiệu quả, tác dụng
phụ và tai biến, giá thành, tính sẵn có của chất gây dính. Tuy có một số tác giả
nghiên cứu kết hợp các tác nhân gây dính nh-ng ch-a có kết luận chính xác
hiệu quả hơn so với dùng một tác nhân gây dính.
Tr-ớc đây, tetracyclin tiếp theo là bột talc hay đ-ợc sử dụng nh- những
lựa chọn đầu tiên ở BN TKMP nguyên phát và thứ phát. Tuy nhiên, hiện nay

tetracylin không còn đ-ợc sản xuất nữa, vì vậy bột talc là tác nhân đ-ợc sử
dụng phổ biến nhất trên thế giới với -u điểm rẻ, dễ sử dụng, hiệu quả cao, ít
tác dụng phụ [31], [33], [48], 50], [52], [60], [66],[67],[72].
Talc đ-ợc sử dụng để gây dính màng phổi ở Việt Nam hơn một thập kỷ
và cũng đ-ợc chứng mình là có hiệu quả cao và an toàn không có tai biến
nghiêm trọng nào xảy ra [1][12][14][19][21][25]. Gần đây, có một số tác giả
sử dụng Iodopovidone trong điều trị TKMP với -u điểm tính sẵn có, rẻ hơn so
vơi talc [28]. Tuy nhiên iodopovidone th-ờng dùng cho bệnh nhân trẻ, tràn khí
màng phổi thể nguyên phát và tỷ lệ thành công thấp hơn so với bột talc trong
điều trị TKMPTP thứ phát và ch-a có nhiều nghiên cứu lớn chứng minh tính
an toàn và hiệu quả [28], [48], [53]. Vì vậy bột talc là tác nhân gây dính đ-ợc
chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu.
Bảng 1.2: Các tác nhân hóa học gây dính [53] và giá thành [trích từ 15]
Tác nhân
Tỷ lệ thành
công (%)
Liều
Giá thành
(USD)
Bột talc
72-97
2,5-10 g
0,15 - 0,5
Doxycyclin
61-88
500mg - 2g
86 - 403
Minocyclin
70-86
300 mg

76
Tetracyclin
47-67
500mg-20mg/kg
Không còn sản xuẩt
Bleomycin
42-70
15 - 240 UI
1104
Iodopovidone
64-92
100ml 2%


17
Bột talc đ-ợc sử dụng để gây dính màng phổi bằng hai ph-ơng pháp:
bơm bột talc vào khoang MP qua ống dẫn l-u MP hoặc phun mù qua NSMP.
GDMP bằng bột talc qua ống dẫn l-u là một ph-ơng pháp đ-ợc nhiều tác giả
trên thế giới sử dụng vì tỷ lệ thành công cao t-ơng đ-ơng gây dính qua nội soi
màng phổi (85 - 97%), giá thành rẻ, dễ thực hiện, an toàn và ít tác dụng phụ
[28], [31], [33], [48], [52], [53], [61], [66], [67], [77]
Bệnh nhân COPD th-ờng là những bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng gày yếu,
suy hô hấp mạn tính không cho phép phẫu thuật (NSMP) hoặc phẫu thuật mở
lồng ngực chính vì vậy gây dính màng phổi bằng talc qua ống dẫn l-u màng
phổi là ph-ơng pháp đ-ợc lựa chọn đầu tiên.
Nghiên cứu của Lee (2004) áp dụng gây dính bằng bột talc qua NSMP
trên bệnh nhân COPD nhận thấy có tác dụng tốt và khoảng 5% bị tái phát,
nh-ng có 4 BN tử vong trong vòng 30 ngày vì vậy tác giả khuyến cáo nên sử
dụng ph-ơng pháp GDMP bằng bột talc qua ÔDLMP với BN COPD nặng đặc
biêt những BN có FEV1<0,7l hơn là qua NSMP [56]. Hơn nữa, do tình trạng

giãn phế nang lan tỏa trên bệnh nhân COPD nên hầu hết các tác giả cho rằng
không nên cắt, cặp, đốt hay khâu các bóng khí. Và nếu NSMP chỉ có tác dụng
gây dính thì một câu hỏi đặt ra là liệu hiệu quả có t-ơng đ-ơng với GDMP qua
ống dẫn l-u ở bệnh nhân COPD [47]. Thông th-ờng tr-ớc đây với những bệnh
nhân TKMP tái phát hay TK dai dẳng trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
hút liên tục không có kết quả thì vấn đề điều trị th-ờng là bế tắc do không thể
chịu đ-ợc một cuộc gây mê để NSMP hay phẫu thuật. Bệnh nhân thuờng tử
vong do nhiễm trùng, do đó gây dính màng phổi bằng bột talc điều trị
TKMP/COPD là ph-ơng pháp tối -u.
1.3.1. Lịch sử ph-ơng pháp
1.3.1.1. Thế giới
Năm 1935, Bethune lần đầu tiên sử dụng bột talc bơm vào KMP để gây
dính màng phổi sau cắt thùy phổi [50]. Năm 1940, talc đ-ợc sử dụng rộng rãi

18
để điều trị TKMPTP ở bệnh nhân lao hoặc không phải lao ở cả hai dạng phun
mù và dạng nhũ dịch.
Khi so sánh 3 ph-ơng pháp điều trị TKMPTP là dẫn l-u đơn thuần, gây
dính bằng Tetracylin, gây dính qua ÔDL bằng bột talc tác giả Almind M nhận
xét thấy tỷ lệ tái phát TKMP ở BN GDMP bằng bột talc là thấp nhất (8%) so
với 36 % và 13 % [30]
Ohri và cộng sự (1992) đã dùng bột talc điều trị gây dính cho bệnh nhân
COPD có TKMP tỷ lệ thành công là 100% [63]
Nghiên cứu của Gardia J.P (2000) nghiên cứu trên 46 bệnh nhân TKMP
đ-ợc điều trị bằng ph-ơng pháp bơm bột talc dạng nhũ dịch, tỷ lệ thành công
đạt 100 % và không xảy ra tai biến nghiêm trọng nào [39]
1.3.1.2. Việt Nam
Ph-ơng pháp gây dính màng phổi bằng bột talc qua ống dẫn l-u đ-ợc áp
dụng ở Việt Nam từ năm 2002.
Tác giả Hoàng Thị Quý (2003) nhận xét những tác dụng phụ th-ờng găp

trên 33 bệnh nhân TKMPTP đ-ợc điều trị phòng ngừa tái phát TKMPTP bằng
bơm talc dạng nhũ t-ơng qua ÔDLMP là đau ngực và sốt [21]
Theo nghiên cứu của Thân Mạnh Hùng (2006) thì tỷ lệ thành công của
ph-ơng pháp là 96,4% trong điều trị TKMP nguyên phát và thứ phát [13].
Tổng kêt 123 bệnh nhân bị TKMPTP thứ phát từ năm 2002 - 2006 tác
giả Ngô Thanh Bình (2008) nhận xét đây là ph-ơng pháp an toàn và hiệu quả
với tỷ lệ thành công là 93,5 %, tỉ lệ tái phát sau 4 năm là 8,82% và không gặp
tr-ờng hợp tử vong hay biến chứng nặng nào [1]
1.3.2 Vai trò của bột talc trong bệnh lý màng phổi
1.3 2.1. Đặc điểm cấu tạo của bột talc
Thành phần cấu tạo bột talc là Magnesium silicat hydrate có công thức
hóa học Mg3 Si4O10(OH)2. Bột talc có dạng phiến mỏng, tự nhiên và đ-ợc

×