Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật học hòa nhập, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, Năm học 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.38 KB, 42 trang )

Một số kinh nghiệm trong công tác Đổi mới hoạt động tổ chức
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo
viên tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
tỉnh Yên Bái trong những năm đầu chuyển đổi mô hình hoạt động.
1
SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, góp phần không ngừng nâng
cao chất lượng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật học hòa
nhập, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,
Năm học 2011 - 2012.

Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Mai Hạnh
Chức vụ: Giám đốc
Tổ chuyên môn: Hành chính Quản Trị
Đơn vị: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái
Yên Bái, tháng 2 năm 2012
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Thời gian nghiêm cứu
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I cơ sở lý luận
Khái niệm chung
Các cơ sở chính trị pháp lý
Chương II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương III Giải quyết vấn đề
Chương IV Hiệu quả của SKKN
Phần thứ 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Tài liệu tham khảo
Đánh giá của hội đồng khoa học các cấp
3
3
4
7
7
7
12
13
20
32


37
39
40
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SKKN - Sáng kiến kinh nghiệm
KNS – Kỹ năng sống
GD&ĐT- Giáo dục và Đào tạo
GV- Giáo viên
ĐNGV- Đội ngũ giáo viên
GDHN - Giáo dục hòa nhập
THCS - Trung học cơ sở
QLGD - Quản lý giáo dục
GDĐB - Giáo dục đặc biệt.
KT - Khuyết tật
3

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Ngày nay, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học
sinh là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người
giáo viên giữ vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực mà Bộ
Giáo dục đã đề ra.
Người giáo viên ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi
phải nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh. Tạo điều
kiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình
và với mọi người. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu
biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực.
Tùy theo lứa tuổi và bậc học, đối tượng học sinh mà người giáo viên có
những biện pháp giáo dục các em khác nhau. Ở học sinh bậc tiểu học, để giúp các
em có tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào
thực tiễn, trong quá trình dạy người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra những
phương pháp hay. Chẳng hạn như phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”.
Thường xuyên đặt câu hỏi cho các em, tạo điều kiện để các em tham gia hoạt
động nhóm, giải quyết vấn đề nào đó cụ thể… trên cơ sở nền tảng là kiến thức cơ
bản đã được học. Đối với học sinh THCS và THPT, đây là lứa tuổi có nhiều thay
đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân
biệt được cái gì tốt, cái gì xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi
khi còn lẫn lộn. Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó
khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải
làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục
các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể.
Giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là
điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng giúp các em rèn luyện hành
vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ em
có ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống xây dựng mối quan hệ

tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài
hoà và lành mạnh để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để làm
được điều đó, mỗi người giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở
mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc giúp những em có thói quen xấu và hành
vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông đã là rất cần thiết và quan trọng
trong mỗi nhà trường, song đối với công tác giáo dục trẻ khuyết tật thì việc giáo
dục rèn luyện kỹ năng sống càng quan trọng hơn nhiều lần vì đối tượng trẻ
khuyết tật là đối tượng hết sức đặc biêt, ngoài việc mong muốn được tiệp cập với
giáo dục bình thường như trẻ em khác trẻ khuyết tật đến trường với thân thể và trí
4
tuệ có nhiều khiếm khuyết, nhu cầu được trang bị kỹ năng sống và bù đắp những
thiệt thòi cao và đặc biệt hơn trẻ bình thường. Đặc biệt ngày nay, giáo dục trẻ
khuyết tật không còn được xem là một việc làm từ thiện nữa. Điều này xuất phát
từ Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em: “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều
được quyền đi học” và Luật người khuyết tật năm 2011 cũng đã khảng định Trẻ
KT cũng có quyền học tập, vui chơi như bao trẻ em bình thường khác. Nhưng
việc học của trẻ KT lại có sự khác biệt so với trẻ em bình thường, hầu hết trẻ
khuyết tật gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ
bản thân và các kỹ năng xã hội khác. Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân
mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số trẻ KT gặp rất nhiều khó khăn
trong việc học các môn học vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Đặc biệt khả
năng giao tiếp và kỹ năng sống của trẻ khuyết tật rất hạn chế do nhiều nguyên
nhân khác nhau, vì vậy việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh khuyết tật nói riêng phải theo chương trình phù hợp với trình
độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phát triển theo chiều hướng khác so
với giáo dục trẻ bình thường.
Mục đích của giáo dục đặc biệt ở các trường Chuyên biệt và các lớp học hòa
nhập là giúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương lai
của trẻ. Tại trường Chuyên biệt cũng như các lớp học hòa nhập trẻ KT cũng được

học theo chương trình giáo dục chung, được dạy các kỹ năng cần thiết để phục vụ
học tập, sinh hoạt và giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ có thể học được
một phần nào đó của kiến thức, các kỹ năng này. Thậm chí có trẻ hết sức khó
khăn trong việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong cuộc
sống hàng ngày, vì vậy, chương trình dạy cho trẻ phải mang tính “chức năng” và
chương trình này chủ yếu tập trung vào dạy kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: Kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội nhằm hình thành cho trẻ khả
năng sống càng độc lập càng tốt, giúp trẻ có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ KT là cần thiết và hết sức quan trọng
đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt và lớp hòa nhâp.
Tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây, GDHN cũng được xác định là hình
thức giáo dục cơ bản để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ đặc biệt
khó khăn. Sở GD và ĐT Yên Bái đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất xây dựng
Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ năm
2002 đồng thời đã tham mưu với UBND tỉnh đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm
vụ mới cho Trung tâm. Với chức năng nhiệm vụ mới được quy định tại QĐ số
21/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, công tác GD
trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh bước đầu được quan tâm thực hiện có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển chung của sự nghiệp Giáo dục& Đào tạo, Trung tâm
nuôi dưỡng Giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái nay là
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật là một mô hình mới
đang phát triển và dần hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu về giáo dục trẻ khuyết
tật và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong địa bàn tỉnh nhà. Là CBQL Trung
tâm tôi luôn xác định nhiệm vụ GD trẻ khuyết tật là nhiệm vụ hết sức mới mẻ và
đặc biệt, bước đầu thực hiện nhiệm vụ là rất khó khăn, nên ngay từ khi mới nhận
5
nhiệm vụ bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm tòi những biện pháp thích hợp để
quản lý chỉ đạo Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ các năm học và đặc biệt quan
tâm tới sự phát triển bền vững của Trung tâm trong những năm tới.
Với nhiệm vụ nuôi dưỡng giáo dục học sinh KT Trung tâm không chỉ là một

trường học bình thường, ngoài chức năng là trường học trung tâm còn là ngôi nhà
thứ hai của các em HS khuyết tật khó khăn, các thầy cô giáo là những người trực
tiếp dậy dỗ, chỉ bảo các em với vai trò người cha, người mẹ thứ 2, vì vậy một
trong những vấn đề cần quan tâm là việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học
sinh. Tại môi trường giáo dục đặc biệt này Tôi luôn nghĩ rằng việc quan tâm chỉ
đạo tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm sẽ
là một yếu tố hết sức quan để đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục
học sinh KT và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ lý do trên
trong những năm học qua tôi đã nghiên cứu tìm tòi các biện pháp, giải pháp thích
hợp để chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tại đơn vị và trong năm học 2011-2012 tôi chọn vấn đề: “Một số kinh nghiệm
trong công tác quản lý chỉ đạo đơn vị, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng
công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật học hòa nhập, tại trung tâm Hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật năm học 2011-2012.” để nghiên
cứu và đúc rút kinh nghiệm.
2. Thời gian nghiên cứu
- Nghiêm cứu và áp dụng thử nghiệm từ năm học 2009-2010, 2010-2011,
2011-2012
- Năm học 2010-2011 tiến hành đúc rút kinh nghiệm và viết sáng kiên kinh
nghiệm.
6
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG CỦA SKKN)
Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề
I. Kĩ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
1. Quan niệm về KNS
Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS.
* Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO)
- KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có
thể ứng xử hiệu quả trýớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
* Theo Tổ chức UNICEF:

- KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp
cận này lýu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN.
- KNS là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp
cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả,
phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc
sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những
hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những
người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung
quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
- Giáo dục kỹ năng sống: Không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho
những câu hỏi đơn giản. Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi.
- Lợi ích của việc giáo dục tốt KNS: Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạy
cho người ta những kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ
chuyên môn. Nhưng các “kỹ năng sống” lại rất cần thiết cho sự thành công trong
công việc. Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần
thiết cho một cá nhân có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được
những khó khăn trong quá trình làm việc.

*Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO):
KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ;
Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm
soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ;
Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,
Từ đấy có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết
cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản lý

bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và
7
làm việc hiệu quả Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả
năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống.
Tóm lại: Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết
có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
2. Phân loại KNS
Trong giáo dục ở nước ta những năm qua, KNS thường được phân loại theo
các mối quan hệ bao gồm:
- Nhóm các KN nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá
trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng,…
- Nhóm các KN nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải
quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…
- Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông
tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề
Các KNS thường không tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau. KNS
không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tập,
lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong
và ngoài hệ thống giáo dục.
KNS được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong
gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính
xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính
XH vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hýởng
của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
3. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh phổ thông
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
- Đặc điểm lứa tuổi HS phổ thông
- Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường

- Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
- Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của
nhiều nước trên thế giới.
4. Mục tiêu của việc giáo dục KNS cho học sinh phổ thông
-Trang bị cho HS những Kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Từ đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại
bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
- KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình
huống của cuộc sống hàng ngày.
- KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
5. Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh phổ thông
8
Giáo dục kĩ năng sống cần đảm bảo 5 nguyên tắc (5 chữ T):
(1)- Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người
khác
(2)- Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong
các tình huống thực tế
(3)-Thay đổi hành vi: KNS giúp người học hình thành hành vi mới, tích cực;
thay đổi, loại bỏ hành vi tiêu cực
(4)- Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà
phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi
(5)- Thời gian – môi trường giáo dục
- GD KNS càng sớm càng tốt
- GD KNS cần được thực hiện ở cả nhà trường, gia đình và cộng đồng,
- GD KNS cần được thực hiện thường xuyên (lứa tuổi nào cũng cần học,
rèn luyện và củng cố KNS)
6. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh phổ thông
Các nhà nghiên cứu, Các cán bộ quản lý, giáo viên đã nghiên cứu và đúc

rút có 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS đó là:
(1)- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
(2)- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
(3)- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
(4)- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
(5)- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
(6)- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
(7)- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
(8)- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
(9)- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
(10)- Kỹ năng đánh giá người khác.
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cần đýợc vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng
lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các
KNS cõ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phýõng, GV có thể lựa chọn
thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trýờng, lớp mình cho phù hợp.
II. Khái niệm trẻ khuyết tật và nhu cầu của trẻ khuyết tật

1. Trẻ khuyết tật
Trẻ KT Là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng,
hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao
động. Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về
cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt
động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông.
Khuyết tật có 6 dạng:
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính: chỉ sự suy giảm hay mất khả năng
nghe dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp.
9
- Khuyết tật vận động: Do bị tổn thương các cơ quan vận động : tay chân,
cột sống gây khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi, đi, đứng .
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị:: chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn

như mù hay nhìn kém.
- Khuyết tật trí tuệ: Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không thích nghi
với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành,
khó chữa trị.
-Khuyết tật ngôn ngữ: Có sự khiếm khuyết của của bộ phận phát âm làm
ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp.
- Ða tật : Trên 1 tật có 2 hay nhiều loại khuyết tật.

* Nguyên nhân của khuyết tật do
- Do trong thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền gây dị
tậ? bẩm sinh.
- Do mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng cụ .
- Do nuôi dưỡng và chăm sóc : suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét giác
mạc, thiếu iốt .
- Do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng : viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại liệt,
lao, viêm tai chảy mủ .

* Nhu cầu của trẻ khuyết tật
(1) Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển.
(2) Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất.
(3) Cần được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
(4) Cần được yêu thương, hoà nhập cộng đồng.
(5) Cần được học hòa nhập, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi.
(6) Cần được tôn trọng, đánh giá, được khuyến khích và động viên.
(7) Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần.
(8) Trẻ khuyết tật thường có năng lực bù trừ và tính sáng tạo.

* Làm gì để giúp trẻ khuyết tật:
- Hãy phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật Mầm non :
- Hãy tin tưởng vào khả năng của trẻ khuyết tật

- Hãy đưa trẻ đi học hòa nhập từ tuổi Mầm non
- Hãy Bảo đảm quyền được tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật
2. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, khó khăn và những thách thức
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng
học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.
Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình
đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp
tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên
đầy đủ của xã hội".
10
Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp
phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong
mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh
phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc
điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ
năng giảng dạy đặc thù.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục
trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống
quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu
đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo
viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương
trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức
giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng
rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Giáo dục hòa nhập cũng đứng trước
những thời cơ lớn.
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn những hạn
chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong
việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được
giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường.
Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số

lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị
tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học
đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo,
bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng
tăng của trẻ khuyết tật. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa
được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong
trường trẻ khuyết tật học hòa nhập
Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc
xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật. Các dịch vụ hỗ
trợ đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật
trong hệ thống giáo dục quốc dân;
Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ
khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất
lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích
cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ
khuyết tật được đi học.
Để thực hiện được những mục tiêu đó, giáo dục trẻ khuyết tật cần có những
giải pháp lớn đó là xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết
tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ
trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và
tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Một
trong vấn đề cần quan trọng để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật là cần
11
phải quan tâm tới giáo dục và kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật càng sớm càng tốt.
2. Các cơ sở chính trị pháp lý:
- Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGD&ĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp, năm học 2011-2012.
- Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT Ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; Kế hoach số
533/Kh/BGDĐT-BVHTTDL-TUĐTN-HLHPNVN-HKHV ngày 01/9/2010 Kế hoạch phối
hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực” năm học 2010-2011.
- Căn cứ Công văn số 5358/BGDĐT-GDTH ngày 12/8/2011 về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrh năm học 2011-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đối với GĐT
- Căn cứ Công văn số 5551/BGDĐT-GDDT ngày 19/8/2011 về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Bộ GD7ĐT đối với GD dân tộc.
Căn cứ Công văn số 5687/BGDĐT-TTHSSV ngày 25/8/2011 về việc hướng dẫn
thực công tác học sinh sinh viên, ngoại khóa y tế trường học năm học 2011-2012
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ QĐ số922/QĐ-UBND ngày 29/6/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Yên Bái về kế hoạch thời gian năm học 2011-2012
- Căn cứ vào Công văn số 475/SGD&ĐT- KTKĐCL ngày 23/8/2011 của
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” năm học 2011-2012
- Căn cứ vào Công văn số 468/SGD&ĐT-GDTrH ngày 22/8/2011 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2011-2012 đối với GDTrH
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc ban hành quy định giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật
khuyết tật;
- Thông tư số 39/2009/TT-BDGĐT ngày 29/12/2009 về việc ban hành quy
định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
- Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 08/01/2009. của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái về việc đổi tên và quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức
bộ máy của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên
Bái;

- Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học khác
của Bộ GD và Sở GD&ĐT Yên Bái.
- Các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn giáo viên, cán
bộ quản lý các ngành học bạc học và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Luật Giáo dục năm 2005
- Luật Người khuyết tật được quốc hội thông qua tháng 6 năm 2010 và
chính thức có hiệu lực từ 01/1/2011.
12
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Trung tâm
Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái, đã đựoc Sở
GD&ĐT Yên Bái phê duyệt trong đó đã xác định 7 mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm
của đơn vị năm 2011-2012 là:
(1)Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD trung học;
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng học sinh tại trung tâm.
(2)- Thực hiện tốt công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại đơn vị theo hướng
giáo dục cá biệt (tập trung đầu tư cho giáo dục đến từng đối tượng, từng loại tật ,
từ đó đúc rút kinh nghiệm để từng bước thực hiện tư vấn hỗ trợ có hiệu quả công
tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập trong toàn tỉnh.
(3)- Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh, Tích cực
trong công tác tham mưu, đề xuất với sở GD&ĐT và UBND tỉnh về công tác
GDHN trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh. xây dựng kế hoạch tập huấn cốt cán về công
tác GDHN trẻ KT cho GV tiểu học, THCS trong tỉnh. Bước đầu thực hiện nhiệm
vụ tư vấn cho gia đình có trẻ khuyết tật về biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật tại
Trung tâm. Tư vấn chuyên môn và hỗ trợ việc triển khai điểm về GDHN trẻ
khuyết tật bậc THCS-THPT tại trường THCS Phong Dụ Hạ huyện văn yên theo
KH của Sở GD&ĐT.
(4)- Quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt là nâng cao
năng lực và trình độ GD HN khuyết tật cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV Trung
tâm. nâng cao trình độ tin học và UDCNTT trong quản lý và dạy học.
(5)- Tăng cường công tác bảo quản cơ sở vật chất đã được xây dựng và

được đầu tư. Có kế hoạch xây dựng cải tạo lại môi trường trung tâm theo hướng
thân thiện tích cực, sáng - xanh - sạch - đẹp .
(6)- Tăng cường công tác phụ đạo dạy bù chương trình cho HS toàn Trung
tâm, Xác định chuẩn kiến thức ký năng phù hợp với đối tượng HS Trung tâm.
Triển khai công tác hướng nghiệp dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 8, 9.
(7)- Triển khai tập huấn công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
đến 100% cán bộ Giáo viên, nhân viên Trung tâm, thực hiện công tác GD kỹ
năng sống cho HS Trung tâm; quan tâm GD kỹ năng sống tới đối tượng học
sinh dân tộc và khuyết tật; Đặc biệt quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh cá nhân, Giáo dục ý thức lao động, tính kỷ luật,
ý thức trách nhiệm cho học sinh toàn Trung tâm.
Chương II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Thực trạng về tình hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái
1.1. Tình hình hoạt động của đơn vị trong những năm đầu chuyển đổi
nhiệm vụ và năm học 2011-2012
Trung tâm Hỗ trợ phát triển GD hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái được
thành lập theo QĐ số 440/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân
13
dân tỉnh Yên Bái. Khi thành lập trung tâm có tên là: Trung tâm nuôi dưỡng giáo
dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với nhiệm vụ nuôi dưỡng một bộ phận
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh (gồm trẻ em khuyết tật, trẻ
em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn và trẻ em thuộc diện gia đình
chính sách)
Thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/05/2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn
tật, khuyết tật. Để đáp ứng nhu cầu vể giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trên địa
bàn toàn tỉnh, Sở GD&ĐT Yên Bái đã xây dựng đề án và đã tham mưu với
UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ mới cho
Trung tâm. UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày

08/01/2009 về việc đổi tên Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết
tật đồng thời quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế của Trung
tâm. Sau khi chuyển đổi, từ năm học 2009 - 2010 Trung tâm có chức năng: tham
mưu, giúp Sở Giáo dục & Đào tạo trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và có nhiệm
vụ: Tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định; Tư vấn cho các cơ sở giáo dục trên
địa bàn tỉnh có người khuyết tật học hòa nhập về phương pháp giảng dạy và hỗ
trợ kỹ thuật; Tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tật để hỗ trợ
các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các hoạt động trao đổi kinh
nghiệm về phương pháp giảng dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật; Thực hiện một số
nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở GD&ĐT.
Tính đến nay Trung tâm mới chuyển đổi chức năng nhiệm vụ được hơn hai
năm. Trong những năm qua Sở GD&ĐT Yên Bái đã thường xuyên quan tâm
hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị từng bước thực hiện chức năng nhiệm vụ mới theo yêu
cầu. Hiện tại Trung tâm thực hiện chức năng tham mưu cho Sở GD&ĐT trong
việc giáo dục trẻ khuyết tật, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và nuôi dưỡng giáo dục
trẻ khuyết tật tại đơn vị, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết
tật trong địa bàn toàn tỉnh, mặt khác Trung tâm vẫn đang tiến hành nhiệm vụ nuôi
dưỡng giáo dục một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn
toàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ cũ.
Sau hơn 8 năm thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm đã đón nhận nuôi dưỡng
giáo dục gần 200 lượt học sinh bậc THCS thuộc đối tượng học sinh khuyết tật và
học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều học sinh của trung tâm ra trường đã có cơ
hội để tiêp tục học nghề, học chuyên nghiệp, đi làm và đã trưởng thành trở thành
người có ích cho gia đình và xã hội. Cụ thể trong những năm qua có 05 HS cũ của
Trung tâm đỗ Đại học, nhiều HS đỗ Cao đẳng, Trung cấp, các trường PTTH như
Nội trú Tỉnh, Nội trú miền Tây, Nguyễn Huệ,…
Chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục học sinh từng bước được nâng cao và
được cải thiện rõ nét. Trung tâm đã trú trọng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức

khỏe học sinh và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Tổ chức khám
sức khỏe thường xuyên cho học sinh, thường xuyên quan tâm theo dõi phát hiện,
chữa trị kịp thời những bệnh thông thường học sinh mắc phải, đã phối hợp với Sở
14
Lao động Thương binh Xã hội phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng cho 5
học sinh khuyết tật vận động và hở hàm ếch. Trú trọng công tác Y tế học đường,
100% học sinh Trung tâm có bảo hiểm Y tế. . Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức
khỏe học sinh có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong Trung tâm, như GV
chủ nhiệm, cấp dưỡng, bảo vệ, quản sinh, y tế. Kết quả 100% học sinh khỏe
mạnh, tăng cân có đủ sức khỏe để học tập bình thường
Đã có nhiêu tấm gương học sinh điển hình vượt khó học tập, nhiều em đã
được nhận học bổng của Quỹ vì trẻ thơ, Hội khuyến học tỉnh và các tổ chức cá
nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trong những năm qua Trung tâm đã rất quan
tâm tới việc giáo kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật và học sinh khó khăn,
phần lớn học sinh của Trung tâm đã có nghị lực không còn mặc cảm bản thân, có
niềm tin cuộc sống, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập để trở thành
những người có ích cho gia đình và xã hội.
Sau khi chuyển đổi chức năng nhiệm vụ mới, tập thể cán bộ giáo viên
Trung tâm đã hết sức cố gắng khắc phục khó khăn xác định rõ lộ trình chuyển đổi,
điểu chỉnh sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy trong đó đặc biệt quan tấm tới chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để nhanh chóng tiếp cận và thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục và hỗ trợ hòa nhập trẻ khuyết tật tại đơn vị cũng như các cơ sở
giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể: Trung tâm đã hoàn thành công tác điều
tra, khảo sát về trẻ khuyết tật học hòa nhập trong toàn tỉnh. Xác định mục tiêu,
xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật các năm học và giai đoan 2010 - 2015.
Tích cực trong công tác tham mưu, đề xuất với sở GD&ĐT và UBND tỉnh về
công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch tập
huấn cốt cán về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên Tiểu học,
Trung học Cơ sở trong toàn tỉnh. Kết quả trong năm 2010, 2011 đã tham mưu với
Sở GD&ĐT mở được 6 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

cho gần 300 cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Đã bước đầu thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập tại các cơ sở đạt hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã tích cực trong công tác học tập nâng cao
nghiệp vụ giáo dục đặc biêt. Trung tâm đã tạo điều kiện để mọi giáo viên có cơ
hội tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệp từ các đơn vị
tỉnh bạn. Từ chỗ chưa có giáo viên có trình độ chuyên sâu về giáo dục đặc biệt
đến nay 100% CBQL và GV Trung tâm đã được tập huấn nghiệp vụ giáo dục trẻ
khuyết tật, 4 GV có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biêt, 2 GV đang học ĐH
giáo dục đặc biệt. nhiều GV thuộc đối tượng giảng viên cốt cán cấp tỉnh về Giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của tập thể cán
bộ giáo, viên Trung tâm, kết quả trên thể hiện sức mạnh đoàn kết và sáng tạo của
tập thể cán bộ, giáo viên toàn Trung tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Năm học 2011 - 2012 thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Trung học,
Trung tâm đón nhận nuôi dưỡng và giáo dục 4 lớp với 80 học sinh, trong đó có 61
học sinh khuyết tật; Tiếp tục xây dựng và phát triển Trung tâm theo định hướng
của Bộ Giáo dục & Đào tạo; Thực hiện nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị và Hướng
dẫn của Bộ, UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo.
15
2.Tình hình học sinh
* Quy mô, số lớp, số học sinh khuyết tật
- Tổng số Lớp: 4 lớp
- Tổng số HS: 80 HS ( khối 6: 20, Khối 7: 20, khối 8: 20 khối 9: 20
- Học sinh KT: 61(khối 6: 20, Khối7: 20, khối 8: 16, khối 9: 5) chiếm 76,25 %
- Học sinh Nữ: 36 chiếm tỉ lệ:
- Học sinh dân tộc: 52 (K6: 12, K7: 10. K8: 14, k9: 16) chiếm tỉ lệ:
- Học sinh mồ côi 13, mồ côi cả cha mẹ; 4,
- Học sinh diện chính sách: 80
- Tình hình học sinh khuyết tật: tổ 61 em Chia ra:
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính): 7

- Khuyết tật vận động: 12 .
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị): 14
- Khuyết tật trí tuệ: 16
- Khuyết tật ngôn ngữ: 1
- Ða tật : 11
3. Thực trạng về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trung tâm
3.1 Thực trạng kỹ năng sống của HS trung tâm
Trong nhưng năm học qua học sinh đến trung tâm đã được quan tâm chăm
sóc dạy dỗ, được hướng dẫn tỉ mỉ từ nết ăn, ở, vệ sinh cá nhân, chào hỏi, xưng hô,
Giáo dục ý thức đạo đức lối sống, ý thức học tập, Ý thức lao động, giữ gìn bảo vệ
tài sản, giáo dục sức khỏe đời sống, phòng chống bệnh tật, phòng chống tai nạn
thương tích, thiên tai, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội đến việc giáo dục kỹ
năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự học và các kỹ năng xã hội khác Vì vậy có thể
nói hiện tại học sinh trung tâm đã có những kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh
hoạt như ăn ở gọn gàn, ngăn nắp, có ý thức xưng hô, chào lễ phép, biết giữ gìn
bảo vệ tài sản chung, có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân và vệ sinh chung, học
sinh trung tâm ngoan ngoãn và có sự tiến bộ rõ nét về học tập cũng như các kỹ
năng sống qua các năm học.
Tuy nhiên kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế. Từ năm học
2009-2010 trở lại đây với nhiệm vụ chủ yếu là nuôi dạy giáo dục trẻ em khuyết tật
bậc THCS đối tượng chủ yếu là học sinh khuyết tật đã được học hòa nhập tại các
trường tiểu học trong toàn tỉnh, hầu hết hoạc sinh KT học tại trung tâm đều có
hoàn cảnh gia đình khó khăn, 90% số học sinh KT đều từ các vùng kinh tế đặc
biệt khó khăn do đó hạn chế về nhận thức xã hội và kiến thức phổ thông. Với thân
thể và trí tuệ có nhiều khiếm khuyết, nhu cầu được trang bị kỹ năng sống và bù
đắp những thiệt thòi cao và đặc biệt hơn trẻ bình thường. Hầu hết trẻ khuyết tật
gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân và
các kỹ năng xã hội khác. Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ
người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số trẻ KT gặp rất nhiều khó khăn trong việc học
16

các môn học vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Đặc biệt khả năng giao tiếp và
kỹ năng sống của trẻ khuyết tật rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong 61 trẻ KT đang học tại trung tâm có tới 16 trẻ khuyết tật trí tuệ, 7 trẻ
khuyết tật thính giác(trong đó có 4 trẻ câm điếc), 1 trẻ khuyết tật ngôn ngữ, đây là
những đối tượng KT có khó khăn nhiều nhất trong việc học, tiếp thu kiến thức và
các kỹ năng sống.
Một vấn đề nữa cần quan tâm đó là trẻ đang trong độ tuổi từ 11 đến 16
tuổi, ở lứa tuổi này trẻ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi
cái mới, điều lạ, có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu, điều gì nên làm
và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn.
Đặc biệt hầu hết học sinh của trung tâm là dân tộc thiểu số sống ở những
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thập do đó khi mới đến Trung tâm
thường rụt rè, nhút nhát trước đám đông, khả năng xử lý các tình huống kém linh
hoạt, do hạn chế trong giao tiếp ứng sử các em thường hay khép mình tự ti trước
các bạn.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ
thông tin ngày càng mạnh mẽ, đã có rất nhiều luồng văn hoá, tư tưởng được du
nhập vào Việt Nam. Bên cạnh những luồng văn hoá, tư tưởng tích cực thì cũng có
những văn hoá phẩm độc hại du nhập mà sự kiểm soát các thông tin của chúng ta
còn có những hạn chế nhất định.Cũng giống như học sinh tại các trường bình
thường khác học sinh Trung tâm cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trước những cám
dỗ và cặm bẫy ngày càng nhiều, khi khả năng tự kiềm chế, tự chủ của các em còn
kém, em thường khẳng định cái tôi của mình bằng bạo lực; trong giao tiếp các em
thường dùng những câu pha tạp thiếu văn hóa,
Qua quá trình nghiêm cứu cụ thể về kỹ năng sống của học sinh Trung tâm
có thể đánh giá so với những trẻ bình thường kỹ năng sống của học sinh Trung
tâm hết sức hạn chế, nhu cầu được trang bị kỹ năng sống của học sinh cao. Trước
thực trạng trên cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống trong Trung tâm là rất cần
thiết và là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục học sinh khuyết tật.
3.2 Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống của Trung tâm

Từ năm học 2009 - 2010 hưởng ứng phong trào thi đua : xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực, Trung tâm đã quan tâm tổ chức tốt các nội dung
của phong trào thi đua trong đó đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh, Trung tâm đã lựa chọn những kỹ năng cơ bản, cần thiết để giáo dục
cho học sinh và bước đầu đã có hiệu quả, học sinh của trung tâm đã có dự tiến bộ
rõ nét về học tập và rèn kỹ năng sống, đã tự tin và hoà đồng xã hội sau khi học tập
tại Trung tâm
Công tác giáo dục kỹ năng sống không còn là mới nẻ đối với Trung tâm,
từ nhiều năm học trước giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh đã được quan tâm
thực hiện và có hiệu quả khá rõ rệt. Học sinh đến trung tâm đã được quan tâm
chăm sóc dạy dỗ, được hướng dẫn tỉ mỉ từ nết ăn, ở, vệ sinh cá nhân, chào hỏi,
xưng hô, Giáo dục ý thức đạo đức lối sống, ý thức học tập, Ý thức lao động, giữ
gìn bảo vệ tài sản, giáo dục sức khỏe đời sống, phòng chống bệnh tật, phòng
17
chống tai nạn thương tích, thiên tai, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội đến việc
giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự học và các kỹ năng xã hội khác.
Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống mới dừng lại ở việc nhắc nhở uốn nắn,
mang tính tự phát theo lương tâm trách nhiệm của các thầy cô giáo và các cô chú
nhân viên đối với học sinh.
Trung tâm đã quan tâm tới việc giáo dục KNS thông qua một số môn học
và các hoạt động ngoại khóa theo yêu cầu của Bộ và Sở GD&ĐT. Ở một số môn
học và trong hoạt động ngoại khoá, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến,
tuy nhiên do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm
sinh lý của đối tượng, nội dung lồng ghép nghèo nàn, chưa tạo được hứng thú cho
học sinh nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Trong nhiều năm qua việc quan tâm tới chất lượng giáo dục các bộ môn
văn hoá sát đối tượng đối với học sinh khuyết tật đã được đơn vị chỉ đạo thực hiện
tốt và có hiệu quả, mọi học sinh KT đều có kế hoạch giáo dục cá nhân, chất lượng
giáo dục cá biệt tại đơn vị có chuyển biến tích cực, xong việc quan tâm giáo dục
kỹ năng sống cho từng đối tượng đã được đề cập nhưng chưa có những biện pháp,

giải pháp tích cực, chưa có kế hoạch và định hướng cụ thể từ Ban giám đốc đến tổ
chuyên môn và cá nhân giáo viên do đó hiệu quả chưa cao. Hoạt động giáo dục kỹ
năng sống chưa được thể hiện rõ nét, còn mờ nhạt, thường chỉ thông qua các hoạt
động giáo dục khác để giáo dục KNS, chưa thấy được mối quan hệ giữa việc giáo
dục KNS tốt cho học sinh với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
đơn vị.
4. Những hạn chế, tồn tại, khó khăn trong công tác giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tại trung tâm.
Từ việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong học sinh và
thực trạng ý thức tự rèn luyện KNS của học sinh tại Trung tâm bản thân tôi nhận
thấy những khó khăn hạn chế cần được quan tâm chỉ đạo trong công tác giáo dục
kỹ năng sống tại trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
trong năm học 2011-2012 cụ thể như sau:
- Học sinh chưa có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về KNS, Kỹ năng sống của
hầu hết học sinh rất hạn chế so với trẻ bình thường, tuy vậy nhu cầu được giáo
dục KNS trong mỗi học sinh lại rất cao, đặc biệt là nhóm học sinh KT Trí tuệ,
KT ngôn ngữ, KT thính giác. Y thức tự rèn luyện KNS cho bản thân của các em
học sinh tương đối cao.
- Nhận thức của đại đa số học sinh tại trung tâm còn chậm do hoàn cảnh
bản thân, cá biệt nhóm đối tượng chậm phát triển trí tuệ sự nhận thức rất chậm, rất
khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng.
- Đội ngũ CBQL, GV, NV còn chưa nhận thức thật đầy đủ về KNS và sự
cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh phổ thông và học sinh KT, Giáo viên,
nhân viên cơ bản còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giáo dục
KNS cho học sinh. Một bộ phận giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống và sự
trải nghiệm KNS còn hạn chế do đó còn lúng túng, thiếu thực tế khi truyền đạt
kiến thức và giáo dục KNS cho học sinh.
18
- Việc thực hiện chương trình giáo dục KNS lồng ghép trong các bộ môn
theo quy định của Bộ GD&ĐT còn gặp khó khăn do quá tải về kiến thức. Cụ thể:

trong một tiết học khác với trường bình thường giáo viên trung tâm phải thiết kế
bài giảng cho phù hợp từng đối tượng, trong lớp có nhiều học sinh khuyết tật ở
mức độ nhận thức khác nhau vì vậy việc lồng ghép để giáo dục học sinh cũng
phải tuỳ theo đối tượng, do đó việc thực hiện lồng ghép trong tiết dạy gặp khó
khăn, quá tải và không hiệu quả.
- Trong Trung tâm việc giáo dục KNS chưa có những nội dung, hình thức,
phương pháp phù hợp, chưa sát đối tượng, chưa quan tâm tới việc giáo dục KNS
cho học sinh cá biệt.
- Phía xã hội và gia đình thiếu sự quan tâm đúng mức đến phương pháp,
hình thức giáo dục KNS cho các em. Bên cạnh đó hầu hết học sinh của Trung tâm
đều xa gia đình sự kết hợp cần thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc
giáo dục KNS cho trẻ gặp khó khăn.
5. Nhiệm vụ cần giải quyết trong công tác giáo dục KNS cho HS Trung
tâm.
5.1 Những kỹ năng cần được quan tâm giáo dục tại Trung tâm
Sau khi nghiên cứu thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong năn học 2011-2012 Trung tâm đã lựa chọn những kỹ năng cần thiết và
phù hợp với đối tượng để quan tâm giáo dục đó là:
(1) Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân (Tôi là ai, hiểu biết bản thân, tự
phục vụ và chăm sóc sức khoẻ, tự vượt lên số phận, );
(2) Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường học
đường, với bố mẹ, người lớn tuổi, bạn bè, thầy cô, ứng xử văn hoá, tự tin trước
đông người, xây dựng tình bạn, sự cảm thông, sự hỗ trợ trong quan hệ bạn bè,…).
(3) Kỹ năng hợp tác và chia sẻ( kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, sinh
hoạt, hoạt động tập thể, kỹ năng giải quyết xung đột trong học đường, chia sẻ khó
khăn giúp đỡ bạn bè, …).
(4) Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành
vi tốt, sấu, dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục,…)
(5) Nhóm kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn, căng thảng trong cuộc
sống (Phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội, kỹ năng phòng chống các tai nạn

thương tích, sử lý các tình huống khi gặp khó khăn hoạn nạn, đảm bảo an toàn khi
sinh hoạt và lao động, tìm kiếm sự hỗ trợ khi căng thẳng,…)
5.2 Đề xuất những biện pháp quản lý trong giáo dục KNS tại đơn vị
Xác định những khó khăn tồn tại trên, trên cơ sở thực tế về đặc điểm tỉnh
hình của đơn vị để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung của Phong
trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong năm học
2011-2012 tôi đã nghiên cứu và đề xuất năm nhóm biện pháp quản lý nhằm chỉ
đạo đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh Trung tâm.
1. Nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức, tăng cương công tác bồi dưỡng kiến
thức KNS, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBQL, giáo viên,
19
nhân viên; Quản lý chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục KNS lồng ghép
trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Nhóm biện pháp: Điều tra phân loại đối tượng học sinh; xác định nhu cầu về
giáo dục KNS của học sinh; xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục KNS
cho học sinh sát đối tượng.
3. Nhóm biện pháp: Triển khai các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức về KNS và rèn luyện KNS cho học sinh;
4.Nhóm biện pháp: 4. Nhóm biện pháp: Tăng cường giáo dục KNS cho trẻ
khuyết tật theo nhóm tật và học sinh cá biệt.
5. Nhóm biện pháp: Tạo động lực làm việc và tăng cường các điều kiện làm
việc cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh trong việc thực hiện giáo dục, rèn
luyện KNS cho học sinh.
Chương III. Các biện pháp đã tiến hành
1. Nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức, tăng cương công tác bồi
dưỡng kiến thức KNS, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ
CBQL, giáo viên, nhân viên; Quản lý chỉ đạo việc thực hiện chương trình
giáo dục KNS lồng ghép trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
nhân viên

Để thực hiện giáo dục KNS có hiệu quả cao người thầy phải là tấm gương,
thầy cô mẫu mức sẽ là chuẩn mực để học sinh noi theo. Để làm tốt nội dung này
mỗi giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện và trường thành hơn và phải
thực hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo”.
Thủ trưởng đơn vị quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được tham
gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, học tập các chỉ thị nghị quyết của Đảng,
nghe thời sự, học tập các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo,
Thường xuyên quan tâm động viên, vân động giáo viên tham gia các cuộc
vận động và các phong trào thi đua, tích cực tham gia các cuộc vân động, các
phong trào thi đua là điều kiện tốt để GV được rèn luyện, phẩn chất đạo đức, lối
sống, nâng cao nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.
1.2. Nâng cao nhận thức về KNS, sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học
sinh trung tâm
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người thầy trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua tuyên truyền, quán triệt các Chỉ thị, Nghị Quyết, các
Quyết định của các cấp về việc giáo dục KNS, qua các buổi họp Chi bộ, họp hội
động giáo duc, sinh hoạt chuyên môn.
1.3. Tăng cương công tác bồi dưỡng kiến thức KNS
20
Tổ chức các lớp tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ CBQL, giáo
viên, nhân viên Trung tâm. Cụ thể đơn vị đã tập huấn cho giáo viên những kiến
thức cơ bản về giáo dục KNS thông qua các bài dạy và có sự trao đổi thảo luận
của giáo viên.
Nội dung tập huấn gồm
Bài 1: Quan niệm về kĩ năng sống
Bài 2: Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS phổ thông
Bài 3: Phương pháp giáo dục KNS cho HS phổ thông
Bài 4: Giáo dục KNS cho HS qua môn học / HĐGDNGLL
Bài 5: Thực hành soạn bài và giảng thử

Tổng kết và giải đáp thắc mắc
Bố trí giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dục KNS lồng
ghép trong các môn học do Bộ và Sở tổ chức.Đưa nội dung kiến thức KNS được
trao đổi thảo luận tại của tổ khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị.
1.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục
KNS được quy định lồng ghép trong các môn học
- Tổ chuyên môn sau tập huấn trao đổi, thảo luân, để xây dựng và định
hướng chương trình dạy KNS lồng ghép phù hợp với tình hình cụ thể các lớp học.
Đề xuất khó khăn vướng nắc tại tổ để tìm biện pháp tích cựcvà thích hợp.
- Nội dung lồng ghép được xây dựng trong kế hoạch tổ, kế hoạch cá nhân.
Và thể hiện trên bài soạn của giáo viên.
Định hướng những kỹ năng cần được giáo dục cho học sinh thông quan các
hoạt động giáo dục của đơn vị.
- BGĐ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của giáo viên bằng
nhiều hình thức. nhắc nhở uốn nắn kịp thời.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề về giáo dục KNS. Thực
hiện dạy thể nghiệm, đánh giá rút kinh nghiệm, áp dụng thực tiễn giảng dạy.
2. Nhóm biện pháp: Khảo sát phân loại đối tượng học sinh; xác định
nhu cầu về giáo dục KNS của học sinh; xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác
giáo dục KNS cho học sinh sát đối tượng.
Đây được coi là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tại Trung tâm
2.1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh
Công việc này được giao cho giaío viên chủ nhiêm, phụ trách đoàn đội, quản
sinh, bộ phận y tế tiến hành cụ thể như sau:
- Thông qua quan sát hành động, hành vi của trẻ.
- Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể;
- Thông qua kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức;
- Thông qua đánh giá, phân loại khuyết tật, mức độ tật ( Giáo viên chuyên biệt
và cán bộ Y tế, một số cá biệt phải thông qua kết quả giám định của bệnh viện)

21
Tiến hành phân loại học sinh và xác định nhu cầu, kỹ năng cần được rèn luyện
đối với mỗi nhóm, cá biệt mỗi trẻ (đây là khâu quan trọng quyết định thành công
của việc giáo dục kỹ năng cho trẻ)
2.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục KNS trong Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm là người chị trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiêt, xác
định những nội dung, biện pháp thực hiện, xác định những KNS phù hợp để tập
trung thực hiện theo kỳ học, năm học, giai đoạn, xác định lộ trình thực hiện từng
công việc, phân công việc đến từng người, trực tiếp lãnh đạo và tập hợp và lực
lượng cùng tham gia.
Phân cấp cho các tổ chức dưới quyền, phối hợp với công đoàn và các tổt chức
đoàn thể cùng tham gia. Phân công người xây dựng kế hoạch giáo dục theo nhóm
trẻ và trực tiếp thực hiên kế hoạch.
2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo nhóm trẻ và cá nhân từng trẻ
( Kế hoạch này được 1nhóm giáo viên xây dựng theo sự phân công của Giám
đốc Trung tâm)
Minh hoạ: Mẫu kế hoạch và sổ theo dõi sự tiến bộ của trẻ KT, đang thực hiện
tại Trung tâm - Mẫu M1)
3. Nhóm biện pháp: Triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức
về KNS và rèn luyện KNS cho học sinh

3.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi chào cờ
đầu tuần, sinh hoạt ký túc xá, sinh hoạt lớp,…
- Tuyên truyền qua tài liêu, sách báo những vấn đề liên quan đến KNS cho đối
tượng học sinh THCS và học sinh khuyết tật.
- Nêu những sự việc, hiện tượng, hành vi sấu cò xẩy ra tại trung tâm để răn đe,
giáo dục. Nêu nhưng tấm gương tốt để học sinh học tập.
- Cho học sinh được tham gia các ý kiến sau nhận xét của giáo viên, học sinh
được nêu ý kiến của bản thân về những vấn đề liên quan đến sinh hoạt học tập và
điều kiện sinh hoạt, đề xuât nguyện vọng cá nhân, tập thể.

- Lông ghép giáo dục truyền thống, giáo dục sức khoẻ, giáo dục đạo đước lối
sống cho học sinh.
- Hình thức các buổi chào cờ, sinh hoạt cần phong phú và thường xuyên thay
đổi. Với phương châm tạo không khí vui, phấn khởi để học sinh hào hứng phấn
khởi tham gia như lồng ghép văn nghệ, trò chơi,… điều đó cũng giúp học sinh tự
tin và hứng thú hơn.
- Phương pháp có hiệu quả trong giáo dục KNS đó là: Học mà chơi, chơi mà
học, qua các trò chơi rèn KNS qua việc, việc rén KNS tốt góp phần học tập và tu
dưỡng tổt.
3.2. Giáo dục kỹ năng sống mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên, liên tục, trong
mọi công việc
22
Đối với học sinh khuyết tật do có hạn chế về nhận thức do đó việc giáo dục kỹ
năng sống không chỉ dừng lại ở việc giáo dục trên lớp , qua bài học qua các hoạt
động khác mà để có hiệu quả thì cần Giáo dục kỹ năng sống mọi lúc, mọi nơi,
thường xuyên, liên tục, trong mọi công việc. Để làm tốt việc này cần:
- Mọi cán bộ giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định rõ sự cần thiết
phải thực hiện nhiệm vụ này đới với học sinh một cách thường xuyên
- Thông qua các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp như: từ việc dạy kỹ năng
khi ăn, mặc, tắm gội,… đến các kỹ năng tinh như kỹ năng đưa ra định trước công
việc, kỹ năng giáo tiếp ứng sử văn hoá, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng kiềm chế
cản xúc,… Giáo viên luôn là người thường xuyên chỉ bảo uốn nắn cho học sinh.
- Gặp những tình huống học sinh làm chưa đúng, nói chưa hay, hành động
chưa đúng thì phải uốn nắn nhắc nhở ngay ví dụ như: thấy học sinh vứt rác bừa
bãi hoạch nhìn thấy rác bẩn không nhặt bỏ vào thùng rác thì nhắc và yêu cầu làm
ngay; Thấy học sinh mặc quàn áo bẩn hoạch chưa gọn gàng; vào lớp thấy bàn ghế
chưa ngay ngắn… thì nhắc và yêu cầu làm luôn cho sạch đẹp.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ nhắc nhở bảo ban lẫn nhau
- Thường xuyên quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, tinh thần của trẻ để kịp
thời chia sẻ, giúp đỡ và uốn nắn điều chỉnh kịp thời.

- Đối với trẻ khuyết tật cần kiên trì nhẫn nại khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục
KNS cho trẻ, không nóng dận, thiếu bình tĩnh khi thực hiện nhiệm vụ.
- Mọi lực lượng cùng tham gia trong việc giáo dục KNS cho học sinh.
- Tổ chức tốt các chương trình công tác đội do hội đồng đội đề ra trong đó chú
trọng chương trình vòng tay bạn bè, đôi bạn hoặc nhóm bạn cùng tiến.
3.3. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề với các chủ đề thiết thực cho đối
tượng học sinh khuỷết tật như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng
chống các bệnh xã hội, phòng chống bệnh dịch
- Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên qua các buổi sinh hoạt chuyên đề,
có trao đổi thảo luận.
- Những vấn đề tế nhị giới thì tổ chức theo nhóm, theo lứa tuổi
- Quan tâm tới việc giáo dục vệ sinh cho bé gái, bé trai tuổi dạy th, đặc biệt là
trẻ khuyết tật.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩn, vệ sinh
công cộng, trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng tối thiểu khi có dịch
bệnh hoạc khi đau ốm.
3.4. Thành lập tổ tư vấn tâm lý giáo dục trong Trung tâm, nhằm giúp học sinh
giải quyết những thắc măc về tâm sinh lý, tạo điều kiện cho học sinh sống hoà
nhập môi trường và tích cực học tập, rèn luyện
- Thành lập tổ tư vân giáo dục trong trung tâm gồm 3 thầy cô giáo
- Thông báo chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi tổ tư vấn đến toàn
học sinh Trung tâm
- Tổ chức tập huấn công tác tư vấn( mời chuyên gia)
23
- Chuẩn bị tài liệu liên quan đến những vấn đề học sinh thường vướng mắc và
hay quan tâm.
- Xây dựngchương trình công tác, lịch tư vấn.
- Họp rút kinh nghiệm sau tháng hoạt động.
- Tổ tư vấn xây dựng những nội dung học sinh quan tâm và nhiều vướng nắc
để đưa vào chương trình giáo dục KNS cho học sinh toàn trường.

3.5. Thành lập câu lạc bộ
- Giới thiệu các mô hình câu lạc bộ phù hợp
- Tổ chức để học sinh tự lựa chọn, đề xuất thành lập các câu lạc bộ phù hợp
các mô hình câu lạc bộ phù hợp đối với Trung tâm có sự tư vấn của các chuyên
gia và tổ tư vấn.
- Thành lập thí điểm một câu lạc bộ cho những học sinh yêu thích nhất (Trong
năm 2010-2011, 2011-2012 Trung tâm đã thành lập thí điểm “Câu lạc bộ Bạn
gái”
-Thành lập ban cố vấn gồm 5 thành viên ( Tổng phụ trách đôi, Bí thư đoàn, 2
giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế trường học)
- Ban chủ nhiệm câu lạc bộ gồm 5 học sinh
- Tiến hành phân công nhiệm vụ thành viên ban chủ nhiệm câu lạc bộ, xây
dựng điều lệ, chương trình theo tháng, năm. Xây dựng nguồn cơ sở vật chât, kinh
phí thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức như: Hội thảo, trao đổi theo chủ
đề, tập luyện, biểu diễn, thi đấu,… các hạt động này đều do học sinh tự làm dưới
sự chỉ đạo của ban tư vấn.
- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, ghi nhận kết quả của hoạt động câu lạc
bộ.
- Nhân rộng hình thức CLB trong năm học sau.
Tất cả các hạot động của câu lạc bộ đềudo học sinh tự chủ động, ban cố vấn
chỉ là cố vấn chuyên môn, định hướng. Hoạt động này giúp việc rèn luyện các kỹ
năng cơ bản cho học sinh rất hiệu quả.
3.6. Tổ chức các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, dân tộc
*Trò chơi dân gian có một ý nghĩa hết sức quan trọngtrong đời sống tinh rthần
của trẻ em, tham gia trò chởitẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ
thống và tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong hoạt động cũng sự phát
triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian trẻ phát triển được các giác
quan, phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ và nâng cao hiểu biết về
văn hoá dân tộc. Đối với trẻ khuyết tật thì việc rèn KNS qua các trò chơi là một

phương pháp hiệu quả thường được áp dụng nhiều năm tại các trường chuyên biệt
và các lớp học hoà nhập.
Biện pháp để đưa trò chơi dân giam có hiệu quả là:
- Tổ chức sưu tầm trò chơi dân gian: Phát động trong toàn trường sưu tầm trò
chơi dân gian phù hợp, an toàn.
24
- Tập hợp phân laọi theo đúng độ tuổi, đặ điểm học sinh. Chọ nhưng trò dễ
chơi, luật chơi không phức tạp và đặc biệt chú ý tới sự an toàn khi tổ chức trò
chơi.
- Thử nghiệm trò chơi trên nhóm đối tượng và đánh giá nhu cầu sở thích cy\ủa
trẻ
- In ấm tài liệu, phổ biến trò chơi để mọi giáo viên, học sinh có thể tham gia.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên và học sinh, hướng dẫn cách chơi an toàn,…
- Tổ chức trò chơi được xen trong giờ thể dục giữa giờ hoặc các buổi sinh hoạt
đội, sinh hoạt ký túc xá. Tổ chức tho các trò chơi dân gian, dân tộc trong dịp lễ,
tết dân tộc. hoạt động này đã giúp học sinh rèn kỹ năng giao tiếp, tự tin và có bản
lĩnh hơn trong cuộc sống. hoạt động cũng góp phần tích cự trong việc giáo dục
những kỹ năng đạc thù cho trẻ khuyết tật. trong khi chơi giáo viên cố gắng động
viên nhưng em còn rụt rè, nhút nhát tham gia với mức độ phù hợp. mỗi trò chơi
chỉ chơi tối đa 3 lần để không nhàm chán và gây sự tiếc nuối cho trẻ.
- Giáo viên cần tham gia cung chơi để học sinh hào hứng tham gia.
* Phát động phong trào em hát và sáng tác các làn điệu dân ca, các điệu múa,
bài hát dân tộc mình.
- Tuyên Truyền vận động để có nhận thức đúng và tự nguyện tham gia.
- Tìm hiểu nguồn gốc xuất sứ, giới thiệu dân ca địa phương
- Tổ chức biên tập, tổng hợp, lựa chọn các làn điệu phù hợp đưa vào nhà
trường
- Tập huấn cho cán bộ giáo viên học sinh và vận động học sinh tham gia.
- Trong năm học tổ chức thi các làn điệu dân ca, dân tộc.
- Kết hợp giới thiệu nội dung trong các tiết âm nhạc hoặc trong sinh hoạt đầu

tuần.
* Tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc.
3.7. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong Trung tâm, bên cạnh đó xây dựng
nội quy quy định đối với học sinh và giáo viên tại tại trung tâm, tại các nới làm
việc, học tập và sinh hoạt như: Nội quy trung tâm, nội quy nhà bếp, nội quy
phòng ở khu ký túc xá, nội quy phòng đọc, nội quy phòng máy,…
Các nội dung này đề được xây dựng trên tình thần dân chủ, nọi giáo viên và
học sinh được tham gia xây dựng vì vậy các nội quy đều được thực hiện nghiêm
túc có hiệu quả, việc giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy trung tâm đã góp
phần hết sức tích cực vào việc rèn kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.
Đặc biệt vì đối tượng học sinh trung tâm có hạn chế nhất định về nhận thức do
đó nọi nội quy, quy tắc đều được xây dựng ngắn gon, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực
hiện, và được treo tại những nơi dễ xem. Đầu năm học tổ chức học tập nội quy
quy định đơi với toàn bộ học sinh Trung tâm. Mọi học sinh đều phải học thuộc
quy tắc ứng xử văn hoá và nội quy quy định. Việc này được nhắc nhở và thường
xuyên kiểm tra do đó có thể nối trong năm học này học sinh trung tâm rất ít vi
phạm nội quy và có sự tiến bộ khá rõ nét trong nhận thức, hành vi và kỹ năng
sống.
Xin trích Quy tắc ứng xử văn hoá và nội quy nhà ăn để bạn đọc tham khảo.
25

×