MỤC LỤC
i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Bên cạnh những
tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, các tín ngưỡng dân gian… còn xuất
hiện nhiều loại hình tôn giáo mới, các “đạo lạ”. Những năm gần đây, hoạt
động của các tín đồ, tổ chức tôn giáo diễn ra hết sức phong phú, đa dạng và
phức tạp. Điều này tạo nên những khó khăn nhất định trong công tác quản lý
tôn giáo cũng như giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại các địa phương.
Ở Việt Nam hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh
thần của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân trong đó có cả cán bộ,
đảng viên, sinh viên,… Hoạt động tôn giáo không chỉ diễn ra sôi động, phong
phú trên phạm vi toàn quốc mà còn mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo
nước ngoài. Một số tôn giáo mới từ bên ngoài đã xâm nhập vào Việt Nam,
nhiều tổ chức hội đoàn trong nước khôi phục, phát triển không xin phép chính
quyền,… Ở một số địa phương, giáo hội có xu hướng hoạt động lấn lướt
chính quyền, tìm cách thoát khỏi sự quản lý của Nhà nước trong các hoạt
động tôn giáo. Tại một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, đồng bào theo
truyền thống thờ cúng tổ tiên và các hình thức tín ngưỡng dân gian gần đây
cũng chuyển sang theo đạo Tin Lành.
Trong âm mưu diễn biến hòa bình chống phá Nhà nước Việt Nam, các
thế lực thù địch luôn coi tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, có thể tạo “ngòi
nổ” gây mất ổn định chính trị và xã hội. Bên cạnh các hoạt động xuyên tạc
chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, các thế lực thù địch tăng cường vu
cáo Việt Nam đang đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền; ráo riết kích động,
chỉ đạo các phần tử cực đoan phản động chống đối Nhà nước nhằm gây ra
tình hình phức tạp về an ninh, trật tự, dẫn tới những xung đột về chính trị ở
1
các vùng tôn giáo, tạo cớ quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để can thiệp, gây sức ép
về chính trị, kinh tế - xã hội đối với nước ta.
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội. Bản thân nó từ khi ra đời đã
có những tác động tới nhiều lĩnh vực xã hội bao gồm cả những tác động tích
cực và ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì thế, quản lý và định hướng các hoạt động
tôn giáo sao cho phù hợp với pháp luật, phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu
cực là điều hết sức cấp thiết và cần được nhà nước quan tâm. Thực tiễn lịch
sử cho thấy, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nơi đâu có tôn giáo thì ở đó
có sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước. Không quản lý nhà nước về tôn giáo
sẽ dẫn đến các tôn giáo hoạt động vô chính phủ, chèn ép, công kích lẫn nhau,
xã hội sẽ không phát triển lành mạnh vì sự lợi dụng tôn giáo để phá hoại đoàn
kết dân tộc, trật tự xã hội, an ninh quốc gia,… Do đó, quản lý nhà nước đối
với các hoạt động tôn giáo là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia trong đó
có Việt Nam.
Hoạt động thực tiễn cho thấy một số chính quyền địa phương, cán bộ
có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ những chủ trương, chính
sách của Nhà nước về tôn giáo từ đó dẫn đến những thiếu sót trong việc xử lý
các sự việc liên quan đến hoạt động tôn giáo.
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, công cuộc đổi mới do Đảng ta
lãnh đạo diễn ra sâu rộng trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa,
xã hội. Trong lĩnh vực tôn giáo, quan điểm về tự do tôn giáo từ khi lập quốc
cho tới nay vẫn luôn nhất quán và ngày càng được cụ thể hóa rõ ràng hơn.
Trên thực tế, tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước luôn có những
tác động đến tình hình tôn giáo trong nước. Vì thế những quan điểm của Đảng
đối với công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo cũng cần phải
đổi mới và tăng cường hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thêm vào đó, công cuộc cải cách hành chính đặt ra nhiều vấn đề về hệ
thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, trình tự thủ tục hành chính
2
trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và bộ máy quản lý các
hoạt động trong công tác quản lý tôn giáo là hết sức cần thiết. Việc nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn
giáo sẽ là tư liệu hữu ích góp phần hoàn thiện các quy định, điều luật liên
quan tới hoạt động tôn giáo.
Chính vì tính thời sự của tình hình tôn giáo ở Việt Nam và vai trò quan
trọng không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước đối với tôn giáo nên
học viên đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:
Thực trạng và giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tôn giáo và vấn đề công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động
tôn giáo là đề tài được các nhà khoa học hết sức quan tâm nghiên cứu. Trong
thời gian qua, nhất là từ sau Đổi mới, chủ đề này các học giả quan tâm nghiên
cứu và đề cập trong nhiều tài liệu, các công trình, đề tài khoa học khác nhau.
Điển hình như:
- Bùi Đức Luận với công trình Quản lý hoạt động tôn giáo cơ sở lý
luận và thực tiễn (2005), NXB Tôn giáo, HN;
- Ban Tôn giáo Chính phủ với Tôn giáo và Công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo (2008), NXB Tôn giáo, HN;
- Hoàng Quốc Bảo với Quản lý xã hội về tôn giáo (2010), NXB Chính
trị - Hành chính, HN;
- Nguyễn Hữu Khiển với Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay,
NXB Công an nhân dân, HN;
- Nguyễn Đức Lữ, Lê Hữu Nghĩa với Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo (2003);
- Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thị Kim Thanh với Một số quan điểm của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo (2009), NXB Chính trị quốc gia,…
Các công trình trên đã đề cập đến nội dung cơ bản về tôn giáo, cơ sở lý
luận cũng như thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
3
giáo dưới những khía cạnh nghiên cứu khác nhau và là nguồn tài liệu quý để
học viên lựa chọn, tiếp thu.
Các công trình nghiên cứu về tôn giáo và công tác quản lý lĩnh vực tôn
giáo là nguồn tư liệu vô cùng hữu ích hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo. Song cho đến nay, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng,
Nhà nước đã có nhiều thay đổi, thực tiễn hoạt động của các tôn giáo vô cùng
phức tạp và không còn thuần túy như trước. Vì vậy, để có đường lối, chính
sách quản lý hoạt động tôn giáo đúng đắn, cụ thể hơn và cập nhật phù hợp với
tình hình thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận để
từ đó áp dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn quản lý tôn giáo nói riêng và
quản lý xã hội nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các
hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm
góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học xây dựng chính sách đối với tôn giáo
cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn cần giải quyết các
nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với các hoạt
động tôn giáo.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý các hoạt động tôn giáo ở nước
ta hiện nay.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt
động tôn giáo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.
4
Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động quản lý tôn thời
kỳ đổi mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Đảng ta về tôn giáo. Đồng thời, luận văn dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu,…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng rõ cơ sở lý luận cho công tác quản lý
nhà nước về tôn giáo.
- Khái quát diện mạo tôn giáo và tình hình quản lý các hoạt động tôn
giáo của Đảng, Nhà nước thông qua các công cụ là hệ thống pháp luật và bộ
máy quản lý các cấp về tôn giáo.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học
cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách tôn giáo phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 2 chương 5 tiết.
5
NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. Lý luận về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với các
hoạt động tôn giáo
1.1.1. Quản lý nhà nước
1.1.1.1. Quản lý:
Hoạt động quản lý xuất hiện từ lâu, tuy nhiên cho tới nay dưới những
góc độ nghiên cứu khác nhau, các học giả đưa ra nhiều cách hiểu không đồng
nhất về nội hàm của thuật ngữ này.
Có quan điểm cho rằng quản lý là tiến trình bao gồm các khâu: lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau để đạt mục tiêu đã định trước.
Cũng có quan điểm cho rằng quản lý là sự tác động định hướng lên một hệ
thống nào đó nhằm trật tự hóa nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, song thuật ngữ “quản lý” được
các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thống nhất ở những nội dung:
Thứ nhất, quản lý là sự tác động mang tính tổ chức, tính mục đích của
chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.
Thứ hai, mục tiêu quản lý là nhằm làm cho đối tượng quản lý hoạt
động, vận hành cho phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trước.
Nói đến quản lý trước hết là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng
quản lý. Sự tác động này không mang tính chất đơn lẻ, tự phát mà nó mang
tính tổ chức, tính mục đích rõ ràng. Mục đích mà chủ thể quản lý đặt ra là xu
hướng cho đối tượng quản lý hoạt động.
Như vậy, quản lý chính là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý
đã đặt ra từ trước.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước
6
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội thông
qua sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người. Hoạt động quản lý nhà nước do tất cả các cơ quan
nhà nước tiến hành nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước đối với xã
hội.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính
quyền lực nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các cấp).
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
Tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử - xã hội tồn tại lâu đời song cũng
như nhiều khái niệm, khái niệm tôn giáo cũng được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau. Trong các văn bản luật quản lý về tôn giáo, khái niệm này hiện
nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Thuật ngữ tôn(g) giáo – religion có nguồn gốc từ tiếng La tinh là
legere, relegere mang nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Thời kỳ
đầu khi mới ra đời, religion là thuật ngữ dùng để chỉ Ki tô giáo, trong ngôn
ngữ Pháp cổ, chỉ có nghĩa đen là tu viện (monastère). Tới khoảng thế kỷ XVI
khi cuộc đại phân liệt lần thứ nhất của đạo Ki tô diễn ra, cho ra đời hai nhánh
là đạo Tin Lành và Công giáo, trên các diễn đàn khoa học và thần học châu
Âu, thuật ngữ religion mới trở thành một thuật ngữ chung dùng để chỉ hai tôn
giáo cùng thờ chung một Chúa. Cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa tư
bản, sự tiếp xúc giữa các tôn giáo thuộc nền văn minh khác Ki tô giáo, thuật
ngữ religion được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên toàn
thế giới. Đến thế kỷ XVIII, thuật ngữ religion được dịch ra thành tôn giáo
xuất hiện ở Nhật Bản, sau tới Trung Quốc và vào Việt Nam vào cuối thế kỷ
7
XIX. Tuy nhiên, ở Việt Nam thuật ngữ này được đọc khác đi thành tông giáo
vì kỵ húy vua Thiệu Trị.
Như vậy, ban đầu thuật ngữ tôn giáo được sử dụng để chỉ một tôn giáo
cụ thể ở châu Âu là Ki tô giáo, nhưng trong quá trình phát triển, giao thoa
giữa các nền văn hóa, thuật ngữ này được sử dụng nhằm chỉ chung các loại
hình tôn giáo khác nhau.
Theo GS. Đặng Nghiêm Vạn, đối tượng tôn giáo là “thế giới bên kia
gồm các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp
nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực với con người,
nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Tôn giáo
được biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử hay hoàn cảnh
địa lý – văn hóa khác nhau của từng cộng đồng xã hội hay tôn giáo khác
nhau”[37.252]. Tôn giáo là phương tiện để giải thích thế giới của con người
sau cái chết, là sự chuẩn bị của con người cho sự sống phía sau cái chết.
Tôn giáo còn được hiểu là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với
thần thánh; giữa thế giới vô hình với thế giới hữu hình; giữa cái thiêng và cái
trần tục.
Theo tiếng Hán, tôn giáo chủ yếu chỉ một số những hình thể tôn giáo có
thể chế, có tổ chức nhưng thực ra tôn giáo còn bao hàm cả sự sùng kính trong
tâm khảm con người: “Nhắc đến tôn giáo thì lên tưởng đến đền miếu nguy
nga, nhà thờ cao lớn đồ sộ, và tất cả những phương tiện vật chất có thể chế, có
tổ chức; không ngờ rằng, các tôn giáo vật chất có hình thức ấy, đều bắt nguồn
từ tinh thần không có ý thức. Cái danh từ religion này, ý nghĩa của nó không
đơn thuần chỉ tổ chức có thể chế, mà còn bao hàm tất cả sự sùng kính trong
tâm khảm con người”[9.52].
Ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm tôn giáo, người Việt còn sử dụng các
thuật ngữ khác như đạo, tín ngưỡng,…để chỉ các hình thức tâm linh của mình.
“Đạo” có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để chỉ “con đường”, cách
thức đưa con người đạt tới niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên. Theo
8
nghĩa rộng, đạo có thể bao gồm cả một số hình thức tín ngưỡng và tôn giáo
(đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Mẫu, ). Theo nghĩa hẹp hơn, thuật ngữ đạo
dùng để chỉ một số hình thức tín ngưỡng phát triển có xu hướng trở thành tôn
giáo sơ khai hay là tôn giáo dân gian (đạo thờ ông bà, đạo Mẫu, ).
Tín ngưỡng là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng để nói về một
hình thức tâm linh. Tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng vào một thực thể
nào đó; chỉ niềm tin, tự do lương tâm nói chung. Có rất nhiều quan điểm khác
nhau khi bàn về thuật ngữ “tôn giáo” và “tín ngưỡng”. Theo quan điểm truyền
thống, tín ngưỡng là sản phẩm của xã hội ở trình độ phát triển thấp hơn so với
tôn giáo, dùng để chỉ các tôn giáo sơ khai. Quan điểm khác lại đồng nhất giữa
tôn giáo và tín ngưỡng, gọi chung là tôn giáo nhưng có sự phân biệt giữa các
hình thức tôn giáo như: tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế
giới.
Ta có thể phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng dựa trên các khía cạnh sau:
Nội
dung
Tín ngưỡng Tôn giáo
Về mặt
tổ chức
Chưa hình thành tổ chức riêng
biệt; thường gắn với cá nhân và
cộng đồng làng xã
Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá
chặt chẽ với hệ thống giáo chức
từ trung ương tới cơ sở
Nơi thờ
tự
Nơi thờ cúng nhỏ lẻ, phân tán,
không quy mô. Chưa thành hệ
thống thần điện, còn mang tính
chất đa thần, tản mạn.
Nơi thờ cúng riêng, quy mô, có
hệ thống. Thần điện đã thành hệ
thống duới dạng đa thần hay
nhất thần giáo.
Hệ
thống
giáo lý,
giáo
Chưa có hệ thống giáo lý, giáo
luật mà chỉ mới có các huyền
thoại, thần tích, truyền thuyết.
Hệ thống giáo lý, kinh điển thể
hiện quan niệm vũ trụ và nhân
sinh, truyền thụ qua học tập ở
các tu viện, thánh đường, nơi
9
luật thờ tự nói chung.
Nghi lễ
thờ
cúng
- Nghi lễ thờ cúng còn phân tán,
chưa thành quy ước chặt chẽ.
- Thường đơn giản, không mang
tính bắt buộc.
- Mang tính chất dân gian, sinh
hoạt của dân gian, gắn với đời
sống nông nghiệp.
- Nghi lễ thờ cúng chặt chẽ.
- Không mang tính dân gian, có
chăng chỉ là biến dạng theo kiểu
dân gian hóa.
Như vậy, đạo, tín ngưỡng, tôn giáo đều là những thuật ngữ chỉ ý thức
tâm linh của con người dựa trên cơ sở niềm tin, là cách thức con người giải
thích thế giới, chuẩn bị cho mình một cuộc sống phía sau cái chết,… Tuy
nhiên, khi nhắc đến một số tôn giáo hoàn chỉnh không thể không nói tới
những yếu tố căn bản cấu thành nên một tôn giáo bao gồm: niềm tin tôn giáo,
tổ chức tôn giáo, hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo, tín đồ tôn giáo.
• Niềm tin tôn giáo
Niềm tin tôn giáo là đặc điểm chung của tín ngưỡng và tôn giáo, là yếu
tố tiên quyết đối với bất kỳ tôn giáo, tín ngưỡng nào. Bởi lẽ nó là nền tảng
đầu tiên và trên cơ sở đó các yếu tố khác của tôn giáo như tín đồ, tổ chức tôn
giáo, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, được hình thành.
Niềm tin tôn giáo là trạng thái tâm lý đặc biệt của chủ thể nhận thức,
thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái của chủ thể nhận thức vào một
thực thể siêu việt như Thần, Phật, Thượng đế, Niềm tin tôn giáo mang tính
thiêng liêng, cao cả. Nó được hình thành trên cơ sở tình cảm tôn giáo, những
xúc cảm, rung động, sùng kính trước các biểu tượng tôn giáo.
• Tổ chức tôn giáo
Tổ chức tôn giáo là là một tổ chức xã hội đặc biệt, liên kết của những
tín đồ theo một tôn giáo nhất định, trong đó một tập hợp những người có thứ
bậc nội bộ theo chức năng, ít hay nhiều dựa vào quyền uy, định ra một tập
10
hợp quy chế và chuẩn mực nội bộ được hợp thức hóa nhằm duy trì, phát triển
và truyền bá giáo lý, tổ chức nghi lễ, đảm bảo sự sống còn của bản thân tôn
giáo. Điều 3, khoản 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đưa ra định nghĩa: “tổ
chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống lễ nghi và tổ
chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận”.
Tổ chức tôn giáo thường bao gồm cơ cấu tổ chức (cơ quan quyền lực –
giáo quyền) từ trung ương đến cơ sở, hệ thống nơi thờ tự, tu viện, các trường
đào tạo chức sắc, cùng với hội đoàn tôn giáo và nguồn tài chính duy trì các
hoạt động tôn giáo,…
• Hệ thống giáo lý
Giáo lý là hệ thống những quan niệm về thế giới, xã hội, con người; về
quyền năng tuyệt đối của lực lượng siêu nhiên cùng thái độ của con người đối
với quyền năng đó. Chính vì đặc thù này mà giáo lý các tôn giáo mang tính
triết học và xã hội. Có những tôn giáo, giáo lý của nó là học thuyết triết học
trước khi trở thành tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo.
Giáo lý được thể hiện thông qua nhiều hình thức như kinh điển, tín
điều, sự thờ phụng,… Không có hệ thống giáo lý thì không thể hình thành
một tôn giáo với ý nghĩa đầy đủ.
• Hệ thống luật lệ, lễ nghi tôn giáo
Luật lệ, lễ nghi tôn giáo là hệ thống những quy định đặt ra đối với tín
đồ cũng như tổ chức tôn giáo, được quy định chặt chẽ bởi giáo lý, giáo luật và
được duy trì thường xuyên trong các hoạt động tôn giáo. Luật lệ, lễ nghi tôn
giáo có tính tổ chức và mang tính bắt buộc với tín đồ.
Luật lệ, lễ nghi tôn giáo là hình thức, phương tiện truyền tải niềm tin
tôn giáo. Nghi lễ bao gồm hệ thống những biểu tượng mang tính thần thánh
và những điều răn dạy, kiêng kị. Trong hệ thống lễ nghi thì hoạt động thờ
cúng là yếu tố cơ bản, là sự hiện thực hóa ý thức tôn giáo.
11
Luật lệ, lễ nghi tôn giáo là phương tiện tác động trực tiếp vào tư tưởng,
tình cảm của con người. Thông qua nghi thức thờ cúng, các tổ chức tôn giáo
biến ý thức tôn giáo thành những hình thức tình cảm cụ thể trong ý thức con
người. Hệ thống nghi lễ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống nhất
của các tín đồ. Nhưng mặt khác, nghi lễ tôn giáo cũng dễ dàng trở thành yếu
tố mang tính bảo thủ, thường gắn với thói quen, truyền thống, tập tục của các
nhóm, cộng đồng trong xã hội.
• Lực lượng quần chúng tin theo tôn giáo (tín đồ)
Tín đồ là thành phần không thể thiếu của bất kỳ tôn giáo nào. Họ là
những người cùng theo một tôn giáo, được tổ chức tôn giáo thừa nhận và tự
nguyện tuân thủ theo giáo lý, giáo luật, giáo lễ cũng như chịu sự quản lý,
hướng dẫn về mặt tín ngưỡng của giáo hội. Ở Việt Nam, tín đồ tôn giáo được
mỗi tôn giáo gọi theo cách riêng của mình: Phật giáo gọi tín đồ là Phật tử,
Công giáo gọi là giáo dân (tín hữu), Tin lành gọi là tín hữu, Hồi giáo gọi là tín
đồ,…
Hoạt động tôn giáo
Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (2004) định nghĩa: “Hoạt động
tôn giáo là việc truyền bá, thực hành các giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ
chức của tôn giáo”. Nói cách khác hoạt động tôn giáo gồm 3 mặt: truyền đạo,
hành đạo, quản đạo và một số hoạt động khác do tổ chức, cá nhân tôn giáo
thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động tôn giáo.
Truyền bá giáo lý, giáo luật (truyền đạo) là việc tuyên truyền những lý
lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm
tin tôn giáo của các tín đồ được củng cố, luật lệ trong tôn giáo được các tín đồ
thực hiện. Đối với những người chưa phải tín đồ tôn giáo, hoạt động truyền
đạo giúp họ hiểu, tin và theo tôn giáo. Thông qua đó, các tôn giáo có thể mở
rộng ảnh hưởng và phát triển tín đồ.
12
Thực hành giáo luật, lễ nghi (hành đạo) là hoạt động của tín đồ, nhà tu
hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thỏa mãn đức tin tôn
giáo của các cá nhân tôn giáo hay cộng đồng tín đồ.
Hoạt động quản lý tổ chức của tôn giáo (quản đạo) nhằm thực hiện quy
định của giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm
bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Từ các khái niệm quản lý, quản lý nhà nước, hoạt động tôn giáo, chúng
ta có thể đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với tôn giáo theo những
khía cạnh sau:
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là
quá trình dùng quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước theo quy định của
pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình mà tôn giáo và các
hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với
pháp luật đạt được những mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước nước đối với các hoạt động tôn giáo
là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ
quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh mọi hành vi hoạt động tôn giáo
của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
1.1.2.2. Mục tiêu của công tác quản lý tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
Hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong
giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong
khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
13
bằng, dân chủ, văn minh. Trong giai đoạn hiện nay, quản lý nhà nước về tôn
giáo cần đạt được những mục tiêu:
- Đảm bảo cho các tôn giáo được hoạt động diễn ra bình thường trong
khuôn khổ của pháp luật.
- Phát huy được những mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế,
tiêu cực trong tôn giáo đối với quá trình phát triển xã hội.
- Xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
- Tăng cường được vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các
hoạt động tôn giáo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo.
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng ta cần thực hiện một số nội dung chủ
yếu sau:
Một là, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn
khổ pháp lý, bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết
dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Bởi lẽ tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
còn tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Công tác vận động quần chúng phải động viên được các đồng bào nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc, thông qua
14
việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo
đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng
bào các tôn giáo.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Hiện
nay, các tôn giáo có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, phân bố ở
mọi vùng miền, địa phương trong cả nước. Vì thế, sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp, các ngành trong công tác quản lý tôn giáo là điều không thể bỏ qua.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do
tham gia hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của
pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào tạo các chức sắc,
nhà tu hành, xuất bản, in ấn kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng các cơ
sở thờ tự tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật.
Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động khác đều phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.
1.1.2.3. Phương pháp quản lý các hoạt động tôn giáo
Phương pháp quản lý là cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để
tác động vào đối tượng quản lý nhằm mục đích thực hiện mục tiêu quản lý.
Để thực hiện các mục tiêu trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn
giáo đã đề cập trên đây, có thể kể tới một số phương pháp căn bản sau :
Phương pháp giáo dục, thuyết phục
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX Về công tác tôn giáo đã khẳng định: “Nội dung cốt lõi
của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Mục đích chính của
15
phương pháp này là tuyên truyền, giải thích, thuyết phục nhằm nâng cao nhận
thức cho tín đồ và chức sắc, nhà tu hành về chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và quản lý tôn giáo ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, công tác quản lý tôn giáo tuy đã có nhiều đổi
mới nhưng còn duy trì nhiều tư duy cũ, coi đức tin tôn giáo không phù hợp
với chủ nghĩa xã hội, tôn giáo đối lập với khoa học,… dẫn tới hiện tượng tìm
cách hạn chế hoạt động tôn giáo, dùng các biện pháp hành chính áp đặt trong
hoạt động quản lý xã hội về tôn giáo. Mặt khác, trong một bộ phận tín đồ,
chức sắc, nhà tu hành vẫn còn mặc cảm trong sinh hoạt cộng đồng. Do đó,
muốn quản lý tốt vấn đề tôn giáo, trước hết chúng ta cần kiên trì thực hiện
phương pháp giáo dục và thuyết phục.
Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính buộc đối tượng
quản lý phải phục tùng. Trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo,
phương pháp này hết sức cần thiết.
Biểu hiện hành chính trong việc thực hiện phương pháp này là ban
hành các quy định pháp luật (luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy,…), ban
hành các quyết định quản lý (đơn phương, một chiều, bắt buộc,…) cụ thể để
làm công cụ quản lý và xử lý các vụ việc trong thực tiễn quản lý xã hội về
tôn giáo.
Việc sử dụng phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo xuất phát từ những yêu cầu bảo vệ độc lập và chủ
quyền đất nước, đặt lợi ích của dân tộc, của xã hội lên trên hết. Cách thức tác
động của phương pháp này vào quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh thể hiện ở
các hình thức:
16
Một là, cho phép: Chủ thể tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng
pháp luật quản lý về hoạt động tôn giáo điều chỉnh được phép thực hiện
những hành vi nhất định.
Hai là, bắt buộc: Chủ thể tham gia quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật về hoạt động tôn giáo phải thực hiện những hành vi nhất
định. Chẳng hạn như, tổ chức giáo hội muốn tổ chức đại hội đồng, bắt buộc
phải làm đơn xin phép các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo có thẩm
quyền.
Ba là, đăng ký và thông báo: Chủ thể tham gia quan hệ xã hội thực hiện
các hoạt động tôn giáo sau khi đăng ký hoặc thông báo với chính quyền các
cấp về nội dung hoạt động. Ví dụ: đăng ký thành lập hội đoàn, thông báo sửa
chữa cơ sở thờ tự…
Bốn là, cấm đoán: Biện pháp này thực hiện khi các cá nhân, tổ chức tôn
giáo hoạt động tôn giáo trái với pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc
lợi dụng tôn giáo vào những mục đích xấu.
Phương pháp tổ chức
Phương pháp tổ chức là phương pháp nhằm tập hợp đông đảo công dân
mà trọng tâm là các tín đồ tôn giáo vào trong các tổ chức xã hội để thực hiện
sự quản lý. Đồng thời, thông qua việc hoạt động tại các tổ chức xã hội, tín đồ
có thể nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây
dựng xã hội, xây dựng đất nước nói chung.
Phương pháp kinh tế
Thực chất phương pháp này là dùng những lợi ích kinh tế để tác động
vào đối tượng quản lý, qua đó hướng hoạt động của đối tượng quản lý phù
hợp với ý chí của nhà quản lý. Trong việc quản lý các hoạt động tôn giáo,
17
phương pháp này tập trung vào việc đảm bảo lợi ích kinh tế của quần chúng
nhân dân trong đó có tín đồ tôn giáo, thức đẩy việc nâng cao đời sống của
nhân dân các vùng có đạo.
Phương pháp cưỡng chế
Các quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều phải
được tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc thực hiện nghiêm chỉnh.
Trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo pháp luật,
cưỡng chế là phương pháp cần thiết được đưa ra nhằm đảm bảo quyền lực của
quản lý nhà nước đối với hoạt động.
Bên cạnh những phương pháp căn bản trên, trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo, các cơ quan nhà nước còn sử dụng một số phương
pháp khoa học khác như phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương
pháp thực địa… để phục vụ công tác quản lý. Mỗi phương pháp có những ưu
điểm và hạn chế riêng, do vậy trong việc nghiên cứu và thực hiện quản lý nhà
nước về tôn giáo cần linh hoạt sử dụng các phương pháp từ đó nâng cao hiệu
quả quản lý xã hội nói chung và quản lý tôn giáo nói riêng.
1.1.2.4. Nội dung của hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt
động tôn giáo
Quản lý nhà nước đối với tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà
nước của cơ quan chức năng theo quy định của Pháp luật để tác động, điều
chỉnh, hướng dẫn các quá trình mà tôn giáo và các hành vi hoạt động tôn giáo
của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật đạt được những
mục tiêu cụ thể của Nhà nước. Néi dung qu¶n lý nhµ níc ®èi víi ho¹t ®éng
t«n gi¸o gåm nhiÒu lÜnh vùc cô thÓ nh sau:
+ Về công nhận các pháp nhân tôn giáo;
18
+ Về quá trình xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự;
+ Về chương trình hoạt động thường xuyên và đột xuất;
+ Về quá trình đào tạo chức sắc;
+ Về quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo;
+ Về một số việc thuộc hành chính đạo;
+ Về các hoạt động từ thiện – xã hội;
+ Xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính
sách tôn giáo;
+ Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo;
+ Đấu tranh chống lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo;
Những nội dung quản lý trên mang tính phổ quát ở mọi nơi, song từng
thời gian nội dung nào là trọng tâm, trọng điểm cần được dự báo (có kế
hoạch) để áp dụng biện pháp quản lý thích hợp, chủ động và có hiệu quả.
1.1.2.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy sáng tạo trong
bối cảnh mới nhằm giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay. Điều này thể hiện
trong những nguyên tắc nền tảng cho việc xây dựng đường lối, chính sách tôn
giáo, cụ thể là:
- Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và
tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng
về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo hay
không theo đạo cũng như giữa những tôn giáo khác nhau.
19
- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa; giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
- Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những cơ sở thờ tự hợp
pháp, kinh bổn và các đồ thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật
bảo hộ.
- Đoàn kết gắn bó đồng bào tôn giáo và không tôn giáo trong khối đại
đoàn kết toàn dân.
- Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện
vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Những giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát
huy.
- Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn
giáo, ép buộc công dân theo đạo hoặc bỏ đạo, vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân,… Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất
trật tự an toàn xã hội, phương hại đến nền độc lập dân tộc, phá hoại chính
sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản
tín đồ chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân,… đều bị xử lý theo
pháp luật. Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ.
Những nguyên tắc trên là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, và vận dụng, phát huy sáng tạo ở
Việt Nam trong từng thời kỳ. Những nguyên tắc này được thể hiện nhất quán
trong đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là căn cứ
nền tảng cho công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo đạt
hiệu quả và thành tựu.
20
1.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Việt Nam là quốc gia có đời sống tôn giáo đa dạng, phong phú
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng với sự hiện diện
của các tôn giáo lớn trên thế giới, tôn giáo nội sinh, tín ngưỡng bản địa và các
hình thức tôn giáo mới. Cho tới nay ở Việt Nam đã có 37 tổ chức tôn giáo
được Nhà nước công nhận của các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tứ Ân hiếu nghĩa, Tịnh Độ cư
sĩ Phật hội, Baha’i, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh Lý
đạo tam tông miếu, đạo Bà la môn, Những tôn giáo trên hoạt động theo
pháp luật, được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh hoạt
tôn giáo ổn định.
Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam thu hút sự quan tâm của
đông đảo người dân Việt. Theo ước tính, năm 2012 ở Việt Nam có khoảng
80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng trên 20 triệu
tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số. Cụ thể là Phật giáo có khoảng 10 triệu tín
đồ [73, tr.104], Công giáo có hơn 6 triệu tín đồ [73, tr.226], Cao Đài có
khoảng 2,5 triệu tín đồ [73, tr.368], Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,4 triệu tín
đồ, Tin Lành có khoảng 1,2 triệu tín đồ [73, tr.300] và Hồi giáo có khoảng 75
ngàn tín đồ [73, tr.460].
Bên cạnh đó, các hình thức tín ngưỡng dân gian là một phần không thể
thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Các hoạt động tín ngưỡng hòa
quyện, giao thoa với các hoạt động tôn giáo tạo nên đời sống tâm linh vô cùng
phong phú, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau, căn cứ vào
hình thức, đối tượng thờ cúng, có thể phân chia các loại hình tín ngưỡng cụ
thể như sau:
21
- Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia), Tô tem
giáo.
- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng.
- Tín ngưỡng vòng đời người (nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ cưới xin, thờ
thần bản mệnh, tang ma,…)
- Tín ngưỡng nghề nghiệp (tín ngưỡng nông nghiệp: nghi lễ phồn
thực, thờ Thần nông, thờ tứ pháp,…Thờ Thánh sư; Thờ Thần tài; các tín
ngưỡng của ngư dân,…)
- Tín ngưỡng thờ Thần (đạo Mẫu, thờ Đức Thánh Trần, thờ Tứ bất tử,
thờ các anh hùng dân tộc,…)
Như vậy, đời sống tôn giáo ở Việt Nam hết sức phong phú, sôi động. Ở
nước ta có sự hiện diện của những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông
như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, các tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây
như Công giáo, Tin Lành; có cả tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh, có
các tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức,…),
có cả các tôn giáo sơ khai đa thần (tín ngưỡng dân gian ),… Một mặt, các tôn
giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam tồn tại, phát triển khoan dung, hiếu hòa góp
phần gìn giữ truyền thống đoàn kết toàn dân, không phân biệt tín ngưỡng tôn
giáo, góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh đó cũng đặt ra những vấn đề không đơn giản cho Đảng và Nhà nước
ta trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và
đối với từng tôn giáo cụ thể nói riêng.
1.2.2. Các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng gắn bó, đồng hành cùng
dân tộc
Trong lịch sử từ thời kỳ dựng nước cho tới nay, tôn giáo đã không
ngừng khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình và đóng vai trò không
nhỏ đối với quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt từ sau đổi mới,
những thành tựu mà dân tộc ta đạt được về kinh tế xã hội, cũng như những
22
chính sách thông thoáng của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
được ban hành là nền tảng và động lực quan trọng để các tôn giáo đồng hành,
gắn bó cùng dân tộc. Sự đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo được thể
hiện trong nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực trong đó có hai nội dung nổi bật:
Một là, giáo hội các tôn giáo xác quyết đường hướng hành động gắn bó với
dân tộc, vì mục tiêu chung của quốc gia nhằm xây dựng đất nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Hai là, văn hóa
tôn giáo ngày càng hội nhập mạnh mẽ với văn hóa dân tộc, góp phần vào việc
xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam, với bản tính bao dung, cởi mở, người Việt dễ dàng tiếp
nhận những loại hình tâm linh mới. Vì thế, dù là tín ngưỡng nào, tôn giáo nào,
có nguồn gốc từ đâu thì cộng đồng người ở đây cũng sẵn sàng chấp nhận,
miễn là nó không vi phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại với truyền
thống văn hóa dân tộc. Nắm bắt được đặc điểm này nên các tổ chức tôn giáo
tồn tại ở Việt Nam đều xác định cho mình đường hướng hoạt động rõ ràng
theo phương châm gắn bó, xác quyết với dân tộc.
Tại Đại hội Phật giáo lần thứ nhất (11/1981), Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đã định rõ đường hướng hành đạo là: “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa
xã hội”. Đường hướng hành động trên được xây dựng dựa trên nền tảng mối
gắn kết giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc ta trong lịch sử hàng ngàn
năm qua. Trước những biến động của đời sống chính trị - xã hội trong và
ngoài nước, Giáo hội Phật giáo vẫn kiên định con đường mà mình đã chọn:
“gắn đạo với đời, phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc,
đồng hành cùng sự phát triển của đất nước hướng tới xây dựng cuộc sống
giàu đẹp, văn minh, hiện đại” [22, tr.14].
23
“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”
là đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Đường hướng này được thể hiện trong Thư chung 1980 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam. Lịch sử truyền giáo phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam đến
thời điểm 1980 đã là hơn ba trăm năm mươi năm, nhưng đây là lần đầu tiên,
xét về mặt quan phương, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam tuyên bố “gắn bó
với dân tộc và đất nước”. Sự gắn bó hòa mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ
thể trong đó tập trung ở hai điểm chính: xây dựng trong Hội thánh một nếp
sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc và tích cực
góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
Các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hỏa,… sau
khi được Nhà nước công nhận đều đưa ra đường hướng hành đạo gắn bó với
dân tộc. Cụ thể như đường hướng xác tín của đạo Tin Lành là: “Sống phúc
âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”; phương châm hành
đạo của đạo Cao Đài là: “Nước Vinh, đạo Sáng”; đường hướng hành đạo của
Phật giáo Hòa Hảo là: “Vì đạo pháp, vì dân tộc”,…
Cùng với việc đưa ra phương hướng hoạt động gắn bó với dân tộc, các
tổ chức tôn giáo còn thể hiện bằng các hoạt động từ thiện nhân đạo thiết thực
nhằm xây dựng đất nước như: các hoạt động giáo dục công ích, quyên góp
tiền cứu trợ thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng cầu đường, phục vụ
miễn phí cơm, nước cho các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện,…
Bên cạnh đó, sự gắn bó của các tôn giáo đối với quốc gia còn được thể
hiện qua sự hội nhập mạnh mẽ của văn hóa tôn giáo trong dòng chảy văn hóa
dân tộc, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
24