Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.34 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN HÓA DƯỢC

BÀI TIỂU LUẬN
UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP
ĐIỀU TRỊ
Học viên : Nguyễn Quốc Thịnh
Mã học viên : 1211082
Lớp : Cao học 17
HÀ NỘI – 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một loại bệnh do sự phat triển không bình thường của tế bào. Cơ thể
con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình thường những tế bào được phát
triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên đôi khi các tế bào tiếp tục phân chia kể
cả khi không cần thiết làm hình thành lên những nhóm mô, gọi là khối u.
Ung thư phổi là một loại ung thư có ý nghĩa thời sự trong y học nói chung và ung
thư học nói riêng vì nhiều lý do. Thứ nhất vì ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất trên
thế giới cũng như ở Việt Nam và ngày càng có chiều hướng gia tăng theo mức độ ô nhiễm
môi trường liên quan đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở hầu hết
các nước cũng như nạn hút thuốc lá, nghiện ma túy… Thứ hai, mặc dầu y học ngày nay
đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi song việc phát hiện bệnh
sớm là vô cùng khó khăn, tốn kém, do đó khả năng chữa khỏi hẳn bệnh là rất hạn chế,
thời gian sống trung bình trong đa số trường hợp , chỉ trên dưới một năm.
Ngay ở Hoa Kỳ , theo thống kê năm 1999, đã có tới 158.800 trường hợp tử vong
do loại ung thư này. Tại Việt Nam mỗi năm có 150.000 bệnh nhân ung thư tử vong. Hơn
200.000 người được chẩn đoán mắc ung thư, trong đó ung thư phổi là căn bệnh gây tử
vong hàng đầu. Ung thư phổi là một căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Trung bình mỗi
năm tại Singapore có 1.176 người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư phổi và 1.028
người qua đời vì nó, có nghĩa là chỉ có 12,5% số người được xác định ung thử phổi khỏi
bệnh sau quá trình điều trị và theo dõi.
Khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi mắc phải dạng ung thư phổi tế bào nhỏ (dạng


nguy hiểm nhất) mà nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá. Loại tế bào này có tốc độ lan rất
nhanh, nó có thể di căn tới rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể nên rất khó có thể loại bỏ
triệt để các khối u bằng phương pháp phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị là những biện pháp
thường được lựa chọn trong việc điều trị loại tế bào này. 85% bệnh nhân ung thư phổi còn
lại thuộc dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, có thể chia thành ung thư biểu mô
tuyến, ung thư biểu mô vảy và ung thư tế bào lớn. Những loại tế bào này phát triển chậm
hơn loại tế bào nhỏ. Tỷ lệ chữa trị thành công đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến là
cao nhất, sau đó đến ung thư biểu mô vảy và cuối cùng là ung thư tế bào lớn. Nếu bệnh
2
nhân được phát hiện sớm thì phương pháp điều trị thường là tiến hành phẫu thuật để cắt
bỏ khối u và như vậy cơ hội chữa trị triệt để sẽ cao hơn rất nhiều.
NỘI DUNG
I. BỆNH UNG THƯ PHỔI
Ta gọi là ung thư phổi vì bệnh bắt nguồn từ nhóm tế bào tại phổi, các tế bào này
tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát, lấn át tế bào bình thường.
Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh
nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (Thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-
93%).
II. Nguyên nhân mắc ung thư phổi
Các nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi bao gồm các tác nhân gây ung (như
khói thuốc lá), bức xạ ion hoá, và nhiễm virus. Sự phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố này
gây tích tụ các thay đổi trong DNA của mô lát bên trong phế quản của phổi (tức biểu mô
phế quản). Khi ngày càng nhiều mô bị tổn thương, cuối cùng sẽ dẫn đến ung thư.
Theo WHO, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phối. Việt Nam có
tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới: 56,1% ở nam, 1,8% ở nữ . Và 10% nam thanh niên
Việt Nam bắt đầu hút khi mới 13-15 tuổi. Vì vậy bệnh ung thư phổi trở thành nguyên
nhân tử vong hàng đầu. Ở Việt Nam có hơn 40.000 người chết vì bệnh liên quan đến hút
thuốc lá, cao gấp 4 lần số tử vong do tai nạn giao thông.
III. Triệu chứng của ung thư phổi
- Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.

- Thường xuyên thấy đau ngực.
- Ho ra máu.
- Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
- Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
3
- Phù nề vùng mặt và cổ.
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
- Mệt mỏi.
Những triệu chứng này có thể do ung thư phổi gây ra hoặc cũng có thể do các bệnh
lý khác gây ra. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, khi xuất hiện các triệu chứng như
trên thì phải tiến hành khám và đánh giá chuyên khoa ung bướu để làm chẩn đoán xác
định. Khi được phát hiện sớm, phẫu thuật triệt căn là điều trị đầu tay và cho cơ hội khỏi
bệnh. Nếu giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn thì kết quả điều trị có
rất nhiều hạn chế.
VI. PHÂN LOẠI UNG THƯ PHỔI
a, Bảng phân loại mô bệnh học các khối u phổi năm 1999 của WHO
1. Ung thu biểu mô dạng biểu bì
2. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
3. Ung thư biểu mô tuyến
4. Ung thư biểu mô tế bào lớn
5. Ung thư biểu mô tuyến-dạng biểu bì
6. Ung thư biểu mô với các thành phần đa hình thể, sarcom
7. U carcinoid
8. Ung thư biểu mô dạng tuyến nước bọt
9. Ung thư biểu mô không xếp loại
b, Phân loại TNM của WHO về ung thư phổi 2009
- T: khối u nguyên phát
+ Tis: ung thư tại chỗ.
+ To: không thấy khối u nguyên phát.
+ T1: khối u có kích thước lớn nhất ≤ 3cm, được bao quanh bởi nhu mô phổi hoặc lá tạng

màng phổi, không xâm lấn vào phế quản thùy.
+ T1a: khối u ≤ 2cm.
4
+ T1b: khối u > 2cm nhưng ≤ 3cm.
+ T2: khối u > 3cm nhưng ≤ 7cm hoặc khối u có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: xâm
lấn vào lá tạng màng phổi, xâm lấn vào phế quản gốc nhưng cách cựa khí quản ≥ 2cm,
xẹp/viêm phổi do tắc nghẽn có thể lan đến rốn phổi nhưng không gây xẹp toàn bộ phổi.
+ T2a: khối u > 3cm nhưng ≤ 5cm.
+ T2b: khối u > 5cm nhưng ≤ 7cm.
+ T3: khối u > 7cm hoặc có xâm lấn trực tiếp vào thành ngực, cơ hoành, thần kinh hoành,
màng phổi trung thất hoặc lá thành màng tim. Hoặc khối u trong phế quản gốc cách carina
< 2cm; hoặc xẹp/ viêm phổi do tắc nghẽn toàn bộ một phổi, hoặc có một khối u hoặc nột
riêng biệt cùng thùy.
+ T4: khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào tim, mạch máu lớn, khí quản, dây
thần kinh quặt ngược, thực quản, cột sống, hoặc cựa khí quản. Hoặc có khối u hoặc nột
riêng biệt khác thùy cùng bên.
- N: hạch vùng
+ No: không có di căn vào hạch vùng.
+ N1: di căn hạch cạnh phế quản cùng bên và/hoặc hạch rốn phổi bao gồm cả sự xâm lấn
trực tiếp của khối u vào các hạch đó.
+ N2: di căn đến hạch trung thấ cùng bên và/hoặc hạch dưới cựa khí quản.
+ N3: di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bê, hạch cơ bậc thang cùng bên
hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
- M: di căn
+ Mo: không có di căn xa.
+ M1a: có các khối riêng birtj ở một thùy đối bên. Hoặc khối u có các phổi ở màng phổi
hoặc cso các tổn thương ác tính ở màng phổi.
+ M1b: di căn xa.
5
- Xếp giai đoạn theo TNM

T Dưới nhóm N0 N1 N2 N3
1T1 T1a
T1b
Ia
Ia
IIa
IIa
IIIa
IIIa
IIIb
IIIb
T2 T2a
T2b
Ib
IIa
IIa
IIb
IIa
IIb
IIIb
IIIb
T3 T3 IIb IIIa IIIa IIIb
T4 IIIa IIIb IIIb IIIb
M1 IV IV IV IV
V. ĐIỀU TRỊ
Biện pháp phát hiện sớm hay dùng hiện nay gồm: chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc liều
thấp lồng ngực Với nhóm người nguy cơ cao, cần được chụp kiểm tra hàng năm bắt đầu
từ 45-50 tuổi. Chụp X quang lồng ngực thường qui là một phần trong khám sức khỏe định
kì có thể phát hiện được những tổn thương u nhỏ (từ 1cm đường kính) ở vùng ngoại vi
của phổi và rất hạn chế trong chẩn đoán những khối u vùng rốn phổi.

5.1. Phẫu thuật loại bỏ khối u
Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể trạng tốt
để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân
được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.
5.2. Điều trị tia xạ
Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u
khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u
lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống
của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
5.3. Điều trị bằng hóa chất
Việc điều trị ung thư bằng hóa chất bắt đầu có từ những năm 1860. Hiện nay trên
thế giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể, ngày càng có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Nhiều thuốc mới ra đời với xu hướng tác dụng chống ung thư ngày càng hiệu quả và
hạn chế tác dụng phụ. Nhiều phác đồ điều trị thuốc có hiệu quả cao.
6
Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở
những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể
những tác dụng phụ so với trước đây.
5.3.1. Điều trị triệu chứng
* Ho: cho Terpin codein 4 – 6 viên/ngày.
* Ho máu: ho máu nhẹ thường không phải xử trí.Ho máu nặng > 200mL/24 giờ thường
cần tiến hành các phương pháp trị liệu như: soi phế quản can thiệp, chụp và nút động
mạch phế quản, phẫu thuật. Trường hợp điều trị nội khoa dùng morphin 10mg x 1 ống
tiêm dưới da, kháng sinh phòng nhiễm trùng.
* Đau ngực: cho các loại giảm đau, theo phác đò bậc thang:
- Bậc 1: các thuốc giảm đau không có morphin
+ Nhóm paracetamol (Efferalgan) 0,5g-1g x 4 lần/ngày.
+ Salicylic, aspirin (Aspegic) 0,25-1g x 4 lần/ngày.
+ Các thuốc giảm đau chống viêm không corticoid:
Feldene 20mg x 1 viên/lần x 2-3/ ngày.

Feldene 20mg x 1 ống/lần (tiêm bắp) x 1-2/ ngày.
- Bậc 2: các thuốc dạng morphin nhẹ kết hợp với các thuốc khác:
Codein: 30-120mg + paracetamol 500mg (Efferalgan codein): uống 4-6 giờ/lần.
Dextropropoxyphen: 50-100 mg + paracetamol 500 mg (DI-ANTALVIC): uống 4-
6 giờ/lần.
- Bậc 3: morphin
Chỉ định khi các thuốc khác không có tác dụng, dùng đường uống, tiêm dưới da
hoặc tĩnh mạch. Dùng thêm thuốc nhuận tràng như lactulose hoặc peristatin đề phòng táo
bón (Folax: 1-3 gói/ngày); Duphalac: 2-3 gói/ngày).
Liều dùng tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Liều 10mg-120mg/ngày.
* Khó thở:
- Oxy qua ống thông mũi 1-3 L/phút.
7
- Corticoid: depersolone 30mg x 2-3 ống/ngày hoặc methylprednisolon 40mg x 2-3
ống/ngày qua đường tĩnh mạch khi u lớn, chèn ép khí phế quản lớn, tĩnh mạch chủ trên
(kết hợp thuốc chống đông).
- Thuốc giãn phế quản nếu có co thắt phế quản lan tỏa.
* Thuốc làm giảm cơn đau, thở được sâu hơn và đỡ ho
Các nhà khoa học Canada đã tổng hợp thành công dược phẩm mới Tarceva có
khả năng kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.
Kết quả thực nghiệm cho thấy những người ung thư phổi giai đoạn cuối vô phương
cứu chữa đã sống
thêm được 1 năm,
thậm chí có người sống thêm được 2 năm. Kết quả có được là do những bệnh nhân này đã
sử dụng dược phẩm Tarceva với liều lượng 1 viên/ngày.
Dược phẩm Tarvceva có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư do
can thiệp trực tiếp vào quá trình phân chia của tế bào này. Tarvceva kéo dài cuộc sống
của các bệnh nhân, làm giảm những cơn đau, thở được sâu hơn và đỡ ho. Thuốc chỉ gây
tác dụng phụ là tiêu chảy và phát ban, những bệnh lý dễ khắc phục và dễ kiểm soát.
Các nhà khoa học coi thành tựu tổng hợp được dược phẩm Tarceva là một bước

tiến quan trọng và là một hướng đi mới trong nghiên cứu phát triển thuốc chữa bệnh ung
thư.

5.3.2 Điều trị bệnh
a, Điều trị ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Chủ yếu điều trị hóa chất. Phối hợp xạ trị cho những khối u có kích thước lớn hoăc có
hạch trung thất, hạch thượng đòn nhiều.
b, Điều trị ung thư biểu mô không phải loại tế bào nhỏ
- Giai đoạn IA, IB, IIA, IIB: chỉ định phẫu thuật (cắt bỏ phân thùy, một thùy hoặc một
phổi).
- Giai đoạn IIIA: hóa trị liệu sau đó phẫu thuật.
8
- Giai đoạn IIIB: hóa tị liệu sau đó xạ trị.
- Giai đoạn IV: hóa trị liệu khi toàn trạng còn tốt.
5.3.3. Miễn dịch trị liệu
Chỉ định khi đã loại bỏ được hầu hết các tế bào ung thư. Mục đích là tăng cường số
lượng, chất lượng của các tế bào miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Có thể dùng LH1,
levamisol, BCG nhằm kích thích chức năng thực bào.
Trung tâm phân tử miễn dịch Cuba (CIMH) thông báo sẽ xuất khẩu thuốc chữa
ung thư cimavax-egf, sau khi biệt dược này được Cơ quan đăng kiểm y tế Cuba cấp giấy
chứng nhận. Đây sẽ là vaccin chữa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới được công nhận.
TS. Gisela Gonzalez, chủ nhiệm công trình nghiên cứu cho biết, biệt dược cimavax-egf
được bào chế từ 2 loại protein và được chỉ định cho những bệnh nhân ở giai đoạn bệnh đã
phát triển, được sử dụng kết hợp với các biện pháp hóa trị và xạ trị. Các thử nghiệm cho
thấy, thuốc không để lại tác dụng phụ như gây khó thở, biếng ăn và giảm cân, giúp bệnh
nhân bớt đau đớn và có thể kéo dài thời gian sống thêm trung bình 4 - 5 tháng hoặc thậm
chí có thể lâu hơn. Tuy nhiên, thuốc không có chức năng phòng bệnh.
5.4. Điều trị hỗ trợ
Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị
được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và

làm giảm đau.
Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi
giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát
hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ
vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những
nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.
Trong quá trình điều trị, nếu có bất cứ vấn đề gì, bạn và gia đình nên trao đổi trực
9
tiếp với các Bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
VI. PHÒNG BỆNH
Chưa có thuốc gì hay thức ăn nào có thể ngừa ung thư phổi. Không nên lạm dụng
những chất vitamin tức sinh tố. Thí dụ, chất Beta-carotene là tiền sinh tố A ở lượng cao
có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống
điều độ và ăn đủ loại thực phẩm vì mỗi loại thức ăn có những yếu tố dinh dưỡng khác
nhau cần thiết cho cơ thể. Ăn rau sạch, hoa quả tươi . Ngưng càng sớm càng tốt. Không
hút thuốc lá là cách tốt nhất để ngừa ung thư phổi. Tránh xa các yếu tố nguy cơ như
nhiễm xạ. Ngoài ra cần giải quyết ô nhiễm môi trường
KẾT LUẬN

Theo nghiên cứu tại Singapore cho thấy, ước tính khoảng 80% bệnh nhân ung thư
phổi thường đến khám khi tế bào ung thư đã di căn. Nguyên nhân do thời kỳ đầu bệnh
ung thư phổi có rất ít biểu hiện bên ngoài và rất khó để phát hiện lâm sàng. Cơ hội sống
sót cho bệnh nhân ung thư ở thời kì cuối là 5%. Tuy nhiên, phát hiện bệnh dù
muộn không có nghĩa là hết hy vọng. Dựa trên số liệu tại Singapore, ngày càng có nhiều
bệnh nhân kéo dài được cuộc sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán mắc bệnh. Ung thư
phổi không phải là một bản án tử hình chờ ngày phán quyết mà là một cuộc đấu tranh
trường kỳ về thể chất và tinh thần. Một cuộc đấu tranh tuy vất vả và mệt mỏi nhưng bệnh
nhân không đơn độc khi vẫn có những nghiên cứu y học mới đang được tiến hành.



10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nxb Y học.
2. Phạm Song, Nguyễn Hữu Quỳnh (2008), Bách khoa thư bệnh học
– tập 4, Nxb Giáo dục.
3. Tạp chí sức khỏe và đời sống.
11

×