Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 129 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT i
MỤC LỤC i
Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội, đóng góp to lớn vào nhu cầu đi lại của nhân dân, nâng cao giao lưu
với các vùng, xóa đi khoảng cách về địa lý, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát huy lợi
thế của từng vùng, từng địa phương. Tuy nhiên, do nguồn vốn eo hẹp, trình độ khoa học -
kỹ thuật còn yếu nên các công trình chủ yếu là do Liên Xô và các nước Đông Âu giúp đỡ
xây dựng. Bởi vậy, công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trong thời kỳ kinh tế
kế hoạch tập trung chưa được quan tâm đúng mức. Sau này, khi thực hiện chính sách mở
cửa, nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển đáng kể cùng với đó là nguồn vốn
đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một tăng. Vì vậy, công tác quản lý dự án đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, chất lượng công
trình, tiến độ xây dựng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, v.v… 1
Là một tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Hà Tĩnh có điều
kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Miền Trung. Đại hội tỉnh
đảng bộ lần thứ XVII, khóa 2010-2015, đã nêu rõ ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự
án cơ sở hạ tầng giao thông. Trong thời gian qua vốn ngân sách giành cho phát triển giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2007-2010 tăng nhanh, tuy
nhiên năm 2011-2013 thì đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh bắt đầu giảm dần do sự
cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ 1
Việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ góp phần tạo nên sự thành công của
tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã làm cho Hà Tĩnh có những bước
chuyển mình đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải
khắc phục như: hiệu quả và chất lượng đầu tư một số dự án chưa cao, cơ cấu chuyển dịch
kinh tế còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi
thế tiềm năng vốn có của tỉnh. Công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi lên một số vấn đề như: hệ thống văn bản
chồng chéo, chưa rõ ràng; trình độ cán bộ quản lý đầu tư còn hạn chế, chuyên môn không
phù hợp; hệ thống cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng chưa thực sự hợp lý;


nguồn vốn phân bổ chưa đều; còn quá nhiều thủ tục phải thực hiện; năng lực của các nhà
thầu còn hạn chế…Tại sao quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập và hạn chế? Thực trạng
quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua (năm 2007-2013) đã có ưu điểm và khó khăn, hạn chế
gì? Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ
bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, cần hoàn thiện
công tác quản lý để đáp ứng lượng công trình giao thông ngày càng nhiều và quy mô các
công trình ngày càng lớn. Với những lý do đó và các vấn đề nêu ra ở trên, tác giả chọn đề
tài: “ Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”để làm luận văn tốt
nghiệp 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
Việc quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách đã có một số đề tài,
bài viết được bàn đến như: 2
- Bùi Đức Chung (2003) Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản
lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận
văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài trình bày hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và công tác quản
lý hoạt động đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân 2
- Nguyễn Mạnh Hà (2012) Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong
Bộ tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế -Đại học
Quốc gia Hà Nội. Đề tài phân tích một số tồn tại và vướng mắc khó khăn trong công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình 3
- Nguyễn Hồng Hải (2009) Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề
tài phân tích những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý dự án tại Tổng
Công ty xây dựng và phát triển từ đó để đưa ra những định hướng phát triển của công ty
trong thời gian tới 3
- Lê Toàn Thắng (2012) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của

thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính
trị. Đề tài phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản 3
- Phạm Văn Thịnh (2010) Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc
dân Hà Nội. Đề tài phân tích những khó khăn, tồn tại trong việc sử dụng vốn Ngân sách
trong đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý vốn Ngân
sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng 3
- Nguyễn Khắc Thiện (2006) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng
cơ bản bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại
học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài trình bày vai trò của quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối
với đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây 4
Các công trình và các bài viết nêu ở trên mới đề cập đến việc quản lý đầu tư xây dựng mà
chưa có đề tài nào đề cập đến việc Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bản tỉnh
Hà Tĩnh 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giao thông đường bộ, vai trò của các đơn vị trong
quá trình thực hiện đầu tư và sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản
lý thực hiện các dự án giao thông đường bộ trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế 4
- Trên cơ sở nghiên cứu những mặt hạn chế, các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả cho các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử
dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 4
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2013 4

- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn
vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
Nghiên cứu các quá trình thực hiện các dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2007 - 2013. Việc phân tích
những khó khăn, bất cập vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương để đưa ra
những giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả đầu tư. Số liệu dùng trong nghiên cứu
của đề tài là giai đoạn 2007-2013 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
- Nội dung: Các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do tỉnh quản lý 5
- Thời gian: Trong giai đoạn 2007-2013 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
Trên cơ sở lý luận chung về dự án giao thông đường bộ; hệ thống các văn bản, chế độ,
chính sách hiện hành về quản lý các dự án giao thông đường bộ của Nhà nước và tình hình
triển khai thực hiện các dự án giao thông đường bộ trong những năm vừa qua. Đề tài sử
dụng Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp để
nghiên cứu 5
6. Những đóng góp mới của luận văn 5
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quản lý các
dự án giao thông đường bộ 5
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 5
- Từ đó, đề tài đề xuất ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông
đường bộ sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 6
7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 3
chương như sau 6
Chương 1: Sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng
vốn ngân sách nhà nước 6

Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà
nước ở tỉnh Hà Tĩnh 6
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử
dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 6
6
CHƯƠNG 1 7
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH 7
NHÀ NƯỚC 7
1.1.Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1. Khái niệm dự án 7
Dự án là một quán trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được
kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù
hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực
[19,tr.6] 7
1.1.2. Khái niệm quản lý dự án 7
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm
vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép [19,tr.8] 7
Quản lý dự án gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối, thực hiện mà
các nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian chi phí và thực hiện thời gian giám sát
các công việc dự án nhằm đạt đựoc mục tiêu nhất định 7
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xác định mục tiêu, xác định công việc, xây dựng nguồn
lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống
nhất 7
Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động,
thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi
tiết hoá thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi
nào kết thúc), trên cơ sở đó bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp 7

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo
cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng đuợc
thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị cho các pha sau của dự án 8
1.1.3. Vốn ngân sách đối với các dự án giao thông đường bộ 8
1.1.3.1. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước 8
Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức
năng của Nhà nước. Đối với xâyu dựng cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư rất nhiều vốn, đặc
biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nuớc đóng vai trò rất quan trọng 8
1.1.3.2. Phân loại vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nuớc 8
Để quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nuớc cấn phải phân loại nguồn vốn
này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn
vốn khác nhau. Cụ thể một số cachs phân loại như sau: 8
Theo tính chất công việc của hoạt động xây dựng cơ bản: Vốn đuợc phân thành chi phí
xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác. Trong đó chi phí xây dựng và chi phí thiết bị
chiếm tỷ trọng chủ yếu 8
Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta phân chia thành
các nhóm chủ yếu sau: 8
Một là, nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của ngân sách nhà nuớc. Nhóm này
bao gồm: Vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng, vốn đầu tư
cho các chuơng trình mục tiêu, vốn ngân sách xã dành cho đầu tư xây dựng 9
- Vốn xây dựng cơ bản tập trung: Là loại vốn lớn nhất về cả quy mô và tỷ trọng. Việc thíêt
lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng chủ yếu hình thành từ loại vốn này và
sử dụng rộng rãi cho nhiều loại vốn khác 9
- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố trí để phát triển
một số sự nghiệp như giao thông, đuờng sắt, dân dụng nhưng việc sử dụng vốn này lại bố
trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình nên đuợc áp dụng cơ chế quản
lý như vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9
- Vốn cho các chuơng trình mục tiêu: Hiện nay có 10 chuơng trình mục tiêu quốc gia và

hàng chục chuơng trình mục tiêu khác nhau 9
- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư xây dựng cơ bản: Loại vốn này thuộc ngân sách cấp
xã với quy mô không lớn, đầu tư vào các công trình của xã. 9
Hai là, nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nuớc dành cho chuơng trình
mục tiêu đặc biệt như: Chuơng trình 135, chuơng trình giảm nghèo, chuơng trình giáo dục
đào tạo, chuơng trình y tế, chuơng trình văn hoá 9
Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vốn vay trong nuớc và vốn vay nuớc ngoài. Vốn vay trong
nuớc chủ yếu là trài phiếu chính phủ. Vốn vay ngoài nuớc chủ yếu là vay các tổ chức tài
chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số vốn vay khác 9
Bốn là, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như đầu tư cho các công trình an ninh quốc
phòng, công trình khẩn cấp 10
1.1.3.3. Nguồn hình thành vốn giao thông đường bộ của Ngân sách nhà nước 10
- Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí; 10
- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ; 10
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho
Chính phủ Việt Nam; 10
- Vốn thu hồi nợ của Ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước; 10
- Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu do Kho bạc nhà nước phát hành
theo quyết định của Chính phủ; 10
- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ; 10
- Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước 10
1.1.3.4. Phạm vi sử dụng vốn Ngân sách nhà nước cho dự án giao thông đường bộ 10
Vốn của Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử
dụng vốn Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối
tượng sau: 10
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của
Nhà nước theo quy định của pháp luật 10
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng chính

phủ cho phép 10
- Các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của
Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật) 11
Chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của Nhà nước đầu tư vào việc
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực
tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ Ngân sách nhà nước 11
1.2. Vai trò của dự án giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội 11
1.2.1.Giao thông đường bộ với việc thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế 11
Giao thông đường bộ góp phần thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, rút ngắn
được khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành trong cả nước do đó làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương, tạo điều kiện phát
huy lợi thế so sánh của từng địa phương và thúc đẩy các địa phương phát triển kinh tế 11
Giao thông đường bộ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông
qua kích thích tạo việc làm và tăng năng suất lao động. Sự phát triển của giao thông đường
bộ đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời gian qua.
Các công trình giao thông đường bộ thu hút một lượng lớn lao động do đó góp phần giải
quyết vấn đề thất nghiệp cho quốc gia, mặt khác khi vốn đầu tư cho dự án giao thông
đường bộ lớn sẽ kích thích thu hút vốn đầu tư cho các ngành trực tiếp sản xuất sản phẩm
phục vụ cho sự phát triển của các dự án giao thông như sắt, thép, xi măng, đá, gạch [14]
11
Giao thông đường bộ phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và thời
gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng và phát
triển của các ngành khác 12
1.2.2.Giao thông đường bộ góp phần phát triển văn hóa xã hội 12
Phát triển văn hóa xã hội là phát triển đời sống tinh thần của người dân, điều này góp phần
không nhỏ vào sự phát triển chung của Quốc gia. Dân số Việt Nam tính đến năm 2012
khoảng 88,78 triệu người đến từ các dân tộc khác nhau và sống trong các vùng không đồng
đều về lịch sử, địa lý do đó đời sống tinh thần cũng khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị
và nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh. Nhờ có giao thông đường bộ phát triển mà khoảng
cách đó ngày càng được xóa bỏ, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng ngày càng được tăng

cường, làm phong phú thêm đời sống nhân dân từ đó kích thích người dân hăng say lao
động đóng góp vào sự phát triển của đất nước [14] 12
1.2.3.Giao thông đường bộ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế 12
Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ giữa các nước
trong khu vực và trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay
hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta nói chung cũng như Hà Tĩnh nói riêng còn ở mức
yếu so với các nước cũng như các địa phương khác. Chính vì vậy mà Hà Tĩnh đang xúc
tiến xây dựng hệ thống giao thông đường bộ để góp phần mở rộng giao lưu kinh tế giữa
các địa phương cũng như các nước trên thế giới 12
1.3. Dự án giao thông đường bộ 12
1.3.1. Khái niệm dự án giao thông đường bộ 12
Dự án giao thông đường bộ là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những dự án giao thông nhằm mục đích phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định 12
1.3.2. Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ 13
Dự án giao thông đường bộ là các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và
thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để có thể thu hồi vốn. Thời kỳ đầu tư được
tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động,
nhiều công trình có thời gian kéo dài hàng chục năm. 13
1.3.2.1. Dự án giao thông đường bộ mang tính hệ thống và đồng bộ 13
Tính hệ thống và đồng bộ là một đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển giao
thông đường bộ. Tính hệ thống và đồng bộ được thể hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình
đầu tư phát triển giao thông đường bộ đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kỳ sai lầm nào từ khâu lập dự án hay thẩm
định các dự án đường bộ cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án gây thiệt hại lớn
không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội [6,tr.12] 13
1.3.2.2. Dự án giao thông đường bộ có mục tiêu và mục đích hỗn hợp 13
Các thành phần tham gia vào dự án giao thông đường bộ đều có mục tiêu của riêng mình
và các mục tiêu đó có thể mâu thuẫn nhau. Ví dụ như: Mục tiêu của chủ đầu tư là công
trình có chất lượng, chi phí thấp, thời gian thực hiện ngắn; mục tiêu của đơn vị thi công là

lợi nhuận và thương hiệu v.v… 13
1.3.2.3. Dự án giao thông đường bộ có tính duy nhất 13
Mỗi dự án có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau
cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi. Dự án không tồn tại một
cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều
nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn lực, tài chính thậm chí cả
điều kiện kinh tế xã hội 13
1.3.2.4. Dự án giao thông đường bộ bị hạn chế về thời gian và quy mô 14
Với mục đích đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh ứ đọng vốn và chủ động trong việc sử dụng
vốn thì mỗi dự án giao thông đường bộ khi được phê duyệt đều được khống chế thời gian
và quy mô thực hiện. Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có
một kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tùy ý nhưng nó
cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những
mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất
định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn
lực sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Sự thành công trong việc quản lý dự án thường được
đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay
không? [6,tr.13] 14
1.3.2.5. Dự án giao thông đường bộ liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau 14
Việc quản lý nguồn lực của một dự án (trong trạng thái biến động) rất phức tạp vì mỗi dự
án giao thông đường bộ có nhiều nguồn lực khác nhau và bản thân các nguồn lực cũng có
sự đa dạng trong đó. Triển khai dự án là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để
thực hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải
huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đó trong quá
trình triển khai là một trong những nhân tố nâng cao hiệu quả dự án 14
1.3.3. Phân loại dự án giao thông đường bộ 14
- Theo quy mô, tính chất gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B,
dự án nhóm C 15
- Theo nguồn vốn đầu tư: 15
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; 15

+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước; 15
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; 15
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn
vốn [19,tr.7] 15
1.3.4. Quản lý dự án giao thông đường bộ 15
1.3.4.1. Khái niệm quản lý dự án giao thông đường bộ 15
Quản lý dự án giao thông đường bộ là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát dự án
từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi
ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất
lượng thực hiện 15
1.3.4.2. Hiệu quả đầu tư theo quan điểm quản lý dự án 15
Theo quan điểm quản lý dự án đầu tư, hiệu quả của một dự án đầu tư được đánh giá là: .15
- Hoàn thành đúng thời gian quy định: Dự án triển khai thực hiện và hoàn thành đưa vào sử
dụng theo đúng kế hoạch đã định sẽ phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, đạt được mục tiêu
dự án đã đề ra. 15
- Đạt được chất lượng và thành quả mong muốn: Một dự án được quản lý tốt từ khâu chuẩn
bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư thì sản phẩm của dự án sẽ đảm bảo chất lượng, thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng và của người hưởng lợi. 15
- Tiết kiệm các nguồn lực, hay nói cách khác là chi phí trong phạm vi cho phép: Ngoài các
yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành, hiệu quả của dự án phải được
đánh giá trên cơ sở chi phí để thực hiện và hoàn thành dự án. 16
1.3.4.3. Quy định trách nhiệm trong quản lý dự án 16
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà
nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng 16
- Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước,
Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án 16
- Đối với các dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản

lý dự án 16
1.3.5. Quy trình thực hiện một dự án giao thông đường bộ sử dung vốn Ngân sách 16
Để quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn Ngân sách đạt được hiệu quả cao thì Chính
phủ đã quy định quy trình thực hiện dự án trong đó đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan
Nhà nước. Theo quy định, quy trình thực hiện dự án gồm 3 giai đoạn: 16
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 16
- Giai đoạn thực hiện đầu tư 16
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng 16
1.3.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 17
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho đến khi có quyết
định đầu tư của cấp có thẩm quyền 17
Nội dung của giai đoạn này bao gồm: 17
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư 17
- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung
ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn
vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư 17
- Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng 17
- Lập dự án đầu tư 17
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức
cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư 17
Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo của quá
trình thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đây cũng là
giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đầu tư trong tương lai 17
1.3.5.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 17
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghi vào trong kế
hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộ công trình. Nội dung
cụ thể của giai đoạn này: 17
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước 17
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; 17
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám định kỹ thuật chất lượng công

trình; 17
- Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi
nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế
trước khi xây dựng. Nội dung thẩm định trên một số mặt: sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
phạm trong thiết kế kiến trúc, công nghệ, kết cấu… 18
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp 18
- Xin giấy phép xây dựng. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, thay đổi
chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin giấy phép xây dựng; 18
- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án; 18
- Thi công xây lắp công trình; 18
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; 18
- Thanh toán vốn đầu tư theo từng giai đoạn xây dựng. Sau khi thực hiện nghiệm thu giai
đoạn giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công nếu có nguồn vốn thì chủ đầu tư thực hiện thanh
toán cho nhà thầu giá trị khối lượng đã nghiệm thu 18
1.3.5.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng 18
Giai đoạn này được bắt đầu khi công trình xây dựng xong toàn bộ, vận hành đạt thông số
đề ra trong dự án đến khi kết thúc dự án. Nội dung của giai đoạn này bao gồm: 18
- Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng; 18
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình; 18
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; 18
- Bảo hành công trình; 18
- Quyết toán vốn đầu tư; 18
- Phê duyệt quyết toán; 19
Kết luận chương 1 19
Một quốc gia muốn có được sự phát triển nhanh và bền vững thì cần phải có cơ sở vật chất
kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Chính vì vậy, xây dựng các dự án giao thông đường bộ là hoạt
động cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. 19
Với một số vấn đề lý luận về dự án, dự án giao thông đường bộ, quản lý dự án giao thông
đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách đòi hỏi chúng ta quản lý dự án giao thông đường bộ
có tính pháp lý, khoa học 19

Với vai trò quan trọng của mình như: tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra cơ
sở vật chất cho nền kinh tế, tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ, tạo việc làm
cho người lao động nên nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong
đầu tư và tăng lên hàng năm 19
Cùng với các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản lớn thì nhiệm vụ quản lý các dự án
đầu tư xây có vai trò quan trọng làm tăng hiệu quả đầu tư. Với các đặc điểm của dự án đầu
tư xây dựng như: luôn biến động, đa mục tiêu, có tính duy nhất, hạn chế về thời gian, quy
mô và liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau nên việc quản lý khá khó khăn 19
Với mục đích quản lý một cách có hiệu quả nhất các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách
thì một quy trình thực hiện chặt chẽ đã được các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra. Quy
trình thực hiện bao gồm: Các nội dung chủ yếu của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn
ngân sách nhà nước gồm: Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư; công tác lập và quản lý
quy hoạch; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế - dự toán; quản lý
công tác đấu thầu; công tác triển khai thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán 19
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÀ TĨNH 20
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh 20
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 20
2.1.1.1. Vị trí địa lý 20
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến
18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông 20
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 20
Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ,
Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh
(trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn (235 xã, 15 phường,
12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4
huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8,
Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan 20

Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.229.300 người (năm 2013), có 127 km đường
Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo
hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với
chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa
khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan 20
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống
đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội 21
Hình 1: Bản đồ Tỉnh Hà Tĩnh 21
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu 21
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền
Bắc có mùa đông lạnh. 21
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu
nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa
rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng 21
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch
thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình
quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất,
màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất 22
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở Bắc miền Trung Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía
Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt
có nơi trên 3000 mm 22
2.1.2.3. Sông, hồ, biển và bờ biển 22
Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9
km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km 22
Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: 22
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông
Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi 22
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng
với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội 22
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa

Khẩu. 22
Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ
thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và
tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn 22
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường
đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của
Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo
ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn
tấn/năm; tôm, mực, moi 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. 22
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội 23
2.1.2.1. Về kinh tế 23
a. Tăng trưởng kinh tế 23
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9,6%, trong đó, công nghiệp xây dựng tăng
7,84%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm 13,15%, thương mại - dịch vụ tăng 1,31%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng từ 25,56% (năm 2007)
lên 32,4% (năm 2013); nông - lâm - ngư nghiệp từ 43,15% (năm 2007) giảm xuống còn
35% (năm 2013); thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% (năm 2007) lên 32,6% (năm 2013).
Phấn đấu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. Có cơ cấu
GDP: Công nghiệp – xây dựng 41,6%, thương mại – dịch vụ 40,3%, nông – lâm – ngư
nghiệp 18,1% 23
b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng nhanh; môi trường đầu tư
được cải thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn; nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và đi
vào hoạt động 23
- Khu vực công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu
sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,7%. Cơ cấu và chất lượng
sản phẩm được nâng lên; tỷ trọng công nghiệp khai khoáng từ 24,4% (năm 2007) giảm
xuống còn 19,5%, công nghiệp chế biến và phân phối điện, nước tăng từ 75,6% lên 78,3%.
23
- Hoạt động xúc tiến đầu tư được chú trọng và đạt kết quả cao, đến nay đã cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho 193 dự án với tổng vốn đăng ký gần 320 nghìn tỷ đồng, trong đó, một số

dự án có quy mô lớn, như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà
Tĩnh có tổng mức đầu tư 7.096 tỷ đồng; Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I có tổng
mức đầu tư 1,2 tỷ USD [14,tr.7] 23
c. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được mùa toàn diện, đời sống nhân dân vùng nông thôn
được cải thiện và ổn định 24
- Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; giá trị sản xuất tăng bình
quân hàng năm 5,64%, trong đó, nông nghiệp tăng 6,15%, lâm nghiệp tăng 2,75%, ngư
nghiệp tăng 4,19%; sản lượng lương thực bình quân đạt 48 vạn tấn/năm, năm 2013 đạt
60,3 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt 39 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,9 lần so với năm 2007. 24
- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; một số tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là giống, biện pháp thâm canh mới đã được ứng dụng, góp phần tăng năng
suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. 24
- Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. 24
- Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được tăng cường; nhiều làng nghề và hợp tác xã đã có
sự đổi mới tích cực về trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Công tác chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2 gắn với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp được tập trung chỉ đạo tích cực và sâu rộng; đến nay, có 8 địa
phương đã cơ bản hoàn thành (Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh) và
phấn đấu năm 2013 hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh. 24
- Việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Đến
nay, toàn tỉnh đã có 1982 máy nông nghiệp các loại 24
- Công tác đào tạo nghề, phát triển ngành, nghề truyền thống, nghề mới, chuyển đổi nghề
cho nông dân được triển khai tích cực; cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng
chuyển lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ, chế biến, xây dựng và xuất khẩu
lao động [24] 24
d. Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực 25
- Dự án Nhà máy luyện thép công suất 4 triệu tấn/năm tại Khu kinh tế Vũng Áng. Công
tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ khai thác mỏ đang được
triển khai tích cực 25
- Khu kinh tế Vũng Áng đến nay đã cấp chứng nhận đầu tư cho 84 dự án với số vốn gần

180.000 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động, 09 dự án đang triển khai xây
dựng. Một số dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng
I, Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Dự án phát triển Khu du
lịch Hồ Tàu Voi, Tổng kho xăng dầu, khí hoá lỏng Nhiều dự án có quy mô lớn đang triển
khai các bước để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy Lọc hoá dầu công suất
16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 12,47 tỷ USD; Dự án Nhà máy thép của Công ty cổ
phần Sắt Thạch Khê (công suất 4 triệu tấn/năm) một số công trình kết cấu hạ tầng quan
trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ
các công trình, dự án đang được triển khai tích cực. 25
- Dự án Trung tâm Điện lực Vũng Áng đang được đẩy nhanh tiến độ; Nhà máy Nhiệt điện
Vũng Áng I, công suất 1.200MW, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD 25
- Dự án Khu Liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, với tổng mức đầu
tư giai đoạn I là 7,87 tỷ USD, gồm 2 hạng mục chính: xây dựng Khu liên hợp gang thép
quy mô 15 triệu tấn/năm (giai đoạn I: 7,5 triệu tấn/năm) và cảng Sơn Dương gồm 08 cầu
cảng, 35 bến với 4,2km đê chắn sóng, đón tàu 30 - 35 vạn tấn cập cảng, công suất bốc dỡ
hàng hoá 27-30 triệu tấn/năm 25
- Dự án Hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang: dung tích hồ chứa 785 triệu m3 nước,
tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, với mục tiêu cấp nước phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch
Khê, nước tưới cho 32.585 ha đất nông nghiệp tại các huyện phía Bắc tỉnh và 5.991 ha
nuôi trồng thủy sản, cấp nước cho các ngành công nghiệp khác và dân sinh, phát triển du
lịch, kết hợp phát điện với công suất 15MW và góp phần giảm lũ cho vùng hạ du. 26
- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có tổng diện tích 56.685 ha, là khu kinh tế tổng
hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung,
công bố các quy hoạch khu vực cổng B, Khu công nghiệp - dịch vụ Đại Kim, Khu tái định
cư Hà Tân, Khu đô thị tổng hợp Đá Mồng, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng
các công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu tái định cư ; đã có 04 công ty đầu tư vào Khu
kinh tế và 85 doanh nghiệp được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh 26
e. Hoạt động tài chính - ngân sách, thương mại - dịch vụ 26
- Năm 2012 Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tăng thu. Thu ngân sách nội địa năm 2012
đạt trên 3.042 tỷ đồng, bằng 167% dự toán trung ương giao, bình quân hằng năm tăng

38%. Trong đó thuế và phí đạt 2.346 tỷ đồng đạt 130% dự toán trung ương giao, bằng 86%
kế hoạch HĐND tỉnh giao. Cơ cấu nguồn thu đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng khá (từ 35,7% năm 2007 lên 53,8% vào năm 2012).
Thu thuế xuất, nhập khẩu năm 2012 ước đạt 200 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2007 26
- Chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi theo kế hoạch, đảm bảo thực hiện các chính
sách an sinh xã hội, thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí 26
- Hoạt động ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và sản xuất, kinh
doanh; triển khai tích cực và đạt kết quả khá các gói hỗ trợ của Chính phủ, góp phần cùng
các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tổng nguồn vốn các
ngân hàng thương mại huy động và quản lý năm 2012 đạt 10.000 tỷ đồng, tăng bình quân
hằng năm 30,3%; Tổng dư nợ cho vay đạt 14.000 tỷ đồng, vượt 2,15 lần kế hoạch; tỷ lệ nợ
xấu dưới 2% 27
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt 10,3%, đóng góp trên
30% tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình
quân hằng năm tăng trên 30%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 55 triệu USD.
Lượng khách du lịch tăng hằng năm trên 21% 27
- Hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và xoá đói, giảm nghèo. Trong 5 năm đã huy động được
2.500 tỷ đồng từ nguồn ODA và 340 tỷ đồng từ nguồn NGO [24;tr:14] 27
f. Huy động các nguồn vốn đầu tư 27
- Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn có bước tăng trưởng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển
đô thị, đầu tư các công trình trọng điểm, xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp
trong tỉnh 27
- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt 19.700 tỷ đồng, riêng năm 2013
đạt trên 4.000 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2007). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách hằng năm giảm dần, từ 70,25% (năm 2007) xuống còn 44% (năm 2013); nguồn vốn
đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2013.
Công tác xã hội hoá đầu tư được triển khai tích cực. Thu hút nguồn vốn ODA đạt kết quả
khá, dự kiến năm 2013 tăng 2,1 lần so với năm 2007 27

- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ
thống giao thông vận tải, điện lực… được tăng cường. Đến hết năm 2013 toàn tỉnh xây
dựng được 7.118km đường giao thông nông thôn bằng nhựa, bê tông và 600km kênh
mương cứng; xây mới, kiên cố hoá 1.600 trường học. Nhiều công trình đã hoàn thành và
đưa vào khai thác, sử dụng: hồ Xuân Hoa, hồ Thượng nguồn Sông Trí, Cống Đò Điệm, các
công trình hạ tầng giao thông… 28
g. Các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh 28
- Công tác sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước được quan tâm chỉ đạo và
đạt kế hoạch đề ra (đến nay đã cổ phần hoá 47 doanh nghiệp nhà nước, chuyển 13 đơn vị
thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên); cơ cấu ngành nghề và nguồn vốn đầu tư
của các doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá
đều hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người lao động được nâng lên. Ban hành nhiều cơ
chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh
và hợp tác xã; đến nay (năm 2013) đã có 1.957 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, với
tổng số vốn đăng ký đạt 331,4 ngàn tỷ đồng, trong đó 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với số vốn đăng ký 131,4 nghìn tỷ đồng. 28
- Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cơ bản đã được
chuyển đổi và hoạt động từng bước có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 460 hợp tác xã, 1
liên hiệp hợp tác xã, 1409 tổ hợp tác, với 213 ngàn xã viên 28
- Kinh tế tư nhân được khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển nhanh về số lượng và
chất lượng. Đến hết tháng 6 năm 2013 toàn tỉnh có 1.830 doanh nghiệp tư nhân, số vốn
đăng ký tăng nhanh, năm 2007 là 484 tỷ đồng, nhưng 6 tháng đầu năm 2013 là 1.515 tỷ
đồng; đóng góp vào ngân sách năm sau cao hơn năm trước; giải quyết việc làm cho 4 vạn
lao động 28
2.1.2.2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội 29
a. Văn hoá, thể thao và du lịch 29
- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hoá, thể thao và du lịch do Đại hội đề ra được triển
khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo được môi trường văn hóa lành mạnh trên
địa bàn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân 29
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng tăng và phục vụ kịp thời, có

hiệu quả các hoạt động chính trị, kinh tế, lễ hội truyền thống của quê hương, đất nước. 29
- Các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Thực hiện tốt công tác giữ
gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá; khuyến khích phục hồi các lễ hội truyền
thống; có 72 di tích văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 150 di tích xếp hạng cấp tỉnh .29
- Du lịch tiếp tục phát triển mạnh, nhất là du lịch biển, du lịch gắn với các di tích lịch sử,
văn hoá. Quy hoạch phát triển du lịch được triển khai chủ động, gắn với quy hoạch chung
về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp; số
lượng du khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh 29
b. Giáo dục- đào tạo 29
- Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và tiếp tục giữ vững thành tích là một trong
những đơn vị dẫn đầu cả nước. 29
- Huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp
ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng; đến nay, 100% phường, xã có trường học các cấp
từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng cao tầng, tỷ lệ phòng học kiên cố
hoá đạt khá cao (tiểu học 57%, THCS 50%, THPT 100%), có 473 trường đạt chuẩn quốc
gia (83 trường mầm non, 294 trường tiểu học, 88 trường trung học cơ sở, 8 trường trung
học phổ thông). Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn được hình
thành và phát triển nhanh chóng, đến nay, có trên 60 % Trung tâm hoạt động có hiệu quả.
30
c. Về y tế 30
- Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số - kế hoạch hoá gia đình được triển
khai đúng tiêu chí và đảm bảo tiến độ 30
- Mạng lưới y tế dự phòng hoạt động chủ động, có hiệu quả, góp phần ngăn ngừa và hạn
chế sự phát triển của các loại dịch, bệnh nguy hiểm trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám
sát bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm được quan tâm. 30
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cả 3 tuyến tiếp tục được tăng cường; tiến độ triển khai
đầu tư xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện bằng
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn hỗ trợ ODA đảm bảo kế hoạch đề ra (các bệnh
viện đa khoa huyện, thị xã, thành phố đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp theo tiêu
chuẩn bệnh viện loại 1). Triển khai nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh. 30

2.2. Công tác quản lý hoạt động của các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh 30
2.2.1. Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình 30
Công tác chuẩn bị đầu tư là khâu quan trọng trong thực hiện kế hoạch hoá đầu tư. Do đó,
UBND tỉnh đã có những quy định nhằm tạo sự chủ động trong xây dựng kế hoạch hằng
năm về Xây dựng cơ bản. Các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước khi trình UBND các cấp phê duyệt chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt 30
2.2.1.1. Lập dự án đầu tư 31
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập dự án đầu tư hoặc
lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Hầu
như các dự án trên địa bàn, chủ đầu tư thuê các đơn vị tư vấn lập. Tuy nhiên, nhiều đơn vị
tư vấn trình độ còn hạn chế, thiếu trách nhiệm và do chịu sự chỉ đạo của chủ đầu tư nên
chất lượng công tác lập dự án không cao. Tình trạng sao chép hồ sơ giữa các công trình
xẩy ra nhiều, các số liệu điều tra, khảo sát để làm căn cứ lập dự án còn chưa chính xác. Các
dự án được lập ít khi tính toán để đạt hiệu quả kinh tế xã hội, thu hồi vốn nhanh, trả nợ vốn
vay mà hầu như lập với quy mô lớn hơn cần thiết nhằm giành lượng vốn lớn. Nhiều dự án
phải điều chỉnh lại do xác định phương án thiết kế, quy mô, công suất không phù hợp với
chủ trương đầu tư hoặc nhu cầu thực tế. Một số dự án phải điều chỉnh, bổ sung hồ sơ nhiều
lần mới đáp ứng yêu cầu trình phê duyệt. Nhiều dự án chưa có chủ trương của tỉnh nhưng
các ngành, các huyện thị đã lập đưa lên Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định và trình duyệt
nhưng cũng có những dự án đã có chủ trương của tỉnh những việc triển khai xây dựng
châm, chất lượng không cao phải điều chỉnh nhiều lần. 31
Nội dung đánh giá tác động môi trường trong lập dự án chưa được chú trọng đúng mức,
nhất là đối với các dự án giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp. Phương án bồi thường, giải
phóng mặt bằng, tái định cư nêu trong hồ sơ các dự án lớn thường không phù hợp với thực
tế dẫn đến khi dự án triển khai lại bị vướng mắc, kéo dài thời gian, làm giảm hiệu quả thực
hiện dự án. [5] 31
2.2.1.2. Thẩm định dự án 32

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định các dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế
hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án 32
Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức thẩm định các dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu
mối thẩm định dự án là các đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc
người quyết định đầu tư 32
Số lượng dự án, tổng mức đầu tư cho một dự án, sự phức tạp của dự án gia tăng qua các
năm. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án được cải tiến. Thẩm định dự án theo cơ
chế 1 cửa cơ bản đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định. 32
Bảng 2.1. Kết quả thẩm định dự án từ năm 2007 - 2013 33
Năm 33
Số DA 33
thẩm định 33
Giá trị Chủ đầu tư trình (tr.đ) 33
Giá trị 33
thẩm định (tr.đ) 33
Giảm trừ kinh phí (tr.đ) 33
Số dự án điều chỉnh TMĐT 33
Giá trị 33
điều chỉnh 33
(tr.đ) 33
Tổng cộng (tr.đ) 33
2007 33
57 33
2.462.864 33
2.354.648 33
108.216 33
3 33
6.546 33
2.361.194 33
2008 33

70 33
4.684.618 33
4.567.164 33
117.454 33
13 33
15.416 33
4.582.580 33
2009 33
95 33
3.345.514 33
2.946.672 33
398.842 33
12 33
10.647 33
2.957.319 33
2010 33
110 33
6.056.462 33
5.354.134 33
702.328 33
30 33
30.567 33
5.384.701 33
2011 33
70 33
1.025.768 33
965.746 33
60.022 33
2 33
2.562 33

968.308 33
2012 33
65 33
945.764 33
864.135 33
81.629 33
864.135 33
2013 33
58 33
825.757 33
782.901 33
42.856 33
782.901 33
Cộng 33
525 33
1.025.768 33
965.746 33
60.022 33
2 33
2.562 33
968.308 33
(Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh) 33
2.2.1.3. Phê duyệt dự án 33
UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C; UBND cấp huyện quyết định đầu
tư các dự án nhóm B, C; UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án nhóm C trong phạm vi
và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.
33
UBND cấp huyện quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách
tỉnh đến 2 tỷ đồng sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ trên
cơ sở đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo cân đối kế hoạch vốn 33

UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp
trên đến 500 triệu đồng sau khi có văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền để đảm bảo
cân đối kế hoạch vốn 34
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư đến 2 tỷ
đồng sau khi có chủ trương đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt 34
Công tác phê duyệt dự án đầu tư đã được thực hiện đảm bảo thời gian và thẩm quyền quy
định. Các dự án được phê duyệt đảm bảo phù hợp với kế hoạch đề ra và quy hoạch phát
triển ngành, vùng đã được phê duyệt [21,tr:13] 34
2.2.2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 34
2.2.2.1. Thiết kế, dự toán xây dựng công trình 34
a. Khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình 34
* Khảo sát thiết kế xây dựng công trình 34
Khảo sát thiết kế là công tác có vai trò quan trọng trong xây dựng công trình. Công tác
khảo sát được thực hiện tốt sẽ dẫn đến chất lượng công trình được đảm bảo và tiết kiệm
được chi phí xây dựng đáng kể. Với sự phát triển của các thiết bị phục vụ khảo sát và trình
độ cán bộ khảo sát ngày càng cao thì chất lượng khảo sát xây dựng công trình đã được cải
thiện đáng kể. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác khảo sát là quyết định sự an toàn của
công trình và khó kiểm soát quá trình thực hiện nên có nhiều sai sót. Nhiệm vụ khảo sát do
đơn vị tư vấn lập không phù hợp với quy mô công trình, chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ
khảo sát thường quá thiên về an toàn nên không giảm khối lượng công việc khảo sát do
đơn vị tư vấn lập. Một số công trình xây dựng lại trên nền cũ đã có số liệu đảm bảo cho
việc thiết kế nhưng vẫn thực hiện khảo sát lại gây mất thời gian và tăng chi phí. Nhiều
công trình đơn vị tư vấn thông đồng với giám sát lấy tài liệu khảo sát của các công trình đã
thực hiện liền kề để giảm khối lượng công việc. Mặt khác, do quá trình khảo sát diễn ra
trong thời gian ngắn nên việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng rất khó thực hiện.
34
* Thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình 35
Với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin nên công tác thiết kế, lập dự toán cơ bản
đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, rút ngắn thời gian và có độ thẩm mĩ cao. Tuy nhiên,
còn một số tồn tại trong công tác thiết kế, lập dự toán làm giảm hiệu quả đầu xây dựng. . 35

Hầu hết các công trình được thiết kế đều có hệ số an toàn quá cao làm tăng chi phí xây
dựng công trình. Nhiều công trình thiết kế chưa phù hợp với công năng của công trình và
văn hóa từng vùng. Việc thiết kế các hạng mục thuộc dự án lớn chưa đồng bộ, một số hạng
mục liền kề nhau nhưng lại có thông số khác nhau, sai sót này thường thuộc về công trình
hạ tầng kỹ thuật. Có những công trình phải thực hiện thiết kế bổ sung nhiều lần do khi thiết
kế không đánh giá được các tình huống xẩy ra làm kéo dài thời gian thi công 35
Công tác lập dự toán do chưa có sự ràng buộc chặt chẽ trong việc chịu trách nhiệm về chất
lượng nên còn nhiều sai sót dẫn đến chi phí xây dựng công trình tăng cao so với thực tế.
Nhưng những sai sót đó nếu được phát hiện thì chỉ trừ vào phần chi phí xây dựng còn chưa
có chế tài cụ thể quy định về hình thức xử phạt đơn vị tư vấn lập dự toán. Do đó, các đơn
vị tư vấn lập dự toán hoặc do năng lực hạn chế hoặc do cố tình lập tăng dự toán chi phí tạo
điều kiện cho đơn vị thi công hưởng lợi. Nhiều công trình, dự toán được lập với biện pháp
thi công phức tạp, không phù hợp với thiết kế, áp dụng sai định mức, chế độ chính sách
quy định, sai sót trong đo bóc tiên lượng, sai lỗi số học 35
b. Thẩm tra thiết kế, dự toán công trình 36
Trước đây, khi công tác thẩm tra thiết kế, dự toán công trình được giao cho các cơ quan
chuyên môn thì hầu hết các công trình đều được điều chỉnh những sai sót trong thiết kế, lập
dự toán qua quá trình thẩm tra. Từ khi nhiệm vụ thẩm tra thiết kế, lập dự toán được giao
cho chủ đầu tự tự thực hiện hoặc thuê tư vấn, thiết kế, dự toán xây dựng công trình hầu
như không có sự thay đổi qua quá trình thẩm tra. Nhiều đơn vị tư vấn thẩm tra còn phối
hợp với đơn vị tư vấn lập dự toán cố tình lập tăng dự toán để nếu qua được sự kiểm tra của
các cơ quan chuyên môn thì tạo điều kiện cho đơn vị thi công hưởng lợi. Xẩy ra tình trạng
này, ngoài do năng lực của các đơn vị tư vấn thẩm tra hạn chế thì còn do các đơn vị này
không phải chịu trách nhiệm cao khi phát hiện ra sai phạm 36
c. Phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình 36
Theo quy định, chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Tuy nhiên, ngoài các chủ đầu tư lớn như Sở Nông nghiệp, Sở Giao thông và các huyện,
thành phố còn lại các chủ đầu tư nhỏ hầu như không có trình độ chuyên môn về xây dựng,
việc phê duyệt thiết kế, dự toán của các chủ đầu tư này dựa hoàn toàn vào báo cáo đơn vị
thẩm tra. Do đó, nhiều công trình đã được phê duyệt nhưng vẫn còn tồn tại nhiều sai sót. 36

2.2.2.2. Công tác bồi thường GPMB 36
Công tác bồi thường GPMB ở hầu hết các dự án đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp như:
Nhận thức của người dân ở vùng hưởng lợi từ dự án còn hạn chế; Việc quản lý đất đai các
xã trong vùng dự án nhiều khi còn buông lỏng, không cập nhật và quản lý theo quy định
dẫn đến quá trình tổng hợp, xác định nguồn gốc đất đai mất nhiều thời gian; Các chế độ,
định mức trong công tác đền bù đang còn thấp so với mặt bằng giá cả trên thị trường (cụ
thể giá đất tại một số địa phương); Quản lý dự án thuộc chủ đầu tư, nhưng Hội đồng Bồi
thường GPMB thì do địa phương, các thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư
của các địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm; Khả năng huy động nguồn vốn cho công tác
đền bù GPMB, tái định cư còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn trên, Tỉnh uỷ,
HĐND tỉnh đã có Nghị quyết chỉ đạo công tác bồi thường GPMB, tái định cư trên địa bàn
toàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt để thực hiện công tác bồi thường GPMB, tái
định cư cho các chương trình, dự án, đặc biệt là đối với các dự án lớn,trọng điểm. Nhờ vậy,
thời gian vừa qua một số dự án được thực hiện công tác bồi thường GPMB rất tốt để tạo
mặt bằng sạch, kịp thời cho xây dựng công trình như: Dự án đường tránh Quốc lộ IA,
đoạn qua thành phố Hà Tĩnh…. Một số công trình gặp nhiều khó khăn, khi bàn giao đưa
vào sử dụng nhưng vẫn còn lại một số đoạn không thể thi công được như 150 m đoạn nút
giao cuối tuyến thuộc dự án đường Nam Cầu Cày đến cầu Thạch Đồng và 538 m đoạn qua
xã Thạch Đồng thuộc dự án đường Nguyễn Du kéo dài đến cầu Thạch Đồng. Mặt khác các
chủ đầu tư chưa tập trung cao độ cho công tác đền bù, GPMB, hỗ trợ tái định cư dẫn đến
dự án triển khai chậm tiến độ so với yêu cầu 36
2.2.2.3. Lựa chọn nhà thầu 37
a. Vai trò của của công tác lựa chọn nhà thầu 37
- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây
dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và loại trừ được các tình trạng
như: thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát
sinh trong xây dựng cơ bản 37
- Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong ngành cũng như trong nền kinh tế quốc
dân 38

- Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có hiệu
quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư do toàn
bộ quá trình tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu được tuân thủ chặt chẽ theo
quy định của pháp luật 38
b. Những kết quả đạt được trong công tác lựa chọn nhà thầu 38
Thực hiện quy định của các luật: Luật Xây dựng năm 2003, Luật đấu thầu năm 2005, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư XDCB năm 2009; Nghị
định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu
và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, công tác đấu thầu đã từng bước đi vào
nề nếp, cơ bản đã thực hiện đúng theo quy định. Hàng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn
về công tác đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong công tác đấu thầu.
Năng lực tổ chức thực hiện đấu thầu của các chủ đầu tư, BQL dự án cũng như năng lực
tham gia đấu thầu của các nhà thầu ngày càng được nâng lên. Công tác đấu thầu đã được
phân cấp, cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư tổ
chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu và xử lý kết quả đấu thầu
nên đã tạo chủ động cho chủ đầu tư 38
Năm 2013, các dự án giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản
lý đã tổ chức đấu thầu được 909 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu 4.696 tỷ đồng, tiết kiệm
được 202 tỷ đồng (4,3%). Trong đó đấu thầu rộng rãi 105 gói thầu với tổng giá trị trúng
thầu 725,46 tỷ đồng; đấu thầu hạn chế 120 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu 2.015,34 tỷ
đồng; chỉ định thầu, tự thực hiện, chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực tiếp 684 gói thầu,
giá trị 1.956,14 tỷ đồng 38
Bảng 2.2: Kết quả công tác lựa chọn nhà thầu từ năm 2007-2013 39
Năm 39
Đấu thầu rộng rãi 39
Đấu thầu hạn chế 39
Chỉ định thầu, CHCT, MSTT 39
Tổng cộng 39
Số gói 39
Giá trị (tr.đ) 39

Số gói 39
Giá trị (tr.đ) 39
Số gói 39
Giá trị (tr.đ) 39
Số gói 39
Giá trị (tr.đ) 39
Tiết kiệm 39
2007 39
3 39
38.467 39
144 39
411.724 39
58 39
60.687 39
205 39
510.898 39
2,8% 39
2008 39
35 39
158.238 39
107 39
239.933 39
58 39
33.380 39
200 39
431.552 39
3,6% 39
2009 39
202 39
829.894 39

30 39
171.209 39
34 39
43.465 39
266 39
1.029.481 39
5,6% 39
2010 39
150 39
608.388 39
71 39
338.373 39
23 39
81.508 39
244 39
1.028.269 39
5,0% 39
2011 39
176 39
1.378.691 39
119 39
892.297 39
83 39
207.319 39
378 39
2.478.308 39
5,1% 39
2012 39
111 39
824.240 39

138 39
2.257.420 39
768 39
1.644.730 39
1017 39
4.726.390 39
4,4% 39
2013 39
105 39
725.464 39
120 39
2.015.341 39
684 39
1.956.146 39
909 39
4.696.951 39
4.3% 39
Cộng 39
782 39
3.821.566 39
729 39
6.326.297 39
1708 39
3.997.193 39
3219 39
14.901.849 39
( Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh) 39
c. Những tồn tại trong quá trình lựa chọn nhà thầu 39
Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu tương đối hoàn chỉnh, các cơ
quan Nhà nước đã tăng cường quản lý về đấu thầu nhưng vẫn còn những tồn tại sau: 39

- Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu còn mang tính hình thức, không có sự cạnh
tranh bình đẳng do áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu
của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu, phần kinh phí giảm giá còn thấp hơn
phần chi phí tổ chức đấu thầu. 39
- Đối với một số chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu thường làm chậm và không
đầy đủ, chất lượng thấp phải làm đi làm lại gây chậm trễ, nhất là các chủ đầu tư không
chuyên xây dựng cơ bản 40
- Công việc chấm xét thầu của tổ chuyên gia gói thầu chưa đảm bảo, các thành viên tổ
chuyên gia không có chuyên môn và am hiểu về gói thầu, không có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ đấu thầu; chấm xét thầu còn tùy tiện mang tính chất chiếu lệ, hình thức. 40
- Các quy định hướng dẫn của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định hướng dẫn đã có
sự phân cấp mạnh cho các chủ đầu tư trong quá trình thẩm định Hồ sơ mời thầu, kết quả
đấu thầu, xử lý tình huống trong đấu thầu,… Tuy nhiên, năng lực của một số chủ đầu tư
còn hạn chế, nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình lựa chọn nhà thầu 40
- Trong giai đoạn này các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
có sự thay đổi bổ sung nhiều, ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu vận dụng của các cơ
quan đơn vị như: Từ Luật Đấu thầu sau đó điều chỉnh bổ sung Luật sửa đổi và bổ sung; từ
Nghị định số 111/200/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày
05/5/2008, Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ. 40
- Việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, một số tình huống xảy ra ngoài quy
định của Luật, một số nội dung chưa phù hợp thực tế tại địa phương cụ thể như sau: 40
+ Trường hợp đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn cho công tác chuẩn bị đầu tư (lập dự án đầu
tư) còn lúng túng, Luật chưa được quy định cụ thể: Chi phí hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu
cho công tác này, giá gói thầu tư vấn lập dự án. 40
+ Về nhà thầu liên danh: Các văn bản hướng dẫn có nêu về nhà thầu liên danh nhưng
không hướng dẫn cụ thể về năng lực kinh nghiệm của từng thành viên liên danh, nên việc
đánh giá về nhà thầu liên danh còn nhiều khó khăn 41
+ Các nhà thầu mới thành lập và nhà thầu phụ khó có thể trở thành nhà thầu chính tham gia
đấu thầu do không đảm bảo theo các yêu cầu của Luật và Nghị định hướng dẫn; trong các
nhà thầu này rất có nhiều nhà thầu đáp ứng về năng lực và tổ chức thi công tốt 41

+ Chí phí cho công tác lập hồ sơ yêu cầu chưa được quy định, trường hợp chủ đầu tư tự lập
hoặc thuê tư vấn lập cũng chưa được xác định rõ 41
- Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh
nghiệm, chưa nắm bắt hết các quy định về công tác đấu thầu dẫn đến chưa thực hiện đúng
quy Luật Đầu thầu như: Thời gian mở thầu, phát hành hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự
thầu chưa đúng quy định còn diễn ra. 41
- Công tác thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu của các chủ đầu tư chưa được thường
xuyên liên tục, nên chưa phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quá trình đấu
thầu 41
2.2.2.4. Quản lý thi công xây dựng công trình 41
a. Quản lý chất lượng thi công 41
* Chủ đầu tư 41
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử
dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm: 41
- Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt dự án, thiết
kế - dự toán; tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, cung cấp thiết bị có
đủ tư cách, đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của dự án. 41
- Kiểm tra số lượng, chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng
theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt 42
- Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình
về chất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện nếu thấy không
đạt yêu cầu quy định có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu 42
* Tư vấn giám sát thi công công trình 42
Tư vấn giám sát là người thay mặt chủ đầu tư trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc
trong suốt quá trình xây dựng, thông qua việc kiểm tra công việc hằng ngày, ký các biên
bản nghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình. Do vậy, chất lượng thi công xây dựng
công trình phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ và kinh nghiệm của tư vấn giám sát. Trong
những năm gần đây, các công trình lớn trên địa bàn đều do cán bộ kỹ thuật của ban quản lý
tự giám sát nên chất lượng đảm bảo và chi phí giám sát giảm đáng kể. Đối với các công

trình nhỏ, chủ đầu tư không am hiểu về lĩnh vực xây dựng cơ bản nên việc giám sát thi
công công trình giao cho đơn vị tư vấn giám sát. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển xây dựng
trên địa bàn rất nhanh trong khi chưa có các công ty tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tình
trạng chung là các công ty tư vấn thiết kế mới bổ sung nhiệm vụ này, đã thế lực lượng cán
bộ tư vấn giám sát thiếu và yếu, trình độ năng lực, kinh nghiệm thi công còn rất hạn chế, ít
được bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ về kỹ năng giám sát, về công nghệ mới, chế độ
đãi ngộ hạn chế, do chi phí giám sát còn thấp nên hạn chế đến công tác quản lý tổ chức tư
vấn giám sát, còn tồn tại ở nhiều công trình tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm, thông đồng
với nhà thầu thi công để trục lợi 42
b. Quản lý tiến độ thi công 43
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hầu như tất cả các công trình giao thông đường bộ đều thi
công chậm hơn so với tiến độ đã đề ra. Có những công trình chậm một vài tuần nhưng
cũng có những công trình chậm hàng năm làm cho các công trình chậm đưa vào sử dụng,
làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do chủ
đầu tư không đưa ra những điều kiện trong hợp đồng buộc đơn vị thi công phải thực hiện
đúng tiến độ đã đề ra. Do không phải chịu trách nhiệm về việc thời gian thi công công trình
bị kéo dài nên các chủ đầu tư sẵn sàng điều chỉnh thời gian thi công mà không có lý do
chính đáng. Các đơn vị thi công một lúc thi công nhiều công trình nên nguồn lực bị phân
tán, kéo dài thời gian thi công. Có những công trình do được ứng vốn lớn nên sau khi khởi
công đã không vội vàng thực hiện. Trong những trường hợp như vậy chủ đầu tư chưa có
biện pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công. Mặc dù đoàn thanh tra liên ngành thường
xuyên thực hiện kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án nhưng do số lượng dư án quá lớn nên
chỉ kiểm tra được những dự án lớn, dự án trọng điểm 43
c. Quản lý khối lượng thi công 43
Quản lý khối lượng thi công phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm và năng lực của
chủ đầu tư và giám sát thi công. Trong các dự án lớn có chủ đầu tư là các đơn vị chuyên
ngành về xây dựng cơ bản thì qua quá trình giám sát và nghiệm thu, phần khối lượng có
trong thiết kế, dự toán nhưng thực tế không thực hiện được loại ra khi đề nghị thanh, quyết
toán. Còn trong các dự án mà chủ đầu tư không am hiểu về xây dựng cơ bản, hầu hết khối
lượng được nghiệm thu không thay đổi so với thiết kế, dự toán ban đầu mặc dù có nhiều

khối lượng đơn vị thi công không thực hiện. Những công trình thi công trong giai đoạn
biến động giá, chủ đầu tư cùng với tư vấn giám sát và đơn vị thi công thông đồng với nhau
đẩy phần lớn khối lượng vào thời điểm có giá tăng cao để hưởng phần bù giá 43
d. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng 44
Công tác quản lý an toàn lao động trên công trương xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa được
chú trọng. Hầu hết các công trình thi công đều không có biện pháp đảm bảo an toàn cho
người lao động. Mặc dù vậy, chưa có đơn vị nào bị xử phạt về vấn đề không thực hiện các
biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trườngl 44
e. Quản lý môi trường xây dựng 44
Hiện nay, do chế tài xử lý trong việc gây ô nhiễm môi trường xây dựng chưa được rõ ràng.
Do đó, trên mọi công trường xây dựng, khói bụi mù mịt, đất đá rơi vãi khắp đường đi,
tiếng ồn từ các dụng cụ thi công ảnh hưởng đến đời sống của người dân 44
2.2.2.5. Thanh tra, kiểm toán đầu tư xây dựng 44
Qua thanh tra, kiểm toán các lực lượng chức năng cũng phát hiện một số sai phạm, chủ yếu
là sai phạm về thiết kế và thi công, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán như khai
khống số lượng để thanh toán, tính sai đơn giá, định mức. Một số công trình có dấu hiệu
kém chất lượng, bị xuống cấp nhưng không đến mức nghiêm trọng, không có những sai
phạm lớn. Qua quá trình thanh tra đã chấn chỉnh ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư,
đơn vị thi công, đơn vị tư vấn có sai phạm. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra, kiểm toán
còn mỏng, năng lực của thanh tra ở các cơ sở thấp mà số lượng dự án nhiều do đó công tác
thanh tra, kiểm toán còn chưa được thực hiện rộng rãi, còn bỏ sót sai phạm của các đơn vị
tham gia quá trình đầu tư 44
2.2.2.6. Quản lý chi phí xây dựng công trình 45
a. Quản lý giá vật liệu 45
Trong thời gian qua, hệ thống đơn giá Xây dựng cơ bản được củng cố, soạn thảo tương đối
đầy đủ, có hệ thống cung cấp cho các ngành để góp phần tăng cương công tác quản lý xây
dựng cơ bản trên địa bàn. Tuy nhiên hệ thống đơn giá hiện nay vẫn đang còn nhiều tồn tại:
giá các loại vật liệu như điện, nước, trang thiết bị nội thất còn chưa đồng bộ. Phản ánh giá
còn chậm, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh quyết toán vốn hàng tháng, làm
vướng mắc trong bù kinh phí. Giá một số loại vật liệu xây dựng chưa đúng, chưa đầy đủ

các chi phí và yếu tố đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước 45
b. Quyết toán dự án hoàn thành 45
Một số chủ đầu tư, BQLDA chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư năm theo chế độ kế toán
chủ đầu tư 45
Tình trạng chậm quyết toán dự án hoàn thành còn khá phổ biến: Chủ đầu tư chưa nhận
thức được trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành là của chủ đầu tư nên nhiều chủ đầu tư
còn phó mặc cho nhà thầu trong việc lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dẫn đến mẫu
biểu hồ sơ quyết toán thiếu, số liệu không chính xác kéo dài thời gian hoàn chỉnh hồ sơ,
một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm mới lập hồ sơ quyết toán; công
tác tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ quyết toán một số dự án còn có những sai sót như tiếp
nhận hồ sơ còn thiếu so với qui định, bản vẽ thiết kế thiếu chi tiết, bản vẽ hoàn công không
đầy đủ, dự toán chưa chính xác so với quyết định phê duyệt làm chậm tiến độ thẩm tra
quyết toán của cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay do Nghị quyết số 11/NQ-
CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ hạn chế đầu tư công, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung
trả nợ cho các dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán nên chủ đầu tư và đơn vị đã
nhận thức được trách nhiệm trong việc quyết toán dự án hoàn thành. Dự án nào đã được
phê duyệt quyết toán ưu tiên trả nợ và bố trí nguồn 45
Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với
các dự án đã được phân cấp cho cấp huyện chưa thực hiện được thường xuyên nên nhiều
dự án hoàn thành thuộc ngân sách cấp huyện, cấp xã, ngân sách tỉnh nhưng phân cấp cho
cấp huyện thẩm tra, phê duyệt chưa được phê duyệt quyết toán nhất là các dự án thuộc
chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình 135. 46
Việc đảm bảo thời gian thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo Quyết định
26/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh là rất khó khăn. Mặt khác do thời gian thẩm tra quyết
toán bị rút ngắn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm tra và không đạt được mục
tiêu của công tác thẩm tra quyết toán theo tinh thần của Thông tư 19/2011/TT-BTC là phát
hiện, uốn nắn, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý dự án [23,tr:12] 46
Bảng 2.3: Kết quả công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành từ 2007-2013 47
Năm 47

Số 47
dự án 47
Giá trị 47
A-B 47
đề nghị 47
(tr.đ) 47
Giá trị 47
quyết toán 47
(tr.đ) 47
Giảm so 47
với A-B 47
đề nghị 47
(tr.đ) 47
Tỉ lệ giảm trừ 47
(%) 47
Thu vào 47
ngân sách 47
(tr.đ) 47
2007 47
61 47
291,357 47
280,378 47
10,979 47
3.77 47
1,479 47
2008 47
61 47
270,699 47
261,036 47
9,663 47

3.57 47
1,234 47
2009 47
80 47
338,589 47
327,539 47
11,050 47
3.26 47
2,599 47
2010 47
125 47
476,738 47
465,899 47
10,839 47
2.27 47
867 47
2011 47
98 47
506,355 47
491,906 47
14,449 47
2.85 47
2,317 47
2012 47

×