Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chất lượng các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.06 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN XUÂN PHƢƠNG

CHẤT LƢỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN XUÂN PHƢƠNG

CHẤT LƢỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG


Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính
xác của bản thân.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phí Mạnh Hồng là
người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện
luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình, những tài liệu
phục vụ nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của thầy thì luận văn này
không thể hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, khoa và các ban ngành đoàn thể
của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân
đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu, động viên tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi
có thể yên tâm thực hiện ước mơ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1: CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8
MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHUNG ..................................................................... 8
1.1. Chất lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: các tiêu chí đánh giá và
yếu tố ảnh hưởng. ........................................................................................... 8
1.1.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng...................................................... 8
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng. ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tầm quan trọng của chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển. ............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Ý nghĩa của việc đảm bảo yêu cầu chất lượng đối với các dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài. .............................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nâng cao chất lượng dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài. ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng.Error!

Bookmark

not

defined.
1.3.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư FDI chất lượng của tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc. ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên. .... Error! Bookmark not defined.



Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN
2000 - 2014...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2000 - 2014. .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thu hút FDI thời
gian qua. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Cơ cấu dòng vốn. .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Phân tích chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên. ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn và đóng góp ngân sách nhà nước. ....... Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ công nghệ.Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.3. Việc làm, thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. . Error!
Bookmark not defined.
2.2.4. Mức độ liên kết, ảnh hưởng và lan tỏa trong nền kinh tế. ....... Error!
Bookmark not defined.
2.2.5. Tác động môi trường. ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá chung ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thành tựu .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Hạn chế. ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế. ......... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015 -2020 .......... Error! Bookmark not defined.


3.1. Bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài giai đoạn 2015 - 2020 ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực. ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Bối cảnh trong nước. ........................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Quan điểm và định hướng. .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Quan điểm. ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Định hướng. ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp. .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giải pháp từ phía tỉnh Hưng Yên...... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị giải pháp đối với cơ quan nhà nước trung ương. ... Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Các giải pháp khác. .......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

APEC


Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

2

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

3

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

4

EU

Liên minh châu Âu

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

FEZ


Khu kinh tế tự do

7

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

9

KCN

Khu công nghiệp

10

M&A

Mua lại và sáp nhập

11

MNCs


Công ty xuyên quốc gia

12

NSNN

Ngân sách nhà nước

13

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

14

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển

15

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh

16

R&D


Nghiên cứu và phát triển

17

TNCs

Các công ty đa quốc gia

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc

20

USD

Đồng đô la Mỹ

21

WB

Ngân hàng thế giới


22

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

Vốn FDI của tỉnh Quảng Đông qua các năm

27

2

Bảng 1.2

FDI ở Trung Quốc chia theo tỉnh giai đoạn 1997 - 2006


28

3

Bảng 2.1

Số dự án và vốn FDI đăng ký được tỉnh Hưng Yên
cấp phép qua từng năm giai đoạn 2000 – 2014

41

4

Bảng 2.2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hưng Yên được
cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế

44

5

Bảng 2.3

Đầu tư nước ngoài được tỉnh Hưng Yên cấp phép
phân theo đối tác đầu tư

46

6


Bảng 2.4

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được tỉnh Hưng Yên
cấp phép phân theo địa điểm đầu tư

48

7

Bảng 2.5

Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên

50

8

Bảng 2.6

Cơ cấu GDP của tỉnh Hưng Yên theo thành phần
kinh tế

50

9

Bảng 2.7


Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Hưng Yên

51

10

Bảng 2.8

Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2014

52

Bảng 2.9

Đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân sách
của tỉnh từ năm 2000 – 2014

53

Bảng 2.10

Kết quả quan trắc môi trường nước thải sau xử lý
của Công ty TNHH JP Corolex Việt Nam năm
2102, 06 tháng đầu năm 2013

60

Bảng 2.11


Kết quả quan trắc môi trường nước mặt khu vực
nguồn tiếp nhận nước thải, nước mưa của KCN
Thăng Long II năm 2102 và 06 tháng đầu năm 2013

62

11

12

13

ii

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Gần 20 năm qua, từ khi tỉnh Hưng Yên được tái lập vào năm 1997, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và các hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung đã thể hiện vai trò là một bộ phận cấu thành quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, khai thông thị trường và gia tăng kim
ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực,
tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Nếu năm 2001, Hưng Yên
mới thu hút được 02 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là
31 triệu USD thì đến hết năm 2014 đã thu hút được 314 dự án, với tổng vốn
đăng ký đạt 2.976.073 nghìn USD, tạo việc làm thường xuyên cho trên 51.000

lao động, chiếm trên 30% tổng số lao động toàn tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh năm 2001, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,04%, công
nghiệp - xây dựng chiếm 32,44%, dịch vụ chiếm 29,52%, tổng thu ngân sách
của tỉnh mới đạt hơn 358 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng
137 triệu USD, thu nhập và đời sống của nhân dân ở mức thấp, GDP bình
quân đầu người đạt 4,23 triệu đồng/năm. Đến hết năm 2014, các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội đã có sự thay đổi vượt bậc, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của
tỉnh giảm còn 14,6%, công nghiệp - xây dựng tăng lên 47,48%, dịch vụ
37,25%, tổng thu ngân sách đạt 7.202 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
2.143 triệu USD, GDP bình quân đầu người đạt 35,62 triệu đồng/năm.
Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, đầu tư nước ngoài đã có
tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác, trong đó có việc khơi dậy
các nguồn lực đầu tư nội tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới
và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển ngành công
1


nghiệp phụ trợ. Đến nay, Hưng Yên đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn
hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như LG, Toyota, Panasonic,
Canon,... với những sản phẩm chất lượng quốc tế, đồng thời còn tạo động lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh nhằm thích ứng
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước.
Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO); tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
diễn đàn hợp tác kinh tế Á - ÂU (ASEM), Việt Nam giờ đây đã là một bộ phận
cấu thành trong guồng quay của nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội rất lớn, song
cũng đem lại nhiều thách thức, đặt nền kinh tế nước ta trước những diễn biến
nhanh và phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, tác động trực tiếp đến đầu tư nước
ngoài và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là vấn đề
mang tầm vĩ mô quốc gia, song cũng hết sức thiết thực, cấp bách đối với tất cả

các địa phương, trong đó có Hưng Yên. Bởi lẽ, trong điều kiện nguồn vốn từ
ngân sách và khu vực tư nhân nội tỉnh còn hạn chế, thì vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài càng trở thành nguồn lực quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 đưa Hưng Yên trở thành tỉnh khá
trong cả nước và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Tuy nhiên, việc thu hút dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên thời gian qua chưa đạt được chất lượng như kỳ vọng. Tỷ lệ các dự án có
sử dụng công nghệ cao còn thấp, ít thu hút được dự án có công nghệ nguồn.
Nhiều dự án đi vào hoạt động dù đã thêm việc làm cho người lao động song
chưa đóng góp phần được nhiều cho việc phát triển nguồn nhân lực. Công tác
quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn bất cập, thể
hiện qua các mặt như hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai còn thấp, chưa đồng
bộ với hiệu quả kinh tế - xã hội; không ít dự án chưa được thẩm tra, xem xét
2


kỹ trước khi tiếp nhận ở các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường,... dẫn
đến chất lượng dự án chưa cao. Thực tiễn trên đòi hỏi sự đánh giá nghiêm túc,
định ra mục tiêu, xây dựng phương hướng, giải pháp có hiệu qủa và tính thực
thi cao để tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa tỉnh trong thời gian tới.
Đề tài "Chất lượng các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên" được chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp là dựa trên
những ý nghĩa thực tiễn đó.
2. Tình hình nghiên cứu.
Về nghiên cứu trong nước, đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu
trong phạm vi hẹp, như các đề tài về giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp/khu chế xuất hoặc tại một tỉnh cụ
thể; hoặc chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một ngành/lĩnh

vực cụ thể; hoặc vai trò và xu hướng dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu của
các công trình này đã đưa ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tượng
nghiên cứu, phù hợp với đặc thù của ngành/lĩnh vực, địa phương nghiên cứu.
Nghiên cứu cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hưng Yên đã
có luận văn thạc sĩ "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên: thực trạng và
giải pháp", 2004, Phùng Quốc Chí, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội. Nội dung luận văn đề cập tới thực trạng của hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Hưng Yên, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò then chốt
của các Khu công nghiệp trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
địa phương.
Về luận án tiến sĩ kinh tế hay các công trình/đề tài nghiên cứu khoa học
liên quan đến chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2012, luận án tiến
sĩ kinh tế với đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020", Nguyễn Xuân Trung,
3


mã số 62.31.05.01, đã được bảo vệ thành công, có đối tượng nghiên cứu lý
thuyết gần với cách đặt vấn đề của luận văn này. Dưới dạng nghiên cứu khác
liên quan đến chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài, có Đề án "Nâng cao
chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước và định hướng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, điện, thương mại
giai đoạn 2011 - 2020" của Bộ Công Thương năm 2012, Đề án tập trung phân
tích và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư và hiệu quả
quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện, thương mại. Ngoài
ra, Kỷ yếu 25 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 2013, trong đó đặc
biệt là Báo cáo "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút và
phát triển" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề cập đến những vấn đề
đang đặt ra hiện nay đối với chất lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam.

Về nghiên cứu quốc tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài, nhất là những nghiên cứu liên quan đến vai trò và mối quan
hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào mang tính thực nghiệm hoặc cụ thể về chất lượng dự án
đầu tư nước ngoài của tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Các nghiên cứu trên là những tham khảo bổ ích để luận văn sử dụng
trong nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình đã công bố trên có mục đích
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu khác với luận văn. Vì vậy, nội dung, phương
pháp và hướng tiếp cận của luận văn là không trùng lắp với các nghiên cứu đã
công bố.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ.
Mục đích: Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao
chất lượng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hưng Yên trong
giai đoạn tới.
4


Nhiệm vụ:
Từ mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương trong và
ngoài nước trong việc nâng cao chất lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Khảo sát thực trạng về chất lượng các dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, từ đó kiến nghị một số định
hướng, quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng thu hút dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Luận văn lấy chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2000 - 2014 làm đối tượng
nghiên cứu.
Phạm vi: luận văn nghiên cứu đánh giá về chất lượng của hoạt động
FDI tại tỉnh Hưng Yên. Chất lượng ở đây được xem xét dưới góc độ quản lý
nhà nước của UBND tỉnh Hưng Yên, trực tiếp là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban
Quan lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành và đơn vị có liên quan,
chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Hiệu quả sử dụng vốn và đóng góp ngân
sách nhà nước; Nâng cao năng lực, trình độ công nghệ; Việc làm, thu nhập và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Mức độ liên kết, ảnh hưởng và lan tỏa
trong nền kinh tế; Tác động môi trường.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu đánh giá FDI tại tỉnh Hưng Yên từ
năm 2000 đến năm 2014 và dự báo bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến
việc thu hút và quản lý hoạt động FDI tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015 2020.
5


5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi tổng quát: Để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả dự
án FDI chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương và tỉnh Hưng Yên cần phải thực hiện những định
hướng, giải pháp gì?
Câu hỏi cụ thể:
- Sự cần thiết của dự án FDI chất lượng?
- Kết quả đạt được và những vấn đề đang đặt ra trong thu hút, quản lý và sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào?
- Giải pháp gì để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả dự án FDI
chất lượng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận chung. Đồng thời còn sử dụng
các phương pháp khác như: kết hợp giữa lô gic và lịch sử, phân tích thống kê,

tổng hợp và khái quát hóa, so sánh đối chiếu và đánh giá các sự kiện trong
mối quan hệ so sánh với nhau.
Dữ liệu cho các phân tích trên chủ yếu được lấy từ: các báo cáo và
thống kê của tỉnh Hưng Yên như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Cục Thống
kê tỉnh; và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công
Thương. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa các kết luận từ một số phân tích của
các cơ quan, luận án/đề tài nghiên cứu để chứng minh cho những phân tích
của mình.
7. Những đóng góp của Luận văn.
- Phân tích, đánh giá chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đang triển khai ở tỉnh Hưng Yên và những vấn đề đặt ra với những dự án đó.
6


- Kiến nghị một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
8. Kết cấu của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3
chương, gồm:
Chương 1: Chất lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - một số khía
cạnh chung.
Chương 2: Thực trạng về chất lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2014.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thu hút dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2020.

7



Chƣơng 1
CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHUNG
1.1. Chất lƣợng dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: các tiêu chí đánh giá
và yếu tố ảnh hƣởng.
1.1.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng.
1.1.1.1. Khái niệm.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo định nghĩa của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF): Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là một sự đầu tư được thực hiện để thu được lợi nhuận lâu dài dựa trên
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một nền kinh tế khác nền kinh
tế của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài có một tiếng nói trọng
lượng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Báo cáo hoạt động đầu tư thế giới của Liên hợp quốc (United Nation)
năm 1999 định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một sự đầu tư bao gồm
mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi tức lâu dài và sự kiểm soát của một chủ
thể trong một nền kinh tế.
WTO đã đưa ra khái niệm như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra
khi một nhà đầu tư từ một nước "nước chủ đầu tư" có được một tài sản ở một
nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần
lớn các trường hợp, nhà đầu tư và tài sản họ quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong trường hợp nhà đầu tư thường được gọi là "công ty mẹ" và
các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp có nghĩa là hoạt động đầu tư quốc tế của
một thực thể có danh tiếng (nhà đầu tư trực tiếp) trong một nền kinh tế nhằm
8


mục đích tạo ra lợi ích lâu dài dưới hình thức công ty. Lợi ích lâu dài có nghĩa

ở đó bao gồm mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư và công ty, và nhà nhà đầu
tư có ảnh hưởng lớn tới việc quản lý công ty được đầu tư trực tiếp.
Theo Luật đầu tư 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt
Nam bỏ vốn và tham gia hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhìn chung, có thể thấy, các cách hiểu trên về đầu tư trực tiếp nước
ngoài cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan hệ, vai trò và lợi ích của nhà
đầu tư, đó là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn và các tài sản hợp pháp khác vào một quốc gia để tiến hành hoạt động
đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư đó.
- Chất lượng dự án đầu tư.
Với quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như đã phân tích ở trên,
khái niệm “chất lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài” trong luận văn này
được hiểu là “Sự phản ánh tổng thể mức độ đóng góp của dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững ở nước nhận đầu tư trong điều
kiện và hoàn cảnh nhất định”. Từ đó, cũng có thể hiểu dự án FDI chất lượng
là dự án FDI có đóng góp “tích cực” cho sự “phát triển bền vững” của nước
tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất
nước trong hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể. Cụm từ “tích cực” thể hiện lợi ích
ròng của FDI đối với nước nhận đầu tư là con số dương. Thuật ngữ “Phát
triển bền vững” là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và môi trường.
Còn “Hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể” ở đây có nghĩa mỗi giai đoạn khác nhau,
đất nước có mục tiêu phát triển khác nhau phù hợp với giai đoạn đó. Vì vậy
đòi hỏi dự án FDI phải phù hợp với mục tiêu đó. Vì thế, dù FDI có hiệu quả

9



cao (hiệu suất vốn đầu tư cao) nhưng không phù hợp với mục tiêu phát triển
này thì cũng không được coi là có chất lượng cao.
1.1.1.2. Các tiêu chí đánh giá.
Chất lượng một dự án đầu tư thể hiện ở nhiều khía cạnh. Ở đây chúng
ta chỉ xem chất lượng dự án FDI từ góc độ thỏa mãn lợi ích của nước nhận
đầu tư. Theo nghĩa đó, một dự án FDI có chất lượng cao phải có tác động và
đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư.
Chất lượng của dự án FDI có thể được đánh giá qua nhiều tiêu chí. Sau đây là
một số tiêu chí chính:
- Hiệu quả sử dụng vốn và đóng góp của dự án FDI đối với tăng trưởng
kinh tế.
Dưới góc độ kinh tế học, hiệu quả sử dụng vốn là việc xem xét kết quả
mà một đồng vốn FDI tạo ra như thế nào hay tỷ suất sinh lời của đồng vốn
cao hay thấp, và chỉ số này thể hiện như thế nào khi so sánh với các khu vực
kinh tế khác. Thêm nữa, đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có
tương xứng với đóng góp vào GDP của nền kinh tế không, từ đó đánh giá
hoạt động của khu vực FDI với các khu vực kinh tế khác. Ngoài ra, FDI giúp
cho nền kinh tế tăng trưởng cao hay thấp và quan trọng nữa có cân đối hay
không. FDI có khuyến khích sự gắn kết giữa các khu vực, giữa các vùng trong
cả nước. Điều này giúp cho phát triển cân đối giữa các vùng, giảm bất bình
đẳng, chính là góp phần phát triển bền vững của đất nước. Hơn nữa, cần phải
xem sự tác động của FDI đến hướng chuyển dịch cơ cấu, đến việc nâng cao
năng lực sản xuất thực của nền kinh tế. Nó có hướng nền kinh tế tăng được tỷ
trọng các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp hiện đại, công
nghệ cao và thân thiện với môi trường hay không. FDI đã tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế và các lệ phí. Con số này có thể
so sánh với các khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước
để thấy được vị trí của khu vực FDI so với các khu vực khác.
10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Vũ Thành Tự Anh (2009), Sự suy giảm dòng vốn nước ngoài và phản ứng
chính sách, Báo Đầu tư điện tử, ngày 29/4/2009.
2. Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái, Võ Tất Thắng (2007), Xé rào ưu đãi đầu
tư của các tỉnh trong bối cảnh mở rộng phân cấp ở Việt Nam: "sáng kiến"
hay "lợi bất cập hại"?, UNDP Việt Nam, Hà Nội, 11/2007.
3. Vũ Đình Ánh (2011), Cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho tăng trưởng bền vững,
Những giải pháp cần thực hiện và đóng góp ý kiến cho dự thảo Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015.
4. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Thu hút FDI ở Đà Nẵng và
vấn đề đặt ra, ngày 25 tháng 4 năm 2013.
5. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo tình
hình quản lý và bảo vệ môi trường Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.
6. Bộ Công Thương (2012), Đề án nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý
nhà nước và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành
công nghiệp hỗ trợ, điện và thương mại giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoài, Hà Nội.
8. Bộ Ngoại giao (2013), Tài liệu Hội nghị ngoại giao lần thứ 28: Phiên họp
hội nghị tham tán thương mại năm 2013 về hội nhập quốc tế và kinh tế
đối ngoại, Hà Nội, tháng 12 năm 2013.
9. Bộ Ngoại giao - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Tài liệu Hội
thảo báo cáo viên theo vùng "Hội nhập quốc tế vì phát triển bền vững, vai
trò của địa phương", Hà Nội, ngày 12 - 13 tháng 6 năm 2012.
11



10. Nguyễn Huy Cảnh (2015), Đáp ứng nguồn nhân lực để thu hút FDI trong lĩnh
vực công nghệ cao, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 06, tháng 3 năm 2015.
11. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định
hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong thời gian tới.
12. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2011), Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hưng Yên sau 14 năm tái lập, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2006, 2010-2014), Niên giám thống kê các
năm 2006, 2011 và 2010, 2012, 2013, 20214, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Duy Đạt (2015), Thấy gì qua hoạt động M&A trên thị trường bán
lẻ, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12, tháng 6 năm 2015.
15. Đặng Thị Phương Hoa (2012), Khu kinh tế tự do: thực tiễn phát triển ở
Trung Quốc và Ấn Độ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2012.
16. Học viện Ngoại giao (2012), Báo cáo chuyên đề Định hướng Hội nhập
quốc tế của Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội, năm 2012.
17. Bùi Đức Hùng (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
công nghiệp thành phố Đà Nẵng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
18. Lê Quang Huy(2013), Đầu tư Quốc tế, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 3 năm 2013.
19. Phạm Thanh Khiết (2010), Vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 9 (388),
tháng 9 năm 2010.
20. Vũ Khoan (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ mới, Thời
Báo kinh tế Sài Gòn, ngày 20 tháng 02 năm 2011.
21. Trần Quang Lâm (2015), Cơ hội nào cho Việt Nam từ động thái chuyển
hướng chiến lược của đầu tư quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12,
tháng 6/2015.
12



22. Đỗ Thành Long (2015), Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài công nghệ
cao, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12, tháng 6 năm 2015.
23. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
24. Trần Thị Ngọc Quyên (2008), Tính minh bạch của môi trường đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 11, tháng
11/2008.
25. Trần Văn Sơn (2015), Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đồng hành
cùng doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 06, tháng 3 năm 2015.
26. Đỗ Mai Thành (2010), Mấy suy nghĩ về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử số 17(209) năm 2010.
27. Nguyễn Xuân Trung (2012), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Phan Hữu Thắng (2013), Thu hút FDI vào Việt Nam: lạc quan trong gian
khó, Tạp chí Tài chính số 2 - 2013, Hà Nội.
29. Đỗ Minh Trí (2015), Hưng Yên trước thềm hội nhập TPP, Báo Hưng Yên,
số 3755, ngày 04/11/2015.
30. Trần Văn Tùng, Trần Việt Dũng (2010), Vai trò của đầu tư nước ngoài
đối với phát triển công nghệ ở Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 2
(381), tháng 2 năm 2010.
31. Tạp chí điện tử Kinh tế và dự báo (2013), Một số vấn đề đặt ra trong phân
cấp quản lý FDI tại Việt Nam, ngày 21 tháng 3 năm 2013.
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2000-2014), Báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các năm từ 2000 - 2014.

13



33. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2011), Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Hưng Yên, tháng 11 năm 2011.
34. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - Tổng cục Thống kê Trường Đại học Copenhagen (2014), Năng lực cạnh tranh công nghệ ở
cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2013, NXB Tài
chính, tháng 10 năm 2014.
35. Lê Hữu Việt (2015), Việt Nam trước cơ hội là công xưởng thế giới: Nỗi lo
thành bãi rác công nghệ, Báo Tiền Phong, số 301 ngày 28/10/2015.
Tài liệu tiếng Anh:
36. Chung Ming Lau and Garry D. Bruton (2008), FDI in China: What we
know and What we need to study next, Hong Kong University, pp. 30 - 43.
37. Kim Chang-do (2012), Stagnant growth og Guangdong: growing pain or
limitation, POSCO Research Institute.
38. Xu Xueqiang (2002), Study on the Sustainable Development of the Pearl
River Delta Region, City and Region Research Centre Zhongshan
University.
39. Wang Jun (1997), Competitive Advantages and Strategies of the Pearl
River Delta in the New Era (translation), Social Science of Guangdong,
1997, Vol. 1.
40. World Bank (2003), China: Promoting Growth with Equity, Report No.
24169-CHA, September 3, Washington, D.C.
41. Zhihua Xu and Anthony Yeh (2014), Spatio-temporal development on
foreign direct in Guangdong, China from 1980 to 2011, Guang Dong
University of Foreign Studies.

14



×