Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.6 KB, 38 trang )

Tiểu luận QTTC 2011
Mục lục
Mục lục 1
Lời mở đầu 3
Nội dung 4
I.Tổng quan về Tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam 4
1.1. Lịch sử hình thành 4
1.2. Các công ty thành viên 4
1.3. Sứ mệnh lịch sử 5
1.4. Tầm nhìn tương lai 5
1.5. Một số thành tựu nổi bật 5
II.Phân tích tài chính của tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VN 6
1.Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi 6
1.1.Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 6
1.2.Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 9
1.3.Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 11
2.Chỉ tiêu về tính thanh khoản 12
2.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn 12
2.2.Hệ số thanh toán nhanh 14
3.Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của tài sản 15
3.1.Hệ số vòng quay khoản phải thu 15
3.2.Hệ số vòng quay tài sản cố định 17
3.3.Hệ số vòng quay tổng tài sản 18
3.4.Hệ số vòng quay tổng số vốn 19
4.Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn và khả năng trang trải lãi vay 21
4.1.Tỷ số nợ trên tài sản 21
4.2.Tỷ số đảm bảo nợ 22
4.3.Tỷ suất tự tài trợ 25
4.4.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 26
5.Các chỉ tiêu về giá trên thị trường 28
5.1.Thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per share – EPS) 28


5.2.Tỷ số giá cổ phiếu trên giá sổ sách 29
1
Tiểu luận QTTC 2011
5.3.Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E – Price/Earning ratio) 30
5.4.Tỷ suất cổ tức (Dividend per share) 32
III.Đánh giá tình hình tài chính của PVFC 33
1.So sánh một số chỉ tiêu với bình quân ngành 33
2.Ưu và nhược điểm của PVFC 34
2.1.Ưu điểm 34
2.2.Nhược điểm 35
Kết luận 37
Danh mục tài liệu tham khảo 38
2
Tiểu luận QTTC 2011
Lời mở đầu
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty
để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty. Phân tích báo cáo tài chính là
công cụ cung cấp thông tin quan trọng cho ban quản trị , các nhà đầu tư , các nhà cho vay
mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho
lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Phân tích báo cáo tài chính giúp các nhà phân tích đánh
giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh
doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh
nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp.
Năm 2008, cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác
động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, gắn bó
chặt chẽ với các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam (PVN), một tập đoàn kinh tế xương sống của đất nước, Tổng công ty Tài chính
cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) đã nỗ lực không ngừng và đạt được mục tiêu kinh
doanh đề ra.
Tiểu luận “Phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu

khí Việt Nam” dựa trên so sánh các tỉ số tài chính của năm 2009 và năm 2008 để đánh giá
khái quát tình hình tài chính PVFC, phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo
kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển
tiền tệ… Việc phân tích báo cáo tài chính của PVFC sẽ giúp chúng ta nhận định đúng đắn
thực trạng và hiểu được nguyên nhân phát triển đằng sau các con số của tổ chức này, từ
đó đưa ra một số kết luận – đề xuất đối với tình hình tài chính của PVFC.
Do phạm vi kiến thức về tài chính nói chung cũng như kỹ năng phân tích báo cáo
tài chính nói riêng còn hạn chế, nên bài phân tích báo cáo này không thể không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp từ cô giáo để bài phân tích báo cáo
được hoàn thiện hơn.
3
Tiểu luận QTTC 2011
Nội dung
I. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí
Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000 với
phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam”.
Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay, PVFC đã trở thành một định chế
tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và là một trong những tổ
chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh. Thương hiệu Tài chính Dầu khí Việt Nam được
khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước đầu vươn ra thế giới.
Năm 2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu
khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công
ty cổ phần. Theo mô hình công ty đại chúng, PVFC có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, trong
đó, PVN nắm giữ 78% cổ phần, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley
(MSIHI) nắm giữ 10% cổ phần, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân trong nước.
Với việc tham gia của cổ đông MSIHI, PVFC là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam

sau khi cổ phần hoá đã lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây là một thành
công khẳng định sự tín nhiệm của thương hiệu Tài chính Dầu khí.
1.2. Các công ty thành viên
Hiện PVFC có 3 đơn vị thành viên
• Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí
4
Tiểu luận QTTC 2011
• Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
• Công ty Cổ phần Du lịch Biển Mỹ Khê
1.3. Sứ mệnh lịch sử
Sứ mệnh của PVFC là thu xếp nguồn vốn cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
Nam – PVN. Để thực hiện sứ mệnh quan trọng này, VFC đã chủ động hợp tác với các tổ
chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế
hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các PVN và các đơn vị thành
viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành
Dầu khí.
1.4. Tầm nhìn tương lai
Xu thế hội nhập phát triển sẽ mang đến cho mọi doanh nghiệp Việt Nam nói
chung, PVFC nói riêng nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với niềm tin, khát vọng và
hướng đi đúng đắn, PVFC sẽ sớm trở thành định chế tài chính hùng mạnh, có thương hiệu
trong khu vực và quốc tế. Đây là khát vọng, niềm hãnh diện của các thành viên trong
“Ngôi nhà chung PVFC”.
1.5. Một số thành tựu nổi bật
• Huân chương Lao động hạng Nhì đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
trao tặng cho Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam vào đúng Lễ kỷ
niệm 10 năm ngày thành lập PVFC (19/06/2010).
• Sao vàng Đất Việt: liên tiếp trong các năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010.
• Giải thưởng Thương hiệu chứng khoán uy tín - các năm 2008 (top 20), 2009
(top 20), 2010.
• Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia: năm 2010.

• Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Xuất sắc - Top Trade Services: các năm
2007, 2009 (PVFC đứng thứ 4 trong Top 10 DN xuất sắc).
5
Tiểu luận QTTC 2011
• Giải thưởng Sao Đỏ 2008 trao tặng cho Tổng giám đốc Tống Quốc Trường.
• Đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 lần 3 – năm 2006
II. Phân tích tài chính của tổng công ty tài chính cổ phần dầu
khí VN
1. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
1.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
a. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
 Định nghĩa chỉ tiêu:
Tỷ suất hoạt động chỉ ra mức độ hiệu quả của một tổ chức trong việc sử dụng tài
sản. Việc sử dụng tài sản hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư từ các bên cho vay và chủ
sở hữu. Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được
sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng bán đã tính theo giá mua và các chi phí hoạt động
(EBIT).
Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một
công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi
nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi
nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng
nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ
số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có
6
Tiểu luận QTTC 2011
hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí
vốn.
 Công thức tính:
 Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
2008 2009

Tỷ suất lợi nhuận hoạt
động
(0.02) 0.123
 Qua bảng kết quả chỉ tiêu và đồ thị trên, có thể nhận thấy là năm 2008 cứ
100 đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được mang
giá trị âm là 2.0158 đồng. Trong khi đó, cũng 100 đồng doanh thu thì năm 2009 tạo ra
EBIT là 12.2567, tăng lên 14.2725 đồng. Kết quả này cho thấy tốc độ gia tăng doanh thu
7
Tiểu luận QTTC 2011
năm 2009 lớn hơn tốc độ gia tăng chi phí hay tình hình quản lý chi phí trong doanh
nghiệp rất hiệu quả hay.\
b. Tỷ suất lợi nhuận ròng
 Định nghĩa chỉ tiêu:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của
doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi
của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ
đông và doanh thu của công ty.
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng
lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
 Công thức tính:
 Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
2008 2009
Tỷ suất lợi nhuận ròng (0.007) 0.103
8
Tiểu luận QTTC 2011
 Qua bảng kết quả chỉ tiêu và đồ thị trên cho thấy rằng năm 2009 cứ 100
đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận ròng sau thuế thu được là 10.3358 đồng. Trong khi
đó thì năm 2008 cùng với mức doanh thu như vậy thì lợi nhuận thu được mang giá trị âm
là 0.69015 đồng. So với 2008, hệ số tỷ suất lợi nhuận ròng đã tăng lên khá nhiều là

11.02595 đồng. Điều này phản ánh một thực trạng là mặc dù năm 2008 công ty làm ăn
thua lỗ nhưng đến năm 2009 thì tình hình hoạt động kinh doanh đã cải thiện rõ rệt và thu
được lãi.
1.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
 Định nghĩa chỉ tiêu:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng
của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu
của cụm từ tiếng Anh Return on Assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh
nghiệp.Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề
9
Tiểu luận QTTC 2011
kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so
sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và
so sánh cùng một thời kỳ.
 Công thức tính:
 Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
2008 2009
Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA)
(0.05)% 0.88%
 Qua bảng chỉ tiêu và đồ thị trên cho thấy cứ 100 đồng tài sản năm 2009 thì
tạo nên 0.8756 đồng lợi nhuận ròng. Còn 100 đồng tài sản năm 2008 thì lợi nhuận ròng bị
10
Tiểu luận QTTC 2011
âm là 0.0533 đồng. Như vậy, so với năm 2008, cùng 100 đồng tài sản bỏ ra, lợi nhuận
ròng năm 2009 đã tăng lên 0.9289 đồng. Hay nói cách khác năm 2009 việc quản lý và sử
dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp rõ ràng là hiệu quả hơn năm 2008.
1.3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Định nghĩa chỉ tiêu:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ
tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông (có thể viết tắt là ROE từ các chữ cái đầu của cụm
từ tiếng Anh Return on Equity) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng
vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của
công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài
sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô
và mức độ rủi ro của công ty.

Công thức tính
Hay : Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng
quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính
Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân
với số vòng quay tổng tài sản, nên:
ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
2008 2009
Tỷ suất sinh lợi của (48) 1.137
11
Tiểu luận QTTC 2011
vốn chủ sở hữu
 Qua bảng kết quả và đồ thị trên có thể nhận thấy là với mỗi 100 đồng vốn
chủ sở hữu bỏ ra thì năm 2008, doanh nghiệp bị lỗ 480 đồng nhưng đến năm 2009 thì
doanh nghiệp đã thu được 113.7 đồng lợi nhuận ròng, tăng lên 593.7 đồng. Như vậy có
thể nói khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần có sự khác biệt lớn giũa 2 năm 2008
và 2009.
2. Chỉ tiêu về tính thanh khoản

2.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn

Định nghĩa chỉ tiêu:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ
cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
12
Tiểu luận QTTC 2011

Công thức tính:
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ
số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ
của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình
tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách
để huy động thêm vốn.

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
2008 2009
Hệ số thanh toán ngắn
hạn
6.08 1.97
13
Tiểu luận QTTC 2011
 Qua kết quả chỉ tiêu và đồ thị trên, có thể nhận thấy rằng so với năm 2008,
hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này đã giảm đáng kể từ 6.081756034
xuống còn 1.971905592. Điều này có thể giải thích là do nợ ngắn hạn (tiền gửi của khách
hàng và các tổ chức tín dụng khác) trong năm 2009 đã tăng đột biến (gần gấp 4 lần so với
năm 2008). Tuy nhiên hệ số này vẫn còn lớn hơn 1, hơn nữa đây là một công ty tài chính
cho nên có thể nói rằng công ty vẫn làm ăn hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn.

2.2. Hệ số thanh toán nhanh

Định nghĩa chỉ tiêu:
Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền
mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy
tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và khoản phải
thu) chia cho nợ ngắn hạn.

Công thức tính:
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một DN có lành mạnh
không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và
ngược lại. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay
các khoản nợ ngắn hạn cao

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
Hệ số thanh toán
nhanh
2008 2009
5.47 1.75
14
Tiểu luận QTTC 2011
 Qua bảng kết quả chỉ tiêu và sơ đồ trên ta dễ dàng nhận thấy rằng khả năng
thanh toán nợ nhanh của doanh nghiệp này trong năm 2009 thấp hơn khá nhiều so với
năm 2008. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do lượng tiền mặt mà công ty nắm giữ
giảm đáng kể, mặt khác giá trị ngắn hạn lại tăng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này lớn hơn 1
cho thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán nợ nhanh. Đồng thời, cung có thể nói
là doanh nghiệp này đang tận dụng nợ làm đòn bẩy tài chính và quản lý hiệu quả tiền và
các khoản tương đương của doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của tài sản

3.1. Hệ số vòng quay khoản phải thu

Định nghĩa chỉ tiêu
Vòng quay các khoản phải thu là hệ số phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.

Công thức tính
15
Tiểu luận QTTC 2011
Trong đó khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn
còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho
khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng
mới không còn nữa.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh
nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều
này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ
nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của
doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm
giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất
và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động
này.

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
STT Chỉ tiêu 2008 2009
1 Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự
2,423,450,931,695 2,529,384,615,454
2 Thu nhập tử hoạt động dịch vụ 25,737,301,609 76,304,771,771
3 Thu nhập từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối
241,647,800,938 201,965,496,669
4 Thu nhập từ mua bán chứng
khoán
40,546,405,926 374,459,783,475
5 Thu nhập từ hoạt động khác 753,528,978,603 2,305,276,323,633
6 Doanh thu ( 6 =1+2+3+4+5) 3,484,911,418,771 5,487,390,991,002
7 Khoản phải thu
1
5,920,764,091,212 14,454,831,984,376
8 Vòng quay khoản phải thu 0.589 0.539
1
Do không có số liệu về khoản phải thu từng tháng trong kỳ, khoản phải thu cuối kỳ năm 2008 được sử dụng như là
bình quân các khoản phải thu trong tính toán.
16
Tiểu luận QTTC 2011
(8=6/7)
 Kỳ thu tiền bình quân (average collection period) là chỉ tiêu dùng để đo
lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao
nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.
2008 2009
ACP 611.21 667.9
 Qua bảng phân tích và đồ thị trên có thể thấy rằng vòng quay khoản phải
thu năm 2009 bé hơn 2008 hay số kỳ thu tiền bình quân đã tăng lên (56.69 ngày/vòng
quay). Điều này chứng tỏ là khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp trong năm 2009 tốt
hơn năm 2008, hay nói cách khác là công ty không bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng
nhiều vốn như năm 2008.
3.2. Hệ số vòng quay tài sản cố định

Định nghĩa chỉ tiêu

17
Tiểu luận QTTC 2011
Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định) là một trong những
tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của
doanh nghiệp. Thước đo này được tính bằng cách lấy doanh thu của doanh nghiệp đạt
được trong một kỳ nào đó chia cho giá trị bình quân tài sản cố định thuần (ròng) của
doanh nghiệp trong kỳ đó. Giá trị bình quân này được tính bằng cách lấy giá trị trung bình
cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.

Công thức tính

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
STT Chỉ tiêu 2008 2009
1 Doanh thu 3,484,911,418,771 5,487,390,991,002
2 Tài sản cố định 68,578,810,241 587,071,898,989.00
3 Vòng quay tài sản cố
định (3=1/2)
50.82 9.35
 Qua bảng phân tích trên có thể thấy rằng năm 2008 để thu được 1 đồng
doanh thu doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ 50.82 đồng, nhưng đến năm 2009, lượng
đầu tư này giảm xuống còn 9.35 đồng (vòng quay TSCĐ giảm 41.47 vòng). Điều này thể
hiện rằng doanh nghiệp này đang đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động.
3.3. Hệ số vòng quay tổng tài sản

Định nghĩa chỉ tiêu
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản
của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có
bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Công thức tính

18
Tiểu luận QTTC 2011
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
STT Chỉ tiêu 2008 2009
1 Doanh thu 3,484,911,418,771 5,487,390,991,002
2 Tổng tài sản 45,104,099,391,700 64,648,854,919,975
3 Vòng quay tổng
tài sản (3=1/2)
0.077 0.085


Kết luận
Qua biểu đồ ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty theo xu hướng tăng, từ mức
0.077 năm 2008 lên mức 0.085 năm 2009, trong khi vòng quay tài sản của công ty lại
giảm từ 50.82 xuống 9.35 trong giai đoạn 2008-2009. đồng nghĩa với vòng quay tài sản
ngắn hạn của công ty tăng lên, việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.
3.4. Hệ số vòng quay tổng số vốn

Định nghĩa chỉ tiêu
19
Tiểu luận QTTC 2011
Vòng quay tổng số vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, trong đó nó
phản ánh một đồng vốn của doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao
nhiêu doanh thu.

Công thức tính

Tổng số vốn ở đây bao gồm toàn bộ số vốn được doanh nghiệp sử dụng trong kỳ,
không phân biệt nguồn hình thành. Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cải thiện chỉ số này sẽ làm tăng lợi nhuận
đồng thời tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp.

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm:
STT Chỉ tiêu 2008 2009
1 Doanh thu 5,920,764,091,213 14,454,831,984,376
2 Tổng số vốn 45,104,099,391,700 64,648,854,919,975
3 Vòng quay tổng số
vốn
(3=1/2)
0.131 0.224

Kết luận
20
Tiểu luận QTTC 2011
Vào năm 2008, vòng quay tổng số vốn là 0.131, tức là 1 đồng vốn của doanh
nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh sẽ thu lại được 0.131 đồng doanh thu. Còn ở
năm 2009, chỉ tiêu này đã tăng lên mức 0.224,1 đồng vốn lần này lại thu được 0.224 đồng
doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng nâng cao được khả năng tận dụng vốn
triệt để vào sản xuất kinh doanh của mình, gia tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh
nghiệp trên thương trường.
4. Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn và khả năng trang trải lãi vay
4.1. Tỷ số nợ trên tài sản

Định nghĩa chỉ tiêu
Tỷ số nợ trên tài sản (hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ
D/A) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.

Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ,
chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài
chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài
chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà
cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn
kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Công thức tính

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm
2008 2009
Tỷ số nợ trên tài sản 0.86 0.896
21
Tiểu luận QTTC 2011

Nhận xét
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty luôn trên 0.86, cứ
mỗi đồng tài sản thì trong đó có 0.86 đồng là đi vay. Và tỷ lệ theo xu hướng tăng, từ mức
0.86 vào năm 2008 lên mức 0.896 năm 2009 (tăng 0.036 đơn vị). Thêm nữa, do tính chất
công ty là công ty tài chính nên công ty đã có thực lực tài chính, khả năng tự chủ tài chính
cao, huy động vốn vay bằng hình thức đi vay rất ít, đồng thời mức độ rủi ro tài chính
cũng nhỏ.
4.2. Tỷ số đảm bảo nợ
a) Tỷ số nợ so với vốn

Định nghĩa chỉ tiêu
Tỷ số nợ so với vốn (hay Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số D/E) là một tỷ số tài
chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
22
Tiểu luận QTTC 2011

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ
số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ;
có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh
nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm
thuế.

Công thức tính

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm
2008 2009
Tỷ số nợ trên vốn chủ
sở hữu
6.36 8.63

Nhận xét
Biểu đồ cho thấy tỷ số nợ so với vốn của công ty tẳng từ 6.36% trong năm 2008
lên 8.63% năm 2009. Tuy nhiên con số này vẫn còn rất nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ
thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp
23
Tiểu luận QTTC 2011
b) Tỷ số nợ dài hạn so với vốn

Định nghĩa chỉ tiêu
Tỷ số nợ dài hạn so với vốn (Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu) so sánh tương
quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương
tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ
dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới.
Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được
mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài
chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại

phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

Công thức tính

Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm
2008 2009
Tỷ số nợ dài hạn so với
vốn
1.34 0.71
24
Tiểu luận QTTC 2011

Nhận xét
Trong giai đoạn từ năm 2008- 2009, tỷ lệ nợ dài hạn so với vốn có xu hướng giảm
mạnh, từ 1.34 ở đầu giai đoạn xuống một nửa là 0.71 ở cuối thời kỳ này. Lúc đầu, cứ mỗi
đồng vốn chủ sở hữu thì có 1.34 vốn vay dài hạn nhưng sau đó chỉ cần tài trợ 0.71 đồng
vốn vay dài hạn. Từ đó mà rủi ro về mặt tài chính công ty phải chịu đã được giảm bớt
nhiều qua việc loại bỏ các khoản nợn ngắn hạn.
4.3. Tỷ suất tự tài trợ

Định nghĩa chỉ tiêu
Tỷ suất tự tài trợ (Tỷ suất vốn chủ sở hữu, Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn
vốn) dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ
đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng góp phần tạo ra dự trữ cho vốn
điều lệ và phần thặng dư (kể cả thu nhập giữ lại của DN).
Nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng
được đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.

Công thức tính


Bảng kết quả chỉ tiêu qua các năm
25

×