Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

134 Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.96 KB, 82 trang )

Phần thứ nhất
ĐặT VấN Đề
1.1. TíNH CấP THIếT CủA Đề TàI
Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại một vấn đề khách quan đó là
bất cứ ai dù là một cá nhân, một tập thể hoặc một doanh nghiệp nào khi gia
nhập thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh và quá trình cạnh tranh đó
luôn xảy ra hai mặt trái ngược nhau đó là vừa đào thải vừa thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Đặc biệt ngày nay khi nền kinh tế Việt nam đang hội nhập mạnh mẽ
với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Các doanh nghiệp muốn
đứng vững được trong cơn lốc của thị trường xuyên quốc gia, xuyên lục địa,
toàn cầu hoá, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt nguồn lực tài chính
hiện có và tạo nguồn tài chính mới tài trợ cho các hoạt động kinh doanh có
hiệu quả đối với mọi biến động của thị trường. Nếu doanh nghiệp nào bộc lộ
sự yếu kém của mình và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì
doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải, còn ngược lại những doanh nghiệp đó sẽ ăn
nên làm ra và sẽ có lãi. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp do sự yếu
kém trong quản lý mà gây ra tình trạng thua lỗ kéo dài và dẫn đến phá sản
hàng loạt. Ngược lại như việc cung ứng sản xuất, tiêu thụ được tiến hành bình
thường và đúng tiến độ sẽ là tiền đề bảo đảm cho hoạt động tài chính có hiệu
quả. Đồng thời việc tổ chức và huy động các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều
kiện cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Vì
vậy, để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình, các
doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính từ đó phát triển những lợi thế để
phát huy và và tìm những khó khăn ách tắc để khắc phục, tháo gỡ kịp thời để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn thắng thế trên thương trường
các doanh nghiệp cần phải biết doanh nghiệp mình hoạt động như thế nào?
kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ra sao? có nghĩa là chủ
doanh nghiệp phải biết được doanh nghiệp mình đang trên đà phát triển hay
suy thoái. Điều đó buộc họ phải phân tích, đánh giá hoạt động tài chính thông


qua những chỉ tiêu nhất định, phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành.
Như vậy, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các
báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với chủ

1
doanh nghiệp mà còn đối với nhiều đối tượng khác như các nhà đầu tư, các
nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan, hữu quan khác. Mỗi
đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ
khác nhau, song nhìn chung đều với mục đích muốn biết khả năng sinh lời,
khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh tình hình phát phiển và
sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể đưa ra những giải pháp
nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp trong tuơng lai bằng cách dự
báo và lập ngân sách. Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình
tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu kết quả của sự quản lý và điều
hành tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính là phân tích những gì
đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó kiến nghị các biện
pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng sẵn có nhằm đạt lợi nhuận cao.
Tổng Công ty Mía Đường I cũng không nằm ngoài những đối tượng
xem xét kể trên. Tổng Công ty Mía Đường I là doanh nghiệp Nhà nước có
tình hình tài chính rất đáng được quan tâm. Trong những năm gần đây sản
lượng đường hàng năm của Tổng Công ty có tăng nhưng hiệu quả đạt được
còn thấp. Do đó, đứng trước thử thách của nền kinh tế thị trường các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý, nhất là quản
lý tài chính trong doanh nghiệp. Điều đáng quan tâm nhất ở Tổng Công ty
hiện nay là tại sao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vẫn chưa cao? vì vậy, cần
có sự phân tích đánh giá qua đó có thể tìm ra những phương hướng và biện
pháp khả thi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn góp phần làm cho
Tổng Công ty đứng vững và dành thắng lợi trong cơ chế thị trường.
Với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
((

PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG I
))
.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty qua các
báo cáo tài chính. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của Tổng Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp.

2
Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty Mía Đường I
trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những vấn đề
còn tồn tại và nguyên nhân của nó.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kết
quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Đối tương nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại Tổng Công ty mía đường I.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Tổng Công ty Mía Đường I.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2000
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính
trực tiếp tại Tổng Công ty Mía Đường I

3
Phần thứ hai

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI
2.1. tài chính doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm chung về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Là những quan hệ trong phân phối sản phẩm quốc dân, từ quỹ tiền tệ
và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Hay nói cách khác tài chính là
những quan hệ trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng
quỹ tiền tệ. Tuy nhiên hoạt động tài chính vẫn là một trong những nội dung
cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính giải quyết các
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện
qua các hình thái tiền tệ xuất phát từ yêu cầu và mục đích kinh doanh.
Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh
có tư cách pháp nhân và là một khâu của hệ thống tài chính. Tại đây diễn ra
các quá trình sản xuất kinh doanh: Đầu tư, tiêu thụ, phân phối. Trong sự chu
chuyển của vốn luôn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá.
2.1.2. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài
chính, nó gồm các quan hệ kinh tế cụ thể là:
Quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước. Đây là quan hệ
kinh tế dưới hình thái tiền tệ nảy sinh. Các quan hệ này có hai chiều vận động
ngược nhau.
Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước góp phần hình thành vốn cho sản xuất
kinh doanh.
Thứ hai: Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước như nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo luật định để hình thành ngân
sách Nhà nước cấp.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức trung gian tài chính. Các
trung gian tài chính nhất là ngân hàng, là cầu nối giữa những người có vốn
nhàn rỗi và người cần vốn để đầu tư. Quan hệ này có hai chiều: Doanh nghiệp


4
đi vay các tổ chức tín dụng đồng thời phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn
vay đó.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường. Doanh nghiệp lúc này đóng
vai trò là người mua và người bán trong việc sử dụng và tái tạo lại quỹ tiền tệ
của mình. Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, dịch vụ cho sản xuất rồi bán
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để tái tạo lại quỹ đã sử dụng khi
mua các yếu tố sản xuất.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với hộ gia đình. Doanh nghiệp thu
hút sức lao động, tiền vốn của các thành viên hộ gia đình để phục vụ cho mục
đích kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp chi trả lương, lãi suất cổ tức cho họ.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài hay còn gọi là
quan hệ tài chính đối ngoại. Đây là quan hệ phát sinh trong quá trình vay và
cho vay, trả nợ và đầu tư giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước
ngoài.
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Biểu hiện của quan
hệ này là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính
giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, giữa các thành viên, giữa
quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện
thông qua các chính sách tài chính của doanh nghiệp như chính sách phân
phối thu nhập, chính sách về đầu tư và cơ cấu đầu tư, chính sách về cơ cấu
vốn, chính sách về chi phí...
Nhìn vào các nhóm quan hệ trên của doanh nghiệp ta thấy tài chính
doanh nghiệp là khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc dân.
Thông qua tài chính doanh nghiệp Nhà nước thực hiện việc quản lý vĩ
mô cho các mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Đối với doanh nghiệp tài chính
vừa là mục tiêu vừa là công cụ quản lý vĩ mô, nếu doanh nghiệp sử dụng công
cụ này không đúng đắn thì thay vì có tác dụng thúc đẩy, nó sẽ kìm hãm sự
phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.3. Nhiệm vụ và vai trò của tài chính doanh nghiệp.
2.1.3.1. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững tình hình vốn sản xuất
kinh doanh hiện có cả về mặt hiện vật và giá trị, nắm vững sự biến động về

5
vốn, nhu cầu vốn trong từng khâu, từng thời kỳ của quá trình sản xuất, từng
thời gian cụ thể để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức khai thác và động viên kịp
thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh không
để ứ đọng và kém hiệu quả. Để làm được điều này tài chính doanh nghiệp
phải thường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng vốn trong doanh nghiệp làm
cho khi có một lượng vốn nhất định phải tạo ra một lượng lợi nhuận lớn nhất
trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có.
2.1.3.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có thể trở lên tích cực hay thụ động, thậm chí có
thể là tiêu cực đối với sản xuất kinh doanh. Sở dĩ như vậy là do tài chính là
một trong những công cụ quản lý kinh tế, sự phát huy vai trò tác dụng của
công cụ này một phần phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý.
Mặt khác nó phụ thuộc vào chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước theo
từng thời kỳ.
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, hoạt động tài chính doanh nghiệp
có đầy đủ điều kiện để phát huy vai trò của nó trên các mặt sau.
Một là: Hoạt động tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong
việc chủ động tạo lập vốn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Hai là: Có vai trò trong việc tổ chức sử dụng một cách tiết kiệm và có
hiệu quả.
Ba là: Hoạt động tài chính doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ
để kích thích, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.

Bốn là: Tài chính doanh nghiệp còn là một công cụ để kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp.
*, Khái niệm:
Phân tích hoạt động tài chính là xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh
số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ.
*, Ý nghĩa:

6
Thông qua việc phân tích hoạt động tài chính nhà quản lý, nhà đầu tư,
ngân hàng, khách hàng... sẽ sử dụng thông tin để dự đoán tương lai bằng cách
so sánh đánh giá và phân tích xu hướng. Vì vậy phân tích hoạt động tài chính
không chỉ có ý nghĩa với những quyết định hiện tại mà còn có trong tương lai
gần. Phân tích hoạt động tài chính có những ý nghĩa sau:
Thứ nhất: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp. Qua đó
doanh nghiệp có được những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính
để quyết định đúng đắn và hợp lý với thực trạng tài chính của doanh nghiệp
mình.
Thứ hai: Phân tích hoạt động tài chính còn có ý nghĩa rất quan trọng
đối với chủ doanh nghiệp và các nhà cho vay tín dụng trong việc quyết định
cho doanh nghiệp vay thêm hay thu hồi nợ.
Thứ ba: Phân tích hoạt động tài chính giúp cho các nhà cho vay, cung
cấp vật tư hàng hoá, dịch vụ... trong việc quyết định xem có cho khách hàng
sắp tới được mua chịu hay không?
Thứ tư: Các nhà đầu tư dựa vào thông tin mà phân tích hoạt động tài
chính để có quyết định đúng đắn.
Thứ năm: Phân tích hoạt động tài chính giúp cho các cơ quan tài chính,
thuế, thống kê, những người lao động có thái độ ứng xử hợp lý đối với doanh
nghiệp.

2.2. báo cáo tài chính doanh nghiệp.
2.2.1. Báo cáo tài chính tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
vốn, công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của
doanh nghiệp. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo theo định kỳ nhằm
mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Bởi vậy, hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp được lập với mục
đích sau:
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàn diện, tình hình tài sản,
công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.

7
Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá kết
quả hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã
qua. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra
quyết định khái quát về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sơ hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ
hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, các chủ doanh nghiệp phải lập ba báo cáo bắt
buộc sau đây:
-Bảng cân đối kế toán- Mẫu số B01-DN.
-Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh-Mẫu số B02-DN.
-Bảng thuyết minh báo cáo tài chính -Mẫu số B09-DN.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải lập thêm một báo cáo mang tính
hướng dẫn là
((
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -Mẫu số B03-DN
))
.

Tất cả các doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân đều phải lập và
gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ kế toán tài chính, các
báo cáo phải lập và gửi vào cuối mỗi quý của niên độ kế toán.
Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc niên độ kế
toán nếu là báo cáo năm.
Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định cụ thể đối với từng đối
tượng, nó thể hiện tính thiết thực của báo cáo đối với từng nơi nhận báo cáo.
Cụ thể như:
-Doanh nghiệp Nhà nước gửi cho cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước.
-Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài gửi cho cục thuế (tỉnh thành phố)
bộ kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế.
-Các doanh nghiệp khác gửi cho cục thống kê và cơ quan thuế.
2.2.2. Bảng cân đối kế toán.
2.2.2.1. Khái niệm ý nghĩa và kết cấu của bảng.
*, Khái niệm.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị
tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định duới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành.

8
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình
tài chính doanh nghiệp.
*, Kết cấu của bảng.
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần đó là phần
((
Tài sản
))
và phần
((
Nguồn vốn

))
. Mỗi phần đều có tổng cộng đầu năm và cuối kỳ, số tổng cộng
của hai phần này bao giờ cũng bằng nhau, tức là Tài sản = Nguồn vốn.
Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản” cho phép tổng quát về
năng lực và trình độ sử dụng tài sản về mặt pháp lý thể hiện tiềm lực của
doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài gắn với mục địch thu được
các lợi ích trong tương lai.
Khi xem xét phần “Nguồn vốn” về mặt kinh tế, người sử dụng thấy
được thực trạng của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý người sử dụng bảng cân
đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng
ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay
ngân hàng và vốn vay của các đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải
thanh toán các khoản phải trả với người lao động, với nhà cung cấp, với cổ
đông, với trái chủ, với ngân sách.
Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn có thêm các phần phụ phản ánh các
chỉ tiêu dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như là: Ngoại tệ
các loại, vốn khấu hao hiện có, tài sản thuê ngoài, hàng hoá nhận gia công chế
biến, nhận bán hộ.
*, Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán cho biết toàn
bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo kết cấu tài sản
và cơ cấu nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Phần phản ánh tài sản
theo kết cấu cho biết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo là bao
nhiêu? Tình hình phân bổ tài sản đó như thế nào? Còn phản ánh nguồn hình
thành tài sản cho biết tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ đâu? Từ
những nguồn nào? Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các
chỉ tiêu tài chính liên quan.
2.2.2.2. Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán.
Trước khi lập bảng cân đối kế toán chúng ta phải tiến hành làm các
công việc như sau:


9
+kiểm tra kỹ nội dung phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế
toán có liên quan.
+khoá sổ và rút số dư các tài khoản.
+đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan.
-Phương pháp lập:
Cơ sơ số liệu và căn cứ lập bảng cân đối kế toán là bảng cân đối niên
độ trước (hoặc kỳ trước ), các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Đối với cột số đầu năm lấy số liệu là cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế
toán cuối niên độ trước chuyển sang(nếu lập bảng cân đối kế toán quý đầu
niên độ này) lấy số cột năm trên bảng cân đối kế toán quý trước cùng niên độ
chuyển sang(nếu lập bảng cân đối kế toán các quý sau, cùng niên độ kế toán).
Số đầu năm không thay đổi trong suốt niên độ báo cáo. Còn đối với cột cuối
kỳ trên các sổ kế toán tổng hợp hoặc chi tiết tương ứng với các chỉ tiêu đó để
lập bảng.
Sau đây là mẫu bảng cân đối kế toán tổng quát: (Trang bên)
Bảng cân đối kế toán tổng quát.
TÀI SẢN
MS SĐN SCN
NGUỒN VỐN
MS SĐN SCN
A.TSLĐvàĐTNH
100
A. Nợ phải trả
300
I.Tiền
110
I.Nợ ngắn hạn
310

II.Các khoản ĐTT CNH
120
I.Nợ dài hạn
320

10
III.Các khoản phải thu
130
II. Nợ khác
330
V.Hàng tồn kho
140
V.TSLĐkhác
150
VI.Chi phí sự nghiệp
160
B.TSCĐvàĐTTCDH
200
B.Nguồn vốn CSH
400
I. TSCĐ
210
I.Nguồn vốn quỹ
410
II.Đầu tư TCDH
220
II.Nguồn kinh phí
420
III.Chi phí XDCBĐ
230

IV.Các khoản ký quỹ,ký
cược DH
240
Tổng cộng Tổng cộng
2.2.3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3.1. Khái niệm kết cấu và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
*, Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một
trong những báo các tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát kết quả chi phí
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh theo từng loại hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp trong
một kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các
khoản khác
*, Kết cấu của báo cáo: Báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Lãi, lỗ
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được
miễn giảm.
*, Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho biết toàn bộ kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định đồng thời
cho biết các yếu tố liên quan đến việc tính toán xác định sản xuất kinh doanh
của từng loại hoạt động. Ngoài ra báo cáo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà Nhà nước của

11
doanh nghiệp về các khoản thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm xã hội, kinh phí công
đoàn...
2.2.3.2. Cơ sở số liệu và nguyên tắc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.

Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước, số liệu trên các tài khoản
thuộc loại 5” Doanh thu” đến các tài khoản loại 9” Xác định kết quả sản xuất
kinh doanh. Để lập phần I: Lấy số liệu trên các tài khoản 333 và các khoản
phải nộp Nhà nước và tài khoản 338 “ Các khoản phải trả, phải nộp khác”. Để
lập phần II lấy số liệu trên tài khoản 133
((
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
))
để lập phần III.
*, Nguyên tắc lập bảng
Phần I: Lãi - Lỗ.
-Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh .
Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ = Doanh thu thuần
Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận từ HĐSXKD = Lợi nhuận gộp - CP quản lý- CP bán hàng
-Đối với kết quả hoạt động tài chính.
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
hoạt động - hoạt động = hoạt động
tài chính tài chính tài chính
-Đối với kết quả các hoạt động bất thường
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
hoạt động - hoạt động = hoạt động
bất thường bất thường bất thường
Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt
động bất thường được gọi là tổng lợi nhuận trước thuế.
Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập = Lợi nhuận sau thuế .

12
Cột quý trước: Lấy số liệu của cột quý này thuộc báo cáo kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của quý trước để ghi sang.
Cột luỹ kế từ đầu năm được tính bằng cột quý này cộng với luỹ kế từ
đầu năm báo cáo quý trước.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Theo dõi chi tiết từng khoản thanh toán với Nhà nước (thuế, phí lệ, phí,
bảo hiểm , kinh phí công đoàn,...)
Từng chỉ tiêu được lập theo nguyên tắc :
Số còn phải Số phải nộp Số đã Số còn
nộp kỳ trước + phát sinh - được nộp = phải nộp
chuyển sang trong kỳ trong kỳ chuyển sang
Lấy số liệu chi tiết trên các khoản chi tiết tương ứng với từng chỉ tiêu
để lập.
Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại được miễn
giảm.
Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng
quát(Xem biểu ).
2.2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.2.4.1. Khái niệm ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng quát phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong báo cáo của doanh nghệp.
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ biết được những khả năng thu chi tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là báo cáo cung cấp những thông
tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến tình
hình tiền tệ của doanh nghiệp, cụ thể là những thông tin về:
-Doanh nghiệp đã bằng cách nào kiếm được tiền và chi tiêu như thế
nào.
-Quá trình đi vay và trả nợ của doanh nghiệp.

13
-Quá trình mua bán lại chứng khoán, vốn của doanh nghiệp và doanh

nghiệp khác.
-Quá trình thanh toán cổ tức và quá trình phân phối cho chủ sở hữu và
các đối tượng khác.
Như vậy, qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, những người quan tâm đến
doanh nghiệp sẽ biết được hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và
đã được sử dụng vào những mục đích gì và sử dụng có hợp lý không?
2.2.5.2. Cơ sở để lập báo cáo lưu chuyển
*, Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được lập
căn cứ vào: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đôi kế toán và
một số chỉ tiêu có liên quan để ghi các chỉ tiêu của báo cáo. Việc lập báo cáo
theo phương pháp này là căn cứ vào lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất
kinh doanh cộng thêm chi phí không có tính chất trên và loại trừ các khoản lãi
lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi tức trước thuế,
tiến hành điều chỉnh các khoản thuộc vốn lưu động. Việc điều chỉnh này phụ
thuộc vào tính chất của các tài khoản phản ánh tài sản (vốn kinh doanh) có số
dư cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ (-); ngược lại ghi tăng (+). Nếu tài khoản phản ánh
nguồn vốn có số dư lớn hơn số dư đầu kỳ, chứng tỏ dòng tiền của doanh
nghiệp đi vào, nên các chỉ tiêu này được ghi tăng (+); Ngược lại ghi giảm (-).
*, Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở
phân tích thống kê trực tiếp trên sổ kế toán vốn bằng tiền liên quan đến từng
hoạt động và chi tiết theo từng chỉ tiêu có liên quan.
Phương pháp chung để lập các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo phương pháp trực tiếp là căn cứ vào nội dung cụ thể các chỉ tiêu, những
chỉ tiêu phản ánh số tiền đi vào doanh nghiệp (sô tiền thu) theo từng hoạt
động sẽ được ghi bình thường (biểu hiện số tiền tăng), còn những chi tiêu
phản ánh số tiền ra, số tiền chi theo từng hoạt động được ghi bằng số âm
(biểu diễn số tiền trong dấu ngoặc đơn). Các chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần
của các hoạt động là số cộng đại số của mã số phản ánh trong các hoạt động
đó.


14
2.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN).
Thuyết minh cáo tài chính được trình bày khái quát đặc điểm kinh
doanh của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp
lựa chọn để sử dụng tình hình và quản lý do biến động của một số đối tượng
tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
và kiến nghị của doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính:
-Các sổ kế toán kỳ báo cáo.
-Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.
-Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
-Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.
2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều
bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhà cho vay, nhà
cung cấp, khách hàng,... từng đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau, song nhìn chung họ đều quan
tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán và mức độ lợi tức tối đa... Vì vậy, khi phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp góp phần cung cấp thông tin nền tảng quan trọng nhất đó là báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp, tài liệu quan trọng nhất đó là hệ thống báo cáo tài chính kế toán,
trong đó tài liệu thường xuyên được sử dụng là bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh. Khi các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
được phân tích thì các khoản riêng biệt trên báo cáo thường không có nhiều ý
nghĩa. Song giữa các khoản mục và nhóm khoản mục cùng với việc biến động
phát sinh lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, phân tích báo cáo tài

chính gồm việc mô tả các mối quan hệ giữa các khoản mục và các khoản mục
để xác định được các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho nhà doanh nghiệp và các
đối tượng khác trong việc ra quyết định để phù hợp với cùng mục tiêu của
các đối tượng đó.

15
2.3.1. Phân tích tài sản và nguồn vốn.
2.3.1.1. Phân tích mối quan hệ của các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán.
Để nắm bắt được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình
hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp cần thiết phải đi sâu xem xét các mối
quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán. Về nguyên tắc là nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải thoả mãn
hầu hết các nhu cầu về tài sản lưu động và tài sản cố định của mình. Cụ thể từ
bảng cân đối kế toán ta hình thành được cân đối sau.
Loại B nguồn vốn = Loại A tài sản + Loại B tài sản (1)
Quan hệ đối ứng (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở
hữu B có đủ trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp không cần phải đi vay hoặc cần phải chiếm dụng bên
ngoài. Song thực tế cân đối (1) không khi nào sảy ra mà thường xảy ra các
trường hợp sau: Vế trái lớn hơn vế phải: Trường hợp này nguồn vốn chủ sở
hữu trang trải không hết cho tài sản nên bị các doanh nghiệp hoặc các đối
tượng khác chiếm dụng. Vế trái nhỏ hơn vế phải thì kết luận nguồn vốn
không thể trang trải hết tài sản nên doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng
vốn hợp lý là những công việc cần thiết để phục vụ cho quá trình hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên chiếm dụng vốn quá lớn, đặc biệt chiếm dụng vốn bất
hợp pháp nhiều dẫn tới tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm,
Công ty luôn đối đầu với công nợ, hoạt động kinh doanh bị đình đốn dẫn tới bị
phá sản.
2.3.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc
vào tiềm lực về nguồn vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như
thế nào tỷ trọng từng loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao có hợp lý không
mới là điều kiện tiên quyết. Vì vậy để phân tích cơ cấu và biến động tài sản
của doanh nghiệp là hợp lý hay chưa ta tiến hành hành lập bảng phân tích cơ
cấu tài sản(vốn). Trong bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, ngoài việc so sánh
tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài
sản trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp
lý của việc phân bổ. Cũng qua việc phân tích cơ cấu tài sản ta biết được tỷ
suất đầu tư .

16
TSCĐ và ĐTDH
Tỷ suất đầu tư = x 100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói
chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp nó cho biết được năng
lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ
tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. Thông thường tỷ suất
đầu tư được coi là hợp lý trong một số nghành nếu đạt trị số sau.
-Nghành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu mỏ: 0,9
-Nghành công nghiệp luyện kim: 0,7
-Nghành công nghiệp sản xuất chế biến: 0,1
Về tài sản lưu động, tiền và các khoản đầu tư dài hạn tăng hay giảm
cần đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với hàng tồn kho và các khoản phải
thu. Tuy nhiên để có thể rút ra nhận xét xác đáng và phù hợp cần liên hệ biến
động từng loại tài sản này với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn cung cấp vật tư hàng hoá, phương thức thanh toán tiền hàng.
Tuỳ theo từng loại kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng khoản vốn
(tài sản) chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản

xuất phải có lượng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất,
nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hoá đầy đủ để cung
cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới...
Nói chung nếu các tình hình khác thông thay đổi mà tỷ suất đầu tư tăng
đối với doanh nghiệp sản xuất thì đây là hiện tượng khả quan. Song đối với
các chủ doanh nghiệp của các nghành khác như thương mại, dịch vụ.., thì phải
cẩn trọng trong việc xem xét tỷ suất này.
2.4.1.3. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc xem xét tình hình hình cơ cấu tài sản, các chủ doanh
nghiệp các nhà đầu tư và các đối tượng cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm
đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như
mức độ tự chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu. Đó được phản ánh qua việc xác định “ tỷ suất tự tài trợ “

17
Nếu tỷ suất này cao thể hiện khả năng về mặt tài chính mạnh hay mức
độ tự tài trợ của doanh nghiệp là tốt.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = x 100
Tổng nguồn vốn
Thông thường “Tỷ suất tự tài trợ” > 50% thì được coi là tốt. Tuy nhiên
trong trường hợp cụ thể để có những đánh giá chính xác ta còn phải căn cứ
vào quy mô và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp.
Nợ phải trả và nguồn vố chủ sở hữu là hai yếu tố cấu thành nguồn vốn
của doanh nghiệp. Cho nên một chỉ tiêu phải quan tâm khác là “Tỷ suất nợ”.
Tỷ suất nợ =
vèn nguånTæng
¶tr i¶ph Nî
x 100 = 1- Tỷ suất tự tài trợ
Nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn hay tỷ lệ này càng

cao thì khả năng về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Tỷ suất nợ phản
ánh vốn vay và vốn đi chiếm dụng trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Nếu
tỷ suất này >50% thì có thể nhận xét doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
huy động vốn và chủ động vốn kinh doanh khi có thời cơ.
Qua việc phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
giúp cho những người quan tâm đến tình tài chính có những kết quả sơ bộ về
mặt mạnh cũng như những thiếu sót và hạn chế còn tồn tại trong công tác
quản lý tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích mới chỉ dừng
lại ở mức độ đánh giá khái quát chung... Để có thêm những thông tin cụ thể
và chính xác cần đi sâu phân tích một số chỉ tiêu có liên quan đến tình hình
tài chính dưới đây.
2.3.1.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh.
Để phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh, ngoài việc sử dụng các
số liệu của bảng cân đối kế toán còn phải sử dụng bảng thuyết minh báo caó
tài chính và các tài liệu chi tiết khác. Khi phân tích, các doanh nghiệp cần
phải nắm được nhu cầu về vốn kinh doanh, nhu cầu phải được xác định phù
hợp với tính chất, quy mô kinh doanh và thường được thể hiện trong kế hoạch
dự trữ tài sản lưu động (hàng tồn kho, nguyên vật liệu...).

18
Khi nhìn vào bảng cân đối kế toán chúng ta có thể xác định được ngay
vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhưng con số đó không phản ánh sát thực
bởi vì trong thực tế doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ các đối
tượng khác để tài trợ cho vốn lưu động. Thực tế mà nói nguồn vốn này rất
khó xác định trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy, trước khi phân tích chúng ta
cần phải xác định nguồn vốn chủ sở hữu lưu động của doanh nghiệp. Nguồn
vốn chủ sở hữu lưu động là nguồn vốn mang tính chất dài hạn, vốn thường
xuyên được coi là bản lề an toàn đối với doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Nhưng thực tế cho thấy, vốn lưu động của doanh nghiệp
được sử dụng trong kỳ còn được tài trợ từ nguồn ngắn hạn. Do vậy, cần phải

vào bảng cân đối kế toán và tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của
thuyết minh báo cáo tài chính để xác định tổng số vốn lưu động sử dụng của
doanh nghiệp và sự biến động của chúng.
Ngoài ra người phân tích còn phải tiến hành nghiên cứu mức độ đảm
bảo của nguồn vốn lưu động với các tài sản dự trữ thực tế để phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh. Tài sản dự trữ của doanh nghiệp phản ánh trên bảng
cân đối kế toán gồm mục IV (Hàng tồn kho) và hai phần mục thuộc phần V
(Chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển). Việc tính toán mức độ đảm bảo
thừa hay thiếu của nguồn vốn lưu động được thể hiện bằng cách lấy nguồn
vốn lưu động thực tế trừ đi tài sản dự trữ thực tế. Nếu nguồn vốn lưu động
lớn hơn tài sản dự trữ thì đó là mức độ đảm bảo thừa, ngược lại là mức độ
đảm bảo thiếu. Khi mức độ đảm bảo thiếu thì doanh nghiệp đi chiếm dụng
vốn còn mức độ đảm bảo thừa thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Trong
thực tế, việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là một tất yếu khách
quan và thường xảy ra đối với khách hàng, nhà cung cấp, ngân sách Nhà nước
cán bộ công nhân viên và các đơn vị phụ thuộc. Chủ doanh nghiệp và kế toán
trưởng phải xem xét cụ thể trường hợp nào chiếm dụng hoặc bị chiếm dụng là
hợp lý để có hướng giải quyết kịp thời.
Cũng như nguồn vốn lưu động, nguồn vốn cố định được huy động chủ
yếu từ các chủ sở hữu các nhà đầu tư, các cổ đông và phần lợi tức của doanh
nghiệp khi phân tích cũng cần phải xác định được nhu cầu về vốn cố định sao
cho phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và thường được dự kiến trong kế hoạch. Nếu nguồn vốn chủ sỡ hữu

19
kinh doanh không đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu đầu tư về tài sản cố định thì
doanh nghiệp cần phải huy động từ các nguồn vốn vay dài hạn.
Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh là
việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ nguồn vốn kinh doanh như thế nào
vào từng mục đích khác nhau. Vì vậy, khi phân tích phải xác định được tỷ

trọng từng khoản vốn chiếm trong tổng số vốn, đối chiếu tình hình, nhiệm vụ
của doanh nghiệp để xác định tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn.
2.3.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3.2.1. Phân tích tình hình thanh toán.
Tài liệu để phân tích tình hình thanh toán chủ yếu là bảng cân đối kế
toán và bảng thuyết minh bổ sung báo cáo. Qua bảng phân tích có thể thấy
được sự tăng nên hay giảm đi của các khoản thu, khoản chi do nguyên nhân
nào để xem doanh nghiệp có bị chiếm dụng vốn hay không? Theo dõi số
người đặt trước cho người bán để xem xét sự cố gắng của doanh nghiệp trong
công tác thu mua, cung ứng vật tư...Tổng quát nhất ta có thể lập bảng phân
tích tình hình thanh toán.
Để xem xét các khoản phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp hay không ta cần tính toán chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ phải thu so với phải trả =
tr¶ iph¶ Sè
thu i¶ph Sè
x100
Chỉ tiêu này lớn hơn 100% thì có thể kết luận tình hình tài chính của
doanh nghiệp có nhiều thuận lợi.
2.3.2.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Để biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay không cần
phải xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính
của doanh nghiêp tốt thì sẽ ít công nợ và khả năng thanh toán của doanh
nghiêp sẽ dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh
doanh thuận lợi. Ngược lại, nếu tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn doanh
nghiệp nợ nần dây dưa kéo dài, mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh
và đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản. Để thấy rõ tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong tương lai cần đi sâu vào phân tích nhu cầu và khả năng
thanh toán phải thông qua một số chỉ tiêu kết hợp.
*, Khả năng thanh toán tổng quát.


20
H s thanh toỏn tng quỏt =
DH) Nợ hạn ngắn(Nợ nợ Tổng
DN của nảs tài trị giá Tổng
+
( ln )
Nu h s ny nh hn 1 bỏo hiu s phỏ sn ca doanh nghip v vn
ch s hu ó b mt ton b vỡ tng giỏ tr ti sn khụng tr n.
*, Kh nng thanh toỏn n ngn hn.
H s thanh toỏn n ngn hn =
hạn ngắnNợ
TNHĐ ĐTSL +
( ln )
Giỏ tr TSLD gm: Vn bng tin, tn kho, phi thu.
H s ny ln hn 1 thỡ doanh nghip cú sc trang tri n trong k.
*, Kh nng thanh toỏn bng tin.
H s thanh toỏn bng tin =
hạn ngắn nợTổng
tiền ngằb Vốn
( ln )
H s ny ln hn 1 thỡ doanh nghip cú kh nng thanh toỏn ngay.
Ch tiờu ny cú th tớnh cho c thi k hoc cho tng giai on (hin
thi thỏng ti, quý ti).
*, Vũng quay cỏc khon phi thu.
Vũng quay cỏc khon phi thu =
thu iphả n khoảcác BQ dư Số
thuần thu Doanh
( vũng)
S BQ cỏc khon phi thu =

2
CK thu iphả số KĐ thu iphả Số +
ụi khi s d cui k ca cỏc khon phi thu cng c s dng
thay th cho s d cỏc khon phi thu cng c s dng thay th cho s
d bỡnh quõn cỏc khon phi thu. iu ny s c chp nhn nu kt
qu khụng cú s chờnh lch ln.
2.2.3. Phõn tớch hiu qu(kh nng sinh li) ca vn trong quỏ trỡnh sn
xut kinh doanh.
2.2.3.1. Phõn tớch hiu qu s dng vn.
*, Phõn tớch hiu qu s dng vn c nh.

21
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề then chốt. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Thông qua hiệu quả sử dụng vốn ta có thể đánh giá tình hình
trang thiết bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh
chất lượng công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng
tài sản cố định vốn cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu phổ biến là các
chỉ tiêu sau:
1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một
đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng vốn CĐ =
n¨mtrong BQC§ Vèn
m¨n trong thuÇn thu Doanh
( vòng)
2. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Nó phản ánh để tạo ra một đồng
doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Hàm lượng vốn CĐ =
n¨mtrong thu Doanh

m¨n trong BQC§ vènSè
3. Chỉ tiêu doanh lợi vố cố định : chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố
định trong năm có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận
Doanh lợi vốn CĐ =
Số vốn cố định B/Q trong năm
4. Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ: chỉ tiêu này cho biết một đồng
nguyên giá BQTSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Sức sinh lời củaTSCĐ =
Nguyên giá B/Q của TSCĐ
*, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
-Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các
chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lời của vốn lưu động, ở đây cần hiểu vốn

22
lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nằm trong lĩnh vực sản
xuất - dự trữ - lưu thông. Các chỉ tiêu dùng trong quá trình phân tích như sau:
1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này phản ánh một
đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu trong năm.
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
n¨mtrong BQL§ Vèn
thu Doanh
2. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động chỉ tiêu này phản ánh số lưu động
cần có thể đạt được một đồng doanh thu.
Hàm lượng VLĐ =
n¨mtrong thu Doanh
n¨mtrong BQVL§ Sè
3. Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một đồng

vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn lưu động =
n¨mtrong BQVL§
nhuËnLîi
4. Chỉ tiêu số lần luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh một
số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định thường tính là
một năm.
Tổng mức luân chuyển vốn trong
năm
Số lần luân chuyển VLĐ trong năm =
VLĐ B/Q trong năm
2.3.3.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn.
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố
định và tài sản lưu động khi phân tích cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn
dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung được các nhà đầu tư,
nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó ngắn liền với lợi ích của họ cả về hiện
tại và về tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn ta cần tính toán các
chỉ tiêu sau:
*, Khả năng sinh lời của tổng vốn .

23
Khi nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý doanh
nghiệp phải đăc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản của mình một
cách có hiệu quả để mang lại lợi tức cao nhất . Có một chỉ tiêu dùng để giúp
cho các chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng đánh giá hiệu quả và khả năng
sinh lời của doanh nghiệp, đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi tức thuần( lợi tức đã nộp
thuế).
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn =
vèn nguånTæng
rßng nhuËnLîi

x100
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
*, Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận VCSH =
h­usë chñ Vèn
rßng nhuËnLîi
x100
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Từ công thức “Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu” hay “ Hệ số doanh lợi
vốn chủ sở hữu” ta có mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng.
Hệ số doanh lợi VCSH =
thuÇn DT
rßng nhuËnLîi
*
BQ VCSH
huÇnt thu Doanh
BQ VCSH
rßng nhuËnLîi
=
Dựa vào công thức trên ta thấy “Hệ số doanh lợi vố chủ sở hữu" chịu
ảnh hưởng của hai nhân tố .
-Nhân tố “hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu” nhân tố này phản ánh trong
kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng, số vòng của vốn chủ sở
hữu cao thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại.
-Nhân tố “Hệ số doanh lợi doanh thu thuần “nhân tố này cho biết một
đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhân tố này càng
cao thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại.
2.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả hữu ích do lao động kết hợp
với các yếu tố tạo ra. Đây là kết quả cuối cùng thể hiện trình độ sản xuất và
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật có phù hợp với phương hướng của doanh

24
nghiệp hay không. Vì vậy phân tích kết quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp biết được kết quả đó là tốt hay
không tốt, để từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tài liệu sử dụng trong phân tích kết quả sản xuất kinh doanh khi phân
tích chúng ta cần xem xét sự biến động của kết quả qua các năm, cơ cấu các
bộ phận kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế.
LNsau thuế = LN từ HĐKD + LN từ HĐBT + LN từ HĐTC +
+Thuế TNDN.
Ta phân tích kết quả bằng cách so sánh các chỉ tiêu trong báo cáo kết
quả với năm trước, so sánh trong nhiều nămvà xem xét mối quan hệ tạo nên
kết quả từ doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Sau đó ta phân tích hiệu quả. Để phân tích được chính xác chúng ta cần
xét một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thì doanh
nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn.
Giá vốn
Tỷ lệ giá vốn so doanh thu = x 100
Doanh thu thuần
-Tỷ lệ lợi nhuận so doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lãi gộp.
Lợi nhuận gộp
Tỷ lệ lợi nhuận so doanh thu = x 100
Doanh thu thuần

-Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý so doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần thì
doanh nghiệp phải mất bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
CPBH + CPQL

25

×