Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại trường thpt khoái châu - hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.83 KB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU
============

Lĩnh vực : QUẢN LÝ
Tên tác giả : ĐỖ VĂN TUÂN
Chức vụ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG

N¨m häc: 2013 - 2014
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
PHẦN I: LÝ LỊCH
Họ và tên: Đỗ Văn Tuân
Chức vụ: Hiệu phó
Đơn vị công tác: Trường THPT Khoái Châu
Tên đề tài SKKN: Đổi mới quản lý và Nâng cao chất lượng giáo dục tại
Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-1-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực mà Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu,
là động lực phát triển kinh tế xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo, giáo dục và đào tạo hơn bao giờ hết cần phải đổi mới để
đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài của xã
hội ngày càng phát triển. Vấn đề hiện nay của nền giáo dục nước ta là đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng thực chất, tích
cực, hiệu quả. Vấn đề này đang được không chỉ riêng ngành giáo dục, mà là vấn
đề của toàn xã hội quan tâm. Hội nghị TW lần thứ VI khóa IX của Đảng nêu rõ:


“Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu về
cả 4 yêu cầu: Đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, chính sách ưu tiên, tổ chức quản
lý, tập trung phát triển giáo dục mạnh hơn, khẩn trương và hiệu quả hơn, theo
hướng “chuẩn hóa”, đưa nền giáo dục nước nhà vào thế ổn định với chất lượng
giáo dục toàn diện, nhằm tạo ra có chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng tiếp tục quán triệt quan điểm coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu
và khảng định rõ mục tiêu: “Cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn
diện Giáo dục và Đào tạo”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển Giáo
dục - Đào tạo, dưới tinh thần của cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”,
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các năm vừa qua thực hiện cuộc
vận động “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành giáo dục trong những năm gần đây đã thực sự
nỗ lực, có những bước chuyển mình đáng kể, tạo nên những kết quả đáng trân
trọng, tích cực đổi mới công tác quản lý và không ngừng nâng cao chất lượng
giáo dục. Tuy vậy, đó mới chỉ là những kết quả ban đầu của chặng đường dài
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-2-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo của nền giáo dục nước nhà.
Điều đó còn đang đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong
cả nước nhiều vấn đề bức xúc, nan giải, cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện.
Là một cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và trực tiếp giảng dạy tại
một trường THPT ở trung tâm huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên bản thân luôn
quan tâm về thực trạng công tác quản lý cũng như chất lượng giáo dục hiện nay;
có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết phải đổi mới quản
lý và nâng cao toàn diện chất lượng nền giáo dục của địa phương cũng như cả
nước. Hơn nữa, tự nhận thấy chất lượng giáo dục tại đơn vị mình công tác tuy đã
có những thay đổi theo hướng tích cực, song còn nhiều vấn đề tồn tại cần quan

tâm giải quyết. Trách nhiệm và mong muốn của bản thân lúc này là phải cùng
với tập thể lãnh đạo đơn vị, tìm những giải pháp hữu hiệu để thực hiện đổi mới
công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường trong năm học
2013 - 2014 và những năm tiếp theo, quyết tâm đưa nhà trường phát triển không
ngừng. Phấn đấu đến năm học 2014 - 2015, trường đạt cấp độ 3 trong công tác
tự đánh giá. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới quản lý và
Nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên”
hiện nay.
2. Thực trạng quản lý và chất lượng giáo dục của Trường THPT
Khoái Châu hiện nay
2.1. Đặc điểm, tình hình của Trường THPT Khoái Châu.
Trường THPT Khoái Châu đóng trên địa bàn thị trấn Khoái Châu ở trung
tâm huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên. Trường thành lập ngày 5/8/1962. Qua
52 năm xây dựng và phát triển, có thể khẳng định hiện nay nhà trường đã có sự
thay đổi khá toàn diện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học
của trường tương đối đầy đủ. Trường có 5 nhà lớp học cao tầng kiên cố, khang
trang với 33 phòng, có khu hành chính văn phòng rộng 200m
2
, phục vụ sinh hoạt
và học tập, có sân thể dục rộng 1000m
2
, có hệ thống tường bao quanh trường, có
giếng nước khoan và hệ thống xử lý nước sạch đồng bộ, có hệ thống khuôn viên
và hệ thống cây cảnh xanh tươi, tạo cảnh quan môi trường cho phát triển giáo
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-3-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
dục. Phương tiện phục vụ cho dạy và học gồm 8 bộ thiết bị đồng bộ, 75 máy
tính (17 máy dành cho làm việc, 10 máy dùng cho công nghệ dạy học) và 13
máy chiếu Projecter. Đồ dùng phục vụ cho dạy học, thay sách các lớp và cơ sở

vật chất kể trên về cơ bản đã phát huy được tác dụng cho việc đổi mới phương
pháp dạy học và thay sách các lớp sắp tới, đồng thời phục vụ công tác đổi mới
phương pháp dạy học và hoạt động quản lý giáo dục. Trường đang thực hiện
chương trình lãnh đạo quản lý bằng hệ thống mạng nội bộ, đã nối mạng intenet
phục vụ công tác quản lý giáo dục và trực tiếp phục vụ cho công tác dạy và học.
Tổng số học sinh của trường hiện nay là 1176 em. Các em học sinh phần lớn là
xuất thân từ các gia đình nông dân của 6 xã thuộc vùng trung tâm kinh tế - xã
hội của huyện. Học sinh của trường đa số là thuần và ngoan, song chất lượng
văn hóa đầu vào chưa đồng đều. Trường là cơ sở gốc của khối trung học phổ
thông huyện Khoái Châu. Tổng số 29 lớp, trong đó khối 10 có 10 lớp, khối 11
có 9 lớp và khối 12 có 10 lớp. Trường có đầy đủ các tổ chức như chi bộ Đảng,
Ban Giám hiệu, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, có Ban đại diện Hội cha
mẹ học sinh. Chi bộ Đảng có 40 đảng viên, tỷ lệ lãnh đạo là 100%, đây là thuận
lợi cơ bản trong việc chỉ đạo cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Ban Giám hiệu có 4 thành viên, có 6 tổ chuyên môn, 1 tổ Văn phòng. Ban đại
diện Hội cha mẹ học sinh của trường gồm 5 thành viên, 29 chi hội lớp thành
viên, là cầu nối thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.
2.2. Thực trạng chất lượng giáo dục của trường TPTH Khoái Châu
hiện nay.
2.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức nhà
trường.
Hiện trường có 84 công chức viên chức, nhân viên hợp đồng. Trong đó có 76
giáo viên đứng lớp, 9 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 69 đại học. Có hàng chục
giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cơ
sở. Trên cơ sở nhiệm vụ năm học, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao, trên
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-4-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
tinh thần của cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”, “Trường học thân

thiện học sinh tích cực”, “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục”, tinh thần của chương trình cải cách giáo dục, đổi mới quản lý, đổi mới
phương pháp dạy và học, vào những năm gần đây, đội ngũ giáo viên công chức,
viên chức của trường đã không ngừng cố gắng hoạt động, đã tạo ra được những
kết quả đáng trân trọng. Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo
viên công chức, viên chức của trường cơ bản là tốt. Cán bộ công chức viên chức
của cơ quan đều có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, hiệu quả đợt học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm túc quy chế
chuyên môn, quy định của ngành, của trường, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
chuyên môn được giao. Đội ngũ giáo viên đều chấp hành nghiêm túc, hiệu quả
quy chế chuyên môn như thực hiện đầy đủ ngày công, giờ công lên lớp, tích
cực tham gia vào các hoạt động thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ thao
giảng, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động chuyên môn do trường và ngành tổ
chức. Đặc biệt là tinh thần, ý thức tự học, tự rèn để nhằm nâng cao trình độ tay
nghề. Phong trào thi đua dạy tốt trong đội ngũ giáo viên luôn diễn ra sôi nổi và
chất lượng. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đang
được nhà trường quan tâm thực hiện.
Nhà trường có một lực lượng nòng cốt lãnh đạo, chỉ đạo đó là Chi bộ
Đảng gồm 40 đồng chí có sức chiến đấu cao, là chỗ dựa chắc chắn, tin cậy cho
mọi hoạt động cũng như các phong trào nhà trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường một phần đã gắn bó với nhà trường nhiều năm, có kinh
nghiệm, nhiệt tình, đoàn kết và tâm huyết với nghề. Đa số giáo viên đều có ý chí
tiến thủ, có ý thức tự học, tự rèn luyện, bồi dưỡng, tìm tòi sáng tạo trong công
tác chuyên môn để không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đồng thời nhà
trường cũng đã tiến hành nghiên cứu kỹ tình hình học sinh và các điều kiện cụ
thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục như: không ngừng đổi mới nội dung, chương trình
và phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhờ đó,
chất lượng giáo dục thực chất của học sinh trong những năm qua đã có chuyển
biến đi lên, tỷ lệ hạnh kiểm, học lực tốt, khá ngày càng cao hơn, tỷ lệ học sinh

yếu giảm đi rõ rệt.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-5-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
Ban giám hiệu rất coi trọng công tác xây dựng đội ngũ. Tạo điều kiện cho
cán bộ giáo viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Thường xuyên
tổ chức dự giờ thăm lớp để góp ý chu đáo, uốn nắn, chấn chỉnh về mặt nghiệp
vụ nhằm tạo sự tiến bộ cho giáo viên. Đồng thời mỗi thầy cô giáo phải nêu là
một tấm gương sáng, nêu gương tốt cho học sinh noi theo. Chỉ đạo các tổ chức
nhà trường phát động các phong trào thi đua liên tục rộng khắp trong toàn thể
cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Trong đó chủ đạo trong các nội dung
thi đua vẫn là dạy tốt học tốt, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Bên cạnh thành tích trên, còn tồn tại một số vấn đề về chất lượng đội ngũ
cần khắc phục. Số lượng giáo viên trẻ đứng lớp đông (55%), đây là lực lượng có
năng lực chuyên môn, nhiệt tình hoạt động, song còn thiếu kinh nghiệm sống và
công tác, giảng dạy. Nhà trường còn thiếu đội ngũ giáo viên cốt cán. Tỷ lệ giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh vẫn còn ít và thường xuyên biến động do giáo viên thuyên
chuyển. Có một số ít cán bộ công chức chưa thực sự tâm huyết, còn thiếu trách
nhiệm với công việc được giao, tay nghề đạt được chưa cao, còn có tư tưởng
bình quân chủ nghĩa.
2.2.2. Chất lượng giáo dục học sinh.
Trong công tác giáo dục nói chung chất lượng giáo dục học sinh là yếu tố
quan trọng hàng đầu. Đó là cái đích cuối cùng đạt đến của quá trình giáo dục.
Trên cơ sở thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”,
“Trường học thân thiện học sinh tích cực” và “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần
đây, chất lượng giáo dục học sinh của Trường THPT Khoái Châu đạt được rất
đáng trân trọng. Chất lượng văn hóa và đạo đức của học sinh nhà trường đã
được cải thiện và nâng cao hơn trước, đảm bảo thực chất, phản ánh đúng sự nỗ
lực phấn đấu học tập, tu dưỡng của học sinh. Tỷ lệ học sinh đạt học sinh khá,

giỏi toàn diện, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp ngày càng
tăng cao. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 luôn đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, tỷ lệ
học sinh học xong lớp 12 thi đỗ vào các trường đại học trong những năm gần
đây như năm học 2010 - 2011 có 236/504 em, năm học 2011-2012 có 250/391
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-6-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
em, năm học 2012-2013 có 287/412 em. Chất lượng giáo dục truyền thống, giáo
dục pháp luật, giáo dục giới tính, định hướng nghề nghiệp cho học sinh luôn đạt
kết quả cao.
Sở dĩ có được kết quả như trên là nhờ vào một số nhân tố:
Một là, có sự chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả của lãnh đạo ngành giáo dục cấp
trên bằng những chủ trương, quy định rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát
triển của đất nước, nhất là tinh thần “Hai không với bốn nội dung”, “Trường học
thân thiện học sinh tích cực” và “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, đã chấn hưng
nền giáo dục nước nhà và tạo ra kết quả giáo dục thực chất cho các nhà trường.
Hai là, lãnh đạo nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch đổi mới quản
lý, chỉ đạo tổ chức tốt các nội dung chương trình giáo dục đã đề ra, các tổ
chuyên môn phải có kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục của từng bộ môn,
đồng thời huy động được tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường cùng thực
hiện công tác giáo dục như Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội,
các doanh nghiệp trên địa bàn
Ba là, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của trường, đặc biệt là đội
ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy đã nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục nhà
trường. Đa số giáo viên đều có ý chí tiến thủ, có ý thức tự học, tự rèn luyện, bồi
dưỡng, tìm tòi sáng tạo trong công tác chuyên môn để không ngừng nâng cao
hiệu quả giờ dạy.
Bốn là, trong những năm học qua, nhà trường luôn nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Sở GD&ĐT, lãnh đạo huyện, sự cộng đồng trách nhiệm của các

cấp chính quyền địa phương, nhân dân các xã trên địa bàn tuyển sinh và sự phối
hợp, kết hợp chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh nên giáo dục trong nhà
trường đã có sự thay đổi tích cực, tạo nên phong trào học tập sôi nổi, hiệu quả.
Bên cạnh những thành tích đạt được nêu trên , còn tồn tại một số hạn chế.
Vẫn còn học sinh yếu về học lực và hạnh kiểm. Nguyên nhân chính của tồn tại
này là do một số học sinh nhà trường lười học, không chịu tu dưỡng, hay sa vào
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-7-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
các tụ điểm bi a, điện tử dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện thấp, một số gia
đình buông lỏng quản lý, phó thác sự giáo dục con em mình cho nhà trường và
xã hội.
Hơn nữa, do hậu quả của lối tư duy thành tích giáo dục cũ, học sinh cứ
được đẩy lên lớp, trong khi bị hổng lượng kiến thức. Chính vì vậy chất lượng
văn hóa đầu vào của học sinh hàng năm chưa cao. Đây là vấn đề đòi hỏi không
chỉ nhà trường, mà cả toàn ngành giáo dục của huyện phải có giải pháp đồng bộ,
lâu dài để tháo gỡ.
2.2.3. Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục
nhà trường.
Số lượng các hạng mục vật chất hiện tại cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu giáo
dục nhà trường. Năm học 2010-2011, cơ bản Nhà nước đã hoàn thành đầu tư
các hạng mục xây dựng trường với số vốn là hơn mười tỷ đồng. Hiện nay, hệ
thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục nhà trường cơ bản
đáp ứng cho các hoạt động dạy và học cũng như các công tác khác của đơn vị.
Tuy vận, còn một số hạn chế. So với nhu cầu hiện tại thì hệ thống cơ sở
vật chất như hiện nay là đủ đáp ứng nhu cầu giáo dục của trường, song so với
mô hình trường chuẩn quốc gia thì còn thiếu nhà đa năng. Công tác quản lý và
sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đạt hiệu quả cao. Công tác
quản lý duy trì hoạt động của thư viện, thí nghiệm chưa đạt hiệu quả cao do
nhân viên quản lý thư viện, thiết bị chưa có kinh nghiệm trong quản lý và điều

hành. Nhà trường đã áp dụng chương trình quản lý hành chính cơ quan bằng hệ
thống mạng nội bộ, nhằm duy trì lãnh đạo quản lý đơn vị bằng công nghệ thông
tin, nhưng hiệu quả chưa cao.
2.2.4. Chất lượng đổi mới hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng,
Chính quyền và các đoàn thể.
Chi bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của đơn vị, vì thế đòi hỏi chi bộ phải
đủ mạnh để lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trong
những năm gần đây, chi bộ Đảng nhà trường đã làm tốt sứ mệnh của mình là
lãnh đạo nhà trường thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho. Yếu tố
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-8-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
không thể thiếu và vô cùng quan trọng đảm bảo cho chi bộ đủ sức lãnh đạo đơn
vị là phải chú trọng xây dựng chi bộ vững mạnh toàn diện về cả ba mặt tư
tưởng, chính trị và tổ chức. Chi bộ rất quan tâm đến công tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho đội ngũ đảng viên, thể hiện bằng việc học tập, quán triệt nghiêm
túc các Nghị quyết của Đảng. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả đợt học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng chính trị của đội
ngũ đảng viên của đơn vị luôn ổn định, vững vàng. Tư cách đạo đức, lối sống
của đảng viên đơn vị cơ bản là tốt. Đội ngũ đảng viên về cơ bản đã thể hiện
được vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc thực thi công việc được giao, hoàn
thành tốt chức trách của mình trên lĩnh vực công tác. Chi bộ đã làm tốt công tác
phát triển đảng viên, bình quân hàng năm kết nạp được 3 đảng viên mới, trong
đó tập trung vào các quần chúng trẻ là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh nhiệt tình công tác và hoạt động. Các đảng viên sau khi kết nạp đã phát
huy được vai trò lãnh đạo trên các cương vị. Tập thể chi bộ đều có tinh thần
đoàn kết, thống nhất cao về ý trí và hành động. Trong quá trình sinh hoạt, chi bộ
tôn trọng nguyên tắc sinh hoạt đảng, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ.
Chính vì vậy đã tạo được sự đồng thuận, sức mạnh tổng hợp trong lãnh đạo và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị mà ngành giao cho.

Tuy vậy, còn một số tồn tại. Thời gian sinh hoạt của chi bộ còn ít, nội
dung sinh hoạt chưa phong phú và hấp dẫn, còn nặng về giải quyết các sự vụ tổ
chức, ít nội dung sinh hoạt chuyên đề. Vấn đề phê bình, tự phê bình trong sinh
hoạt chi bộ còn hạn chế, có đảng viên còn ngại góp ý.
Ban Giám hiệu nhà trường hiện có bốn thành viên, với chức năng nhiệm
vụ của mình, Ban Giám hiệu đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện
khá tốt nhiệm vụ giáo dục được giao. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
công tác chuyên môn, tạo ra sự thay đổi và bước đầu nâng cao chất lượng dạy và
học của giáo viên và học sinh nhà trường. Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động
đều, đúng quy chế, tôn trọng các nguyên tắc quản lý điều hành cơ quan. Phân
công rõ, công bằng nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong đơn vị đúng quy chế, tôn
trọng các nguyên tắc quản lý điều hành cơ quan, đảm bảo cho mọi cá nhân phát
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-9-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
huy được khả năng, năng lực của cá nhân trong công tác. Quản lý và điều hành
tốt các mảng hoạt động, đặc biệt là mảng hoạt động chuyên môn và cơ sở vật
chất phục vụ công tác dạy và học. Quan tâm duy trì thường xuyên mối liên hệ
với Hội cha mẹ học sinh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trong quá trình
lãnh đạo, quản lý đơn vị, Ban Giám hiệu đã tôn trong các nguyên tắc quản lý
hành chính, trong đó chú trọng thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong
quản lý, điều hành đơn vị, nhằm phát huy tốt sức mạnh tổng hợp toàn cơ quan
cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chú trọng, tổ chức thường xuyên khâu
kiểm tra nội bộ trường học, trong đó lấy kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn
là trọng tâm, nhờ đó đã tạo được đòn bẩy thúc đẩy chất lượng giáo dục nhà
trường.
Bên cạnh những kết quả vừa nêu, còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc
phục. Trong quản lý mảng hoạt động chuyên môn chưa thực sự tạo ra được sự
thay đổi lớn về chất lượng dạy và học theo yêu cầu đề ra. Còn thiếu giáo viên
cốt cán có kinh nghiệm, giáo viên thường xuyên biến động do thuyên chuyển, số

học sinh giỏi còn ít, phong trào học tập chưa thực sự sôi nổi. Sử dụng đồ dùng
dạy học, thí nghiệm chưa hợp lý, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của các
thiết bị dạy học. Công tác quản lý tài sản còn bộc lộ những hạn chế. Nguyên
nhân dẫn đến trình trạng trên là do khâu hoạch định kế hoạch lâu dài chưa bền
vững, nhiều giáo viên có trình độ tay nghề vững sau khi công tác nhiều năm tại
trường lại chuyển công tác đến đơn vị khác, làm thiếu, hẫng hụt nguồn cán bộ và
giáo viên kinh nghiệm. Tình trạng này diễn ra ở mấy năm gần đây. Đây là
nguyên nhân dẫn đến trình trạng chưa nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu
cầu đề ra. Mặt khác, khâu quản lý và điều hành đơn vị của Ban lãnh đạo nhà
trường cần chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Công đoàn là tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công chức viên chức
của đơn vị. Trong những năm gần đây tổ chức này đã phát huy được vai trò của
mình trong hoạt động. Luôn quan tâm thường xuyên đến đời sống vật chất và
tinh thần cho cán bộ công chức viên chức, tạo ra cho công chức viên chức có
được tinh thần, tâm thế tốt trong hoạt động và công tác, đảm bảo mọi người
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-10-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công đoàn và Đoàn thanh niên là hai tổ
chức đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng lao động nhà trường. Hai
tổ chức này là nhân tố quan trọng, đang cùng với nhà trường góp phần làm nên
thành tích giáo dục của trường. Hai tổ chức này đã có nhiều hoạt động phong
phú đa dạng, cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
2.2.5. Hoạt động công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
Xã hội hóa giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu
trong các yếu tố cấu thành nên chất lượng giáo dục nhà trường. Trong những
năm gần đây, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác này và đã tạo nên
hiệu quả giáo dục tích cực. Hiện nhà trường có một Ban đại diện Hội cha mẹ
học sinh gồm 5 thành viên, có 29 chi hội. Những năm gần đây, công tác xã hội
hóa giáo dục của trường thu được kết quả đáng trân trọng. Hội cha mẹ học sinh

kết hợp tốt với nhà trường thực hiện nhiều biện pháp để nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh. Những năm gần đây hội cha mẹ học sinh tự nguyện
đóng góp giúp nhà trường xây dựng nhiều công trình như: Năm học 2009-2010
đã tặng cho nhà trường bảng tương tác thông minh, năm 2010-2011 xây lại toàn
bộ khu nhà xe học sinh, xây dựng hội quỹ khuyến học, khuyến tài để trao
thưởng những học sinh xuất sắc trong học tập và tu dưỡng, những học sinh thi
đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. Kết hợp giáo dục, bồi dưỡng có hiệu quả
học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt về học lực, về đạo đức, làm thay đổi cơ bản
chất lượng học sinh. Cùng với nhà trường giải quyết tốt các vấn đề thắc mắc
giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.
Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần nghiêm túc nhìn nhận. Trình
độ dân trí trong một số vùng còn thấp, nhận thức về giáo dục của nhân dân còn
hạn chế, còn có phụ huynh phó thác trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà
trường và xã hội, không thể hiện vai trò của gia đình trong giáo dục học sinh,
gây ra gánh nặng cho trường.
3. Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp mới.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại
Trường trung học phổ thông Khoái Châu - Hưng Yên.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-11-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu đánh giá thực trạng công tác
quản lý các năm trước và đưa ra các giải pháp phù hợp trong giai đoạn mới. Đề
tài được tiến hành từ năm học 2010 - 2011 cho đến năm học 2013 - 2014 tại
Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
CỦA ĐỀ TÀI.

1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo đã được thể hiện trong Các
văn kiện của Đại hội Đảng: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” phát
triển giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân
tài”. Cụ thể lực lượng thực hiện nhiệm vụ đó đã được Nghị quyết TW 2 khóa
VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của
giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ
mục tiêu phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2010 - 2020 là “Đổi mới tư duy
giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu chương trình, nội dung phương pháp
đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản
và toàn diện của nền giáo dục nước nhà ưu tiên hàng đầu cho nâng cao chất
lượng dạy và học ”.
Đại hội Đảng bộ Tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII xác định tiếp tục: “Thực
hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển Giáo dục - Đào tạo tiếp
tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và xã hội
hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường ”
Đại hội lần thứ XXII của Đảng bộ Huyện Khoái Châu xác định mục tiêu
phát triển giáo dục của huyện giai đoạn 2010 - 2020: “Tiếp tục nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ
thông, ổn định và phát triển vững chắc các ngành học, bậc học xây dựng đội
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-12-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về loại hình, xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các
cấp theo Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, coi đây là khâu đột phá
để làm chuyển biến chất lượng giáo dục toàn diện từng bước phổ cập chương
trình THPT đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực cho phát
triển toàn diện giáo dục ”

Nhiệm vụ, chủ trương phát triển giáo dục của Trường THPT Khoái Châu
cũng đã được xác định rõ ở Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2011 - 2015 như sau: “Đổi
mới công tác quản lý và nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục toàn diện.
Trong đó ưu tiên hàng đầu là đầu tư cho công tác dạy tốt và học tốt, hoàn thiện
cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Trú trọng đến
việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức viên chức phục vụ công tác giáo dục
nhà trường. Quan tâm công tác giáo dục toàn diện học sinh. Làm tốt công tác
xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và hoạt động của tổ chức Đảng, Chính quyền, các
tổ chức quần chúng trong trường. Quyết tâm đến năm 2012, trường đón nhận
trường chuẩn quốc gia và hoàn thiện công tác Tự đánh giá đạt cấp độ 2, tiến tới
đạt cấp độ 3 vào năm 2015”
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Qua 30 năm đổi mới, giáo dục và đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay
tuy thu được những thành tựu đáng kể, song chất lượng và hiệu quả quản lý
cũng như giáo dục và đào tạo đại trà chưa cao, đội ngũ giáo viên, giảng viên
thiếu về số lượng, cơ cấu đào tạo năng lực về trình độ, ngành nghề, vùng miền
không hợp lý Trong bối cảnh chung của ngành giáo dục, Trường trung học
phổ thông Khoái Châu đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định
trong đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng dạy học,qua đó đã cơ bản đáp ứng
được yêu cầu của địa phương. Tuy nhiên chất lượng dạy học vẫn còn một số ít
yếu tố chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của xã hội và nhà trường, như tỷ lệ
học sinh giỏi, tỷ lệ đỗ vào các trường Đại học đạt điểm cao và thủ khoa.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-13-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
3. Cơ sở pháp lý của đề tài.
Quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông được thực hiện
dựa trên cơ sở pháp lý và những quy định có tính pháp lý của Nhà nước, đó là:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 35 Hiến pháp

năm 1992 có ghi: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo
dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Luật giáo
dục 2005, Điều 2 Chương I Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: "Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo
đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc". Điều 3, Chương I Luật giáo dục năm 2005 có ghi: "Hoạt
động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với Lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội". Điều 16, Chương I
Luật giáo dục năm 2005 có ghi: "Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan
trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục cán bộ
quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước
có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo phát
triển sự nghiệp giáo dục".
Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục
và đào tạo trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, việc đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông cả nước nói chung và
trường THPT Khoái Châu nói riêng là một nhu cầu cấp thiết.Đặc biệt trong tình
hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-14-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
II.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ THỜI GIAN TẠO GIẢI
PHÁP.
1. Các phương pháp tiến hành.
1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu dựa vào các Văn kiện,

các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục về chỉ đạo dạy học ở
trường trung học phổ thông.
1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, tổng kết kinh
nghiệm quản lý và qua kinh nghiệm quản lý của bản thân; Thông qua trao đổi,
thảo luận với các bạn bè đồng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các
nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.3. Phương pháp hỗ trợ: Thống kê số liệu, phân tích số liệu, dựa vào
bảng biểu, sơ đồ.
2. Thời gian tạo ra giải pháp.
Trong các năm từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2013 - 2014 tại
Trường THPT Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-15-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU.
I.1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nâng cao chất lượng
giáo dục ở Trường trung học phổ thông Khoái Châu - Hưng Yên.
I.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng giáo dục của Trường
trung học phổ thông Khoái Châu - Hưng Yên.
I.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
tại Trường trung học phổ thông Khoái Châu - Hưng Yên.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CỦA TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU.
II.1. Các giải pháp đã đưa ra và thực hiện.
Trên cơ sở của nền tảng lý luận về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp
của Đảng nêu trong các văn kiện Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2011 -
2015 về ưu tiên phát triển giáo dục, bằng mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục của
trường, xuất phát từ thực trạng chất lượng giáo dục nhà trường, bản thân đề xuất
và tham gia thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của

Trường THPT Khoái châu trong thời gian qua như sau:
1. Chăm lo, xây dựng đội ngũ giáo viên, công chức, viên chức nhà
trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng và nâng cao chất
lượng giáo dục.
Chú trọng đến khâu tuyển chọn đội ngũ đúng quy trình, chính xác, khách
quan, công bằng, chọn được những người có đủ tài đức theo tiêu chuẩn. Đảm
bảo biên chế đủ số lượng giáo viên đứng lớp và công chức, viên chức đảm
nhiệm các bộ phận, ổn định về cơ bản số lượng hàng năm, không có xáo trộn
lớn. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ công
chức có chất lượng chuẩn như bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo tinh thần “Tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo các
tiêu trí của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-16-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
tạo” và “mỗi trường, mỗi tổ, mỗi cá nhân có một kế hoạch phát triển giáo dục” .
Chú ý đến khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên công chức viên chức về tay
nghề chuyên môn, đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu đạt tỷ lệ giáo viên đứng
lớp đạt chuẩn có trình độ đại học là 100%, thạc sĩ là 25% trong năm học 2014 -
2015. Tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên đứng lớp theo chương trình
bồi dưỡng thường xuyên của ngành. Duy trì thường xuyên, ổn định nề nếp dạy
học, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Quan tâm đến hình thức hoạt
động sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn như dự giờ thao giảng, rút
kinh nghiệm giờ dạy, trao đổi kinh nghiệm dạy học, tổ chức thăm các mô hình
tiên tiến điển hình theo tổ, nhóm, mời các giáo viên giỏi theo các môn khoa học
đến giảng dạy tại đơn vị để học hỏi kinh nghiệm dạy học. Tổ chức nhiều hoạt
động nhằm khuyến khích, phát huy, khơi dậy lòng hăng say với nghề như tổ
chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thường xuyên hàng năm, tham gia thi có
hiệu quả giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tổ chức thăm quan thực tế các mô hình tiên

tiến theo các phân môn khoa học, giao lưu học hỏi các đơn vị điển hình về giảng
dạy. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần cải cách giáo dục,
trong đó khai thác hết tiềm năng sẵn có về tin học của trường và tiến tới phổ cập
việc dạy học bằng công nghệ thông tin, bằng phương pháp mới. Quan tâm đến
việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên, công chức,
viên chức, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời đảm bảo chế độ chính sách cho
đội ngũ giáo viên, công chức viên chức. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
nội bộ trường học, kiểm tra đội ngũ công chức, viên chức trong việc thực hiện
nhiệm vụ được giao, nhất là việc thực hiện quy chế chuyên môn, giờ giấc lên
lớp, lấy kiểm tra chuyên môn làm trọng tâm, nhằm khắc phục những tồn tại ở
một số đồng chí giáo viên trong việc chấp hành quy chế chuyên môn.
Các số liệu minh họa:
Kết quả công tác của đội ngũ công chức viên chức được thể hiện bằng các
số liệu sau:
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-17-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
Năm học
Tổng
số
CCVC

tiên
tiến
Chiến
sĩ TĐ
Hoàn
thành
nhiệm
vụ

Không
hoàn
thành
nhiệm
vụ
GV
dạy
giỏi
CS
GV
dạy
giỏi
tỉnh
Danh hiệu đơn vị
TTXS Cấp tỉnh
2010-2011 82 64 17 0 0 25 2 TTXS cấp tỉnh
2011-2012 78 71 12 7 0 30 3 TTXS cấp tỉnh
2012-2013 77 75 11 02 0 28 1 TTXS cấp tỉnh
Chất lượng tay nghề của đội ngũ giáo viên được thể hiện như sau:
Năm học
Tổng số
GV đứng
lớp
Tổng số
tiết thao
giảng
trong năm
(tiết)
Đánh giá giờ dạy của
giáo viên

Loại
giỏi
(tiết)
Loại
khá
(tiết)
Loại TB
(tiết)
Loại yếu
(tiết)
2010-2011 74 264 223 39 2 0
2011-2012 74 259 235 24 0 0
2012-2013 72 265 252 13 0 0
2013-2014(KI) 70 138 127 11 0 0
2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Chú trọng đến khâu tuyển học sinh đầu vào đúng số lượng, đảm bảo chất
lượng. Tiến hành kiểm tra đầu năm để rà soát, phân loại học sinh. Trên cơ sở đó,
một mặt định hướng cho học sinh chọn môn học theo đúng năng lực và sở
trường của mình, mặt khác có kế hoạch bồi dưỡng theo từng môn học. Thực
hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện triệt để nội dung các
cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”, “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực” và “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Tổ chức cho
học sinh ký cam kết ở đầu năm học về thực hiện các nội quy quy định của
trường, lớp. Thường xuyên tổ chức các hoạt động học tốt như Hội nghị học tập,
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-18-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
Hội thảo theo khối lớp và toàn trường bàn về phương pháp học tập tốt, nhằm
nhân rộng điển hình học tốt ra phạm vi toàn trường. Tổ chức nhiều các buổi học

phụ đạo, học bồi dưỡng, giúp học sinh yếu kém vươn lên trong học tập, cải thiện
chất lượng học lực yếu kém đang còn tồn tại. Quan tâm bồi dưỡng những học
sinh khá giỏi tham gia thi học sinh giỏi các cấp. Chú trọng đến khâu kiểm tra,
đánh giá, xếp loại kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh một cách chặt chẽ,
đúng quy trình, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng học tập và tu dưỡng của các
em. Chú trọng đến việc kết hợp giữa giáo dục văn hóa với giáo dục đạo đức,
giáo dục lối sống, giáo dục truyền thống, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật
cho học sinh bằng nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể, thu hút nhiều học sinh gia.
Kết hợp tốt với Hội phụ huynh học sinh, tổ chức nhiều hoạt động nhằm xã hội
hóa trong giáo dục học sinh. Thường xuyên tạo môi trường thuận lợi để học sinh
có điều kiện học tập đạt kết quả cao như tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.
Thành lập nhiều câu lạc bộ khoa học sở thích, câu lạc bộ yêu văn nghệ, thể
thao nhằm phát triển các tài năng trẻ hiện có và thu hút nhiều học sinh tham gia.
Chất lượng giáo dục học sinh của trường các năm gần đây được tổng hợp
bằng bảng số liệu sau:
Năm học
Học
sinh
Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tỷ
lệ
lên
lớp
Tỷ lệ
tốt
nghiệp
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu Giỏi Khá
Trung

bình
Yếu Kém
2010-
2011
133
4
62,74 31,2 5,6
0,4
5
9,1 63,9 26,8 0,2 0 100%
2011-
2012
1232 61,36 32,3 5,6 0,7 9,82 59,6 29,4 1,22 0 100%
2012-
2013
1202 60,4 30,1 8,3 1,5 9,4 60,2 29,5 0,7 0, 2 99,51%
2013-
2014(KI)
1176 57,4 34,2 7,1 1,3 13,4
51,
4
32,7 2,4 0, 1
Tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học ,cao đẳng trong những năm gần đây:
Năm học 2010 - 2011 có 236/504 em, năm học 2011-2012 có 250/391 em và lọt
vào tốp 200, năm học 2012 - 2013 có 287/412 em.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-19-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
Kết quả xếp loại đội tuyển học sinh giỏi của trường các năm học :2010-
2011 xếp thứ nhất,2011-2012 xếp thứ ba,2012-2013 xếp thứ nhất, 2013-2014

xếp thứ năm.
3. Tiếp tục trang bị và tăng cường sử dụng hợp lý, hiệu quả hệ thống cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
Tiếp tục đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo và UBND Tỉnh Hưng-yên hoàn
thiện đầu tư cơ sở vật chất theo hướng trường chuẩn quốc gia, tạo điều kiện cho
các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí và phục vụ dạy - học môn thể
chất và các hoạt động tập thể khác. Quan tâm đầu tư mua sắm đủ các trang thiết
bị phục vụ dạy học theo tinh thần cải cách giáo dục. Phấn đấu trang bị mỗi
phòng học 01 máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong các năm
tới. Mua đủ các đầu sách, các chủng loại sách, đầu tư nâng cấp thư viện đủ tiêu
chuẩn thư viện của trường chuẩn quốc gia. Sắp xếp hợp lý, khai thác, sử dụng
hết chức năng trang thiết bị hiện có phục vụ cho công tác dạy và học, nhất là các
môn thực nghiệm. Tăng cường công tác quản lý tài sản, không để xảy ra tình
trạng mất mát. Thực hiện tốt chương trình quản lý hành chính trong toàn bộ cơ
quan bằng hệ thống mạng lan để khai thác tiềm năng sẵn có về máy vi tính
trong cơ quan, tạo ra hiệu quả quản lý mới theo tinh thần đổi mới và cải cách
hành chính.Các cơ sở vật chất nổi bật đã đạt được: Hệ thống ca mê ra bảo vệ-
Thư viện điện tử-Phòng đa năng-Phòng học ngoại ngữ-Phòng thực hành Lý,Hóa
,Sinh-Các phòng máy chiếu cố định-Các máy chiếu di động.
4. Tăng cường hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở trong việc chỉ
đạo, tổ chức điều hành cơ quan.
Hiệu trưởng cùng với Ban Giám hiệu trong những năm vừa qua đã lãnh
đạo chỉ đạo thực hiện tốt và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Chủ động xây dựng
quy chế dân chủ, quy chế làm việc, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và
ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền được giao ở ngay đầu năm học. Phân
công nhiệm vụ và giao quyền rõ cho các P Hiệu trưởng do đó đã thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định. Đảm bảo tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch đề ra. Trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo đơn vị đã
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-20-

Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
vận dụng tốt các chức năng quản lý giáo dục, tôn trọng các nguyên tắc quản lý
cơ quan, trong đó đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo ra sức mạnh tổng
hợp, đồng thuận trong toàn đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chung. Chú trọng đến
mảng hoạt động chuyên môn, coi đó là vấn đề sống còn của đơn vị. Tập trung
chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học, khắc phục các nhược điểm yếu kém trong
công tác dạy và học, tạo ra chất lượng giáo dục mới, thực chất, đưa trường phát
triển bền vững ở những năm tới. Duy trì tốt hoạt động của mảng nội chính. Quản
lý hiệu quả, sử dụng hợp lý nguồn tài chính và tài sản được nhà nước cấp. Đảm
bảo thực hiện nghiêm, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với công
chức, viên chức của đơn vị. Quan tâm đến kết hợp hoạt động giữa Ban Giám
hiệu với các tổ chức trong trường, với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhằm
tranh thủ điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra chất lượng giáo dục nhà trường.
Cương quyết khắc phục các nhược điểm trong quản lý điều hành đơn vị, đồng
thời tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý đơn vị, đảm bảo thống nhất,
hiệu quả. Lịch trực của Ban giám hiệu,các bộ phận trong trường được xây dựng
và thực hiện ngay từ đầu năm học với tính ổn định cao. Ví dụ như sau:
Lịch trực ban giám hiệu
(Từ 19 - 08 - 2013)
I. Hiệu trưởng: Đ/c Vũ Thị Liên Hoa trực tất cả các buổi trong tuần
( trừ đi công tác).
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-21-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
II. Các đồng chí Hiệu phó:
Thứ
Buổi
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Ghi
Chú

Sáng
(Từ 7h-11h45)
Tuân
Hường
Tuân
Chung
Hường
Chung
Hường
Tuân
Chung
Hường
Chung
Tuân
Chiều
(Từ 14
h
15 - 16
h
45)
Tuân Tuân Hường Hường Chung Chung
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-22-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
LỊCH TRỰC BẢO VỆ NĂM HỌC 2013-2014.
Vị trí
Thứ
Buổi sáng
6h30 phút - 11h 45 phút
Buổi trưa

11h45' -
14h15
Buổi chiều
14h15'-17h
Buổi tối
17h-19h
Trực Đêm
19h- 6h30'
Ghi
chú
Sân GDTC
và đánh
trống
Cổng và sân
nhà B, C
Sân trường
và lán xe
Toàn trường
Trống và sân
thể chất
Cổng và sân
trường
Toàn trường Toàn trường

THỨ 2 Chuyên Bảo Tuấn Tuấn Bảo Chuyên Tuấn Bảo Chuyên
THỨ 3 Tuấn Chuyên Bảo Bảo Chuyên Tuấn Bảo Tuấn Chuyên
THỨ 4 Bảo Tuấn Chuyên Chuyên Tuấn Bảo Chuyên Bảo Chuyên
THỨ 5 Chuyên Bảo Tuấn Tuấn Bảo Chuyên Tuấn Bảo Chuyên
THỨ 6 Tuấn Chuyên Bảo Bảo Chuyên Tuấn Chuyên Tuấn Chuyên
THỨ 7 Bảo Tuấn Chuyên Chuyên Tuấn Bảo Bảo Bảo Tuấn

CHỦ NHẬT Tuấn-Bảo-Tuấn-Chuyên. Bảo-Tuấn.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-23-
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên
Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý nhà trường
như tạo ra một trang dữ liệu chung cho toàn trường qua đó:
Trao đổi thông tin hai chiều giữa Ban giám hiệu với các tổ chức: Đoàn,
Công đoàn, các tổ chuyên môn về các hoạt động trong tuần, trên cơ sở thông tin
này cán bộ, giáo viên trong trường được tự do tìm hiểu để thực hiện nhiệm vụ
của mình khớp với lịch làm việc của đơn vị.
Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên đưa các thông tin về các văn
bản về chế độ chính sách, kể cả công khai tài chính định kỳ, các quy định của
ngành của địa phương cho các tổ chức cá nhân tìm hiểu cùng thực hiện tạo ra
môi trường dân chủ rộng rãi về các thông tin cần thiết.
Gửi các văn bản của Ban giám hiệu sau khi đã kiểm tra các mặt sinh hoạt
của các tổ từ đó yêu cầu các tổ, các bộ phận liên quan phải thực hiện và đồng
thời báo cáo kết quả lại cho Hiệu trưởng biết để kịp thời chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ được giao; việc làm này tạo thói quen tự giác chấp hành, giảm bớt các việc
làm mất thời gian giữa các bộ phận trong đơn vị.
Trên cơ sở mạng nội bộ các phần mềm thời khóa biểu, phần mềm quản lý
điểm được kết nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn để theo dõi hai
chiều và cùng thực hiện, đồng thời các giáo viên được tự do sử dụng phần mềm
quản lý điểm để vào điểm hàng ngày cho học sinh và được cập nhật thường
xuyên trên máy chủ của tổ Hồ sơ nghiệp vụ sư phạm, dưới sự quản lý của Phó
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
Mỗi thư mục dữ liệu chung của các tổ chuyên môn có chứa các phai riêng
của từng giáo viên, trong phai này chứa hồ sơ cá nhân, bao gồm có: Giáo án,
lịch báo giảng, kế hoạch hoạt trong tuần, sổ điểm cá nhân ngoài phần mềm quản
lý điểm. Tại phai này tổ chuyên môn còn có các phai: Chứa giáo án ứng dụng
CNTT, và giáo án thường được xếp loại tốt để cung cấp cho ngân hàng đề, ngân

hàng giáo án mẫu của đơn vị; có phai chứa các hoạt động của tổ giúp Hiệu
trưởng kiểm tra, kịp thời chỉ đạo hoạt động của tổ theo đúng kế hoạch chung của
đơn vị.
Giáo viên: Đỗ Văn Tuân - Trường THPT Khoái Châu
-24-

×