Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hòan thiện và tạo điều kiện phát triển các Cty chứng khóan ở Việt Nam hiện nay - 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.83 KB, 8 trang )


17

Mức phí bảo lãnh tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành, tình hình thị trường và
do hai bên thoả thuận. Nếu là phát hành lần đầu thì phí bảo lãnh cao hơn lần phát
hành bổ sung. Đối với trái phiếu phí và hoa hồng còn tuỳ thuộc vào lãi suất trái
phiếu (lãi suất cao sẽ dễ bán, chi phi sẽ thấp và ngược lại).
Hoa hồng: là tỉ lệ (%) cố định đối với từng loại chứng khoán nhất định. Việc tính
toán và phân bổ hoa hồng do các thành viên trong nghiệp đoàn thương lượng với
nhau.
Phí bảo lãnh: là chênh lệch giữa giá bán chứng khoán trên thị trường và số tiền công
ty phát hành nhận được.
1.2.3.3 Nghiệp vụ tự doanh.
Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó công ty chứng khoán dùng kinh phí của mình
để mua và bán chứng khoán, họ tự chịu mọi rủi ro và có thể làm thêm nhiệm vụ tạo
thị trường cho một loại chứng khoán nào đó.
Nhà giao dịch chịu lãi hay lỗ tuỳ thuộc vào chênh lệch giá mua và bán chứng
khoán. Hoạt động buôn bán chứng khoán có thể là:
Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán đặt lệnh mua và bán của mình trên Sở
giao dịch, lệnh của họ được xác định đối với bất kì khách hàng nào không xác định
trước.
Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch giữa hai công ty chứng khoán hay giữa công ty
chứng khoán với khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng của giao dịch trực
tiếp thường là các trái phiếu và cổ phiếu giao dịch ở thị trường OTC.
Thông thường các công ty chứng khoán phải dành một tỉ lệ % nhất định cho hoạt
động bình ổn thị trường (ở Mỹ luật qui định là 60%). Các công ty có nghĩa vụ mua
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

18

vào (khi giá chứng khoán giảm) để giữ giá và phải bán ra khi giá chứng khoán lên


để kìm giá chứng khoán.
Ngoài các hoạt động kinh doanh chính: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,
công ty chứng khoán còn tiến hành các nghiệp vụ phụ trợ.
1.2.3.4. Các nghiệp vụ phụ trợ.
a. Nghiệp vụ tín dụng.
ở các thị trường phát triển thì đây là một hoạt động thông dụng. Còn ở những thị
trường chưa phát triển thì hoạt động này bị hạn chế, chỉ các định chế tài chính đặc
biệt mới được phép cấp vốn vay. Một số nước còn qui định không được phép cho
vay kí quỹ.
Cho vay kí quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng
của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp
cho khoản vay.
Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải dàn xếp với ngân hàng và
phải chịu trách nhiệm về khoản vay đó.
Trong tài khoản kí quỹ, tài sản thực của khách hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định
(50%-60% tuỳ từng nước), số còn lại là tiền vay của công ty chứng khoán. Đến hạn,
khách hàng phải trả vốn vay và lãi cho công ty chứng khoán. Nếu không trả được
nợ, công ty chứng khoán sẽ bán chứng khoán trên tài sản kí quỹ để thu hồi khoản
vay.
Rủi ro đối với công ty chứng khoán xảy ra khi chứng khoán thế chấp giảm giá và
giá trị của chúng thấp hơn giá trị khoản vay kí quỹ. Vì vậy, công ty chứng khoán
không nên tập trung quá mức vào một khách hàng hay một loại chứng khoán.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

19

b. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính công ty.
Đây là việc cung cấp các thông tin về đối tượng chứng khoán, thời hạn, các vấn đề
mang tính quy luật của hoạt động đầu tư chứng khoán Nó đòi hỏi nhiều kiến thức,
chuyên môn kỹ năng và yêu cầu vốn không cao. Tính trung thực của cá nhân hay

công ty tư vấn có ý nghĩa quan trọng.
c. Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư.
Đây là một dạng tư vấn đầu tư nhưng ở mức độ cao hơn vì khách hàng uỷ thác cho
công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo những nguyên tắc mà
khách hàng yêu cầu. Thông thường nghiệp vụ này tuân thủ theo bốn bước cơ bản:
Bước 1: Công ty chứng khoán và khách hàng tiếp xúc tìm hiểu khả năng của nhau.
Bước 2: Công ty và khách hàng tiến hành kí hợp đồng quản lí.
Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lí. Khi có phát sinh ngoài hợp đồng, công ty
chứng khoán phải xin ý kiến của khách hàng rồi mới được phép quyết định. Công ty
chứng khoán phải tách rời hoạt động này với hoạt động môi giới và tự doanh để
tránh mâu thuẫn lợi ích.
Bước 4: Khi đến hạn kết thúc hợp đồng công ty phải cùng khách hàng bàn bạc,
quyết định xem gia hạn hay thanh lí hợp đồng. Khi công ty bị phá sản, tài sản uỷ
thác của khách hàng phải được tách riêng và không được dùng để trả nghĩa vụ nợ
cho công ty chứng khoán.
Khoản phí mà công ty chứng khoán nhận được dựa trên số lợi nhuận thu về cho
khách hàng.
d. Nghiệp vụ quản lí thu nhập chứng khoán (quản lí cổ tức).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

20

Nghiệp vụ này xuất phát từ nghiệp vụ lưu kí chứng khoán. Công ty phải thực hiện
hoạt động theo dõi tình hình thu lãi chứng khoán khi đến hạn để thu hộ rồi gửi báo
cáo cho khách hàng. Trên thực tế, các công ty chứng khoán không trực tiếp quản lí
mà sẽ lưu kí tại trung tâm lưu giữ chứng khoán.
Ngoài các nghiệp vụ trên, công ty chứng khoán còn có thể tiến hành một số hoạt
đông khác như: cho vay chứng khoán, quản lí quỹ đầu tư, quản lí vốn, kinh doanh
bảo hiểm
Vì là một định chế tài chính đặc biệt nên công ty chứng khoán phải tuân thủ một số

nguyên tắc nhất định.
1.2.4. Nguyên tắc đạo đức và tài chính đối với công ty chứng khoán.
1.2.4.1. Nguyên tắc đạo đức.
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán ảnh hưởng nhiều tới lợi ích công
chúng và biến động của thị trường tài chính. Vì vậy, luật pháp các nước qui định rất
chặt chẽ đối với hoạt động của công ty chứng khoán. Nhìn chung có một số nguyên
tắc cơ bản sau:
+ Công ty chứng khoán có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng, chỉ được tiết lộ thông
tin khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Công ty chứng khoán phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được tiến
hành bất cứ hoạt động lừa đảo phi pháp nào.
+ Công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính
để kinh doanh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

21

+ Công ty chứng khoán phải tách biệt tài sản của mình với tài sản của khách hàng
và tài sản của khách hàng với nhau; không được dùng tài sản của khách hàng làm
vật thế chấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản.
+ Công ty chứng khoán khi thực hiện tư vấn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho
khách hàng, đảm bảo thông tin chính xác, tin cậy.
+ Công ty chứng khoán không được nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản
thù lao thông thường cho hoạt động dịch vụ của mình.
+ ở nhiều nước, công ty chứng khoán phải đóng tiền vào quĩ bảo vệ nhà đầu tư
chứng khoán để bảo vệ lợi ích cho khách hàng trong trường hợp công ty chứng
khoán bị mất khả năng thanh toán.
+ Ngoài ra, các nước còn có qui định chặt chẽ nhằm chống thao túng thị trường;
cấm mua bán khớp lệnh giả tạo với mục đích tạo ra trạng thái "tích cực bề ngoài";
cấm đưa ra lời đồn đại, xúi dục hoặc lừa đảo trong giao dịch chứng khoán; cấm

giao dịch nội gián sử dụng thông tin nội bộ mua bán chứng khoán cho chính mình
làm thiệt hại tới khách hàng.
1.2.4.2. Nguyên tắc tài chính.
a. Vốn.
Vốn của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ. Nhìn chung, số
vốn cần có để thực hiện nghiệp vụ chứng khoán được xác định bằng việc cân đối
giữa vốn pháp định và nhu cầu vốn kinh doanh của công ty.
b. Cơ cấu vốn: Nợ và Có.
Cơ cấu vốn là tỉ lệ các khoản nợ và vốn cổ đông hoặc vốn góp của các thành viên
mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc huy động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

22

vốn được tiến hành thông qua việc góp vốn của các cổ đông, thông qua hệ thống
ngân hàng, thị trường vốn.
Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của công ty chứng khoán có các đặc điểm chung:
Các công ty phụ thuộc khá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn.
Các chứng khoán đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường chiếm phần lớn tổng giá
trị tài sản của công ty chứng khoán (40%-60%).
ở các nước đang phát triển, thông thường các công ty chứng khoán không được vay
vốn của nước ngoài trong khi ở những nước phát triển điều này được phép thực
hiện.
Tỉ lệ nợ tuỳ thuộc vào công ty chứng khoán nhưng phải tuân theo qui định của các
cấp quản lí.
c. Quản lí vốn và hạn mức kinh doanh.
* Quản lí vốn khả dụng: các công ty chứng khoán thường phải duy trì một mức vốn
khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán.
* Quản lí quĩ bù đắp rủi ro: Các công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh
thường phải duy trì một tỉ lệ dự trữ trên mức lợi nhuận ròng, còn các công ty môi

giới duy trì tỉ lệ dự trữ tính trên tổng doanh thu với mục đích bù đắp các khoản lỗ
kinh doanh trong năm đó.
* Quản lí quĩ bổ sung vốn điều lệ: công ty chứng khoán phải trích tỉ lệ phần trăm
lãi ròng hàng năm để lập quĩ bổ sung vốn điều lệ cho tới khi đạt một tỉ lệ phần trăm
nào đó của vốn điều lệ. Quĩ này dùng bù đắp những thâm hụt trong tương lai.
* Quản lí hạn mức kinh doanh: hạn mức kinh doanh được qui định khác nhau tuỳ
từng quốc gia. Thông thường nó tuân theo một số qui định sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

23

Hạn chế mua sắm tài sản cố định theo tỉ lệ % trên vốn điều lệ.
Đặt ra hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán.
Qui định hạn mức đầu tư vào một số tài sản rủi ro cao.
d. Chế độ báo cáo.
Các thông tin tài chính được thể hiện qua các báo cáo. Các báo cáo này, theo qui
định một số nước, phải nộp cho Uỷ ban chứng khoán (hoặc cơ quan quản lý tương
đương) và một tổ chức tự quản làm cơ quan kiểm tra các báo cáo tài chính thường
niên đã được kiểm toán. Báo cáo tài chính được kiểm toán bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo lỗ lãi.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài báo cáo thường niên, công ty chứng khoán phải gửi một báo cáo quản lý toàn
diện về tình hình tài chính theo quý như quy định của Uỷ ban chứng khoán.
Ngoài ra công ty phải gửi báo cáo hàng tháng cho tổ chức tự quản có thẩm quyền để
kiểm tra tình hình tài chính và việc tuân thủ các trách nhiệm tài chính.
Nếu công ty chứng khoán không đáp ứng được một số tiêu chuẩn kinh doanh và tài
chính thì có thể phải gửi nhiều báo cáo hơn (báo cáo tuần).
1.2.5. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán.
Hoạt động của công ty chứng khoán có ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của công chúng

nên nó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Nhìn chung, qui định về điều kiện
thành lập, cấp phép hoạt động cho công ty chứng khoán được thể hiện ở hai khía
cạnh sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

24

Điều kiện về vốn: Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp
định. Vốn pháp định được qui định cụ thể cho từng loại nghiệp vụ. Một công ty
càng tham gia vào nhiều loại hoạt động nghiệp vụ thì yêu cầu về vốn càng nhiều.
Mức vốn qui định cho hoạt động môi giới, tư vấn thường không nhiều. Trong khi
đó, nghiệp vụ tự doanh hay bảo lãnh phát hành đòi hỏi mức vốn pháp định tương
đối cao.
Điều kiện nhân sự: Những người quản lí hay nhân viên của công ty chứng khoán
phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và độ tín nhiệm. Thông thường, các nhân
viên của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề. Muốn có giấy phép
hành nghề, ngoài việc đáp ứng một số qui định như tuổi tác, trình độ học vấn, lí lịch
tốt phải trải qua những kì thi kiến thức chuyên môn chứng khoán. Những người
nắm giữ các chức năng quản lí trong công ty chứng khoán phải có giấy phép đại
diện. Yêu cầu để được cấp giấy phép đại diện cao hơn so với giấy phép hành nghề
về các mặt học vấn kinh nghiệm công tác.
Trong điều kiện thành lập công ty chứng khoán cần chú ý tới tính điều kiện và tính
đương nhiên. Tính điều kiện có nghĩa là giấy phép thực hiện hoạt động này có thể
lại chính là điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động kia. Chẳng hạn muốn thực hiện
hoạt động bảo lãnh thì bắt buộc phải có giấy phép hoạt động tự doanh. Tính đương
nhiên có nghĩa là được thực hiện hoạt động này thì đương nhiên thực hiện hoạt
động kia. Ví dụ: nếu đã có giấy phép quản lí quĩ đầu tư thì đương nhiên được thực
hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư.
Riêng đối với quản lí quĩ đầu tư ở một số nước trên thế giới có những điểm khác
biệt. Chẳng hạn một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc cho phép công ty chứng

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×