Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận triết học: XU HƯỚNG CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ XANH ĐANG XUẤT HIỆN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.71 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH
VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHXH
*
TIỂU LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
XU HƯỚNG CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ XANH
ĐANG XUẤT HIỆN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
Sinh viên thực hiện : VŨ THỊ THANH HUYỀN
Lớp : TC 15-20
Mã SV : 10A31525N
Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ THU GIANG
Hà Nội, tháng 3 năm 2011
A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn không thể kiểm
soát trên nhiều lĩnh vực.
Đầu tiên là những bất ổn về kinh tế. Từ thập niên 1970 đến nay, thế giới
đã phải trải qua những sự biến động của nền kinh tế. Ban đầu là khủng hoảng
năng lượng, rồi đến khủng hoảng lương thực, thực phẩm rồi đến khủng hoảng tài
chính. Chuỗi khủng hoảng liên tiếp đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế, làm cho
tăng trưởng bị rối loạn, tác động xấu đến việc làm, đời sống dân cư xã hội.
Bên cạnh sự khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tế, chúng ta cũng đang
phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ô nhiễm môi
trường, tài nguyên cạn kiệt, trái đất đang nóng dần lên, dịch bệnh thiên tai hoành
hành đang là hiểm họa to lớn đối với sự tồn vong của xã hội.
Thách thức đặt ra cho chúng ta là phải giải quyết triệt để được hai vấn nạn
trên. Hiện nay, tại một số quốc gia đang tìm đến giải pháp là chuyển sang “nền
kinh tế xanh” như một giải pháp hữu hiệu cho bài toán nan giải trên.
Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề trên nên em chọn đề tài:
“Xu hướng chuyển sang nền kinh tế xanh đang xuất hiện ở một số quốc gia.
Hãy phân tích xu hướng này từ góc độ triết học và minh họa bằng thực tiễn”.
Em xin chân thành cảm ơn!


- 2 -
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương I. Luận cứ lý luận
I. Tồn tại xã hội
II. Kiến trúc thượng tầng
Chương II. Phân tích xu hướng
I. Giải thích thuật ngữ “Nền kinh tế xanh”
Phân biệt nền kinh tế xanh với các nền kinh tế đã có trước
đây
II. Vì sao xuất hiện yêu cầu phải chuyển sang nền kinh tế xanh
1. Do khiếm khuyết trong phương thức sản xuất truyền thống
2. Do sức ép của việc tăng dân số
3. Do nguy cơ cạn kiện tài nguyên và ô nhiễm môi trường
4. Do chiến lược phát triển sai lầm
III. Một số thành công ban đầu trong xu hướng chuyển sang
nền kinh tế xanh ở một số quốc gia
C. KẾT LUẬN 8
D. PHẦN LIỆT KÊ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
- 3 -
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LUẬN CỨ LÝ LUẬN
I. Tồn tại xã hội:
Là toàn bộ những yếu tố vật chất mà xã hội dựa vào để tồn tại và
phát triển. Nó tồn tại khách quan ngoài ý thức xã hội và quyết định ý thức
xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố:
+ Điều kiện tự nhiên (hoàn cảnh địa lý): là “bộ phận” của giới tự

nhiên mà xã hội con người trực tiếp dựa vào để sinh tồn và phát triển.
Hoàn cảnh địa lý là phần tự nhiên trong phạm vi của hệ thống sinh thái
nhân loại, có tác động qua lại với xã hội của con người.
+ Dân số: Dân số, số lượng dân cư, mức độ tăng dân cư, mật độ dân
cư, phân bố dân cư là điều kiện thường xuyên, tất yếu của sự phát triển xã
hội, nhưng không giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội.
+ Phương thức sản xuất: Trong quá trình phát triển của xã hội, nhân
tố hoàn cảnh địa lý và dân số có vai trò quan trọng nhưng quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội vẫn là phương thức sản xuất tư liệu sinh hoạt
vật chất.
Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội; sự biến đổi
của ý thức xã hội và sự phản ánh đối với sự biến đổi của tồn tại xã hội.
II. Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp
quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật và trạng thái tâm lý cùng những thiết
chế xã hội tương ứng như Nhà nước, xã hội, đảng phái, giáo hội, các đoàn
thể xã hội… hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- 4 -
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG
I. Nền kinh tế xanh
Nền kinh tế xanh hay còn gọi là “nền kinh tế sạch”, là nền kinh tế mà
chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: Định hướng là thị trường,
nền tảng là các nền truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi
trường. Động lực của “nền kinh tế xanh” đó là bảo vệ môi trường, phát
triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được
mức tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nền kinh tế xanh có một vài điểm khác biệt rất lớn so với các nền
kinh tế trước đây. Các nền kinh tế trước chỉ chú trọng vào việc phát triển
kinh tế mà quên đi việc song song phải bảo vệ môi trường. Thực tế cho
thấy, xã hội ngày càng hiện đại thì bất cập về môi trường càng nghiêm

trọng. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh, nghèo đói
là những mặt tồn tại của xã hội do quá trình phát triển kinh tế gây ra.
Trong nền kinh tế xanh, ta có thể khắc phục được những khiếm
khuyết đó. Bởi vì, đặc điểm của nền kinh tế xanh là sản xuất thân thiện với
môi trường và phát triển năng lượng sạch. Sản phẩm của nó có thể là các
tòa nhà được xây dựng với vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu,
có thể là các sản phẩm sinh học; chống ô nhiễm môi trường (hệ thống xử
lý rác thải…), ngành giao thông vận tải (xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng
nhiên liệu thiên nhiên,…).
II. Nguyên nhân chuyển sang nền kinh tế xanh
Tồn tại xã hội là toàn bộ những yếu tố vật chất mà xã hội dựa vào để
tồn tại và phát triển. Nó bao gồm: phương thức sản xuất điều kiện tự nhiên
và dân số. Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội, đồng
thời sự biến đổi của ý thức xã hội là sự phản ánh đối với sự biến đổi của
tồn tại xã hội.
- 5 -
Những mặt yếu kém trong tồn tại xã hội hiện nay đã buộc con người
phải thay đổi nhận thức, cải biến nền kinh tế để xã hội có thể phát triển một
cách bền vững.
1. Do những khiếm khuyết trong phương thức sản xuất truyền thống
- Nền kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên,
khai thác nó một cách quá mức. Đa số máy móc hoạt động đều dựa vào hao
phí của nhiên liệu hóa thạch, chúng không chỉ nhanh chóng làm cạn kiệt tài
nguyên mà còn thải ra môi trường những chất độc hại gây hủy hoạt môi
trường.
- Việc chuyển sang năng lượng sạch còn gặp phải rất nhiều trở ngại.
Trước hết là cơ sở hạ tầng. Mạng lưới cung cấp điện lực cũ kỹ từ những
năm 50, 80… có nơi hơn 100 năm nay sẽ cần phải thay đổi để có thể sử
dụng các loại nhiên liệu thay thế. Xe hơi phải thiết kế lại, nhà cửa phải gắn
thêm thiết bị để có thể sử dụng loại năng lượng mới.

Công nghệ năng lượng cũng gặp phải vấn đề. Biến sức gió thành
năng lượng là một công nghệ tương đối hoàn chỉnh nhưng còn nhiều việc
phải làm với các loại năng lượng khác như năng lượng mặt trời, địa nhiệt,

2. Do sức ép của việc tăng dân số:
Dân số thế giới hiện nay vào khoảng 67 tỷ người. Dự báo trong
tương lai, dân số thế giới trong năm 2017 là 7 tỷ người. Đến năm 2050 sẽ
là 9 tỷ người. Sự gia tăng dần số mất kiểm soát đã gây ra những hậu quả to
lớn cho xã hội.
Tăng dân số làm tăng sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tình trạng thất nghiệp gia tăng. Ngân sách phải chi nhiều cho những vấn
đề xã hội. Theo một kết quả nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy nếu dân số
tăng 13 triệu người thì xã hội phải tăng thêm 2,5 triệu nhà ở, 126 nghìn
trường học, 12,5 triệu tấn lương thực, thực phẩm, hơn 4 triệu việc làm…
- 6 -
Tăng dân số còn gây sức ép đối với tài nguyên môi trường. Dự trữ tài
nguyên nhanh chóng bị cạn kiện. Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn
đến mất cân bằng sinh thái. Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất
lượng môi sinh giảm sút.
Dân số tăng nhanh còn dẫn đến sự gia tăng của các tệ nạn xã hội.
Chính việc gia tăng dân số hiện nay đã tác động rất lớn đến nền kinh
tế, xã hội và môi trường. Chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục triệt để
tình trạng trên.
3. Do nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường:
Theo ước tính, 300 năm qua, diện tích rừng trên thế giới đã giảm
khoảng 40%; 50% diện tích đất ngập nước đã biến mất từ năm 1990. Tỷ lệ
loài tuyệt chủng do con người gây ra cao gấp 1.000 lần tỷ lệ tuyệt chủng
trong tự nhiên. Hiện có khoảng 60% các hệ sinh thái trên trái đất cũng như
nguồn lợi từ các hệ sinh thái đó đang suy giảm. Ước tính khoảng 7,5 triệu
km

2
(tương đương diện tích Australia) tự nhiên biến mất từ năm 2000 đến
năm 2050. Lượng khí thải CO
2
thế giới xả ra 4 năm là lấp kín hố Geneva…
Báo động đỏ về tình trạng môi trường và biến đổi khí hậu, rằng đây
có thể là một trong những nhân tố chính làm mất cơ hội nuôi sống hơn 9 tỷ
công dân của hành tinh vào năm 2050 (dự tính đến năm 2050 dân số thế
giới sẽ lên đến 9,2 tỷ người). Tuy nhiên từ 1975 đến nay, cũng đã có tới 1,7
triệu người chết trong 23 đại họa thiên tai và chiều hướng này đang tăng.
Nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào cảnh bất ổn. Những cuộc khủng
hoảng tài chính - kinh tế đang đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói thì
các cuộc khủng hoảng về lương thực, nước, năng lượng, vệ sinh, bệnh dịch,
hệ sinh thái, khí hậu,… vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Vậy đâu là giải pháp cho những vấn đề trên?
Được biết, chính mục đích xã hội thúc đẩy con người tác động vào
giới tự nhiên. Do đó giải quyết vấn đề môi trường do hoạt động con người
tạo ra không chỉ cần nhận thức và sử dụng đúng đắn quy luật tự nhiên mà
- 7 -
còn càn điều chỉnh, cải biến phương thức sản xuất và chế độ xã hội để tạo
ra sự phù hợp giữa mục đích xã hội và giới tự nhiên, bảo đảm sự phát tiển
bền vững của loài người.
4. Do chiến lược phát triển sai lầm:
Phân phối sai lầm các nguồn vốn và tài nguyên, bị các chính sách và
động cơ làm trầm trọng hơn. Vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, thế
giới cần một mô hình kinh tế mới.
Một ví dụ điển hình tại Việt Nam. Chính một số chính sách sai lầm
đã tác động xấu tới nền kinh tế. Trong Dự thảo chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội, đã thẳng thắn thừa nhận một trong những nguyên nhân của tình
trạng yếu kém về kinh tế là do: Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và

phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của đất nước. Ngoài ra do nước ta có nền tảng khoa học kém
phát triển nên trong thời gian qua chỉ tập trung vào đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Kết quả là nền kinh tế có tăng trưởng nhưng lại để lại hậu
quả to lớn về môi trường và bất ổn xã hội.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà kinh tế thực hành cần biết
khai thác vào bảo vệ các điều kiện và tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của
cá nhân và lợi ích của xã hội. Các loại tài nguyên như tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, … đều có thể trở
thành điều kiện tự nhiên để kinh doanh những hàng hóa nhất định.
III. Một số thành công ban đầu:
Cộng hòa Liên bang Đức là nước xây dựng chiến lược nền kinh tế
xanh đầu tiên trên thế giới. Theo thống kê, chỉ riêng nước Pháp, từ nay đến
năm 2020, doanh thu của nền kinh tế xanh sẽ ;à 3.000 tủ euro. Tại Đức,
kinh tế xanh đã tạo ra hơn 1,6 triệu việc làm mới. Báo cáo Green Jobs của
UNFP cho biết, thị trường toàn cầu các sản phẩm, dịch vụ liên quan môi
trường sẽ tăng gấp đôi, từ 1370 tỷ USD/năm lên 2.740 tỷ USD vào năm
- 8 -
2020. Một nửa trong thị trường này là kỹ thuật, thiết bị giúp sử dụng năng
lượng hiệu quả và phần còn lại là giao thông, nguồn nước, vệ sinh và xử lý
rác thải.
C. KẾT LUẬN
“Sự suy thoái kinh tế - cơ hội làm xanh lại Trái đất”
Nhận định trên là do những người đứng đầu các quốc gia thuộc G20
đưa ra. Hiện nay đã có sự đồng thuận lớn giữa Chính phủ, các nhà sản xuất
và người dân. Chính phủ sẵn sàng tung ra các gói kích cầu để phát triển
kinh tế bền vững. Nhà sản xuất đua nhau cắt giảm lãng phí và công nghệ
sạch. Người dân dè sẻn hơn trong các khoản phí sinh hoạt và cũng dần
nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
Cuộc khủng hoảng hiện tại có thể khiến tốc độ, triển khai chiến dịch

“Xanh hóa nền kinh tế” bị ảnh hưởng. Nhưng càng chậm thực hiện thì
khủng hoảng càng kéo dài và sâu rộng. Nó không chỉ giúp phòng chống
thảm họa thiên tai mà còn tạo ra động lực đưa cỗ xe nền kinh tế toàn cầu
thoát khỏi vũng lầy, tạo nền tảng vững chắc cho mai sau.
Do kiến thức còn hạn chế nên trong bài tiểu luận em không tránh
khỏi sự sai sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
- 9 -
D. PHẦN LIỆT KÊ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo trình Triết học Mác - Lênin.
- 10 -
E. PHẦN CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN
Bài tiểu luận này là do chính bản thân em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ
và tự viết ra. Em không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận
của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ.
- 11 -

×