Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan trắc môi trường không khí - Chương 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.91 KB, 15 trang )

Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 22 Biện Văn Tranh
CHƯƠNG III : GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ


Những thông tin về môi trường không khí chính xác, đáng tin cậy, có hệ
thống và được cập nhật liên tục là những luận cứ khoa học rất quan trọng của quá
trình xây dựng một cách đúng đắn và có hiệu quả các chiến lược, chính sách cũng
như kế hoạch hành động phát triển bền vững và bảo vệ môi trường không khí.
Các thông tin môi trường không khí của mỗi quốc gia được cung cấp chủ
yếu bởi hệ thống quan trắc ô nhiễm không khí. Thông tin môi trường tự nó không
đảm bảo được môi trường trong sạch hơn, nhưng việc thiếu hụt các thông tin thích
hợp sẽ là một trở ngại lớn cho việc quản lý môi trường không khí hướng tới một
tương lai bền vững.
3.1 TỔNG QUAN :

3.1.1/ Khái niệm :
Quan trắc ô nhiễm không khí là quá trình đo đạc thường xuyên các mục tiêu
đã được đònh sẵn với một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh
học của các thành phần môi trường không khí.
Các quá trình này được tiến hành theo phương pháp tiêu chuẩn, theo kế
hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường; để
cung cấp các thông tin cơ bản, có độ tin cậy, độ chính xác cao làm căn cứ xác đònh
hiện trạng, đánh giá và báo cáo về xu hướng diễn biến chất lượng môi trường
không khí theo thời gian, không gian, tần số quy đònh trong một thời gian dài, cũng
như để so sánh trạng thái chất lượng môi trường không khí ở các nơi với nhau.
Quan trắc ô nhiễm không khí là cơ sở của việc quy hoạch, quản lý, khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên không khí, nó rất cần thiết để việc kiểm
soát quản lý chất lượng môi trường không khí được hiệu quả.
Hiện nay trên thế giới, ở hầu hết các nước đều đã hình thành và phát triển


các loại hình “monitoring” chất lượng môi trường. Tùy điều kiện cụ thể của từng
nước mà có các hệ thống “monitoring” khác nhau. Ở nước ta hệ thống các trạm
quan trắc môi trường được hình thành từ cuối năm 1994, sau khi luật bảo vệ môi
trường được ban hành. Các trạm này được quản lý chung bởi Bộ Khoa Học và
Công Nghệ Môi Trường.
Cơ cấu tổ chức của mạng lưới quan trắc ở nước ta là :
1. Bộ khoa học công nghệ và môi trường
2. Cục môi trường
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 23 Biện Văn Tranh
3. Các trạm vùng đất liền, các trạm vùng biển, các trạm chuyên đề, một số
trạm đòa phương, phòng thử nghiệm môi trường (có nhiệm vụ chuẩn hóa thước đo
và phương pháp đo lường cho cả quốc gia để đảm bảo độ chính xác và thống nhất
trong cả nước).
3.1.2/ Các loại trạm trong hệ thống quan trắc ô nhiễm không khí hiện
có trên thế giới :
3.1.2.1) Trạm nền :
Trạm nền được xây dựng nhằm thu thập thông tin một cách lâu dài, có hệ
thống để nghiên cứu sự thay đổi của các yếu tố nhiễm bẩn và sự lan truyền các
chất đó trong các vùng không có hoạt động trực tiếp của sản xuất công nghiệp, xa
các khu đô thò. Xung quanh nơi đặt trạm nền với bán kính 100km trong thời gian
50 năm tới không được thai thác mạnh để canh tác và xây dựng lớn.
Người ta phân biệt có 3 loại trạm nền nhiễm bẩn khí quyển sau đây :
+ Trạm nền nhiễm bẩn khí quyển cơ sở : đặt ở các vùng cực
+ Trạm nền nhiễm bẩn khí quyển lục đòa : đại diện cho cả châu lục
+ Trạm nền nhiễm bẩn khí quyển vùng : đại diện cho một khu vực
(Trạm nền Cúc Phương thuộc loại này).
Các trạm nền chủ yếu đo đạc các yếu tố là : bụi lơ lửng, hóa nước mưa, độ
đục khí quyển, đo SO
2

và NO
x
. Nếu có điều kiện hơn thì có thể đo thêm : O
3
,
CH
4
, CFCs và nhiễm xạ.
Trung bình với diện tích khoảng 500.000 Km
2
lãnh thổ cần có một trạm nền.
Nếu bố trí được như vậy thì trái đất của chúng ta có khoảng 1000 trạm. Ở nước ta
các trạm nền được đặt ở vùng nông thôn, xa các nguồn ô nhiễm công nghiệp từ 40
– 60 km và xa các nguồn ô nhiễm sinh hoạt (bếp đun, lò đốt…), giao thông chính từ
1 km trở lên.
Do đặc điểm đòa hình, nước ta sẽ xây dựng 3 trạm nền không khí sau :
+ Miền Bắc : trạm vườn quốc gia Cúc Phương
+ Tây nguyên : trạm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt
+ Miền Nam : trạm ở nông thôn Đồng Tháp Mười.
Hiện nay chỉ mới có trạm nền Vườn quốc gia Cúc Phương hoạt động.
3.1.2.2) Trạm cố đònh quan trắc nhiễm bẩn khí quyển :
Là nơi đặt các lều được trang bò đặc biệt có lắp đặt các thiết bò cần thiết để
ghi liên tục, lâu dài nồng độ tác nhân gây nhiễm bẩn khí quyển, các thiết bò để lấy
mẫu khí và đo các tham số khí tượng theo chương trình quan trắc đã được ấn đònh
sẵn.
Trong số các trạm cố đònh người ta chọn ra các trạm chuẩn. Các số liệu
quan trắc từ trạm chuẩn được sử dụng để đánh giá sự thay đổi lâu dài của hàm
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 24 Biện Văn Tranh
lượng các tác nhân gây nhiễm bẩn khí quyển cơ bản và phổ biến nhất. Các trạm

chuẩn không được phép di chuyển nếu không được phép của cơ quan quản lý.
3.1.2.3) Tuyến quan trắc nhiễm bẩn khí quyển :
Tuyến quan trắc nhiễm bẩn khí quyển là tập hợp điểm trên một tuyến xác
đònh được lựa chọn để lấy mẫu không khí theo biểu đồ thời gian kế tiếp nhau nhờ
thiết bò tự động hoặc phòng thí nghiệm lưu động.
3.1.2.4) Trạm di động (dưới vệt khói) :
Trạm di động (dưới vệt khói) bao gồm tập hợp điểm lấy mẫu theo chương
trình xác đònh dưới vệt khói (khí) nhằm vạch ra những vùng bò ảnh hưởng của
nguồn thải.
3.1.2.5) Hệ thống trạm khí tượng thủy văn quan trắc các yếu tố
môi trường :
Hệ thống trạm khí tượng thủy văn quan trắc các yếu tố môi trường là các
điểm lấy mẫu hóa nước mưa và bụi lắng. Hiện nay tại khu vực phía Bắc chúng ta
có 11 trạm (kể cả trạm nền Cúc Phương), tại khu vực miền Trung có 6 trạm và tại
khu vực miền Nam có 6 trạm. (xem bảng 3.1)
3.1.2.6) Các trạm đặc thù :
Các trạm đặc thù hay các trạm chuyên đề là những trạm có nhiệm vụ quan
trắc và phân tích một hay một số thành phần môi trường có tính đặc thù nào đó,
gồm các trạm đo nhiễm xạ, Ozon, CO
2
, đo các tác nhân gây ô nhiễm có nguồn
gốc ngoài quốc gia …
Hiện ở nước ta có các trạm như sau :
+ 4 trạm quan trắc mưa axit : Lào Cai, Quảng Ninh, Quãng Ngãi và Biên
Hoà
+ 3 trạm quan trắc phóng xạ : Trung tâm Công nghệ Xử lý Môi trường (Bộ
Tư Lệnh Hóa Học, Bộ Quốc Phòng), Trung tâm An toàn Bức xạ (Viện Năng
Lượng Nguyên Tử Quốc Gia), Viện Hạt Nhân Đà Lạt .
3.2 CÁC MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC QUAN TRẮC :


Mục tiêu của công tác quan trắc là nhằm đánh giá chất lượng các thành
phần môi trường, xem xét mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng các thành phần môi
trường và thu thập số liệu phục vụ quản lý môi trường.
Cụ thể hơn, quan trắc môi trường cần cung cấp các thông tin sau :
- Thành phần, nguồn gốc, nồng độ các tác nhân ô nhiễm : cung cấp cơ sở
dữ liệu về chất lượng môi trường, bằng chứng về tác động của dự án đến môi
trường tự nhiên và kinh tế – xã hội trong vùng.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 25 Biện Văn Tranh
- Khả năng ảnh hưởng của các tác nhân này trong môi trường : cung cấp
số liệu đủ để dự báo khả năng lan truyền, tác động, khả năng gây sự cố môi
trường, khả năng giảm thiểu tác động của dự án.
- Dự báo xu hướng diễn biến về nồng độ và ảnh hưởng của các tác nhân
này trong một thời gian dài.
Bảng 3.1
Hệ thống trạm khí tượng thủy văn quan trắc các yếu tố môi trường ở
Việt Nam
Loại trạm, điểm đo môi trường Tỉnh ( Thành phố) – Tên trạm
Nền khí quyển (1 trạm) Ninh Bình – Cúc Phương
Nước mưa – Bụi lắng (22 trạm) 1. Thái Nguyên–Thái Nguyên
2. Phú Thọ – Việt Trì
3. Bắc Giang – Bắc Giang
4. Quãng Ninh – Bãi Cháy
5. Hải Phòng – Phủ Liễn
6. Hà Nội – Láng
7. Hải Dương – Hải Dương
8. Nình Bình – Nình Bình
9. Thanh Hoá – Thanh Hóa
10. Nghệ An – Vinh
11. Đà Nẵng – Đà Nẵng

12. Thừa Thiên Huế – Huế
13. Bình Đònh – Quy Nhơn
14. Khánh Hòa – Nha Trang
15. Bình Thuận – Phan Thiết
16. Gia Lai – Leiku
17. Đắc Lắc – Buôn Mê Thuộc
18. Lâm Đồng – Đà Lạt
19. Thành Phố Hồ Chí Minh – Tân Sơn Hoà
20. Tây Ninh – Tây Ninh
21. Cần Thơ – Cần Thơ
22. Minh Hải – Cà Mau
 Mục tiêu có thể theo ISO :
Những mục tiêu này thường được đặt trước 2 câu hỏi :
1/ Vấn đề ô nhiễm không khí (tiềm năng) có thực sự tồn tại hay không ?
2/ Có cần phải đo đạc không ?
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 26 Biện Văn Tranh
Mục tiêu có thể có là những mục tiêu cần phải nghó đến trước khi suy nghó
chọn các mục tiêu thực của việc quan trắc. Đối với ISO thì có 11 mục tiêu có thể
có của việc đo đạc là :
1. Đònh lượng không khí xung quanh và sự biến thiên của nó trong không
gian và theo thời gian.
2. Chuẩn bò cơ sở cho chính sách chất lượng không khí.
3. Chuẩn bò dữ liệu để thiết lập một hệ thống đo tổng hợp.
4. Thiết lập các hệ thống đo hiệu quả.
5. Chuẩn bò dữ liệu cho các hệ thống giám sát và cảnh báo sớm.
6. Thiết lập tương quan giữa phát thải và chất lượng không khí.
7. Phân tích sự tuần hoàn không khí cục bộ và những ảnh hưởng lên chất
lượng không khí.
8. Thiết lập xu hướng về chất lượng không khí cho kế hoạch môi trường.

9. Chuẩn bò đầu vào cho mô hình khuếch tán cục bộ.
10. Chuẩn bò dữ liệu về ô nhiễm không khí vượt mức.
11. Kết hợp với các chương trình đo đạc khác.
Ngoài ra, giám sát độ hiệu quả của các biện pháp làm giảm phát thải cũng
có thể được xem như là một lý do của việc đo đạc.
 Các mục tiêu có thể theo Stern :
Trong sách Air Pollution - tập 3, Stern có đề cập đến 5 mục tiêu có thể có
để nắm được tốt hơn khi xác đònh các yêu cầu của việc đo đạc là :
1. Kiểm tra theo tiêu chuẩn chất lượng không khí : tiêu chuẩn chất lượng
không khí chỉ có thể có hiệu lực khi tiến hành giám sát. Vì thế việc đo đạc là
không thể thiếu được. Những giá trò đo được, được đem so sánh với tiêu chuẩn để
nhận biết vấn đề ô nhiễm không khí.
2. Tìm kiếm nguồn : thường được dùng trong trường hợp mà vấn đề là phải
tìm ra sự tham gia của một nguồn ô nhiễm nào đó vào chất lượng không khí của
đòa phương. Dù sao thì việc lập kế hoạch đo đạc cho một nguồn không xác đònh
cũng không phải là chuyện đơn giản cho nên cần xác đònh nguồn.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng : để chứng minh ô nhiễm không khí quan trọng
đối với các nhà làm luật, cần phải tập hợp các hiểu biết về tác dụng phụ tiêu cực
cũng như tích cực hay các tác hại của chất ô nhiễm không khí đối với con người,
động - thực vật, hệ sinh thái …
Thực hiện nghiên cứu tác động để có thể hiểu sâu sắc về các tác động của
ô nhiễm không khí. Kết quả đònh lượng đúng của các kết quả nghiên cứu tác động
rất quan trọng vì những nghiên cứu này thường là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng môi trường không khí. Đó là lý do vì sao các phép đo đònh hướng tác
động là không thể thiếu được trong việc nghiên cứu tác động.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 27 Biện Văn Tranh
4. Dữ liệu nền và phân tích xu hướng : khái niệm nồng độ nền khá mơ hồ.
Ý nghóa gốc của nồng độ nền là nồng độ trong một khu vực không chòu ảnh hưởng
của các ô nhiễm không khí do con người tạo ra, nghóa là chất lượng không khí tự

nhiên của nó. Những vùng có chất lượng không khí như vậy từ lâu đã không còn
tồn tại trên trái đất vì vậy mới có đònh nghóa nồng độ nền mới phụ thuộc vào hoàn
cảnh.
Nói chung, nồng độ nền là nồng độ ô nhiễm môi trường không khí tại một
vò trí nào đó mà không chòu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn lân cận. Vò trí này
phụ thuộc vào quy mô, ví dụ : nồng độ nền NO
2
trong thành phố là nồng độ NO
2

khu ngoại ô, ở vò trí cách đường giao thông ít nhất từ 50 - 100m.
5. Nghiên cứu các quá trình trong không khí : các quá trình biến đổi, phát
tán, pha loãng, các phản ứng hóa học , các phản ứng sa lắng khô, sa lắng ướt …
3.3 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUAN TRẮC :

Trong mỗi phép đo chất lượng không khí, người ta phân biệt 5 bước :
1/ Lập kế hoạch đo đạc : gồm 3 phần
+ Lựa chọn phương thức đo
+ Thiết lập mạng lưới đo
+ Lựa chọn chiến lược đo
2/ Lấy mẫu
3/ Tách mẫu
4/ Phân tích mẫu
5/ Xử lý số liệu, kiểm tra chất lượng và lập báo cáo
3.3.1/ Lập kế hoạch đo đạc :

Khi ô nhiễm không khí vừa mới bắt đầu được ghi nhận như một vấn đề thì
nhiều chính phủ đã ra lệnh mở mạng lưới đo đạc. Ô nhiễm không khí thì không thể
thấy được cũng không thể ngửi được, đó là lý do tại sao cần phải nắm những thông
tin “ đáng tin cậy” hơn liên quan đến chất lượng không khí.

Không lâu sau đó, người ta phát hiện ra rằng nồng độ ô nhiễm không khí có
thể biến đổi rất lớn theo thời gian và không gian do đó cần phải đo đạc liên tục
càng nhiều nơi càng tốt để vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ô nhiễm
không khí. Tuy nhiên, điều đó không thể thực hiện được trong thực tế vì nhiều lý
do như nhân lực, vật lực, tiền bạc, thời gian … Vì vậy cần phải lựa chọn xem nên
đo khi nào, ở đâu và đo cái gì. Đó chính là kế hoạch đo đạc.
Lập kế hoạch đo đạc bao gồm việc xem xét, lập kế hoạch và chuẩn bò trước
khi tiến hành đo thực sự. Trong những năm gần đây kinh nghiệm cho thấy cần phải
tối ưu hóa kế hoạch đo đạc để có thể tiết kiệm nhân lực, tiền bạc và cả thời gian
cho việc quan trắc.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 28 Biện Văn Tranh
Kế hoạch đo đạc phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của việc đo đạc và phạm
vi phép đo phụ thuộc vào vấn đề đang quan tâm.
Việc lập kế hoạch đo đạc bao gồm 3 phần :
3.3.1.1) Lựa chọn phương thức đo : ngẫu nhiên hay phân tầng
Tốt nhất là nên lấy nhiều mẫu tại nhiều nơi và vào những thời điểm khác
nhau. Sở dó cần phải lấy một số lượng lớn mẫu như vậy là do sự biến thiên khá lớn
của nồng độ chất ô nhiễm theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, thường do
thiếu thời gian và phương tiện nên không thể lấy và xử lý một lượng mẫu lớn như
vậy. Vì vậy cần lựa chọn một số hình thức tối ưu.
a) Lấy mẫu ngẫu nhiên :
Lấy mẫu ngẫu nhiên là cách đơn giản nhất để giảm số mẫu mà vẫn cố gắng
giữ được những thông tin liên quan. Một chương trình đo được thiết lập, theo đó
mỗi lần đo đạc được thực hiện trong một khoảng thời gian xác đònh tại mỗi vò trí.
Nếu việc đo đạc được thực hiện đầy đủ, có thể ước tính được nồng độ thực tế
tương đối chính xác.
Cần cẩn thận để tránh lặp lại chu kỳ trong quá trình thiết lập chương trình
đo, ví dụ lấy mẫu tại một vò trí chỉ những ngày cuối tuần và tại những vò trí trong
những giờ cao điểm và những ngày trong tuần. Các vò trí lấy mẫu và thời gian đo

được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên sẽ giảm thiểu khả năng lập lại chu kỳ
như vậy. Nhưng cũng nên thay đổi cách lựa chọn ngẫu nhiên một chút sao cho lộ
trình dọc theo vò trí đo là ngắn nhất khi thực hiện.
b) Lấy mẫu phân tầng :
Khi chọn đòa điểm và thời gian lấy mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên, có thể một
điều kiện khí hậu nào đó bình thường có thể xảy ra nhưng lại không xuất hiện
trong suốt chương trình đo. Hoặc, nếu chúng ta quan tâm đến nồng độ cực đại, thì
khả năng nhận biết chúng đối với phương pháp đo ngẫu nhiên là rất nhỏ. Trong
những trường hợp như vậy, khảo sát bằng cách lấy mẫu phân tầng sẽ tốt hơn.
Nghóa là trước tiên ta phân loại các tình huống (gọi là “tầng” ) sao cho sự
khác biệt giữa các tầng là tương đối lớn nhưng sự khác biệt trong bản thân mỗi
tầng là rất nhỏ. Dựa trên những con số thống kê, có thể chứng minh được rằng với
cùng tổng số lần đo thì phương pháp này cho kết quả có độ chính xác cao hơn
phương pháp đo ngẫu nhiên.
Tiêu chuẩn để phân loại tầng là :
- Những điều kiện khí hậu (đặc biệt là hướng gió)
- Những điều kiện tại nguồn (trong những ngày phát thải cực đại)
- Kiến thức về nồng độ ô nhiễm không khí dựa trên những phương pháp và
dữ liệu trước đó về chất ô nhiễm không khí hoặc từ các mô hình khuyếch tán.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 29 Biện Văn Tranh
Tuy nhiên, nên có ít nhất một vò trí quan trắc quy chiếu mà tại đó việc đo
đạc được thực hiện liên tục hoặc ít nhất là trong tất cả các lần đo.
3.3.1.2) Thiết lập mạng lưới đo đạc :
Thiết lập mạng lưới đo đạc bao gồm các lựa chọn có liên quan đến :
 Các chất ô nhiễm muốn đo
 Các đòa điểm đo
 Các khía cạnh thời gian của phép đo
 Phương pháp đo đạc
 Xử lý và trình bày kết quả

Tuy nhiên cần phải ý thức được các mục tiêu của việc đo đạc trong quá
trình lựa chọn.
a) Các chất ô nhiễm muốn đo :

Các chất ô nhiễm cần đo hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu của chương
trình đo đạc. Cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết đònh chính xác những chỉ tiêu
nào cần đo bởi vì nếu đo tất cả các chỉ tiêu tuy cho ta câu trả lời chính xác nhất
nhưng trên thực tế đo như vậy sẽ rất tốn kém.
b) Các đòa điểm đo :

Đối với việc lựa chọn đòa điểm đo thì 3 yếu tố sau đây là quan trọng nhất :
¾ Tính chất nguồn : cần xem xét nguồn tónh và/hoặc nguồn động nào trong
môi trường có liên quan đến vấn đề đo đạc và nguồn nào không hoặc thậm chí có
thể là yếu tố nhiễu ?
¾ Đặc tính của đối tượng tiếp nhận : vấn đề liên quan có ảnh hưởng đến
con người hay không ? Nếu có thì mật độ dân số là một yếu tố quan trọng.
¾ Yếu tố khuếch tán : đặc biệt là khí tượng, đòa hình, công trình và nhà
cửa …
Ba yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xác đònh vò trí tương đối
của những nơi cần đo đạc. Còn đòa điểm chính xác thì lại phụ thuộc vào các yếu tố
giữ vai trò ở mức vi mô như :
• Nơi cất giữ các thiết bò đo đạc : có nhiều thiết bò không được để ngoài
trời, các thiết bò này có thể bò hư hại do điều kiện thời tiết hoặc bò mất cắp
• Nơi để thiết bò hoạt động : có nhiều thiết bò phải được vận hành, điều
khiển và bảo quản đúng phương cách và phải có đủ khoảng không cần thiết để
hoạt động.
• Dự phòng : có thiết bò đòi hỏi phải có điện để vận hành, cần có dòng
nước chảy hoặc cần phải được kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ
• Những phiền phức đối với môi trường : một số bơm gây ồn ào, các thiết
bò quan trắc khí thải ra các tạp chất gây ô nhiễm …

Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 30 Biện Văn Tranh
Ngoài ra còn có một yếu tố khác có liên quan chặt chẽ đến vò trí của các
điểm đo là mật độ của hệ thống đo. Dựa trên mối tương quan về không gian người
ta có thể tối ưu hóa về mật độ. Ví dụ : quy mô không gian là 1 km không nên chọn
mật độ lớn hơn 1 điểm trên 1 km
2
, kết quả là các điểm đo gần nhau hơn sẽ có mối
tương quan mạnh, điều này có nghóa là về mặt thống kê các điểm này sẽ không
cung cấp thêm được các thông tin độc lập.
c) Các khía cạnh thời gian của phép đo :

Cần thực hiện những lựa chọn liên quan đến một số khía cạnh thời gian
quan trọng là :
- Thời gian trung bình : là thời gian mà tại đó nồng độ chất ô nhiễm đạt giá
trò trung bình.
- Thời gian đánh giá : là tổng thời gian trong đó người ta có những đánh giá
liên quan đến nồng độ. Thường khi xử lý các số liệu ô nhiễm người ta sử dụng thời
gian đánh giá là 1 năm.
- Tần số đo : phụ thuộc chủ yếu vào các vấn đề thống kê.
d) Phương pháp đo đạc :

Bao gồm các lựa chọn về phương pháp lấy mẫu, tách và phân tích các hợp
chất ô nhiễm không khí.
Việc lựa chọn phương pháp đo đạc rất quan trọng cho chiến lược đo.
e) Xử lý và trình bày kết quả :

Thông thường người ta chỉ quan tâm đến việc xử lý và trình bày kết quả sau
khi đã hoàn tất giai đoạn đo. Đây không phải là một cách đúng đắn : xử lý số liệu
nên là một bộ phận không tách rời của chiến lược đo.

Trong quá trình đo đạc nên xử lý sơ bộ các giá trò nồng độ vừa thu thập được
xem các số liệu này có phù hợp với mong muốn hay không? Nếu không thì kiểm
tra lại ngay coi sai do tính toán hay do quy trình đo? Nếu sai do tính toán thì có thể
sửa chữa được nhưng sai do thao tác thì không. Đó chính là lý do cần phải xử lý sơ
bộ càng sớm càng tốt.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp đo :

¾ Lấy mẫu : cần xem xét đến vò trí, thời gian lấy mẫu và thành phần mẫu
cần lấy
¾ Tách khí :
+ Đối với các thiết bò giám sát tự động : không cần tách khí
+ Tùy thuộc vào loại chất ô nhiễm muốn tách mà chọn phương pháp
tách : hấp thụ hay hấp phụ …
¾ Phân tích : lựa chọn phương pháp phân tích theo các yếu tố sau :
- Giới hạn phát hiện
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 31 Biện Văn Tranh
- Độ chính xác
- Độ nhạy
- Khả năng áp dụng
- Khả năng tự động hóa
- Khía cạnh môi trường
9 Giới hạn phát hiện :
Các phương pháp phân tích cho dù nhạy đến đâu (thường phải rất nhạy khi
đo ô nhiễm không khí vì chất gây ô nhiễm thường hiện diện với hàm lượng thấp)
cũng cần phải phát hiện một lượng nhất đònh của một hợp chất để xác đònh chất
lượng ô nhiễm.
9 Độ chính xác :
Độ chính xác liên quan đến sai số hệ thống. Phép đo có độ chính xác cao
nếu giá trò trung bình của các giá trò đo được chênh lệch rất ít so với giá trò thực.

Tùy theo yêu cầu về độ chính xác mà người ta lựa chọn phương pháp phân tích
phù hợp.
Các phương pháp khác nhau có độ chính xác khác nhau hậu quả là không có
phương pháp nào hiệu quả hoàn toàn để giải quyết một vấn đề.
9 Độ nhạy : độ nhạy của hệ thống đo được đònh nghóa là tỷ số giữa tín
hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra của hệ thống. Nếu máy đo đọc được cường độ
dòng là 500mV ứng với nồng độ SO
2
là 100μg/m
3
, thì độ nhạy của máy đo là 5mV
trên mỗi μg/m
3
.
9 Khả năng áp dụng : khả năng áp dụng có vẻ như không quan trọng,
nhưng không phải vậy. Người thực hiện phải luôn tự hỏi tất cả các phần của
phương pháp có ứng dụng được trong trường hợp cụ thể này hay không : có sẵn các
hóa chất cần thiết tinh khiết hay không ? Có được tùy ý sử dụng hết tất cả các
thiết bò không ? Có đủ thời gian để thực hiện phân tích hay không ? Đặc biệt là khi
làm trong những điều kiện thiếu thốn thì lại càng phải tính đến các khía cạnh trên.
9 Khả năng tự động hóa : đôi khi một chương trình có một lượng lớn mẫu
cần đo. Việc phân tích các mẫu này bằng tay có thể trở nên bất tiện và phức tạp.
Trong những trường hợp như thế, chúng ta nên chọn phương pháp phân tích tự
động.
9 Khía cạnh môi trường : một số phương pháp phân tích hóa học dựa trên
việc sử dụng các tác chất độc hoặc những vật liệu có độc hại đến môi trường do
tạo ra chất thải hóa học trong suốt quá trình sử dụng chúng. Khía cạnh ô nhiễm
môi trường trong kỹ thuật đo của chúng ta cần phải được xem xét khi chọn lựa
phương pháp phân tích, đặc biệt là khi chúng ta là người làm việc về chất lượng
môi trường.

Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 32 Biện Văn Tranh
Không phải phương pháp đo nào cũng phân biệt 3 bước cơ bản : lấy mẫu,
tách và phân tích mẫu. Trong kỹ thuật lấy mẫu thụ động, hai bước đầu được kết
hợp lại : một hợp chất trung gian dễ hấp thụ hoặc hấp phụ được để ngoài trời,
không cần chủ động hút khí để tiếp xúc với chất đó. Các phương pháp đo tại
nguồn không cần lấy mẫu.
3.3.1.3) Lựa chọn chiến lược đo đạc :
Tùy mục tiêu của việc đo đạc phân biệt 3 loại chiến lược đo đạc như sau :
¾ Chiến lược đònh hướng nguồn :
Khi việc đo đạc được thực hiện để đánh giá tác động của nguồn lên chất
lượng không khí xung quanh, lắp đặt hệ thống quan trắc cố đònh nói chung không
có hiệu quả. Chẳng hạn như hướng gió, do hướng gió luôn thay đổi nên nhiều khi
việc đo đạc tại một vò trí nào đó không cung cấp được một thông tin nào về nguồn
ô nhiễm.
Nguyên tắc của chiến lược đònh hướng nguồn là việc đo đạc được thực hiện
ngược gió và xuôi gió so với nguồn để đánh giá tác động của nguồn lên chất lượng
không khí xung quanh.
¾ Chiến lược đònh hướng vùng (khu vực) :
Phương pháp đo đạc đònh hướng vùng dùng để đánh giá chất lượng không
khí ở một khu vực nào đó. Những mục tiêu thường rất tổng quát như : thu thập
thông tin về chất lượng không khí, nhưng cũng có thể bao gồm việc kiểm tra sự
phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng không khí hoặc xác đònh xu hướng diễn biến
theo thời gian.
Chú ý rằng việc đo đạc là đặc trưng cho khu vực đang đo, cả về mặt thời
gian lẫn không gian.
¾ Chiến lược đònh hướng tác động :
Phương pháp đònh hướng tác động dùng để đánh giá sự tiếp xúc giữa chất ô
nhiễm không khí và hệ sinh học cả về thời gian và nồng độ tiếp xúc.
3.3.2/ Lấy mẫu :


Gồm 2 cách là :
+ Lấy mẫu thụ động : là phương pháp đơn giản và rẻ tiền nhất,
nguyên tắc là dựa vào sự khuếch tán tự nhiên của không khí tới bộ phận thu mẫu.
+ Lấy mẫu chủ động : nguyên tắc là bơm hút không khí qua bộ phận
thu mẫu.
Các cách thu mẫu, bảo quản mẫu cần được thực hiện theo các phương pháp
tiêu chuẩn.
3.3.3/ Tách mẫu :

Nguyên tắc là sử dụng các chất hấp thụ, hấp phụ hoặc các thiết bò chuyên
dùng để tách thành phần không khí cần quan trắc ra khỏi dòng khí khảo sát.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 33 Biện Văn Tranh
3.3.4/ Phân tích mẫu :
Tuỳ thuộc vào thành phần chất ô nhiễm muốn đo và phương pháp lấy mẫu
tương ứng mà ta chọn phương pháp phân tích thích hợp.
3.3.5/ Xử lý số liệu, kiểm tra chất lượng và lập báo cáo :

Đây là công việc cuối cùng của quá trình quan trắc, nói lên được chất lượng
của quá trình quan trắc.
3.4 CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUAN TRẮC :

3.4.1/ Một số yêu cầu chung nhằm thực hiện các quy đònh về quan trắc :

Một số yêu cầu chung nhất nhằm giúp các cán bộ trong quá trình thực hiện
quy đònh là :
3.4.1.1) Quản lý chất lượng công trình, phương tiện đo :
Đối với các trạm môi trường có công trình trạm, việc quản lý công trình, sân
vườn, tuyến đo, các trang thiết bò đo khí tượng, thủy văn phải theo đúng các quy

phạm khí tượng, thủy văn hiện hành.
Máy móc được trang bò để đo các yếu tố môi trường ở trạm, ví dụ như máy
đo pH, EC, độ mặn, đo các yếu tố của chất lượng nước … có đặc điểm là những
máy móc tinh vi, có độ chính xác cao và có yêu cầu bảo quản, yêu cầu kiểm
chuẩn khi đo đạc rất chặt chẽ, cần phải được tuân thủ đúng. Các dụng cụ lấy mẫu,
bảo quản mẫu, gửi chuyển mẫu cũng có những yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất
lượng, chủng loại.
Quản lý kỹ thuật các máy móc, dụng cụ đo phải : đảm bảo đủ số lượng,
đúng chủng loại, đúng chất lượng; khi chưa dùng đến được bảo quản đúng quy
trình, khi sử dụng được sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu kỹ thuật quy đònh.
Quan trắc viên phải thường xuyên theo dõi tình trạng của công trình, máy
móc, trang bò. Khi thấy sai, hỏng phải khắc phục và báo cáo kòp thời.
3.4.1.2) Vấn đề an toàn hóa chất :
Hóa chất dùng cho xử lý, bảo quản và phân tích mẫu, tuy số lượng không
nhiều nhưng có yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng. Quan trắc viên cần đặc
biệt lưu ý đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã quy đònh về bảo quản và sử dụng hóa
chất.
Chai lọ đựng hóa chất cần có nhãn mác đầy đủ, tránh sử dụng nhầm lẫn
hoặc vô tình sử dụng nhầm vào mục đích khác. Mặt khác, cần hết sức chú ý vấn
đề an toàn khi sử dụng, vì nói chung các hóa chất này đều có nồng độ cao và
thuộc dạng hóa chất độc.
3.4.1.3) Thực hiện đầy đủ các quá trình kỹ thuật trong các khâu
công tác :
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 34 Biện Văn Tranh
Quy trình kỹ thuật bao gồm các bước lấy mẫu, xử lý, bảo quản mẫu, gửi
chuyển mẫu về phòng thí nghiệm, phân tích mẫu, tính toán, kiểm tra … mới hình
thành nên các số liệu cơ bản ban đầu về quan trắc môi trường. Quan trắc viên ở
trạm hoặc cán bộ phân tích ở phòng thí nghiệm cũng chỉ thực hiện một phần trong
toàn bộ các khâu liên hoàn đó.

Do đó, có khâu tuy thực hiện tại trạm nhưng chất lượng có đạt hay không lại
phụ thuộc một phần vào khâu khác được thực hiện ở phòng thí nghiệm và ngược
lại. Chỉ một khâu nào đó thực hiện sai kỹ thuật sẽ dẫn đến chất lượng số liệu
không đạt yêu cầu, làm lãng phí công sức, tiền của thực hiện các công đoạn khác.
Nhìn chung, các yếu tố môi trường hầu hết đều có yêu cầu phải được quan
trắc, phân tích tại chỗ theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt, chính xác. Do điều
kiện kinh phí còn hạn hẹp và nhiều những hạn chế khác, không thể trang bò được
nhiều máy đo hoặc tổ chức phân tích tại chỗ mà chỉ có thể trang bò một số máy tối
thiểu để đo một số yếu tố tại trạm. Các yếu tố khác cần phải lấy mẫu, bảo quản
để gửi về phòng thí nghiệm. Các quan trắc viên cũng cần luôn lưu ý đảm bảo thực
hiện đúng quy trình đã được quy đònh hoặc hướng dẫn.
3.4.1.4) Nắm và báo cáo về hiện tượng môi trường bất thường :
Chế độ lấy mẫu, quan trắc môi trường không khí không dày như quan trắc
khí tượng thủy văn. Tuy vậy, các quan trắc viên cũng cần phải thường xuyên theo
dõi nắm được tình hình diễn biến của các hiện tượng môi trường và khí tượng thủy
văn có liên quan, kòp thời phát hiện những hiện tượng bất thường để kòp thời quan
trắc, lấy mẫu bổ sung và báo cáo số liệu, hiện tượng quan trắc được về Đài và
Tổng Cục. Những tư liệu quan trắc và số liệu phân tích được từ các mẫu đó là
những cơ sở vô cùng quan trọng để đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường không
khí, đồng thời giúp cho việc phân tích, kiểm tra tính hợp lý của các tài liệu quan
trắc môi trường.
3.4.1.5) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo công tác đònh kỳ :
Báo cáo công tác đònh kỳ để Đài, Tổng Cục nắm được tình hình hoạt động
của Trạm. Đây là chiếc cầu nối thông tin giữa Trạm, Đài và Tổng Cục. Những vấn
đề phản ánh, đề xuất trong báo cáo đònh kỳ và đột xuất của Trạm là những thông
tin để Đài, Tổng cục có biện pháp tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc cho Trạm.
Thông qua tổng hợp thông tin từ các Trạm giúp cho cấp quản lýù phát hiện
những vấn đề bức xúc cần phải cải tiến, bổ sung, hoàn thiện hơn trong công tác
quản lý, chỉ đạo hành động và hướng dẫn kỹ thuật cho các trạm.
Ngoài ra, thông qua báo cáo, Đài và Tổng Cục còn đánh giá được phong

trào thi đua, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chấp hành quy trình, quy phạm trên
mạng lưới. Vì vậy, Trạm cần thực hiện đúng, đầy đủ nội dung và chế độ báo cáo
theo quy đònh.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 35 Biện Văn Tranh
Trên đây là một số nội dung nhấn mạnh mà các quan trắc viên cần quan
tâm trong quá trình thực hiện “ Quy đònh tạm thời về công tác quan trắc môi
trường không khí và nước “.
3.4.2/ Quy đònh tạm thời về quan trắc môi trường không khí :

Ở nước ta chưa có quy đònh chính thức về quan trắc môi trường không khí.
Trong khi chưa có đủ điều kiện để xây dựng các quy trình, quy phạm chính thức,
quy đònh tạm thời về quan trắc môi trường không khí được ban hành nhằm mục
đích thống nhất công tác quan trắc môi trường không khí trên toàn mạng lưới.
Quy đònh tạm thời này được biên soạn trên cơ sở tham khảo tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật do Phòng điều tra nhiễm bẩn môi trường không khí, Cục kỹ thuật
điều tra cơ bản và Trung tâm môi trường biên soạn trước đây, các tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam, tài liệu của các tổ chức quốc tế liên quan và đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình quản lý, chỉ đạo dưới Trạm.
Quy đònh này quy đònh vòêc quan trắc môi trường không khí tại các Trạm,
Điểm trong hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do Tổng cục Khí
tượng Thủy văn quản lý. Do thực tế trang bò hiện nay, quy đònh này chỉ quy đònh
một số yếu tố quan trắc, phân tích có tính khả thi. Một số yếu tố chưa được đề cập
đến trong quy đònh này nhưng khi có điều kiện quan trắc, phân tích, Tổng cục sẽ
có hướng dẫn riêng.
Quy đònh này được ban hành để thay thế các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về
quan trắc môi trường không khí đã được ban hành trước đây.
Quan trắc môi trường không khí được đề cập đến trong quy đònh này gồm 2
phần là :
+ Quan trắc bụi lắng tổng cộng tháng : bụi lắng tổng cộng là một trong

những chỉ tiêu đánh giá mức độ nhiễm bẩn bụi của không khí trong khí quyển.
Việc xác đònh bụi lắng tổng cộng cho phép chúng ta đánh giá sơ bộ chất lượng và
mức độ nhiễm bẩn của môi trường không khí, phục vụ cho việc phòng chống
nhiễm bẩn và bảo vệ môi trường.
+ Quan trắc nước mưa : thành phần hóa học của nước mưa là một trong
những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của không khí trong khí
quyển.
3.4.3/ Quy đònh về thời hạn, yêu cầu phân tích, chế độ báo cáo và các
loại biểu mẫu :
3.4.3.1) Thời hạn và yêu cầu phân tích :
Toàn bộ mẫu phải được phân tích trong thời hạn 15 ngày kể từ khi phòng thí
nghiệm nhận được mẫu. Trong quá trình phân tích, các cán bộ, kỹ thuật viên của
phòng thí nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy đònh về phân tích
và đảm bảo chất lượng số liệu.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 36 Biện Văn Tranh
Kết quả phân tích được ghi vào các biểu theo mẫu.
3.4.3.2) Chế độ báo cáo :
- Đối với trạm : hàng tháng các trạm phải gửi báo cáo tình hình công tác
trong tháng về Đài khu vực và Tổng Cục.
- Đối với phòng thí nghiệm : trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận mẫu,
phòng thí nghiệm phải lập biểu kết quả phân tích. Hàng tháng có nhiệm vụ báo
cáo tình hình nhận và phân tích mẫu về Tổng Cục.
- Đối với Đài khu vực : Đài khu vực có trách nhiệm :
+ Lưu biểu ghi kết quả đo môi trường tại trạm, kết quả phân tích của
phòng thí nghiệm. Các biểu này của trạm trong một năm được đóng thành tập.
+ Phúc thẩm tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của các trạm môi
trường.
+ Gửi tập kết quả quan trắc môi trường và khí tượng thủy văn (nếu
có) về trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn muộn nhất là cuối quý 1 năm sau.

+ Báo cáo 6 tháng một lần tình hình hoạt động của mạng lưới môi
trường do mình quản lý về Tổng Cục.
3.4.3.3) Các loại biểu mẫu :
- Báo cáo lấy mẫu bụi lắng tổng cộng tháng : hàng tháng được lập và sao
thành 3 bản, trong đó :
+ 1 bản gửi kèm theo mẫu về phòng thí nghiệm.
+ 1 bản gửi về Đài khí tượng thủy văn khu vực.
+ 1 bản gửi về Tổng Cục.
- Biểu ghi kết quả đo độ dẫn điện và pH nước mưa : mỗi kỳ lập và sao
thành 3 bản, trong đó :
+ 1 bản gửi kèm theo mẫu về phòng thí nghiệm.
+ 1 bản gửi về Đài khí tượng thủy văn khu vực.
+ 1 bản gửi về Tổng Cục.
- Báo cáo lấy mẫu nước mưa : mỗi kỳ lập và sao thành 3 bản, trong đó :
+ 1 bản gửi kèm theo mẫu về phòng thí nghiệm.
+ 1 bản gửi về Đài khí tượng thủy văn khu vực.
+ 1 bản gửi về Tổng Cục.
- Báo cáo tháng : hàng tháng các Trạm phải lập báo cáo tháng và sao thành
2 bản, trong đó :
+ 1 bản gửi về Đài khí tượng thủy văn khu vực.
+ 1 bản gửi về Tổng Cục.

×