Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát hiện hai protein liên quan đến quá trình làm tổ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.86 KB, 6 trang )

Phát hiện hai protein liên quan
đến quá trình làm tổ
Ảnh chỉ có tính minhhoạ
Các nhà khoa họctại Đại học Oxford,Anh cho rằnghọ đã phát hiện racách thức
phôilàm tổ tại tử cung,mangđếncho chúngta thông tin cần thiết có thể sử dụng
trong tương lainhằm điều trị vô sinh và mang niềmhy vọng đến hàng ngàn cặpvợ
chồng vôsinh.
Sự làmtổ củaphôi tại nội mạc tử cung là một quá trình quan trọngdiễnra trong
giaiđoạn phát triển ban đầu. Phôi bắt đầu gắn và tạoliên kết với nội mạc tử cung,
khởi phát một chuỗi các tínhiệubên trong phôi và tử cung.Điều nàycho phép
phôibào bắtđầu di chuyển từ phôi vào trong nội mạc tử cung, tìm mạch máu của
mẹ và cuối cùnghìnhthànhbánh nhau.
Những bất thường xảy ra trong quá trình làm tổ có thể dẫn đếnsảy mất nhữngthai
sắp hìnhthành,thậmchí ở những cặp vợ chồng không bị vôsinh muốn có thai.
Theo thống kê hiện tại tình trạng hiếmmuộn ảnh hưởng một trong bảycặp vợ
chồng tại Anh, với khoảng 32.000 cặp cần đượcđiều trị mỗi năm.Người ta nghĩ
rằng con số đáng chú ý này có thể bị vô sinhdo bất thườngtrong quá trình làm tổ.
Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầulà giáo sư HelenMardontừ Bộ môn Sản phụ
khoa Nuffield của Oxford, cùngvớigiáo sư Anne JRidley tại Đại họcKing’s, Luân
Đôn, đã tiếnhành đưa phôi vào lớp tế bào chiếttách từ nội mạctử cung trong dĩa
nuôi cấy để mô phỏng cáchiện tượng xảy ragiốngnhư trong tử cung. Sauđó họ có
thể ghi hình khi phôi làm tổ vàolớp tế bào này, điều nàycho phépcác nhà khoa
học phân tích các quá trìnhphân tử diễnra. Nhữngphát hiện củahọ đã được đăng
trên tạp chí Proceedingsof theNational Academy ofSciences.
Nghiêncứu của họ phát hiện hailoại proteingiữ vai trò quan trọng trong quá trình
làm tổ. Chúngthuộc nhóm protein Rho GTPase,và nghiên cứunàyđảm bảo rằng
những tế bàotại một phần chuyênbiệtcủa lớp nội mạc tử cung dichuyển ra khỏi
vị trí củacác phôi bào đang “xâm lấn” vào.
Ảnh chỉ có tính minhhoạ
Giáo sư Mardon cho rằng: “Chúng ta đã chứngminhrằnghai proteincó tên Rac 1
và RhoA,điều khiển quátrình xâm lấn. Protein thứ nhất Rac1 kích thích cáctế bào


nội mạc tử cung dichuyển và cho phép phôi xâm nhập và làm tổ một cách hoàn
chỉnhtrong khiproteinthứ hai RhoA ức chế quá trìnhnày. Chúng tôi tin rằng sự
cân bằng có kiểm soát củahaiprotein này đóng vaitrò quantrọng cho sự làm tổ
thành công của phôi. Nếu sự cân bằng củanhững protein Rho GTPase này bị thay
đổi, tế bào nội mạc tử cung sẽ không di chuyển vàphôi khônglàmtổ được”.
Phát hiện này mangđến một hy vọngmới cho những người bị hiếmmuộn. Giáo sư
Mardonđã nói rằng thông tinmới sẽ giúp chúngta hiểu được quátrình làm tổ diễn
ra như thế nào và nhờ đó có thể phát minhnhững loại thuốc giúp phôi làmtổ
thành công.
Xin trứng- Giải pháp cho
những phụ nữ suy giảm chức
năng buồng trứng
Lập gia đình, có thai, sinh con là ước mơ của tất cả các cặp vợ chồng, tuy
nhiênkhôngphải gia đình nào cũng có thể thực hiện được ước mơ bình dị này.
Những người phụ nữ, những người vợ, sau khilậpgia đình vì nhiều lý dokhách
quan không thể có thai và một trongnhững lý do đángngạinhất làhiệntượng suy
giảm chức năng buồng trứng, điều này làm cho khả năng làmmẹ củahọ khôngthể
thực hiện được.
Để giải quyết tìnhtrạng ngày, thụ tinh trong ống nghiệm vớitrứngcủa người hiến
trứng và tinh trùng của người chồngcủa cặp vợ chồng hiếm muộn là giải pháp tối
ưu nhất, sau đó,phôi có được sẽ được cấy vào buồng tử cung của ngườivợ. Nhờ kỹ
thuật này, người vợ bị hiếm muộndo nguyên nhân buồng trứng suy yếu vẫn có thể
mang thai và sanhđẻ bìnhthường. Kỹ thuật TTTONvới trứng hiến tặng thành
công trên thế giới từ năm 1984, kỹ thuật này hiện nayđược áp dụngrộng rãi ở hầu
hết cáctrung tâm TTTON trên thế giới.
Hiếm muộn xảy raở khỏang 1/6các cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản. Có nhiều
nguyênnhângây hiếm muộn, trong đó, suygiảm chức năng của buồngtrứngđóng
một vaitrò quan trọng.Chứcnăng sinhsảncủa buồngtrứngbắtđầu ở người phụ
nữ từ lúc dậy thì, khi chukỳ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện và bắt đầu giảmdần từ
30 tuổi trở đi, đặcbiệt là sau 35 tuổi, buồng trứng suy giảm rất nhanh. Sau40 tuổi,

gần 1/3phụ nữ bìnhthường không còn có khả năng cóthai tự nhiên, mặc dù tuổi
mãn kinhthường trong khoảngtừ 45 đến 50 tuổi.
Thốngkê cho thấy rằng có 1% phụ nữ do bẩm sinhhay doquá trìnhtiêu hủy tế
báo trứngdiễn ra quá nhanh làm chonguồn dự trữ buồngtrứng bị suy giảm
nghiêmtrọngvà hậu quả là“hết trứng”dù chưa đến 40tuổi; tình trạng này gọilà
“suy buồng trứngsớm”. Ngòai ra, dobệnhlý ở buồng trứnghayphẫu thuật trên
buồng trứng làm buồng trứng bị “suysụp”nhanhhơn bình thườngnên cũng bị
“hết trứng” sớm hơn.
Vấn đề dự trữ buồngtrứng không chỉ liên quanđến khả năng thụ thai của người
phụ nữ mà còn liên quanđến vấn đề sẩy thai.Nhiều nghiên cứu cho thấy tìnhtrạng
sầy thai xảy raở nhữngngười có dự trữ buồng trứng giảm đặcbiệt caohơn so với
những người phụ nữ códự trữ buồngtrứng bìnhthường,các nhà nghiên cứu cho
rằng điều này liên quan đến sự suy giảm chấtlượng nang noãn ở những phụ nữ có
dự trữ buồng trứng kém
Ngườiphụ nữ sinh raluôn có một số lượng nangnoãn nhất định, số lượngcác
nang noãn đạt đến đỉnh điểmvàokhoảngthángthứ 5 của thaikỳ, khoảng 7 triệu,
sau đó giảmđi nhanhchóng còn 2 triệu lúc sinh và 300000nang noãn khi dậy thì.
Trongsố cácnang noãn nàychỉ có khoảng 400-500nangcó hiện tượngphóng
noãn, nghĩa làcó khả năng thụ thai,các nang cỏn lại tiếp tục giảm dần và hếtkhi
mãn kinh
Mỗichu kỳ tự nhiên chỉ cómột đến hai nang noãn vượttrội và phóng noãn. Để
điều này xảy ra,cần huyđộngmột quần thể từ 400-500nangnoãn nguyên thủy
được chiêu mộ từ 3 chu kỳ trước, quần thể này giảm dần do hiện tượngthóai hóa
dướiảnh hưởngcủacác nộttiếthướng sinhdục, cuối cùng chỉ còn một đếnhai
nang vượt trội vài ngày trước khi có hiện tượng phóng noãn.
Như vậy, sinh lýsinh sản của phụ nữ đượcqui định bởi một quátrình rất hoang
phí. Mộtngười phụ nữ trong suốtcuộc sống chỉ sử dụngvài trứng để sinh con đẻ,
trong khihàng triệu trứngkhác ở 2 buồng trứng sẽ bị tự tiêu hủy.
Cơ thể con người và khả năng tiếp nhận trứng người cho:
Với sự thành côngcủaTTTONvào năm 1978, người ta thấy rằng hiện tượngthụ

tinh giữa trứngvà tinhtrùng người cóthể diễn ra bên ngoài cơ thể.
Bằng các tiến bộ vượt bậc của Y học, các nhà khoa họcnhận thấy tử cung của người
phụ nữ vẫncòn khả năng mang thaimột thời gian khá lâu, hơn10 nămsau khi
buồng trứng ngưng hoạt động(sau khimãn kinh). Thành công này giúpnhững
người phụ nữ mà buồng trứng suy yếu hoặc không còn hoạt động,vẫncó thể mang
thai, sinhđẻ, thực hiện thiên chứcthiêngliêng củaphụ nữ.
Thụ tinh trong ốngnghiệm với trứng người cho thành công đầu tiên trênthế giới
năm 1984,người ta thấy rằng mộtngườiphụ nữ hoàn toàn có thể mang thaivà
sinh con khỏe mạnh với phôi tạo thành từ trứng của người phụ nữ khác. Thậm chí
khoa họccòncó thể làm hơnnhư thế nữa khivàonăm 1997, một phụ nữ 63 tuổi,
đã mãn kinh, vẫn có thể mang thai và sinhcon khỏe mạnh với trứng hiến tặng
được công bố trên thế giới
Việt Nam,trườnghợpthụ tinh trong ống nghiệm–xin trứng đầutiên thành công
được thực hiện tạiBệnh Viện Từ Dũ năm 1999, vì nhiều lý dokhách quan, số bệnh
nhân hiếm muộnlớntuổi,buồng trứngsuygiảm chức năngngày càngnhiều, dođó,
nhu cầuáp dụngthụ tinh trongống nghiệm-xin trứng rấtlớn.
Ban đầu, cho trứngđượcáp dụngcho những trườnghợp suy buồng trứngsớm,
sau đó kỹ thuật này được mở rộng chonhững trường hợp khác như: bất thường
nhiễmsắc thể ngườimẹ, đápứng buồng trứngkém với kíchthích buồngtrứng, IVF
thất bại nhiều lần.
Hiến tặngtrứng
Việc tự nguyện hiến tặngnhững tế bào sống cho các phụ nữ khôngmay mắn, giúp
họ tìm lại niềm vui, hạnh phúc, thiên chức làm mẹ là một trong những hànhvi
tương trợ mangtínhnhân bản cao nhất.
Mỗitháng dùmuốnhay khôngvẫn có hàng trăm, hàngngàn thế bàotrứng từ 2
buồng trứng của người phụ nữ tự tiêu hủy do qui luật sinh học. Trong khiđó, chỉ
cần mộtsố rất nhỏ trong số đó đã có thể góp phần tạo nên mộtmầm sống,một
cuộc sốngmới, mang lại niềm hạnhphúc, hy vọng mục đích sống của một người
phụ nữ, hơn nữa đó cóthể là hạnh phúccủa cả một giađình,một dòng tộc,với mục
đíchđó, hiến tặngtrứnglà mộtnghĩa cử mang tính nhân bản sâu sắc.


×