Báo cáo
Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm
hạn chế rủi ro và tranh chấp thương mại
thông qua việc ký kết và thực hiện hợp
đồng xuất nhập khẩu tại công ty Vật tư
công nghiệp Hà nội.
SV:
1
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trường.
Trong thế giới hiện đại, trước xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế
giới, mọi quốc gia mọi khu vực đều không thể đứng ngoài xu thế này.
Cùng với chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, nước ta đã và đang
nhanh chóng hội nhập vào xu thế chung này, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực
sự chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở
thành nguồn tích luỹ chủ yếu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta khẳng định:
“ Không ngừng mở rộng và phân công hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế,
khoa học, kỹ thuật đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, đó là các đòi hỏi
khách quan của thời đại”
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách
thuận lợi và an toàn, một nghiệp vụ quen thuộc đối với mọi thương nhân là việc
xây dựng các hợp đồng. Nh vậy, hợp đồng là cầu nối giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu trong hoạt động mua bán hàng hoá và có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng cả trong lợi Ých kinh tế lẫn quan hệ ngoại giao đối với những nước
đó.
SV:
2
Tuy nhiên do hạn chế về nhiều mặt, việc mua bán thông qua hợp đồng với bạn
hàng quốc tế vẫn còn nhiều mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt nam. Thực
tế cho thấy việc thiếu những kiến thức pháp lý cần thiết trong hoạt động ký kết
và thực hiện hợp đồng đã mang lại nhiều hậu quả khôn lường mà nhiều doanh
nghiệp đã phải gánh chịu. Những thiệt hại về tài sản, tiền bạc sự mất uy tín
trong kinh doanh và nhiều các thua thiệt khác của các doanh nghiệp do rất
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trong đó chủ yếu là thiếu
kiến thức, kinh nghiệm và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọngcủa
việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Bởi vậy việc nghiên cứu vấn đề ký kết và
thực hiện hợp đồng đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết cho bất kỳ
doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng
thời bảo vệ kịp thời quyền và lợi Ých hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như
các quốc gia đó tránh bị thiệt hại trong quan hệ với bạn hàng và rót ra được
nhiều kinh nghiệm làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Với những kiến thức kinh tế ngoại thương được học trong những năm
qua tại trường Đại học Ngoại Thương và qua một thời gian làm việc, tìm hiểu
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Vật tư công nghiệp Hà nội,
em thấy việc nghiên cứu cụ thể khía cạnh pháp lý của vấn đề ký kết và thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là thực sự cần thiết. Cùng với lý do trên còng
nh được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng Ánh và các cán bộ
phòng xuất nhập khẩu và các phòng ban khác của công ty. Em đã mạnh dạn
chọn đề tài: Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro và tranh
chấp thương mại thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
tại Công ty Vật tư công nghiệp Hà nội.
Nội dung của đề tài gồm các phần nh sau:
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
Chương II. Thực trạng hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty Vật tư công
nghiệp Hà nội.
SV:
3
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO VÀ TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI THÔNG QUA VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CÔNG TY VẬT TƯ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
Do thời gian, tài liệu và kinh nghiệm thực tế còn có hạn nên bài viết của
em chắc chắn còn nhiều sai sót, rất mong được sự góp ý kiến của thầy cô giáo
và các bạn để cho bài viết của em thêm được hoàn thiện.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thực hiện chính
sách kinh tế mở, giao lưu buôn bán rộng rãi với các nước trên thế giới là một
bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt nam.Trong công
cuộc xây dựng đất nước, thì hoạt động xuất nhập khẩu được thừa nhận là hoạt
động cơ bản của kinh doanh đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi
quốc tế đối với các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
Đây là một hoạt động đầy khó khăn và phức tạp bởi mỗi doanh nghiệp khi
tham gia vào lĩnh vực này đều phải đặt mình trực tiếp vào những mối quan hệ
mà các chủ thể khó có thể khống chế được. Họ phải chịu sự khác biệt lớn về vị
trí địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, tập quán, chính trị cũng như việc phải tuân thủ
hàng loạt những qui phạm của những nguồn luật khác nhau, tập quán thương
mại, các nghị định, hiệp ước quốc tế được ký kết giữa nhà nước Việt Nam với
SV:
4
nhà nước nước ngoài. Ngoài những yếu tố khách quan nêu trên ảnh hưởng đến
quan hệ buôn bán quốc tế còn có những yếu tố khách quan khác như khi mét
trong các bên tham gia vi phạm các thoả thuận đã đặt ra: Sù thay đổi cam kết,
sự lừa dối lẫn nhau bằng những cạm bẫy ngầm khi thoả thuận hợp đồng hoặc
ký kết một hợp đồng không có giá trị pháp lý.
Khi các thương nhân ở hai nước khác nhau đồng ý chấp nhận các nghĩa
vụ và quyền lợi cụ thể trong quá trình mua bán giữa họ thì sẽ đi đến một sự
thoả thuận. Sự thoả thuận đó được thoả thuận bằng văn bản nhằm xác định một
cách rõ ràng và chính xác trách nhiệm và quyền hạn của hai bên sao cho mức
độ hiểu sai và hiểu nhầm giảm xuống tối thiểu.
Nh vậy một hợp đồng ra đời với nhiều tên gọi nh hợp đồng mua bán hàng
hoá với thương nhân nước ngoài, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng
mua bán quốc tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu. Song dù gọi theo cách nào thì
một hợp đồng sau khi được ký kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các
bên. Nói cách khác, các bên phải thực hiện mọi cam kết đã thoả thuận trong
hợp đồng. Nếu bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không
đúng thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý theo qui định của pháp luật.
Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia trong hợp
đồng.Theo nghĩa như vậy, hợp đồng vừa có thể coi như “luật” đối với các bên
tham gia, vừa là cơ sở pháp lý để tổ chức các quan hệ trao đổi hàng hoá trong
nền kinh tế thị trường.
2. Hợp đồng xuất nhập khẩu.
2.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng xuất nhập khẩu.
a. Khái niệm.
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm
phát sinh ra quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng mua bán đặc biệt, khác
với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước đó là người bán có nghĩa vụ
chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua vượt qua biên giới quốc gia, còn
SV:
5
người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang bằng giá trị
hàng hoá bằng các phương thức thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên trong thực tế không nhất thiết bên mua phải trả cho bên bán
bằng tiền mà có thể trả bằng hàng hoá có giá trị tương đương và chỉ lấy tiền
làm phương tiện tính toán mà thôi.
b. Phân loại hợp đồng xuất nhập khẩu.
Hợp đồng xuất nhập khẩu trước hết là hợp đồng mua bán nói chung.
Thuật ngữ “hợp đồng mua bán” được hiểu là sự thoả thuận về việc di chuyển
quyền sở hữu đối với hàng hoá từ người bán sang người mua nhằm phân biệt
với các hợp đồng khác như hợp đồng cho thuê, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo
hiểm là những hợp đồng không có sự di chuyển quyền sở hữu về với hàng
hoá mà đối tượng của hợp đồng hoặc là quyền sử dụng hàng hoá hoặc là dịch
vụ. Từ những vấn đề khái quát trên có thể phân loại hợp đồng xuất nhập khẩu
ra những loại sau:
* Hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu.
Loại hợp đồng này có thể là hợp đồng một chiều hoặc hai chiều:
+ Hợp đồng một chiều là hợp đồng mà doanh nghiệp ngoại thương chỉ có
mua và trả tiền.
+ Hợp đồng hai chiều là hợp đồng mà doanh nghiệp ngoại thương vừa
mua vừa kèm theo bán hàng hay còn gọi là hợp đồng mua bán đối ứng.
* Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu.
Theo hợp đồng này, doanh nghiệp ngoại thương giao nguyên vật liệu
hoặc bán thành phẩm cho các đơn vị sản xuất và thoả thuận với họ về sản xuất
gia công, chế biến thành phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật, mẫu mã, kích cỡ,
chất lượng được qui định trước. Sau khi doanh nghiệp ngoại thương nhận hàng
thành phẩm thì phải trả tiền gia công cho đơn vị sản xuất.
* Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.
Theo hợp đồng này, các đơn vị sản xuất, đơn vị chân hàng uỷ thác cho
doanh nghiệp ngoại thương tiến hành xuất khẩu hay nhập khẩu những hàng hoá
SV:
6
nhất định với danh nghĩa của bên doanh nghiệp ngoại thương nhưng với chi phí
do bên đơn vị sản xuất hoặc bên đơn vị chân hàng chịu.
* Hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu.
Theo hợp đồng này, các doanh nghiệp ngoại thương cùng với các doanh
nghiệp sản xuất cùng bỏ vốn và các nguồn lực khác,cùng chịu chung phí tổn và
rủi ro để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.Loại hợp đồng này có thể ký
trong một thời gian dài, có thể là nhất thời hoặc cũng có thể trong phạm vi một
lô hàng, chuyến hàng xuất khẩu nào đó.
Mỗi loại hợp đồng trên đều mang các nguyên tắc chung của một hợp đồng
kinh tế nhưng lại có những đặc điểm riêng biệt của chúng. Vì vậy khi thảo một
hợp đồng kinh tế cụ thể, các thương nhân cần lưu ý đến sự cân xứng và chặt
chẽ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết trên nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện không mang tính áp đặt cửa quyền.
2.2. Tính chất của hợp đồng xuất nhập khẩu.
Khác với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đồng xuất nhập
khẩu có tính chất quốc tế. Tuy nhiên, tính chất này lại được luật pháp các nước
cũng như các điều ước quốc tế quy định một cách khác nhau:
* Theo công ước La Haye- 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình
thì “Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau hoặc là việc trao đổi ý chí để ký kết hợp
đồng giữa các bên được lập ở các nước khác nhau”.
Như vậy tính chất quốc tế của công ước này được thể hiện là:
- Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các
nước khác nhau. Vấn đề quốc tịch của chủ thể không được công ước đề cập và
không coi là yếu tố xác định tính quốc tế của hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước
khác.
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể lập ở các nước khác nhau.
SV:
7
Theo cụng c Viờn- 1980 thỡ: Hp ng xut nhp khu l cỏc bờn ký
kt hp ng cú tr s thng mi cỏc nc khỏc nhau (iu 1).
Nh vy, cụng c Viờn- 1980 ó n gin hoỏ nhng yu t quc t ca hp
ng xut nhp khu, ngoi tr nhng quan im khỏc bit, bt ng trong lut
quc gia cỏc nc, lm gim bt cỏc khú khn tr ngi v trong m phỏn ký
kt hp ng. Vic cú tr s thng mi cỏc nc khỏc nhau dn n vic cú
th ỏp dng nhiu h thng phỏp lut khỏc nhau, nhng trong trng hp cn
c vo quc tch thỡ nu hai ch th cú quc tch khỏc nhau li cú tr s
thng mi trờn lónh th ca mt nc thỡ vic gii thớch yu t quc t ca
hp ng xut nhp khu l b tc. Do vy quan im v tớnh quc t ca hp
ng xut nhp khu trong cụng c Viờn- 1980 mang tớnh cht bao quỏt
chung v phự hp vi thc t hin nay. Nh vậy, công ớc Viên- 1980 đã
đơn giản hoá những yếu tố quốc tế của hợp đồng xuất nhập khẩu, ngoại trừ
những quan điểm khác biệt, bất đồng trong luật quốc gia các nớc, làm giảm
bớt các khó khăn trở ngại và trong đàm phán ký kết hợp đồng. Việc có trụ sở
thơng mại ở các nớc khác nhau dẫn đến việc có thể áp dụng nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau, nhng trong trờng hợp căn cứ vào quốc tịch thì nếu hai
chủ thể có quốc tịch khác nhau lại có trụ sở thơng mại trên lãnh thổ của một nớc
thì việc giải thích yếu tố quốc tế của hợp đồng xuất nhập khẩu là bế tắc.
Do vậy quan điểm về tính quốc tế của hợp đồng xuất nhập khẩu trong
công ớc Viên- 1980 mang tính chất bao quát chung và phù hợp với thực tế hiện
nay.
* Theo quan im ca Vit Nam, ti iu 80- Lut Thng mi thỡ Hp
ng mua bỏn hng hoỏ vi thng nhõn nc ngoi l hp ng mua bỏn
c ký kt gia mt bờn l thng nhõn Vit Nam vi mt bờn l thng
nhõn nc ngoi.
Ti iu 5 khon 6 cũng quy nh: Thng nhõn c hiu l cỏc cỏ
nhõn, phỏp nhõn, t hp tỏc, h gia ỡnh cú ng ký kinh doanh hot ng
thng mi mt cỏch c lp, thng xuyờn.
SV:
8
Như vậy, để xác định hợp đồng xuất nhập khẩu thì chỉ có một quy định là
hợp đồng được ký kết với thương nhân nước ngoài. Vấn đề đặt ra là: phải xác
định thương nhân nước ngoài như thế nào? Theo điều 81 khoản 1- Luật
Thương mại quy định: “Chủ thể nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý
của họ được xác định căn cứ theo pháp luật mà thương nhân đó mang quốc
tịch”.
2.3. Đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu.
a. Về chủ thể:
Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu là các thương nhân của các quốc gia
có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
Chủ thể về phía Việt Nam của hợp đồng xuất nhập khẩu là các doanh
nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp.
b. Về đối tượng của hợp đồng.
Hàng hoá là đối tượng xuất nhập khẩu phải là hàng hoá không thuộc danh
mục hàng cấm xuấtkhẩu, nhập khẩu của Nhà nước, nếu là hàng quản lý bằng
hạn ngạch thì phải có phiếu hạn ngạch. Trừ những mặt hàng bị cấm nhập theo
quy định của Chính phủ, hiện nay chỉ có mặt hàng dệt, hàng may xuất khẩu
sang thị trường EU, Canada và Óc được quản lý bằng hạn ngạch. Nếu xuất các
mặt hàng trên sang các thị trường khác thì không cần có hạn ngạch. Kể từ ngày
1 tháng 1 năm 2000 đối với mặt hàng giầy, dép xuất sang thị trường EU phải
xin giấy chứng nhận xuất khẩu(E/C) do Bộ thương mại cấp.
c. Hình thức của hợp đồng xuất nhập khẩu.
Theo luật Thương mại Việt nam, hợp đồng ngoại thương phải được làm
bằng văn bản mới có hiệu lực, thư từ điện tín, telex, fax cũng được coi là văn
bản. Mọi hình thức thoả thuận bằng miệng đều không có hiệu lực. Mọi sửa đổi,
bổ sung cũng phải được làm bằng văn bản.
2.4. Nội dung của hợp đồng xuất nhập khẩu.
Thông thường mỗi bản hợp đồng bao gồm ba loại điều khoản: điều khoản
thường lệ, điều khoản chủ yếu và điều khoản tuỳ nghi.
SV:
9
* Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy
định trong Luật, các bên có thể đưa vào hoặc không đưa vào trong hợp đồng
nhưng mặc nhiên phải chấp nhận.
* Điều khoản tuỳ nghi: Là điều khoản mà các bên đưa vào hợp đồng căn cứ vào
sự thoả thuận giữa các bên và trên cơ sở, khả năng, nhu cầu của mỗi bên.
* Điều khoản chủ yếu: Là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Đối với
mỗi hợp đồng xuất nhập khẩu, điều khoản chủ yếu bao gồm:
a. Điều khoản về chủ thể của hợp đồng.
Trên thực tế, nhiều người thường không coi trọng vấn đề chủ thể của hợp
đồng, song đây là một điều khoản không thể thiếu nhất là trong trường hợp có
thông báo, khởi tố và giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này. Trong hợp đồng
phải ghi rõ ràng và chính xác tên giao dịch, địa chỉ giao dịch chính số telex, fax
nếu nó phù hợp với đăng ký kinh doanh ở nước sở tại.
b. Điều khoản về tên hàng.
Nhằm giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán trong hợp
đồng bằng một số biện pháp như:
+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp
dụng cho các loại hoá chất, giống cây, vật nuôi, )
+ Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, ví dụ:rượu vang Bordeaux, chè Thái nguyên.
+ Ghi tên hàng kèm với quy cách chính của hàng đó, ví dụ: gạch ốp lát cỡ
300 x 300 x 15 mm.
+ Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức này thường áp
dụng cho những sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín, ví dụ: Tivi
Sony,
+ Ghi tên hàng kèm công dụng. Những công dụng chủ yếu của sản phẩm nếu
được thoả thuận trong hợp đồng thì theo tập quán, người bán phải giao hàng
đáp ứng được công dụng đó (dù cho giá cả cao hơn).
c. Điều khoản về phẩm chất.
SV:
10
“Phẩm chất” nói lên mặt “chất” của hàng hoá mua bán như tính năng, quy
cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất, Nó phải đảm bảo dự định về
phẩm chất qua từng thời gian và từng chuyến hàng xuất nhập khẩu. Xác định
cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả. Và mua bán hàng
theo đúng yêu cầu trong hợp đồng phải nêu rõphương pháp xác định phẩm
chất, những tiêu chuẩn mà hàng hoá phải đạt được. Một số phương pháp chủ
yếu thường được sử dụng để xác định phẩm chất hàng hoá như: mẫu hàng,
nhãn hiệu, hàm lượng của chất chính, tiêu chuẩn, bản mô tả sản phẩm,
Trên thực tế, người ta thường sử dụng kết hợp một số các phương pháp với
nhau nhằm đạt được kết quả cao, ví dụ: đối với sản phẩm giầy vải do mẫu mã
đa dạng nên ký hợp đồng phương pháp mẫu đã được hai bên xác nhận là phổ
biến nhất, và thường kết hợp với phương pháp mẫu xác nhận, mô tả và dùa vào
hàm lượng của một số nguyên vật liệu chính trong sản phẩm.
d. Điều khoản về số lượng.
Là điều khoản quan trọng góp phần xác định rõ đối tượng mua bán và liên
quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Do vậy, việc lùa chọn
đơn vị đo lường số lượng nào (các đơn vị tính) vừa phải căn cứ vào tập quán
buôn bán quốc tế về đo lường.
Đơn vị tính số lượng: Do có nhiều đơn vị đo lường khác nhau được sử dụng
nên điều khoản này khá phức tạp và tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
e. Điều khoản giao hàng.
Nội dung của điều khoản này bao gồm: thời hạn, địa điểm, phương thức và
quy định giao hàng.
f. Điều khoản giá cả.
Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, giá cả cần được căn cứ vào tính chất hàng
hoá và tập quán buôn bán mặt hàng đó trên thị trường quốc tế để xác định rõ
đơn vị giá cả.
SV:
11
- Đồng tiền tính giá: Có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu
hoặc của nước thứ ba. Trên thực tế người ta sử dụng đồng tiền có khả năng
chuyển đổi mạnh như đồng đô la Mỹ (USD), đồng tiền EURO
- Mức giá: Giá cả trong hợp đồng xuất nhập khẩu thường là giá quốc tế.
- Phương pháp tính giá: Như giá cố định, giá trượt, giá quy định sau thường
được hai bên thoả thuận ngay khi ký kết hợp đồng hay trong thời hạn hợp đồng
có hiệu lực hoặc vào thời điểm thực hiện thanh toán.
- Điều kiện giảm giá: Với mục đích là để khuyến khích mua hàng thì có các
nguyên nhân giảm giá sau: Do trả tiền sớm, do mua với số lượng lớn, do mua
trái thời vụ Tuy nhiên, muốn được giảm giá thì điều khoản này phải được quy
định trước trong hợp đồng.
- Điều kiện cơ sở giao hàng: Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, mức giá bao giê
cũng ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định, bởi vì giá cả sẽ
khác nhau ở những điều kiện giao hàng khác nhau.
g. Điều khoản thanh toán.
- Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, hoặc nước
nhập khẩu hoặc nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán có thể không trùng với
đồng tiền tính giá và lúc đó phải quy định mức tỷ giá quy đổi.
- Thời hạn thanh toán: Là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, trả tiền ngay
hoặc trả tiền sau. Thông thường, người ta thường sử dụng kết hợp cả ba loại
trên, ví dụ: 15% trả ngay sau khi ký kết hợp đồng, 65% trả ngay sau khi nhận
hàng, 20% trả ngay trong thời hạn bảo hành.
- Phương thức thanh toán gồm: Nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền,
chuyển tài khoản, ghi sổ Song trên thị trường quốc tế, phương thức nhờ thu
và tín dụng chứng từ là được sử dụng phổ biến nhất.
+ Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán khi giao hàng thì uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền hàng từ phía người mua.
+ Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý do ngân hàng lập ra theo yêu cầu
của người mua (người nhập khẩu) cam kết trả tiền cho người bán (người xuất
SV:
12
khẩu) một số tiền nhất định trong thời gian nhất định với điều kiện này thực
hiện đúng và đầy đủ các điều kiện quy định trong đó.
- Chứng từ thanh toán.
+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading B/L).
+ Phiếu đóng gãi (Packing list).
+ Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quantity). + GiÊy chøng
nhËn chÊt lîng (Certificate of quantity).
+ Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quanlity).
Ngoài ra đối với từng mặt hàng hoặc theo yêu cầu của khách hàng, bộ
chứng từ còn có thể có:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin).
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of quaratine).
+ Giấy chứng nhận vệ sinh (Certificate of health).
h. Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu.
Điều khoản bao bì bao gồm các vấn đề nh: Chất lượng bao bì, phương
pháp cung cấp bao bì và giá cả bao bì nhằm đảm bảo cho lé trình vận chuyển
và bảo quản hàng đồng thời nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm.
Chất lượng bao bì có quy định chung nh: Bao bì cho vận tải đường sắt,
đường biển hoặc đường hàng không và quy định cụ thể về vật liệu, hình thức,
kích thước, số líp, cách thức cấu tạo, đai nẹp của bao bì
Phương pháp cung cấp bao bì phổ biến hiện nay là: Bên bán cung cấp
bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua hoặc bên bán ứng trước bao bì để
đóng gói hàng hoá, sau khi nhận hàng, bên mua phải trả lại bao bì (áp dụng với
loại bao bì có giá trị cao). Còn nếu bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói
thì áp dụng với loại bao bì khan hiếm.
Quy định về ký mã hiệu: Đây là điều khoản nhằm tạo thuận lợi cho việc
giao nhận, bốc dỡ hàng hoá và bảo quản hợp đồng.
i. Điều khoản bảo hành.
SV:
13
Người bán phải cam kết trong thời gian bảo hành hàng hoá sẽ đảm bảo
các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật phù hợp với điều kiện. Người mua
phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và
bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của
hàng hoá thì người bán phải sửa chữa miễn phí, hoặc giảm giá hoặc giao hàng
thay thế.
k. Điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Các bên sẽ thoả thuận về các biện pháp sẽ sử dụng một khi hợp đồng bị
vi phạm toàn bộ hoặc một phần do lỗi của bất kỳ bên nào. Các biện pháp bao
gồm: Buộc thực hiện, phạt vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, huỷ
hợp đồng.
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để
hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
+ Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm trả một khoản tiền
nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định.
+ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm hợp đồng trả tiền bồi thường
thiệt hại cho bên có quyền lợi bị vi phạm.
+ Huỷ hợp đồng là bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng
mà các bên đã thoả thuận.
m. Điều khoản về khiếu nại và trọng tài.
Điều khoản khiếu nại gồm: Trình tự khiếu nại, thời hạn nép đơn, quyền
và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương
pháp điều chỉnh khiếu nại như bù hàng thiếu, giao thêm, trả lại hàng sửa
chữa,
Các bên cũng phải quy định rõ ai sẽ làm trọng tài nếu trong trường hợp
không tự hài hoà được. Tuy nhiên, việc lùa chọn trọng tài phải cân nhắc tới thời
SV:
14
gian, chi phí, thủ tục tố tụng và điều quan trọng là luật áp dụng phải phù hợp
với hình thức giải quyết tranh chấp lùa chọn.
n. Các điều khoản khác.
Hợp đồng cần quy định điều kiện có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của
hợp đồng, các điều khoản quy định các trường hợp miễn trách như:
+ Bất khả kháng
+ Lỗi của bên kia hoặc bên thứ ba.
+ Do hai bên thoả thuận.
II. MÉT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU.
1. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
1.1. Điều kiện để phát sinh một hợp đồng xuất nhập khẩu.
Một hợp đồng phát sinh trong giao dịch buôn bán (bỏ qua quà tặng và
các vấn đề khác) chỉ đơn thuần là một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp
nhận lời chào Êy. Chào hàng làm phát sinh trách nhiệm ngay khi nó rời tay bên
chào hàng đồng thời nó cũng có thể huỷ ngang bất cứ lúc nào trước khi được
chấp nhận.
Đặt hàng là một lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người
mua. Trong đơn đặt hàng, người mua liệt kê với người bán cụ thể về các loại
hàng hoá mà mình định mua cùng các nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp
đồng như đối với một lời chào hàng cố định. Khi người bán xác định (bằng văn
bản) đơn đặt hàng của người mua thì cũng làm phát sinh một hợp đồng. Trường
hợp này, hợp đồng được thể hiện bằng văn bản là đơn đặt hàng của người mua
và văn bản xác nhận của người bán.
Như vậy, khi một lời chào hàng hoặc đặt hàng được chấp nhận vô điều
kiện bằng văn bản thì khả năng ký kết một hợp đồng là có thực và các bên sẽ
chuẩn bị tiến hành cho một hợp đồng cụ thể hơn.
1.2. Điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng xuất nhập khẩu theo pháp luật
Việt Nam.
SV:
15
Khi đàm phán để ký kết hợp đồng, các nhà đàm phán quốc tế thông
thường chỉ hiểu biết về luật của nước mình nhưng Ýt hiểu biết tới luật của nước
khác. Điều này thực sự nguy hiểm như có thể ký kết một hợp đồng không có
giá trị pháp lý hoặc chứa đầy các rủi ro được tính trước mà bên kia không ngờ
tới. Theo các điều luật, giá trị của một hợp đồng phụ thuộc vào các điều kiện
liên quan đến:
Các bên tham gia ký kết.
Địa vị pháp lý của các bên.
Sự thoả thuận của các bên về các nghĩa vụ.
Theo luật dân sự Việt Nam, điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực gồm
4 nội dung sau:
+ Chủ thể phải hợp pháp: Có nghĩa là phải tuân thủ các điều kiện do luật
pháp Việt Nam quy định (nêu ở phần chủ thể hợp đồng xuất nhập khẩu)
+ Hình thức phải hợp pháp: Hợp đồng xuất nhập khẩu phải được ký kết
bằng hình thức văn bản mới có hiệu lực và mọi sửa đổi bổ sung cũng phải được
làm bằng văn bản. Mọi hình thức sửa đổi bằng miệng không có giá trị pháp lý.
+ Nội dung phải hợp pháp: Tính hợp pháp của hợp đồng thể hiện ở:
Thứ nhất: hợp đồng phải có các điều khoản chủ yếu. Tại điều 50- Luật
Thương mại Việt nam thì nội dung của hợp đồng bao gồm 6 điều khoản chủ
yếu sau: Tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời hạn, địa điểm giao
hàng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán và chứng từ
giao hàng.
Thứ hai: Ngoài những điều khoản chủ yếu nêu trên, bất kỳ một điều
khoản nào được đưa vào hợp đồng thì gọi là điều khoản thông thường như về
bao bì, mẫu mã, giám định, chế tài, tranh chấp, bảo hành,
+ Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện: Nguyên tắc này cho
phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các
bên trong khuôn khổ pháp luật và loại bỏ tất cả các hợp đồng được ký kết trên
cơ sở dùng bạo lực, do bị đe doạ, lừa đảo hoặc do sự nhầm lẫn.
SV:
16
1.3. Thủ tục ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
* Về hình thức ký kết: Có hai hình thức ký kết hợp đồng là:
+ Trực tiếp gặp gỡ đàm phán: Nếu các bên thống nhất hoàn toàn về các
vấn đề đã nêu ra trong quá trình đàm phán trực tiếp, thì ngày ký và nơi ký hợp
đồng được xác định theo ngày và nơi hai bên cùng ký vào bản dự thảo hợp
đồng. Hợp đồng coi như được ký kết từ lúc các bên cùng ký kết vào hợp đồng.
+ Ký kết hợp đồng gián tiếp: Những hợp đồng được ký kết với những
khách hàng mà không có điều kiện gặp gỡ, trực tiếp đàm phán thì hợp đồng
phải được ký kết bằng cách gửi trao đổi ký kết hợp đồng thông qua việc gửi
chào hàng hoặc đặt hàng. Loại hợp đồng này thường trải qua hai giai đoạn:
1. Giai đoạn đề nghị ký kết hợp đồng: Trong giai đoạn này, người đề
nghị ký kết hợp đồng phải chú ý các điều kiện có hiệu lực của đơn đề nghị ký
kết hợp đồng, thời hạn có hiệu lực và điều kiện huỷ bỏ đơn đề nghị ký kết hợp
đồng.
2. Giai đoạn chấp nhận: Việc chấp nhận cũng phải tuân thủ một số quy
định như: Chấp nhận dứt khoát vô điều kiện đề nghị ký kết hợp đồng thì hợp
đồng được coi là ký kết. Nếu bổ sung sửa đổi một số điểm trong đơn đề nghị
thì về mặt pháp lý họ đã từ chối việc ký kết và đưa ra một lời trao đổi. Còn nếu
người đề nghị chấp nhận mọi sửa đổi bổ sung của phía bên kia thì lúc đó hợp
đồng mới tiếp tục được coi là ký kết.
* Người ký kết.
Người đứng tên tham gia ký kết hợp đồng phải là người có chức năng
thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu là hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân thì luật pháp sẽ quy
định ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Thông thường theo luật quy
định thì Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ tịch hãng, tập đoàn là những người đại
diện cho công ty ký kết hợp đồng.
Nếu là hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân với
nhau thì thẩm quyền ký kết sẽ thuộc về người chủ doanh nghiệp đó.
SV:
17
Ngoài ra còn có những người đại diện theo luật uỷ quyền, việc uỷ quyền
được thực hiện trên giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ thác.
2. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
2.1. Nguyên tắc chấp hành hợp đồng xuất nhập khẩu.
Nguyên tắc chấp hành hợp đồng: Đó là những tư tưởng chỉ đạo có tính
chất bắt buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Luật pháp các nước đều quy định rằng cũng như hợp đồng dân sự, hợp
đồng ngoại thương phải chấp hành 3 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chấp hành hiện thực: là thực hiện đúng về mặt đối tượng,
không được thay thế việc thực hiện đó bằng việc đưa ra một khoản tiền nhất
định hoặc dưới một hình thức khác.
- Nguyên tắc chấp hành đúng: Tức là thực hiện tất cả các điều khoản đã
cam kết. Mọi quy định trong hợp đồng đều phải thực hiện đúng và đầy đủ
- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi: Các bên
có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên và theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để
thực hiện hợp đồng ngay cả khi có tranh chấp xảy ra.
Nếu mét trong hai bên không tuân thủ một trong ba nguyên tắc nói trên thì
sẽ coi như là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm với bên kia.
2.2. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu đơn vị kinh doanh phải tiến hành
các khâu công việc sau:
* Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu nhà nước
quy định theo tinh thần của quyết định 864 TTg của thủ tướng chính phủ.
* Bước 2: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu sử dụng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ).
* Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
- Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu thông qua loại hợp đồng đã
ký kết.
SV:
18
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu nhằm đảm bảo phẩm chất, chất lượng và số
lượng tạo thuận lợi cho việc bốc xếp, di chuyển, giao nhận.
- Sử dụng ký mã hiệu bằng số, bằng chữ hoặc bằng hình vẽ cho việc nhận biết
dễ
dàng.
* Bước 4: Thuê tàu, lưu cước(Đối với trường hợp người bán giành được quyền
thuê tàu).
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi người xuất khẩu phải có kinh nghiệm,có
thông tin về tình hình vận tải và có sự hiểu biết tinh thông về nghiệp vụ thuê
tàu. Vì vậy trên thực tế, nếu phải đăng ký hợp đồng thuê tàu thì người xuất
khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu cho cho một công ty vận tải như: VOSA,
TRANSIMEX
* Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu xuất khẩu theo điều kiện CIP, CIF.
Quá trình vận chuyển trong hoạt động xuất nhập khẩu là phải vượt qua
phạm vi biên giới một quốc gia, nên hàng hoá khó tránh khỏi rủi ro và tổn thất.
Do vậy để giảm bớt các chi phí thiệt hại trong kinh doanh thì việc mua bảo
hiểm cho hàng hoá là thực sự cần thiết đối với các đơn vị xuất khẩu.Tuy nhiên
trong hợp đồng, việc bên nào mua bảo hiểm lại tuỳ thuộc vào thoả thuận và
điều kiện cơ sở giao hàng mà các bên lưạ chọn.
* Bước 6: Làm thủ tục hải quan.
Mọi hàng hóa xuất khẩu khi qua cửa khẩu thì đều phải làm thủ tục hải
quan. Đây là một trong những công cụ để quản lý hành vi buôn bán của chính
phủ nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, kiểm tra giấy tờ và để theo dõi, thống
kê về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu.
* Bước 7: Giám định chất lượng hàng hoá, thực hiện hun trùng, vệ sinh hầm
tàu,
* Bước 8: Giao hàng cho người vận tải hoặc lên tàu.
Phần lớn hàng xuất khẩu ở nước ta được vận chuyển bằng đường biển và
đường hàng không. Với mỗi hình thức người xuất khẩu phải tiến hành các thủ
SV:
19
tục khác nhau nhưng điều quan trọng là cuối cùng phải lấy được vận đơn sạch
để lập bộ chứng từ thanh toán.
* Bước 9 : Lấy vận đơn (B/L) hoặc air-way Bill.
* Bước 10: Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng.
* Bước 11: Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn
quy định.
* Bước 12: Thanh lý hợp đồng, đóng thuế xuất khẩu (nếu có).
2.3. Trình tự thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
* Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu nhà nước
quy định theo tinh thần của quyết định 864 TTg của thủ tướng chính phủ.
* Bước 2: Làm đơn xin mở L/C (nếu sử dụng phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ).
* Bước 3: Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm nếu hàng nhập khẩu theo
điều kiện FOB, FCA,CF.
* Bước4: Tiếp nhận bộ chứng từ nhận hàng, trực tiếp từ nhà xuất khẩu hoặc
gián tiếp qua ngân hàng.
* Bước 5: Nhờ Ngân hàng ký hậu B/L- original, nếu là B/L to order of Bank.
* Bước 6: Lấy lệnh giao hàng (D/O- Delivery order)
* Bước 7: Làm thủ tục hải quan kiểm hoá.
*Bước 8: Thanh toán tiền lưu kho, lưu bãi.
* Bước 9: Tổ chức nhận hàng.
* Bước 10: Kiểm tra hàng nhập khẩu và lập biên bản khiếu nại (nếu hàng hoá
bị giao thiếu, giao không đúng phẩm chất, ).
3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu.
3.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm.
Những vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có tác động không
nhỏ tới hoạt động kinh doanh của hai bên. Tuy nhiên không phải mọi hành vi
đều cấu thành trách nhiệm mà chỉ những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố:
SV:
20
- Thứ nhất: Người thụ trái (bên có nghĩa vụ) có hành vi vi phạm hợp
đồng, thể hiện ở việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng.
Trái chủ (bên có quyền) phải chứng minh về hành vi trái pháp luật của người
thụ trái.
-Thứ hai: Thụ trái (bên có nghĩa vụ) có hành vi vi phạm hợp đồng
thường là lỗi suy đoán. Điều này có nghĩa là pháp luật dùa vào nguyên tắc “suy
đoán lỗi” để quy trách nhiệm chứ không dùa vào lỗi cố ý hay vô ý.
-Thứ ba: Trái chủ có thiệt hại về tài sản. Đây có thể là thiệt hại vô hình
hoặc hữu hình như nhà cửa, uy tín kinh doanh Nhưng phải mang tính chất
thực tế, nghĩa là phải tính toán được một cách cụ thể và phải có bằng chứng nếu
trái chủ muốn đòi bồi thường.
-Thứ tư: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của
người thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ phải gánh chịu, có nghĩa là hành
vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của sự thiệt hại đó.
3.2. Căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu.
Khi vi phạm hợp đồng, thụ trái sẽ được miễn trách nếu chứng minh được
là họ gặp được một trong các căn cứ miễn trách sau:
- Lỗi của trái chủ.
- Lỗi của bên thứ ba.
- Lỗi thường gặp bất ngờ.
- Gặp trường hợp bất khả kháng.
Trong bốn căn cứ trên, bất khả kháng là căn cứ thường hay gặp nhất trong
buôn bán quốc tế như thiệt hại do không lường trước được, do không vượt qua
được, do xảy ra bên ngoài và độc lập với các bên. Vì luật pháp các nước quy
định về trường hợp bất khả kháng là khác nhau nên khi ký hợp đồng người ta
phải liệt kê một cách cụ thể các trường hợp được coi là bất khả kháng đồng thời
người thụ trái phải trực tiếp báo cho bên kia toàn bộ sự việc từ lúc khởi đầu cho
đến lúc kết thúc bằng một văn bản.
3.3. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu.
SV:
21
Khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu, thụ trái phải chịu trách nhiệm dân
sự trước trái chủ. Trách nhiệm dân sự này được thể hiện thông qua 4 loại chế
tài:
* Chế tài phạt:
Phạt là một hình thức trách nhiệm, một loại chế tài được áp dụng phổ
biến đối với vi phạm hợp đồng ngoại thương. Luật pháp các nước đều cho phép
trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm
hợp đồng nếu như trong hợp đồng hoặc các văn bản có liên quan có quy định
mức phạt, và sau khi đã nép tiền phạt rồi thì không phải bồi thường thiệt hại
nữa, trừ trường hợp cá biệt đã được quy định cụ thể. Có hai loại phạt là phạt bội
ước và phạt vạ:
- Phạt bội ước: Là bên thụ trái phải nép một số tiền nhất định đã được quy
định và sau khi nép phạt thì không phải thực hiện hợp đồng nữa.
- Phạt vạ (phạt chậm thực hiện hợp đồng) là phải nép một số tiền nhất
định trong trường hợp thực hiện không đúng hợp đồng theo Công ước Viên-
1980 về hợp đồng mua bán ngoại thương không đúng quy định chế tài phạt vạ.
Như vậy chế tài phạt vạ thường chỉ được áp dụng cho những trường hợp vi
phạm cụ thể đã được quy định trong hợp đồng hoặc trong các điều ước quốc tế
có liên quan hoặc trong luật thực chất được áp dụng trong hợp đồng. Tuy nhiên
có những trường hợp vi phạm phải áp dụng đồng thời cả 2 chế tài thực hiện
thực sự và chế tài phạt, ví dụ: Khi giao hàng chậm thì người bán vừa phải thực
hiện thực sự vừa phải nép phạt giao hàng chậm.
* Chế tài bồi thường thiệt hại.
Nếu các bên không Ên định mức phạt trong hợp đồng thì vi phạm hợp
đồng gây thiệt hại cho trái chủ thì bên thụ trái sẽ phải bồi thường thiệt hại đó.
Có hai loại bồi thường:
- Bồi thường có tính chất đền bù: Bên vi phạm phải đền bù lại số thiệt
hại mà bên thiệt hại phải gánh chịu, ví dụ: Giao hàng kém phẩm chất, giao sai
địa điểm, giao hàng có bao bì xấu.
SV:
22
- Bồi thường theo thời gian: Số tiền thiệt hại phải bồi thường tỷ lệ với
thời gian vi phạm hợp đồng, ví dụ: Trả tiền chậm, giao chậm tài liệu, Hình
thức này được áp dụng phổ biến khi mà hợp đồng không quy định điều khoản
phạt chậm thực hiện nghĩa vụ.
- Bồi thường thiệt hại được tiến hành theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ
thiệt hại bao gồm: Giá trị giảm sút tài sản, chi phí phải trả thêm, các khoản lợi
không được hưởng nhưng có thể dự tính và chứng minh được. Ngoài ra không
bồi thường những thiệt hại gián tiếp và thiệt hại xã hội, đột xuất mà lúc ký kết
hợp đồng không thể lường trước được.
* Chế tài thực sự.
Chế tài này được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp về việc không
giao hàng, giao hàng thiếu, hàng có phẩm chất xấu, khi người mua không trả
tiền hàng Khi có những vi phạm này, bên vi phạm vẫn phải thực hiện đúng và
đầy đủ các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là nếu
người bán không giao hàng, người mua có quyền buộc người bán thực hiện sự
giao hàng bằng chính số hàng dự kiến. Nếu không có hàng thì người bán phải
mua hàng khác với cùng phẩm chất để giao và tự trả chi phí.
Khi bên bị vi phạm đòi bên vi phạm thực hiện thực sự mà không được
thoả mãn thì họ có quyền kiện ra toà án để buộc bên vi phạm phải thực hiện.
Chế tài này có thể được áp dụng đồng thời với chế tài phạt.
* Chế tài huỷ hợp đồng.
Chế tài này được coi là nặng nhất đối với người bị vi phạm. Điều kiện để
áp dụng chế tài này không giống nhau ở các nước. Theo công ước Viên- 1980
thì việc huỷ bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng khi không giao hàng hoặc không trả
tiền trong thời gian đã gia hạn thêm hoặc khi vi phạm một cách cơ bản hợp
đồng đã ký kết.
Để cho việc huỷ bỏ hợp đồng có hiệu lực thì bên bị vi phạm phải sẵn
sàng làm mọi nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã nhận hàng thì các bên phải tự
thương lượng giải quyết với nhau hoặc nhờ trọng tài giải quyết.
SV:
23
Việc huỷ hợp đồng sẽ mang lại hậu quả pháp lý như:
- Hai bên được giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng, nếu phần nào của
hợp đồng đã được thực hiện thì có quyền yêu cầu phía bên kia hoàn chi phí lại.
Nếu hai bên cùng có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện
song song.
- Bên có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường nếu gây
thiệt hại cho bên kia.
4. Giải quyết tranh chấp trong buôn bán quốc tế.
4.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh những bất đồng xung đột dùa
trên các căn cứ cụ thể và việc sử dụng những phương thức khác nhau để hoà
giải do các bên lùa chọn.
Các bên và đại diện pháp lý của họ khi đàm phán để ký kết hợp đồng
phải chú ý lường trước các tranh chấp dùa vào hợp đồng, giảm các chi phí phát
sinh khi giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này.
4.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp là nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi Ých của các
bên và phụ thuộc vào một số vấn đề như: Mục tiêu cần đạt được, bản chất của
tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp
và đặc biệt là bảo đảm giữ gìn mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên. Thông
thường có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:
*Thương lượng trực tiếp.
Trong đại đa số các trường hợp, khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên
nhanh chóng và tự nguyện liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng nhằm tháo gỡ
những bất đồng và gìn giữ mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp giữa họ. Nếu việc
thương lượng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện, còn nếu không thì
phải nhờ tới trọng tài để giải quyết.
* Hoà giải các tranh chấp.
SV:
24
Đây là phương thức được nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng
cũng được luật pháp của nhiều nước đề cập tới. Việc hoà giải phải dùa trên một
số nguyên tắc như: Tự nguyện của các bên, sự khách quan, công bằng, hợp lý,
tôn trọng các tập quán thương mại quốc tế, đảm bảo bí mật tài liệu, chứng cứ
của các bên trong hoà giải.
* Thủ tục trọng tài.
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tù nguyện lùa
chọn. Trọng tài sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ sẽ đưa ra quyết định có tính bắt
buộc đối với các bên tham gia tranh chấp. Phán quyết này được luật pháp quốc
gia cũng như quốc tế công nhận, cho dù nó là kết quả của sự thoả thuận có tính
chất riêng tư hay do một hội đồng trọng tài ban hành (kể cả hội đồng đó không
còn tồn tại sau phán quyết). Nếu bên nào không thực hiện phán quyết này thì sẽ
bị cưỡng chế thi hành theo đúng trình tù tư pháp. Do được lập cùng với các
điều khoản khác nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vô hiệu thì
cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng.
* Thủ tục tư pháp toà án.
Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện tại
chính toà án của một nước nào đó. Do tố tụng tư pháp ở từng nước là khác
nhau nhưng lại mang một nét chung đã tạo nên ưu thế và nhược điểm của
phương thức này. Tuy nhiên vấn đề phức tạp là cần xác định được toà án cần
chọn, hiệu lực thi hành án ở các nước liên quan, tính khách quan của toà án đối
với nước tham gia tố tụng, thời gian và phí tố tụng. Nếu các bên không thoả
thuận được về luật nước nào để giải quyết tranh chấp thì thẩm phán sẽ áp dụng
các nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định luật áp dụng cho hợp đồng.
SV:
25