Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS phân biệt 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.21 KB, 5 trang )

BÀI 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS phân biệt 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác
mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với
chức năng của chúng.
- Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thường gặp
- HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước
khi cây ra hoa.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phân tích mẫu, tranh.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Kẻ sẵn bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng SGK
tr.40
- Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt
- Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị: Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu
không, tranh cây bần, cây bụt mọc… và kẻ bảng trang 40 vào vở
bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bài cũ:
 Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ
nước và muối khoáng?
 Chỉ trên tranh vẽ con đường hấp thụ nước và muối
khoáng hoà tan từ đất vào cây.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA RỄ BIẾN DẠNG


* Mục tiêu: Thấy được các hình thái của rễ biến dạng
* Tiến hành:

- GV: Yêu cầu HS hoạt động theo
nhóm. Đặt mẫu lên bàn quan sát ->
phân chia rễ thành nhóm.
- HS trong nhóm đặt tất cả mẫu và
tranh lên bàn -> cùng quan sát.
- GV gợi ý: Có thể xem rễ đó ở dưới
đất hay trên cành.
- Dựa vào hình thái màu sắc và cách
mọc để phân chia rễ vào từng nhóm
nhỏ.
- GV củng cố thêm môi trường sống
của cây bần, mắm, cây bụt mọc: là ở
nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ…
- HS có thể chia: Rễ dưới mặt đất, rễ
mọc trên thân cây hay rễ bám vào
tường, rễ mọc ngược lên mặt đất.
- GV không chữa nội dung đúng hay
sai chỉ nhận xét hoạt động của các
nhóm -> HS sẽ tự sửa ở mục sau.
- Một số nhóm học sinh trình bày kết
quả phân loại của nhóm mình.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
VÀ CHỨC NĂNG CỦA RỄ BIẾN DẠNG


* Mục tiêu: Thấy được các dạng chức năng của rễ biến dạng

* Tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt
động cá nhân
- Hoàn thành bảng trang 40 ở vở bài
tập
- Giáo viên treo bảng mẫu để học
sinh tự sửa lỗi (nếu có)
- Tiếp tục cho học sinh làm nhanh
bài tập SGK tr.41
- Học sinh so sánh với phần nội
dung ở mục 1 để sửa những chỗ
chưa đúng về các loại rễ, tên cây
- Giáo viên đưa một số câu hỏi củng
cố bài.
- 1 – 2 học sinh đọc kết quả của
mình -> học sinh khác bổ sung.
?: Có mấy loại rễ biến dạng?

?: Chức năng của rễ biến dạng đối
với cây là gì?

- Giáo viên có thể cho học sinh tự
kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 học
sinh đứng lên.

- 1 HS hỏi: Đặc điểm rễ củ có chức
năng gì?
- 1 học sinh đọc luôn phần trả lời ->
học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu

cần)
- 1 HS trả lời nhanh: chứa chất dự
trữ…

Thay nhau nhiều cặp trả lời nếu
phần trả lời đúng nhiều thì giáo viên
cho điểm -> giáo viên nhận xét khen
lớp.
Kết luận: Như nội dung bảng SGK
tr 40
Kết luận chung: Học sinh đọc kết
luận cuối bài SGK tr.45.

IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Giáo viên kiểm tra bằng cách yêu cầu học sinh đánh dấu (x) vào ô
trả lời đúng như trong sách hướng dẫn (Giáo viên có thể phô tô sẵn
nội dung phát cho học sinh mỗi em 1 tờ) nhưng có thể chữa như
sau:
1. Thu từ 1-> 5 bài để chấm.
V. DẶN DÒ
- Làm bài tập cuối bài
- Học sinh sưu tầm bài sau lấy một số loại cảnh của cây: Râm bụt,
hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ.

×