Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

GIÁO ÁN SINH 6_BÀI 40: HẠT TRẦN - CÂY THÔNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.22 KB, 8 trang )

BÀI 40: HẠT TRẦN - CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
 Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ
quan sinh sản của cây thông.
 Nêu giá trị của cây hạt trần.
2. Kĩ năng:
 Phân biệt giữa nón và hoa
 So sánh các đặc điểm giữa cây hạt trần với cây có hoa
 Rèn kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Mẫu vật: cành thông có nón
2. Tranh: cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc của nón đực và nón
cái
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 Cấu tạo cơ quan sinh sản của thông
 Sự khác biệt giữa hoa và nón
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Mở bài
Rất nhiều người dân quen gọi là ”quả thông” vì nó mang hạt.
Gọi như vậy đã chính xác chưa?
Bài 40: Hạt trần - cây thông
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm cây thông
Mục tiêu:
- Nêu đặc điểm phân bố, cấu tạo và sinh sản của cây thông
Hoạt động Thầy - trò Nội dung bảng

? Có thể gặp cây thông ở những


nơi nào

? Mô tả đặc điểm cấu tạo của
cây thông
GV giới thiệu cây thông hướng
dẫn học sinh quan sát cành, lá
thông và đặt một số câu hỏi gợi
ý

? Đặc điểm hình dạng cành, loại
thân cây và màu sắc?
? Lá có hình dạng và màu sắc
như thế nào?
? Hãy nhổ một cành non và
quan sát cách mọc lá
I. Đặc điểm của cây thông
1. Đặc điểm phân bố

- Khắp nơi ở nước ta trồng thành rừng
thông


2. Đặc điểm cấu tạo:
a. Cơ quan sinh dưỡng
- Rễ to, khoẻ, mọc sâu


- Thân, cành màu nâu xù xì (cành có
vết sẹo khi lá rụng)
- Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 – 4 chiếc

trên một cành con rất ngắn


+ GV giới thiệu: đặc điểm rễ to,
khoẻ, mọc sâu
+ GV thông báo: có hai loại nón
đực và nón cái
+ Yêu cầu học sinh:
? Xác định vị trí của nón đực và
nón cái trên cành
? Phân biệt hai loại nón về số
lượng, kích thước
+ GV yêu cầu quan sát sơ đồ
cắt dọc nón đực và nón cái trả
lời câu hỏi:
? Đặc điểm cấu tạo của nón đực
và nón cái







b. Cơ quan sinh sản:
- Nón là cơ quan sinh sản của thông
- Gồm hai loại được phân biệt như sau:

Phân
biệt

Nón đực Nón cái
Vị trí
Ngọn cành Thấp, ngay
dưới nón
đực
Cách
mọc
Mọc thành
cụm
Mọc riêng
lẻ
Kích
thước
Nhỏ Lớn




? Hãy so sánh cấu tạo của nón
với hoa bằng cách hoàn thành
bảng trang 133 SGK

? Từ nội dung của bảng, cho
biết: có thể coi nón như một
hoa được không
+ Yêu cầu quan sát một nón cái
đã phát triển, để tìm hạt:
? Hạt có đặc điểm gì? Nằm ở
đâu?
? Giữa một nón đã phát triển

với một quả (quả bưởi) của cây
Màu
sắc
Vàng, nâu Nâu, đỏ
Vảy, trục, nón
Cấu tạo

Vảy mang túi
phấn chứa hạt
phấn
Vảy mang
túi noãn





- Nón chưa có bao hoa, chưa có bầu
nhuỵ chứa noãn -> không thể coi nón
như một hoa



- Hạt nằm trên các lá noãn hở
có hoa có gì khác biệt?

? Vậy cây thông đã có hoa, quả
thật chưa?
? Tại sao gọi thông là cây hạt
trần

? Hãy mô tả quá trình phát triển
của cây thông (bằng sơ đồ)
? Qua sơ đồ, cho biết cây thông
sinh sản nhờ bộ phận nào ?




- Thông có nón nhưng nón không phải
là một hoa, thiếu bầu nhuỵ nên thông
chưa có hoa, quả thực sự


- Thông đã có hạt, nằm lộ trên các lá
noãn -> gọi là hạt trần


3. Đặc điểm sinh sản







Cây thông
Nón đực
Túi phấn
H
ạt

phấn
Noãn
cầu
Lá noãn hở
Nón cái
H
ợp
tử
Phôi
Tinh tử
Noãn



b. Hoạt động 2. Tìm hiểu giá trị của cây hạt trần
GV đưa ra một số thông tin về cây
hạt trần khác, kèm theo giá trị của
chúng.
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt lại một số
giá trị thực tiễn của các cây thuộc
ngành hạt trần.
II. Giá trị của cây hạt trần
1. Giá trị thực tiễn
- Trồng làm cảnh
- Dùng làm thuốc
- Lấy gỗ
- Làm đồ mĩ nghệ
? Hãy đề xuất biện pháp bảo vệ

2. Biện pháp bảo vệ

- Chống chặt phá
- Xây dựng khu vườn quốc gia

V. CỦNG CỐ:
1. Hãy giải thích tại sao cây thông là cây hạt trần?
2. So sánh đặc điểm cơ quan sinh sản ở cây thông?
VI. DẶN DÒ:
 Trả lời câu hỏi trong SGK
 Đọc phần “Em có biết”
 Chuẩn bị trước bài 41

×