Sử 10 -BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC,
MĨ VÀSỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp)
Sử 10 -BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG
THUỘC ĐỊA (Tiếp)
Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc
B. ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I.NƯỚC ĐỨC
a.Tình hình kinh tế :
- Sau khi thống nhất đất nước tháng 1- 1871, kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ Đức đã
vượt Pháp và đuổi kịp Anh ,vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.
Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 - 1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau
lẹ. Từ 1870 - 1900 sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi.
Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như kĩ nghệ điện, hóa
chất Đức đạt thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức đã sản xuất 2/3
lượng thuốc nhuộm trên thế giới.
Đến đầu năm 1900, Đức đã vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp
Đức dẫn đầu châu Âu thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ.
- Nguyên nhân: Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh
của Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có
nguồn nhân lực dồi dào.
- Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới,
nhiều trung tâm thương nghiệp, bến cảng xuất hiện.
Từ năm 1871 - 1901 dân cư thành thị tăng từ 36% đến 54,3% . Nhiều thành phố mới, nhiều
trung tâm thương nghiệp bến cảng xuất hiện.
- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn
các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanh-đi-ca.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 3/4 tổng số điện lực, trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ
chỉ nhận có 7% thôi; số lượng Các-ten tăng lên nhanh chóng: năm 1905 có 835, đến năm 1911
có tới 550 - 600.
- Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản
ngân hàng thành tư bản tài chính.
- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.
Việc tiến hành cách mạng không triệt để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quí tộc và địa
chủ; phương pháp canh tác vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến.
Hậu quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hóa sâu
sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phú nông hoặc đi kiếm ăn ở các
cơ sở công nghiệp.
b. Tình hình chính trị:
* Đối nội :
-Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực
tối cao.
- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục
vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
Hiến pháp 1871 qui định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành
phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao như
tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội.
Quyền lập pháp trong tay hai viện: Thượng viện và Hạ viện nhưng quyền lực bị
thu hẹp, các bang vẫn giữ hình thức vương quốc tức có cả vua, chính phủ và quốc hội.
Phổ là bang lớn nhất trong Liên bang Đức, vai trò của Phổ trong liên bang rất
lớn: Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức là Thủ tướng Phổ.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và
quý tộc hóa tư sản, đây là lực lượng đã lãnh đạo cuộc thống nhất đtn bằng con đường vũ lực có
vị thế chính trị, kinh tế và giữ vai trò quan trọng khi Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa.
Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải là
đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn
nước Đức.
* Chính sách đối ngoại:
+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và
Pháp càng sâu sắc.
- Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Đúc
II. NƯỚC MĨ
a. Tình hình kinh tế.
*Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng
công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
Cuối thế kỷ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất trên thế
giới. Về sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2
lần Anh, sản xuất thép và máy móc đứng đầu thế giới. Năm 1913 sản lượng gang, thép của Mĩ
vượt Đức hai lần, vượt Anh 4 lần, than gấp hai lần Anh và Pháp gộp lại.
* Nguyên nhân:
+ Mĩ giàu tài nguyên , có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi
trước.
+ Có thị trường rộng lớn.
* Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp
thực phẩm cho châu Âu.
* Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức là
Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị
nước Mĩ.
Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng,
hình thức chủ yếu là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt
động kinh tế, chính trị nước Mĩ.
Mĩ không chỉ phát triển kinh tế ở trong nước mà còn vươn lên phát triển ngoại thương
và xuất cảng tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Can-na-đa, các nước vùng Ca-ri-
bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.
b. Tình hình chính trị
* Đối nội :
- Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ
thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
- Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người
lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài
*Chính sách đối ngoại:
+ Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.( Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính
những đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ
Thái Bình Dương.)
+ Bành trướng khu vực Mĩ-La tinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba
và Phi-líp-pin Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Hình : Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (chữ trên hình mãng
xà monopoly- độc quyền )
Mô tả : con mãng xà khổng lồ , có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng ( trụ sở chính quyền ),
há to mồm đe dọa , nuốt sống người dân .Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty
độc quyền Mỹ , cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc
sống nhân dân.
Tham khảo:
Vua dầu mỏ Rockefeller
Rockefeller là
người sáng lập tập
đoàn Standard Oil.
Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu
nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John
Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất.
Rockefeller có tham vọng chi phối cả nước Mỹ, chi phối cả chính trị, xã hội thông qua tiềm lực
và ảnh hưởng kinh tế có một không hai của mình. Từ những đồng đôla đầu tiên, sau 50 năm kinh
doanh, Rockefeller đã tạo cho mình một tài sản trên 900 triệu USD (tính đến thời điểm những
năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, tức cách đây đã 100 năm). Số tiền đó tương đương với 190 tỷ
USD bây giờ, một con số kỷ lục, hơn tất cả tài sản của 10 tỷ phú lớn nhất hiện nay cộng lại.
Rockefeller vốn xuất thân từ một gia đình công nhân Do Thái di cư sang Mỹ. Ngay từ nhỏ, ông
đã phải vừa học vừa kiếm tiền thêm bằng nghề khuân vác và rửa bát thuê. Ông đã học cách chắt
chiu, tiết kiệm từ bé. Trong hồi ký của mình, Rockefeller kể lại ông ghi chép sổ sách rất cẩn thận
từng đồng một khi bỏ ống tiết kiệm và say sưa theo dõi số tài sản nhỏ mọn ấy lớn dần qua ngày
tháng thế nào.
Rockefeller thể hiện khả năng nhạy bén với tài chính của mình như một dấu hiệu bẩm sinh. Ông
kể lại, khi mới 12 tuổi đã biết "mổ lợn" và đem 50 USD tiết kiệm được cho một người hàng xóm
vay với lãi suất 7%/năm. Sau một năm khi nhận lại từ người hàng xóm cả vốn lẫn tiền lãi thì ông
bắt đầu thực sự bộc lộ ham mê làm giàu, kiếm tiền để rồi tiền phải sinh lãi, lãi mẹ phải đẻ lãi
con, càng nhiều càng tốt.
John Davidson Rockefeller Hai cha con Rockefeller
Năm 16 tuổi, Rockefeller phải bỏ học để tập làm nghề kế toán. Khi làm việc, ông được những
người quản lý và ông chủ đánh giá cao về tính thẳng thắn, cẩn thận và chắc chắn của mình. Lớn
lên trong một môi trường gia đình theo đạo Do Thái rất nghiêm ngặt, Rockefeller có một cuộc
sống giản dị đến khắc khổ từ thuở hàn vi. Do đó, dù mức lương kế toán chỉ có 25 USD mỗi
tháng những ông vẫn dành dụm được phần lớn tiền lương của mình với một quyết tâm được
nung nấu là có vốn để kinh doanh.
Năm 1859, khi mới 19 tuổi và với vẻn vẹn 1.000 USD tiết kiệm được cùng với 1.000 USD vay
của cha, ông đã cùng với Clark - người bạn hàng xóm - lập nên Công ty Clark & Rockefeller
chuyên buôn bán ngũ cốc, rau quả, thực phẩm và thức ăn gia súc. Mỗi người góp vốn 2.000
USD. Với tài năng quản lý tài chính cộng với bản năng chăm chỉ, cần mẫn và biết tiết kiệm,
Công ty của Rockefeller đã nhanh chóng ăn nên làm ra ngay từ thời mới thành lập. Ngay trong
năm đầu tiên, công ty của ông đã đạt 4.400 USD lợi nhuận và năm thứ hai đạt 17.000 USD lợi
nhuận. Đây là những con số rất đáng nể, thậm chí là một kỳ tích đối với một công ty nhỏ vào
thời điểm lúc bấy giờ.
Có một điểm rất đáng chú ý mà mãi về sau khi Rockefeller là một đại gia công nghiệp thì người
ta mới có dịp nhìn lại. Từ lúc mới bước chân vào thương trường, Rockefeller đã sớm có tư tưởng
chinh phục và thống lĩnh thị trường. Ông đã chấp nhận mức chênh lệch thương mại nhỏ để cạnh
tranh và dẫn đầu về doanh thu ngay trong năm đầu tiên với 450.000 USD, mặc dù lợi nhuận tính
trên doanh số là khá thấp.
Năm 1863, khi mới nhận được một vài hợp đồng là nhà thầu phụ liên quan đến lĩnh vực dầu
mỏ, Rockefeller đã nhanh nhạy phát hiện và khẳng định đây sẽ là một miếng đất màu mỡ để
có thể nhanh chóng kiếm tiền. Để cho việc kinh doanh được hoàn toàn theo ý mình, trước hết
ông mua lại công ty ban đầu do ông thành lập chung với Clark và sau này là một số người bạn
nữa với giá 72.500 USD. Khi đã trở thành người chủ duy nhất, ông bắt đầu lao vào cuộc giành
giật những hợp đồng dầu mỏ dù là nhỏ nhất.
Mong muốn làm giàu không chưa đủ, Rockefeller còn nung nấu quyết tâm phải có trong tay một
cái gì đó thật độc đáo để cạnh tranh và đè bẹp các đối thủ. Năm 1865, Rockefeller tìm cách lôi
kéo bằng được Samuel Andrew về làm cho công ty mình. Đó là người đang sở hữu một số bằng
sáng chế phát minh chế biến dầu thô thành xăng chất lượng cao. Từ một doanh nhân buôn bán,
Rockefeller trở thành một nhà công nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ với Công ty Rockefeller &
Andrrew.
Độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, ông tiếp tục thành lập công ty dầu mỏ "Standard Oil
Company" năm 1870 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD. Do nắm giữ được bí quyết công nghệ,
khả năng cạnh tranh của công ty dầu mỏ thuộc quyền Rockefeller rất lớn và đã đe dọa loại khỏi
cuộc chơi không ít doanh nghiệp cùng ngành. Có thể nói đây là thành công lớn nhất của
Rockefeller trong kinh doanh trên cơ sở biết đầu tư và nắm giữ vào bí quyết công nghệ, phán
đoán chính xác vai trò và tầm quan trọng sống còn của dầu mỏ với quá trình công nghiệp hóa
của nền kinh tế.
Những thành công nhanh chóng của Rockefeller trong ngành công nghiệp dầu mỏ còn non trẻ
đã làm cho con người kinh doanh của ông ngày càng trở nên tự tin hơn, đồng thời tham vọng
của ông ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Rockefeller đã vạch ra cho mình một
chiến lược phát triển mang tính bành trướng quyết liệt để đạt tham vọng dần chi phối và độc
quyền trong lĩnh vực chế biến dầu mỏ. Không chỉ là nhà chiến lược có khả năng phán đoán tài
tình, là nhà lãnh đạo quyết đoán có khả năng quản lý tài chính hoàn hảo và có khả năng lãnh
đạo, dùng người một cách tối ưu, Rockefeller còn có một tính cách mạnh mẽ và quyết liệt, đặc
biệt trong cạnh tranh để loại trừ các đối thủ của mình.
Cho đến nay cũng đã có không ít ý kiến nói Rockefeller đã dùng cả những thủ đoạn, chiến thuật
khó hiểu để đánh gục đối thủ bằng mọi giá. Thậm chí để có thể kiểm soát và tiến tới thống trị thị
trường dầu mỏ đồng thời tránh bị cản trở từ mọi phía, đặc biệt trong công luận và chính quyền,
ông đã kỳ công lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm dần" hay "thâu tóm từng phần thị
trường". Rockefeller từng đạo diễn, lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự sáp nhập vào
nhau trước khi bị ông mua lại. Làm thế là ông đã tránh sự chú ý của dư luận và chính quyền so
với trường hợp phải lần lượt đàm phán mua lại tìm công ty một.
Sau 8 năm liên tục phát triển, bành trướng với một động cơ rất quyết liệt là gây ảnh hưởng và
chi phối ngành công nghiệp dầu lửa, Rockefeller đã loại trừ và mua gần hết các đối thủ cạnh
tranh.
Có thể nói chính Rockefeller là người đầu tiên có tham vọng và ý tưởng về những tập đoàn
khổng lồ, đa quốc gia cho từng lĩnh vực ngành nghề. Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà
Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong
lịch sử. Đó là Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Với chừng ấy tiền
vào thời điểm đó, Rockefeller đã là người giàu nhất nước Mỹ. Và ở bang nào của nước Mỹ cũng
có mặt "Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất. Khoảng hơn 90% thị
phần đã nằm gọn trong tay của Rockefeller, ông được gọi là "vua dầu mỏ" từ đấy.
Lo ngại những ảnh hưởng của Rockefeller ngày càng lớn, nhiều hoạt động chính trị xã hội có
thể bị tác động bởi vua dầu lửa thông qua ảnh hưởng của ông đến các ngành công nghiệp nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, năm 1890, chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính
của Tập đoàn Standard Oil Trust - đã ra một sắc lệnh gọi là "sắc lệnh Trust" bắt chia nhỏ tập
đoàn này thành nhiều tập đoàn độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị
trường. Nhưng Rockefeller với những quan hệ gắn bó với nhiều cá nhân, chính khách đã tìm
cách lách được sắc lệnh trên. Ông cho chuyển trụ sở tập đoàn sang bang New Jersey, nơi sắc
lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập đoàn thành "Standard Oil New Jersey".
Thế là Rockefeller lại vẫn tiếp tục đứng đầu tập đoàn công nghiệp dầu mỏ có vị thế độc quyền
và có khả năng chi phối nền kinh tế và cả xã hội Mỹ. Mãi cho đến năm 1911, khi Rockefeller đã
72 tuổi, thôi không trực tiếp điều hành tập đoàn và rút về hậu trường thì Tòa án hiến pháp Mỹ
mới lại ra được quyết đinh chia nhỏ tổ hợp cộng nghiệp dầu mỏ của Rockefeller thành 38 công
ty độc lập. Môi trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ
tại Mỹ.
Sau khi nghỉ làm, Rockefeller đã để lại rất nhiều tiếng tốt về mình trong xã hội. Hàng chục quỹ
từ thiện do ông bỏ tiền đã được thành lập để cứu trợ người nghèo, phòng dịch bệnh, thiên tai
trên thế giới. Nhiều trường học, viện nghiên cứu, quỹ bảo trợ đào tạo do ông lập và tài trợ đến
nay vẫn được duy trì hoạt động. Ở New York có Trung tâm thương mại Rockefeller nổi tiếng
Dù các đánh giá về ông có khác nhau thế nào đi chăng nữa, Rockefeller vẫn được khẳng định là
một doanh nhân, một nhà công nghiệp lớn. Tên tuổi ông đến nay vẫn là một trong những biểu
tượng tiêu biểu của nền kinh tế Mỹ thời kỳ công nghiệp hóa.
(Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
Henry Ford - Vua xe
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập