Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chuẩn bị trước mổ và chăm sóc bệnh nhân sau mổ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.64 KB, 8 trang )

Chuẩn bị trước mổ và
chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị, nó gây ra sang chấn có ảnh hưởng nhất
định tới cơ thể bệnh nhân. Để bệnh nhân chịu đựng được cuộc mổ cần thiết phải
chuẩn bị chu đáo về tinh thần và thể chất cho bệnh nhân. Mặt khác phẫu thuật
cũng có thể gây ra các biến chứng, do vậy phải biết đề phòng phát hiện và điều trị
kịp thời những biến chứng sau mổ. Thầy thuốc cần phải thấy rõ việc chuẩn bị bệnh
nhân trước mổ và chăm sóc bệnh nhân sau mổ là công việc góp phần quan trọng
vào thành công của cuộc mổ.
1. Chuẩn bị trước mổ.
1.1. Thời kỳ trước mổ:
Thời kỳ trước mổ là thời kỳ được tính từ khi bệnh nhân vào viện đến khi được mổ.
Thời kỳ trước mổ được chia ra 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn chẩn đoán: chẩn đoán xác định bệnh, đánh giá chức năng của các cơ
quan trong cơ thể và chỉ định mổ.
+ Giai đoạn chuẩn bị trước mổ:
Giai đoạn này có thể dài hoặc ngắn phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật: mổ cấp cứu
hoặc mổ phiên, vào tình trạng bệnh nhân, mức độ và tính chất của cuộc phẫu thuật
(đại phẫu, trung phẫu, hoặc tiểu phẫu). Thí dụ: mổ cấp cứu viêm ruột thừa cấp,
thủng ổ loét dạ dày-tá tràng, tắc ruột, chửa ngoài dạ con vỡ Khi đó quá trình
chuẩn bị phải tiến hành nhanh chóng, mổ càng nhanh càng tốt vì tính mạng bệnh
nhân đang bị đe dọa. Chuẩn bị bệnh nhân mổ cắt phổi do quá trình mủ màng phổi
với biểu hiện của nhiễm trùng có thể chuẩn bị mổ trong vòng 10 đến 30 ngày để
làm cho tình trạng bệnh nhân tốt dần lên và tình trạng nhiễm trùng giảm đi. Với
những bệnh lý ác tính thì việc chuẩn bị bệnh nhân và thăm khám trước mổ cần
phải khẩn trương hơn nữa.
1.2. Nhiệm vụ của thời kỳ trước mổ:
Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ trước mổ là làm giảm tối đa các biến chứng nguy
hiểm của cuộc mổ. Chuẩn bị mổ một cách có hệ thống, đánh giá tình trạng bệnh
nhân để đề phòng các biến chứng trong mổ và sau mổ.


Phẫu thuật viên cần nhớ: phải chuẩn bị mổ chu đáo trong phạm vi có thể để hạn
chế thấp nhất các rủi ro của cuộc mổ.
Trước khi phẫu thuật cần tính xem lượng máu mất trong mổ và khả năng bù trừ
thích nghi của cơ thể bệnh nhân. Mức độ thiếu máu cấp tính cũng như sự rối loạn
lượng máu lưu hành do mất máu phụ thuộc vào số lượng máu mất và sự thích nghi
của từng cơ thể bệnh nhân.
1.3. Các bước tiến hành trước mổ: Cần thận trọng và tiến hành các biện pháp đề
phòng các biến chứng và rủi ro, bao gồm các bước cụ thể sau:
+ Chẩn đoán xác định bệnh, chỉ định phương pháp mổ đúng, chọn phương pháp
phẫu thuật và phương pháp vô cảm phù hợp.
+ Xác định các biến chứng có thể xảy ra và các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân.
+ Đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân, đánh giá chức năng và tổn thương
thực thể của các cơ quan.
+ Tiến hành các biện pháp điều trị nâng cao thể trạng, điều trị các bệnh kèm theo
và các biến chứng có thể xảy ra.
+ Nâng cao khả năng thích nghi của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
+ áp dụng các biện pháp làm giảm nguy cơ các biến chứng phẫu thuật, giảm nguy
cơ nhiễm trùng.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên phải dựa vào đặc điểm cụ thể từng bệnh nhân,
triệu chứng của bệnh và thời gian kéo dài của cuộc mổ. Do đó phải chuẩn bị mổ cụ
thể cho từng trường hợp với từng loại phẫu thuật và với từng loại bệnh lý. Ví dụ:
phải rửa dạ dày đối với bệnh nhân hẹp môn vị, thụt tháo đối với phẫu thuật đại
tràng Với tình trạng chung của bệnh nhân phải tiến hành theo nguyên tắc chung:
chuẩn bị tâm lý trước mổ, cho thuốc ngủ, vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng mổ, ăn
những thức ăn dễ tiêu và giàu vitamin ngay trước hôm mổ Có thể dùng đa sinh
tố với bệnh nhân suy mòn, đối với bệnh nhân hẹp môn vị phải truyền dịch, truyền
đạm nâng đỡ cơ thể trước mổ.
1.4. Đánh giá các hệ thống cơ quan:
1.4.1. Hệ thống thần kinh:
Quan tâm tới giấc ngủ của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân mất ngủ, lo lắng phải cho

bệnh nhân dùng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ. Người thầy thuốc cần phải giải
thích để bệnh nhân an tâm và tin tưởng vào sự thành công của cuộc mổ.
1.4.2. Hệ thống tim mạch:
Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong và biến chứng phẫu thuật. Khi
có biểu hiện bệnh lý tim mạch phải khám chuyên khoa tim mạch, chỉ tiến hành
phẫu thuật khi không có chống chỉ định về tim mạch. Những bệnh nhân có bệnh lý
tim mạch phải được điều trị ổn định theo ý kiến chuyên khoa.
1.4.3. Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu rất quan trọng. Nếu tỷ lệ HST < 25%- 40% thì không được tiến
hành mổ vì nếu mổ sẽ xuất hiện biến chứng trong mổ: shock, thiếu máu, hoặc biến
chứng sau mổ: chậm liền sẹo, nhiễm trùng vết mổ Thông thường phải tiến hành
truyền máu trước mổ với số lượng 250ml - 500ml cho những trường hợp bệnh
nhân thiếu máu để tỷ lệ HST đạt 60% - 65%. Ngoài ra cần kết hợp bổ sung các
loại vitamin nhóm B, viên sắt.
1.4.4. Hệ thống hô hấp:
Biến chứng hô hấp sau mổ gặp từ 5-10% các trường hợp, suy hô hấp cấp tính là
nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở 25% số bệnh nhân tử vong do phẫu thuật. Do
đó ở giai đoạn trước mổ phải điều trị khỏi các bệnh viêm phế quản mãn và cấp,
các viêm nhiễm ở đường hô hấp. Để đề phòng các biến chứng hô hấp trước, trong
và sau mổ cần dùng thuốc điều trị và kết hợp với lý liệu pháp.
1.4.5. Hệ thống tiêu hoá:
+ Răng miệng: Sau khi mổ việc vệ sinh răng miệng thường hạn chế nên dễ dẫn tới
viêm họng, mũi, tai cho nên cần thiết phải vệ sinh răng miệng, đặc biệt các
trường hợp viêm họng, sâu răng cần phải được điều trị ổn định.
+ Đại tràng: đối với phẫu thuật ở đại tràng cần có chế độ ăn cao đạm, giàu vitamin,
dễ tiêu; tẩy giun sán và thụt tháo.
+ Gan: phải thăm khám lâm sàng và siêu âm, xét nghiệm đánh giá chức năng gan
trước mổ.
+ Tụy: cần phải xác định các bệnh lý viêm tụy cấp hoặc mãn.
1.4.6. Hệ thống tiết niệu:

Yêu cầu bắt buộc phải kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu.
1.4.7. Hệ thống miễn dịch:
+ Xét nghiệm máu: khi có viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu và bạch cầu hạt tăng
cao, khi đã truyền máu trước mổ thì tỷ lệ bạch cầu hạt tăng cao từ 6 đến 8 lần.
Bệnh nhân gầy yếu, suy mòn sẽ có tỷ lệ protid máu thấp. Sau mổ tỷ lệ protid máu
giảm do các nguyên nhân: chấn thương, đau đớn, mất máu, ảnh hưởng thuốc mê,
thuốc tê, sốt cao, do bệnh nhân thường phải nhịn ăn 3 - 4 ngày sau mổ và do các
biến chứng sau mổ khác. Do vậy, đối với các bệnh nhân này trước mổ nên truyền
máu, huyết tương, các dịch thay thế máu (các aminopeptid, các axitamin ).
+ Với các bệnh nhân béo bệu thì cần có chế độ ăn thấp năng lượng. Đặc biệt với
các bệnh truyền nhiễm, nhất là thời kỳ ủ bệnh (ví dụ như bệnh cúm) thì dễ có biến
chứng sau mổ, cần phải kết hợp thuốc với các biện pháp khác như xông họng
+ Phải thăm khám bệnh nhân toàn diện trước mổ vài ba ngày, chống chỉ định mổ
phiên khi bệnh nhân có hành kinh vì có nguy cơ chảy máu cao sau mổ.
1.4.8. Hệ thống nội tiết:
Kiểm tra xác định bệnh lý đái đường, suy thượng thận
Ngoài ra cần phải khám da liễu nếu có bệnh lý ngoài da như: eczema, viêm da liên
cầu, tụ cầu thì phải điều trị khỏi trước khi mổ.
2. Chăm sóc sau mổ.
2.1. Thời kỳ sau mổ :
Thời kỳ sau mổ là thời gian được tính từ thời điểm kết thúc cuộc mổ kéo dài đến
khi bệnh nhân hồi phục khả năng lao động.
Thời kỳ sau mổ chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: giai đoạn ngay sau mổ kéo dài 3 - 5 ngày.
+ Giai đoạn 2: kéo dài thêm 2 - 3 tuần sau mổ đến khi bệnh nhân được ra viện.
+ Giai đoạn 3: xa hơn, kéo dài đến khi bệnh nhân phục hồi khả năng lao động, đi
làm việc được.
2.2. Những nhiệm vụ của thời kỳ sau mổ:
+ Dự phòng, phát hiện và điều trị các biến chứng sau mổ.
+ Tăng cường khả năng quá trình liền sẹo.

+ Phục hồi khả năng lao động.
Dự phòng tốt nhất các biến chứng sau mổ bao gồm: thực hiện chuẩn bị trước mổ
chu đáo, điều trị tốt các bệnh và biến chứng.

×