Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ QUAN SINH DỤC LÚC MANG THAI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.01 KB, 7 trang )

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ QUAN
SINH DỤC LÚC MANG THAI


1.1. TỬ CUNG
Thay đổi nhiều nhất
- Vị trí :
+ Tử cung nằm trong hố chậu ở 3 tháng đầu
+ Từ tháng thứ tư : nằm trong vùng bụng
- Hình thể :
+ Không có thai : hình chóp cụt đáy quay lên trên
+ 2 tháng : hình trái lê
+ 3 tháng : hình cầu tròn
+ Từ tháng thứ 5 : hình trứng
- Dung lượng :
Từ 2 - 3 cm3 5 lít lúc gần sanh
Có thể lớn hơn 500 - 1000 lần bình thường.
- Trọng lượng :
Từ 50 - 70g 1000g 1100g
- Thể tích :
(6 x 8cm) x (4 x 5cm) x 3cm 32 x 22 x 22cm
- Cấu tạo :
+ Cơ tử cung : những sợi cơ lớn lên, phù nề, mô liên kết tăng, tuần hoàn tại lớp cơ
tăng.
+ Niêm mạc tử cung : thành lập màng rụng gồm :
. Màng rụng đáy : vùng niêm mạc tử cung tiếp xúc gai nhau
. Màng rụng bao tiểu noãn : bao quanh túi phôi
. Màng rụng thành : phần niêm mạc không tiếp xúc gai nhau
1.2. CỔ TỬ CUNG
- Phì đại và mềm ra, có màu tím
- Chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo thành nút bịt kín cổ tử cung


- CTC ở người con rạ mềm hơn ở con so.
1.3. ĐOẠN DƯỚI
- Vị trí : nằm giữa thân và CTC, chiếm 1/3 dưới của tử cung, được thành lập dần
trong suốt thai kỳ và hình thành hoàn toàn khi có chuyển dạ.
- Đoạn dưới chính là phần eo của tử cung. Chỉ có 2 lớp không có cơ đan chéo ở
giữa có phúc mạc phủ lỏng lẻo phía ngoài.
- Tính chất : co giản thụ động nhờ sự co bóp của tử cung.
1.4. ỐNG DẪN TRỨNG
Phì to về chiều dài lẫn chiều dầy, có nhiều mạch máu tăng sinh.
1.5. BUỒNG TRỨNG
- Hơi to lên và có nhiều mạch máu
- Không rụng trứng trong suốt thai kỳ
- Hoàng thể phát triển tối đa vào tháng thứ 3.
1.6. ÂM HỘ - ÂM ĐẠO.
- Niêm mạc âm đạo dầy, phù mọng.
- Nhiều mạch máu tăng sinh và tĩnh mạch dãn nên có màu tím
- Âm đạo dài và dãn : do mô liên kết dãn, âm đạo phân tiết nhiều.
- Tầng sinh môn mềm
1.7. TUYẾN VÚ
- Phát triển to, đầu vú và quầng vú đậm màu, có hạt Montgomery nổi rõ.
- Tuần hoàn tĩnh mạch phụ tạo thành hệ thống Haller.
1.8. DA
- Từ tháng thứ 2 : có những vết nám đậm lại ở các vùng ngoài da của cơ quan sinh
dục, vú và mặt.
- Vết nứt xuất hiện ở bụng, háng , vú : khoảng tháng thứ 5, màu hồng tím ở con so
và màu trắng óng ở con rạ.
2. THAY ĐỔI BIẾN DƯỠNG
2.1. Trọng lượng cơ thể :
- Trong 3 tháng đầu : tăng không quá 1,5kg
- 3 tháng giữa : mỗi tuần tăng 0,5kg

- 3 tháng cuối : trọng lượng cơ thể tăng nhanh 4-5 kg/3 tháng cuối.
2.2. Biến dưỡng nước :
Có hiện tượng giữ nước > sau sanh từ 2 - 5 ngày có hiện tượng toát mồ hôi và
tiểu nhiều
3. CÁC BIẾN ĐỔI KHÁC Ở CƠ THỂ MẸ.
3.1. Huyết học
- Thể tích máu tăng : 30%
- Số HC giảm, BC hơi tăng 8000 - 15000/ml
3.2. Hô hấp
- Thai phụ thở nhanh, nông do tử cung to đẩy cơ hoành kéo lên trên nhất là những
tháng cuối.
3.3. Tiêu hóa
- 3 tháng đầu : triệu chứng nghén .
- Tháng thứ tư trở đi hết nghén
- Hoạt năng dạ dày và dịch vị giảm
- Dể táo bón : do nhu động ruột giảm và đại tràng bị tử cung chèn ép.
4. THAY ĐỔI VỀ NỘI TIẾT CỦA THAI KỲ
4.1. Hormon steroid : gồm progesteron và estrogen
- Progesteron : tăng liên tục suốt thai kỳ và có vai trò gìn giữ thai nhi.
- Estrogen :
- Estrone
- Estradiol
- Estriol
Estrogen có vai trò gìn giữ thai kỳ và phát triển bào thai.
Cả progesteron và estrogen đều biến động rất lớn về hàm lượng nên không có ý
nghĩa quan trọng trong xét nghiệm lâm sàng để khảo sát sức khoẻ thai nhi.
4.2. Hormon polypeptite :
HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Định lượng HCG và theo dõi diễn biến của nồng độ HCG huyết tương, đóng vai
trò hết sức quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

×