Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN : VẬT LÍ 12 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.71 KB, 4 trang )

BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN : VẬT LÍ 12

10.1. Để phân loại các hạt sơ cấp, người ta căn cứ vào
A. Độ lớn của điện tích của các hạt sơ cấp. B. Khối lượng nghỉ của các hạt
sơ cấp.
C. Momen động lượng riêng của các hạt sơ cấp. D. Thời gian sống trung bình của các hạt
sơ cấp.
10.2. Kết luận nào sau đây sai khi nói về spin của hạt sơ cấp?
A. Mỗi hạt sơ cấp đều có mômen spin đặc trưng cho chuyển động nội tại của nó.
B. Spin được đặc trưng bằng số lượng tử spin, kí hiệu là s.
C. Spin là mômen động lượng riêng của hạt sơ cấp.
D. Tất cả các hạt sơ cấp đều có spin bằng 1 hoặc bằng 0.
10.3. Có các loại hạt sơ cấp như sau
A. phôtôn; leptôn; mêzôn; barion. B. phôtôn; leptôn; mêzôn;
prôtôn.
C. phôtôn; leptôn; nơtron; barion. D. phôtôn; êlectron; mêzôn;
prôtôn.
10.4. Các hạt sơ cấp bền là
A. prôtôn; êlectron; phôtôn; nơtron. B. prôtôn; êlectron; phôtôn;
nơtrinô.
C. prôtôn; êlectron; nơtron; nơtrinô. D. prôtôn; nơtron; phôtôn;
nơtrinô.
10.5. Kết luận nào sau đây sai khi nói về hạt và phản hạt?
A. Hạt và phản hạt có khối lượng nghỉ giống nhau. B. Hạt và phản hạt có spin như
nhau.
C. Hạt và phản hạt có cùng điện tích.
D. Hạt và phản hạt có cùng độ lớn điện tích nhưng khác nhau về dấu.
10.6. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về hạt và phản hạt?
Trong quá trình tương tác của các hạt sơ cấp, có thể xảy ra hiện tượng
A. Huỷ một cặp “hạt + phản hạt” có khối lượng nghỉ khác 0 thành các phôtôn hoặc cùng


một lúc sinh ra một cặp “hạt + phản hạt” từ những phôtôn.
B. Huỷ “hạt” và sinh “phản hạt” C. Huỷ “phản hạt” và sinh “hạt” D. Chỉ sinh
“phản hạt”
10.7. Thời gian sống trung bình của hạt nào trong các hạt sau là lớn nhất?
A. piôn


B. ômêga


C. nơtron D.
nơtrinô.
10.8. Có các loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp là
A. Tương tác hấp dẫn, tương tác ma sát, tương tác điện từ, tương tác đàn hồi.
B. Tương tác hấp dẫn, tương tác Cu-lông, tương tác điện từ, tương tác ma sát.
C. Tương tác điện từ, tương tác hấp dẫn, tương tác mạch, tương tác yếu
D. Tương tác điện từ, tương tác đàn hồi, tương tác mạch, tương tác yếu.
10.9. Lực hạt nhân xuất hiện trong tương tác nào?
A. Tương tác yếu. B. Tương tác hấp dẫn
C. Tương tác mạnh. D. Tương tác điện từ.
10.10. Kết luận nào sau đây sai khi nói về các hạt quark?
A. Các hạt quark nhỏ hơn các hạt sơ cấp.
B. Điện tích của các hạt quark nhỏ hơn điện tích của nguyên tố e.
C. Các hạt quark chưa được quan sát thấy trong thực nghiệm.
D. Hiện nay, người ta chưa quan sát được các hạt quark tự do.
10.11. Điện tích của các hạt quark bằng
A.

e B.


2e C.

2
e
D.

3
e
;

2
3
e
.
10.12. Các hađrô là tập hợp
A. Các mêzôn và các barion. B. Các mêzôn và các leptôn
C. Các phôtôn và các barion. D. Các phôtôn và các leptôn.
10.13. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo hệ Mặt Trời?
A. Mặt Trời ở trung tâm của hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng.
B. Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh lớn quay quanh Mặt Trời.
C. Hệ Mặt Trời có nhiều các hành tinh nhỏ và các sao chổi, thiên thạch.
D. Xung quanh Mặt Trời có nhiều vệ tinh nhỏ.
10.14. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc của Mặt Trời?
Mặt Trời cấu tạo gồm hai phần là
A. Sắc cầu và nhật hoa. B. Quang cầu và khí quyển Mặt Trời.
C. Sắc cầu và khí quyển Mặt Trời. D. Quang cầu và nhật hoa.
10.15. Quang cầu là
A. Khối cầu nóng sáng khi nhìn Mặt Trời từ Trái Đất. B. Khối khí quyển bao quanh
Mặt Trời.
C. Lớp sắc cầu. D. Lớp nhật hoa.

10.16. Lớp khí quyển Mặt Trời được cấu tạo chủ yếu bởi
A. Các kim loại nặng B. Khí clo và ôxi. C. Khí hiđrô và hêli D. Khí
hiếm.
10.17. Mặt Trời duy trì được năng lượng bức xạ của mình là do
A. Kích thước của Mặt Trời rất lớn. B. Mặt Trời có khối lượng lớn.
C. Mặt Trời liên tục hấp thụ năng lượng ở xung quanh.
D. Trong lòng Mặt Trời đang diễn ra phản ứng nhiệt hạch.
10.18. Kết luận nào sau đây sai khi nói về sự chuyển động của Trái Đất?
A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn.
B. Trái Đất tự quay quanh mình nó.
C. Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt
Trăng.
D. Trục quay của Trái Đất quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc
23
0
27’.
10.19. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo của Trái Đất?
A. Trái Đất có dạng hình cầu hơi dẹt ở hai cực.
B. Bán kính của Trái Đất ở xích đạo lớn hơn bán kính của Trái Đất ở hai cực.
C. Bán kính của Trái Đất bằng nhau ở mọi vị trí.
D. Trái Đất có một cái lõi được cấu tạo chủ yếu là sắt và niken.
10.20. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về Mặt Trăng?
A. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. B. Mặt Trăng tự quay quanh
trục của nó.
C. Gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng nhỏ hơn gia tốc trọng trường trên Trái Đất.
D. Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định của nó về phía Mặt Trời.
10.21. Mặt Trăng không giữ được khí quyển vì
A. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. B. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng nhỏ.
C. Mặt Trăng tự quay quanh mình nó. D. Bề mặt Mặt Trăng được phủ một lớp
vật chất xốp.

10.22. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của Mặt Trăng lên Trái Đất là
A. Hiện tượng thuỷ triều B. Hiện tượng bão từ.
C. Hiện tượng xa mạc hoá D. Hiện tượng hạn hán kéo dài.
10.23. Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định của nó về phía Trái Đất vì
A. Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó với chu kì bằng chu kì chuyển động quanh Trái
Đất.
B. Mặt Trăng cách Trái Đất 384000 km
C. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng nhỏ.
D. Nhiệt độ trong một ngày đêm trên Mặt Trăng chênh lệch nhau rất lớn.
10.24. Màu sắc khác nhau của sao thể hiện đặc trưng nào của trạng thái sao?
A. Nhiệt độ B. Áp suất C. Khối lượng D. Kích thước.
10.25. Sao mới là sao có
A. Khối lượng tăng đột ngột lên rất nhiều lần. B. Nhiệt độ giảm xuống nhiều
lần.
C. Thể tích giảm xuống nhiều lần. D. Độ sáng tăng đột ngột lên
nhiều lần.
10.26. Sao biến quang là
A. Sao có độ sáng thay đổi B. Sao có độ sáng không đổi
C. Sao có khối lượng thay đổi D. Sao có khối lượng không đổi.
10.27. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây sai khi nói về tinh vân?
A. Tinh vân là đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó.
B. Tinh vân là các đám khí bị ion hoá được phóng ra từ một ngôi sao mới.
C. Tinh vân là hệ thống khổng lồ các sao.
D. Tinh vân là các đám khí bị ion hoá được phóng ra từ một ngôi sao siêu mới.
10.28. Kết luận nào sau đây sai khi nói về lỗ đen?
A. Lỗ đen là một thiên thể được phát hiện nhờ quan sát qua kính thiên văn.
B. Lỗ đen có trường hấp dẫn rất lớn.
C. Thiên thể được gọi là lỗ đen không phát xạ ra bất kì một loại sóng điện từ nào.
D. Người ta phát hiện ra lỗ đen nhờ tia X phát ra khi lỗ đen hút một thiên thể gần đó.
10.29. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sao chổi?

A. Sao chổi là loại hành tinh giống như Trái Đất.
B. Sao chổi có kích thước lớn hơn kích thước Trái Đất nhưng nhỏ hơn kích thước của
Mặt Trời.
C. Chu kì chuyển động của sao chổi quanh Mặt Trời bằng chu kì chuyển động của Trái
Đất.
D. Sao chổi có kích thước nhỏ và được cấu tạo bởi các chất dễ bốc hơi.
10.30. Khi sao chổi chuyển động tới vị trí trên quỹ đạo gần Mặt Trời thì đuôi sao chổi có hướng
A. Về phía Mặt Trời. B. Ngược phía Mặt Trời.
C. Tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động. D. Bất kì.
10.31. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các thiên thạch?
A. Thiên thạch là khối khí nóng sáng chuyển động quanh Mặt Trời.
B. Thiên thạch là những khối đá chuyển động quanh Mặt Trời.
C. Khi thiên thạch bay gần hành tinh nào đó, nó có thể hút và xảy ra va chạm với hành
tinh.
D. Sao băng là những thiên thạch bay vào vùng khí quyển của Trái Đất.
10.32. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo thiên hà? Thiên hà được cấu tạo
A. Hệ thống nhiều loại sao. B. Hệ thống nhiều loại hành
tinh.
C. Hệ thống nhiều tinh vân. D. Hệ thống gồm nhiều loại sao
và tinh vân.
10.33. Thiên hà có dạng hình dẹt như cái đĩa có những cánh tay xoắn ốc, chứa nhiều khí, gọi là
A. Thiên hà elip B. Thiên hà không định hình.
C. Thiên hà xoắn ốc D. Thiên hà tròn.
10.34. Đường kính của thiên hà vào khoảng
A. 10 000 năm ánh sáng B. 100 000 năm ánh sáng
C. 1 000 000 năm ánh sáng D. 10 000 000 năm ánh sáng.
10.35. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về Thiên Hà của chúng ta? Thiên Hà của chúng ta
A. có dạng xoắn ốc.
B. có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng.
C. có hệ Mặt Trời là trung tâm.

D. có khối lượng bằng khoảng 150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời.
10.36. Dải ngân hà là
A. Hình chiếu của thiên hà trên vòm trời được nhìn từ Trái Đất.
B. Hình chiếu của thiên hà trên vòm trời được nhìn từ Mặt Trăng.
C. Hình chiếu của thiên hà trên vòm trời được nhìn từ Mặt Trời.
D. Hình chiếu của thiên hà trên vòm trời được nhìn từ sao hoả.
10.37. Công thức biểu diễn tốc độ lùi ra xa của thiên hà
A. v=
H
d
B. v= Hd. C. v=
d
H
D. v= H
d

10.38. Hai sự kiện thiên văn quan trọng là vũ trụ dãn nở và bức xạ nền vũ trụ đã minh chứng cho
tính đúng đắn của thuyết nào trong các thuyết sau đây?
A. Thuyết êlectron B. Thuyết điện li
C. Thuyết Big Bang D. Thuyết động lực học phân tử chất
khí.
10.39. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thuyết Big Bang?
A. Theo thuyết Big Bang, vũ trụ tạo ra bởi một vụ nổ lớn.
B. Hiện nay, vũ trụ đang nở ra và loãng dần.
C. Hiện nay, vũ trụ đang co lại.
D. Vụ nổ Big Bang cách đây 14 tỉ năm.

×