Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Kỹ thuật bản đồ địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 63 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Khoa Sư phạm
Bộ môn Địa lý - Du lịch








Bài giảng môn học







MSMH: SĐ 604












Biên soạn: Trần Thị Phụng Hà, MSc










Cần Thơ, 2006

Bản đồ học SĐ 604 1 Trần Thị Phụng Hà, MSc
Giới thiệu chương trình

1. Giới thiệu môn học
Bản đồ học là môn học cơ sở của chương trình đào tạo SV ngành SP Địa lý. Môn
học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản để thành lập và sử dụng bản đồ
ở các tỷ lệ khác nhau. Sau khi học xong SV có những kiến thức cơ bản về đặc
điểm bản đồ địa lý nói chung và bản đồ giáo khoa nói riêng. Có thể nhận xét và
đánh giá bản đồ để tiến đến thành lập và sử dụng bản đồ đặc biệt là bản đồ giáo
khoa.

2. Yêu cầu môn học
SV học xong môn bản đồ có thể:
• Hiểu và giải thích những khái niệm, thuật ngữ về bản về bản đồ địa lí.
• Hiểu được những đặc điểm yêu cầu của bản đồ: cơ sở toán học, hệ thống kí
hiệu và tổng quát hoá
• Khai thác thông tin trên bản đồ địa chính hiệu quả

• Hiểu và giải thích các sai số bản đồ. Biết chọn bản đồ sử dụng một cách phù
hợp với mục đích.
• Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Khai thác và hiểu được các yếu tố nội dung
bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
• Nắm rõ đặc điểm bản đồ địa chính. Cách thành lập. Các hạn sai. Chia mảnh
danh pháp bản đồ địa chính và việc sử dụng bản độ địa chính hiệu quả
• Thành lập bản đồ địa chính đúng nguyên tắc, yêu cầu.

3. Phân phối chương trình
Chương trình phân thành 60 tiết, trong đó có 30 tiết lí thuyết bao gồm các
chương:
• Chương 1: Khái niệm chung
• Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ
• Chương 3: Bản đồ địa hình
• Chương 4: bản đồ địa chính

1. Cách đánh giá
Chia làm 3 phần:
• Môn thực tập: Lấy điểm trung bình cộng các bài thưck tập
• Môn lí thuyết:
o Trao đổi, làm các bài tập online 40%
o Thi cuối học kỳ 60%

Địa chỉ liên lạc: Trần Thị Phụng Hà, MSc
Bộ môn Địa lý – Du lịch
Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ











Bản đồ học SĐ 604 2 Trần Thị Phụng Hà, MSc
Chương 1:
Khái niệm chung

1. Khái niệm về bản đồ học

Giới thiệu

Bản đồ học là môn học nghiên cứu về bản đồ, giải quyết toàn bộ lí luận về bản đồ
(toán bản đồ, hệ thống ngôn ngữ, tư liệu bản đồ, thiết kế và xuất bản…) và cả
phương pháp chung cho việc thành lập và sử dụng bản đồ sao cho ngày một sâu
rộng và hiệu quả.

Mục tiêu

Sau khi học xong phần này SV có thể
• Nắm được lí thuyết chung về môn học
• Biết được sự hình thành và phát triển của môn học qua thời gian và đặc biệt
là sự phát triển bản đồ học ở Việt Nam
• Giải thích được mối quan hệ giữa bản đồ học và các môn khoa học khác đặc
biệt là Trắc địa và Địa lí học
• Nắm rõ ý nghĩa của bản đồ đối với việc giảng dạy địa lí

Mục lục

1. Định nghĩa bản đồ học
2. Mối quan hệ giữa bản đồ học và các môn khoa học khác
3. Những giai đoạn phát triển của bản đồ học
4. Khái quát về việc đo vẽ thành lập bản đồ tại Việt Nam
5. Mối quan hệ giữa bản đồ học và các môn khoa học khác
6. Ý nghĩa bản đồ học trong thực tiễn và trong giảng dạy địa lý

1. Định nghĩa bản đồ học
- Nhiệm vụ của các nhà Địa lí là mô tả Trái đất bằng bản đồ. Chính từ đó xuất
hiện khái niệm: “Bản đồ học là khoa học về bản đồ địa lí”
- Các nhà trắc địa học, địa hình học … cho rằng: “Bản đồ học là khoa học về sự
biểu thị Trái đất”
- Trong thời kỳ bản đồ được vẽ bằng tay, ngoài nội dung chính còn phần trang trí
như một tác phẩm nghệ thuật, lúc ấy còn có định nghĩa: “Bản đồ học là khoa học
về kỹ thuật và kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập và sử dụng bản đồ”
- Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự hợp tác chặt chẽ và mở
rộng giữa các ngành nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực nghiên cứu và thực
tiễn sản xuất. Bản đồ học trở thành môn khoa học độc lập và luôn phát triển. Từ
đó nhiều định nghĩa về bản đồ học được đưa ra ngày càng hoàn chỉnh hơn. Trong
đó có định nghĩa của Salisep (nhà bản đồ học Nga) được coi là đầy đủ và hoàn
chỉnh nhất: “Bản đồ học là khoa học nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không
gian, sự phối hợp và mối liên kết của các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và xã
hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu tượng
trưng đặc biệt, đó là biểu hiện bản đồ.
B
ản đồ học là
g
ì?

Bản đồ học SĐ 604 3 Trần Thị Phụng Hà, MSc

2. Mối quan hệ giữa bản đồ học và các môn khoa học khác

Bản đồ học có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác
- Toán học
- Vật lý
- Thiên văn
- Khoa học về trái đất
• Lịch sử phát triển của Bản đồ học gắn liền với Toán học. Toán bản đồ là một
bộ môn của Toán học, các nhà toán học đã tìm ra cơ sở lí luận của các phép
chiếu hình bản đồ. Bản đồ sử dụng rộng rãi các thành tựu của các lĩnh vực:
toán thống kê, lí thuyết sai số … trong quá trình thành lập và sử dụng bản đồ.
• Các bộ môn về khoa học Trái đất như: Địa chất học, Địa lí học, Khí hậu,
Thủy văn, Thổ nhưỡng … cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ làm cho
đối tượng nghiên cứu của bản đồ trở nên phong phú.
• Bản đồ học đã ứng dụng những thành tựu của các ngành khoa học về vũ trụ,
về máy tính, thông tin … Ngày nay việc đo vẽ, thành lập bản đồ và quản lý số
liệu đã sủ dụng những phương tiện hiện đại như ảnh chụp hàng không, ảnh vệ
tinh hoặc những phần mềm máy tính nhiều chức năng.
• Mối quan hệ giữa Bản đồ học - Trắc địa học - Địa lý học là mối quan hệ có
tính chất 2 chiều: Bản đồ học sử dụng các kết quả nghiên cứu của Trắc địa và
Địa lý để biên soạn, thiết kế nội dung. Ngược lại, các môn khoa học đó đã
dùng bản đồ, phương pháp bản đồ để có hướng nghiên cứu mới.

Câu hỏi bài tập
1. Bản đồ học là gì? Nghiên cứu gì ?
2. Mối quan hệ giữa bản đồ học và các môn khoa học khác, đặc biệt
là địa lí?
3. Tại sao người ta nói “Địa lí xuất phát từ bản đồ và kết thúc bằng
bản đồ”


3. Những giai đoạn phát triển của bản đồ học

3.1. Bản đồ học thời cổ đại (trước CN đến TK V sau CN)
Lòng ham muốn khám phá và ghi nhận lại những hiểu biết về khu vực đang sinh
sống, canh tác … đã có từ lâu đời, xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển
xã hội loài người. Những hình vẽ có yếu tố hình học giản đơn đó chính là tiền
thân của bản đồ.
Khi khai quật thành phố Gasur (khoản 320 km Bắc Babylon – Irac hiện nay),
người ta tìm thấy hình vẽ bản đồ đầu tiên trên tấm đất sét. Tác phẩm đấy được ra
đời cách 4500 năm trước Công Nguyên và được xem là bản đồ cổ nhất.
Tương tụ người ta cũng tìm thấy những hình vẽ khắc trên hang động, phiến đá,
trên các tấm xương, vỏ cây … ở Thụy Sĩ, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc, Sibia…
Ai Cập, cổ Hy Lạp, Trung Quốc được xem như chiếc nôi của nền văn minh, nơi
sản sinh ra những tri thức về bản đồ, về toán học, thiên văn, đo được hình dạng
và kích thước quả đất.
Nhà thiên văn học, kiêm toán học nổi tiếng của Hy Lạp Eratosphen (thế kỷ thứ
III trước Công nguyên)
1
xác định quả đất hình cầu và đo được chiều dài cung
kinh tuyến. Bằng cách dựng 2 cọc ở 2 thành phố trên cùng một kinh tuyến Sient
và Alexandri, quan sát tia sáng mặt trời coi như thẳng góc vào ngày Hạ chí
(22/6) tại Sient và đã lệch đi 7
0
12’
2
tại Alexandri bằng cách đo chiều dài cọc và
X
ác định cung
kinh tuyến
Bản đồ học SĐ 604 4 Trần Thị Phụng Hà, MSc


1
viết tắc (TK III trước CN)
2
thực ra là 7
0
7’
bóng cọc ở Alexandri. Ông đo được khoảng cách giữa 2 thành phố là 5.000
stadia . Ông cho rằng chiều dài cung kinh tuyến phải 50 lần hơn, nghĩa là
250.000 stadia
3
. Nếu coi stadia (đơn vị đo chiều dài Ai Cập) là 158,3 m thì kết
quả đo chính xác một cách kì lạ thời bấy giừo là 39.000 km
Đáng chú ý là công trình của Ptoleme (tk II sau CN) gồm 8 tập địa lí học mà đến
thế kỷ XV mới được dịch sang tiếng La Tinh và in năm 1472.












Alexandri
Sient



H1: Đo chiều dài cung kinh tuyến


Câu hỏi bài tập
1. Bạn hiểu và giải thích cách tính chiều dài cung kinh tuyến theo
Eratosphen như thế nào? Ngày nay người ta có thể tính được bằng
cách nào khác?

3.2 Bản đồ học thời Trung đại (tk 5 – tk17)
Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, châu Âu hình thành chế độ phong kiến, thời kỳ
Trung cổ bắt đầu, văn hoá Cổ đại bị suy sụp dần, phủ định những thành tựu
khoa học ở các thế kỷ trước, giáo hội bước lên vũ đài truyền bá kinh thánh,
kiềm chế những công trình nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên càng về cuối thời kỳ Trung cổ, quyền lực của giáo hội càng kém và
xuất hiện những thành tựu khoa học kỹ thuật.
Cuối tk 13 Trung Quốc tìm ra la bàn, thành lập bản đồ thế giới các đường bờ
biển “portulan”. Bản đồ có dạng hoa gió với 16 tia toả tâm. Trên các bản đồ địa
bàn này dần dần có vẽ lưới địa lí, có tỷ lệ tuyến tính, bờ biển được vẽ chi tiết
cao. Bản đồ này được sử dụng đến tk 17-18 và là tiền thân cho các bản đồ hàng
hải sau này. Ngoài ra Trung Quốc thời bấy giờ còn phát minh ra giấy và bản
khắc trên gỗ.
Thời kỳ Phục hưng với các cuộc hành trình trên biển và phát kiến địa lí ảnh
hưởng đến sự phát triển bản đồ.

• Năm 1492 Christop Colombo, nhà hàng hải người Italy đã phục vụ quyền lợi
vua chúa Tây Ban Nha, tiến hành 4 cuộc hành trình từ Châu Âu sang Châu
Mỹ (1492-1502) đến quần đảo Bahama, Cuba, Haiti
Các phát kiến
địa lí

• Năm 1497, Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha tìm kiếm con đường sang
Ấn Độ bằng cách đi vòng sang Châu Phi và đã độc quyền trong việc mua bán
với các nước Nam Á và Đông Nam Á
• Ngày 20/9/1519 Magienlan đã tiến hành cuộc thám hiểm vòng quanh thế
giới. Cuộc thám hiểm tiến hành trong 3 năm, lúc đầu đi dọc bờ biển Nam Mỹ
qua eo Magienlan vượt qua Thái bình dương (tên này do đoàn thám hiểm đặt
Bản đồ học SĐ 604 5 Trần Thị Phụng Hà, MSc

3
Theo đơn vị đo lường Hi lạp 1 stadia = 189,7m thì chiều dài cung kinh tuyến là 47.425 km
ra), đến quần đảo Marian (Philippin), đảo Malaysia, vòng qua Ấn Độ, Châu
Phi rồi trở về Châu Âu.
• Ngoài ra còn các cuộc phát kiến địa lí của người Anh, Nga, Hà Lan. Người
Anh tìm đường sang phương Đông, Đông Bắc đến Scandinavia. Người Nga
vượt Uran đến Xibia và vùng viễn Đông, thám hiểm miền Trung Á, Ấn Độ,
Mông Cổ. Người Hà Lan khảo sát Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Năm
1605 họ khám phá ra Châu Úc, năm 1642 đảo Tasmania và New Zealand

Các cuộc phát kiến đã mở ra nhận thức về trái đất nơi họ sinh sống và thu được
số lượng dữ kiện khổng lồ nhằm thúc đẩy bản đồ học và thiên văn học phát triển
Vào cuối tk 16, tác phẩm “Địa lí học” của Ptoleme được in ra, đặc biệt là có sự
chọn lọc hệ thống bản đồ, có khung bản đồ, định hướng theo phương Bắc, có
phương pháp biểu hiện tốt nên có thể xem như tuyển tập atlas địa lí thời bấy giờ.
Vào tk 16 nhà bản đồ học người Hà Lan, Mecartor (1512-1594) chữa chổ sai trên
bản đồ hàng hải của Ptoleme (Địa Trung Hải), đưa kiểu chữ in nghiêng vào bản
đồ. Công trình nổi tiếng nhất của Mecartor là bản đồ hàng hải thế giới trên phép
chiếu hình trụ đứng đồng góc. Phép chiếu này đảm bảo đường tà hành (đường
nối những điểm có góc định hướng bằng nhau) là đường thẳng. Ngoài ra ông có
công trình đồ sộ là tập atlas 107 bản đồ xuất bản năm 1602.



Câu hỏi bài tập
1. Bạn dùng bản đồ thế giới để đánh dấu lại những cuộc phát kiến
địa lí.

3.3 Bản đồ học thời hiện đại (sau tk 17)
Bước sang tk 18, đòi hỏi cơ sở khoa học bản đồ phải chắc chắn, nội dung bản đồ
phải chuyên sâu. Trung tâm hoạt động bản đồ đã chuyển sang các viện hàn lâm
khoa học Đức, Pháp, Nga.
Viện hàn lâm khoa học Pháp có các nhà bản đồ nổi tiếng Bon, Cassini đã chiếm
vị trí hàng đầu trong ngành bản đồ và xây dựng các bản đồ rất cụ thể và chi tiết.
Trong thời gian này các nước đã xây dựng hệ thống tam giác nhà nước làm cơ sở
cho việc thành lập lưới khống chế toạ độ thống nhất, thành lập các bản đồ tỷ lệ
lớn, nhiều chi tiết, ghi chú dày đặt, góp phần làm chính xác hơn cho việc thành
lập bản đồ, trong đó có Lambert, Mollweide, Gauss
Cuối thế kỷ 18 đầu tk 19 nhu cầu bản đồ địa hình tỷ lệ lớn càng tăng (mục đích
phục vụ quân đội). đến giữa tk 19 nhiều bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở các nước
được thành lập.
Yêu cầu phát triển kinh tế cấp bách, bản đồ phục vụ cho nhiều ngành kinh tế
khác nhau, để đáp ứng nhu cầu thực tế đó, nhiều trường đào tạo chính qui và các
cơ quan nghiên cứu riêng đuợc thành lập.
Ngày nay nhờ vào thành tựu các ngành KHKT khác: máy trắc địa, máy móc đo
vẽ, chụp ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, GPS (hệ định vị toàn cầu), GIS (hệ thống
thông tin địa lí), in nhiều màu, phần mềm vẽ bản đồ và quản lí số liệu v.v… mà
công việc đo vẽ thành lập bản đồ, atlas được tiến hành nhanh chóng, bản đồ đa
dạng và mạng tính chính xác cao.

Câu hỏi bài tập
1. Những ngành nào cần đến bản đồ mà bạn biết? Cần để làm gì?
Cần như thế nào?

2. Kể lại những ứng dụng công nghệ hiện đại cho việc thành lập bản
đồ mà bạn biết được
Bản đồ học SĐ 604 6 Trần Thị Phụng Hà, MSc

4. Khái quát về việc đo vẽ thành lập bản đồ tại Việt Nam

Quá trình phát triển bản đồ học ở nước ta như sau:
• Năm 43 sau CN nước ta đã tiến hành dựng các mốc đồng dọc biên giới.
• Năm 724 đã đo vẽ bản đồ để đắp đê cao phòng thủ Đại la.
• Năm 1280 dùng đơn vị đo là thước (1 thuớc = 0,333m)
• Trong thời gian này trong các tư liệu của các nhà buôn, nhà thám hiểm đã có
bản đồ bán đảo Đông Dương được gọi là vương quốc Chămpa.
• Năm 1650 bản đồ “Vương quốc An Nam” được nhà truyền đạo Alexandre de
Rhodes thành lập tương đối đúng.
• Ở nước ta có nhà bác học Lê Quí Đôn (1726 – 1783) cho ra đời “Kho hiểu
biết quí giá” trong đó có các tiêu đề vũ trụ học, địa lí học, bản đồ học.
• Cuối tk 18 quân đội Anh, Pháp chuẩn bị cho việc xâm chiếm Đông Dương
đã tiến hành đo vẽ bản đồ Việt Nam. Đến năm 1881 bản đồ toàn Đông
Dương được xuất bản với mọi địa danh đã được Pháp hoá.
• Chiếm xong toàn bộ Đông Dương, chính quyền Pháp thành lập “Văn phòng
đo đạc Ban tham mưu quân đội viễn chinh Đông Dương”. Tiến hành đo đạc,
khảo sát toàn bộ Đông Dương thành lập các loại bản đồ tỷ lệ 1:100.000,
1:200.000, 1:500.000, 1:1.000.000, 1:2.000.000 nhằm khai thác tài nguyên,
đặt quyền cai trị và giới thiệu “chủ quyền” trên toàn bộ Đông Dương.
• Đầu tk 20 Liên đoàn trắc địa Anh Pháp thiết lập mạng lưới khoá tam giác, đo
nối mạng lưới Thái Lan, Myama, Ấn Độ vào Đông Dương.
• Đầu tk 20 đo vẽ các loại bản đồ tỷ lệ lớn:
o 1:1.000.000 cho toàn bộ Đông Dưong
o 1:25.000 và 1:50.000 cho đồng bằng Bắc, Nam, Trung
o 1:10.000 và 1:5.000 cho thành phố, thị xã

o 1:4.000 bản đồ giải thửa
• Năm 1951 – 1954 liên đoàn Anh Pháp Mỹ đã bay chụp toàn bộ Đông
Dương.
• Sau năm 1954 quân đội Mỹ đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, bản đồ pictomap, bảnđồ
địa hình 1:50.000, 1:25.000 … phục vụ cho ý đồ xâm lược.
• Năm 1959 Cục đo đạc bản đồ ra đời và là tiền thân ngành trắc địa bản đồ
nước ta
• Năm 1960 tổ bộ môn Bản đồ khoa Địa lí trương Đại học Sư phạm được
thành lập.
• Năm 1962 thành lập bộ môn trắc địa thuộc khoa Mỏ địa chất trường Đại học
Bách khoa Hà nội (nay là khoa Trắc địa Bản đồ trường đại học Mỏ Địa chất).
• Những năm sau đó đào tạo chuyên ngành Bản đồ ngày càng mở rộng ở các
trường Đại học khác.
• Hiện nay chúng ta đã thành lập lưới khống chế I, II, III, IV cho toàn quốc,
đang đo vẽ bản đồ địa chính với mục đích: quản lí đất đai, lập sổ mục thống
kế, xác nhận sự biến đổi hiện trạng đất v.v… nhằm phát triển kinh tế.

5. Ý nghĩa bản đồ học trong thực tiễn và trong giảng dạy địa lý

• Bản đồ cung cung cấp số liệu điều tra, đánh giá đúng đắn điều kiện tự nhiên,
KTXH, từ đó bố trí hợp lý lực lượng sản xuất, sử dụng đúng đắn nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
• Trong quốc phòng, ngành bản đồ quân sự cung cấp thông tin về địa hình, địa
thế, toạ độ, dụng bản đồ để bố trí lực lượng các binh chủng, lập kế hoạch tác
chiến.
Bản đồ học SĐ 604 7 Trần Thị Phụng Hà, MSc
• Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực văn hóa, thông tin, tuyên
truyền và trong công tác quản lý xã hội.
• Trong công tác giảng dạy địa lý ở nhà trường phổ thông, các bản đồ giáo
khoa có một ý nghĩa đặc biệt. Bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để giảng dạy

địa lý đồng thời là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu
kiến thức địa lý. Bản đồ được xem như quyển sách giáo khoa thứ II.

Câu hỏi bài tập
1. Bản đồ phục vụ cho các ngành kinh tế nào bạn biết. Cho ví dụ.
2. Tại sao cần thiết phải học bản đồ học trong chương trình đào tạo
ngành cử nhân địa lí. Học môn này bạn kỳ vọng sẽ có được kiến
thức và kỹ năng gì?
3. Môn bản đồ học sẽ giúp ích được gì cho bạn trong nghề nghiệp
sau này?


2. Khái niệm về bản đồ

Giới thiệu

Bản đồ là khái niệm phức tạp bao gồm không gian, thời gian, phương hướng,
khoảng cách xa gần, hình tượng sự vật trong không gian và mối tương quan giữa
các sự vật ấy. Hiện tượng địa lí bao gồm nhiều loại, phân bố trong không gian,
nhìn thấy được, không nhìn thấy được, cảm nhận được không cảm nhận được và
thay đổi theo thời gian. Phải chăng do nội dung bản đồ (các đôid tượng, hiện
tượng địa lí) phưc tạp như vậy nên bản đồ có những đòi hỏi về cơ sở toán học, về
phương pháp biểu thị đặc thù và có cách chọn lựa đối tượng nội dung riêng biệt

Mục tiêu
Sau khi học xong phần này SV có thể
• Hiểu được những đặc điểm của bản đồ
• Nắm được những yếu tố nội dung cần phải có trên bản đồ để từ đó đi đến việc
thành lập và sử dụng bản đồ cho hiệu quả.
• Phân biệt những loại bản đồ khác nhau trong đời sống hiện nay.

Mục lục

1. Định nghĩa bản đồ
2. Đặc điểm
3. Nội dung bản đồ
4. Phân loại bản đồ

1. Định nghĩa bản đồ
Trước đây người ta thường quan niệm: bản đồ địa lí là sự biểu hiện thu nhỏ một
phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên bản vẽ. Quan niệm trên chưa đầy đủ và
chính xác về bản đồ. Bản đồ không phải là một bức ảnh chụp hàng không hay
bức tranh phong cảnh vẽ thu nhỏ toàn bộ trái đất mà nó còn có khả năng giải
thích toàn bộ tính chất của các đối tượng có trên bản đồ. Mặt khác nói như trên,
Bản đồ học SĐ 604 8 Trần Thị Phụng Hà, MSc
bản đồ chỉ hạn chế trong việc biểu hiện những đối tượng có trên bề mặt trái đất,
trong khi đó nó còn biểu hiện những đối tượng hiện tượng phức tạp phân bố trên
bề mặt, trong không gian, dưới lòng đất và cả những hiện tượng đó có thể biến
đổi theo thời gian.
Từ việc phân tích những đặc tính cơ bản và những yếu tố nội dung của bản đồ
địa lí mà các định nghĩa về bản đồ ngày càng chính xác và hoàn chỉnh hơn. Định
nghĩa của nhà bản đồ học người Nga K.A. Salisev được mọi người thừa nhận là
đầy đủ và hoàn chỉnh nhất: “Bản đồ địa lí là mô hình kí hiệu hình tượng không
gian của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng
hợp hoá theo một cơ sở toán học nhất định, nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố
không gian và mối tương quan giữa các đối tượng và hiện tượng và những biến
đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước”.
B
ản đồ là gì?

Muốn như vậy, bản đồ địa lí cần phải có 3 đặc điểm cơ bản: cơ sở toán học, hệ

thống kí hiệu và tổng quát hoá bản đồ

Câu hỏi bài tập
1. Bản đồ khác với bức tranh phong cảnh hoặc ảnh hàng không ở
những điểm nào? Cho ví dụ.

2. Đặc điểm

2.1 Cơ sở toán học
Là phương pháp toán học nhằm đảm bảo nguyên tắc và quy luật chuyển bề mặt
tự nhiên của trái đất lên mặt chiếu hình, thu nhỏ kích thước của mặt chiếu hình
rồi dùng phép chiếu hình khai triển bề mặt đó thành mặt phẳng (bản đồ). Mặt
chiếu hình là bề mặt toán học của trái đất đón nhận hình chiếu. Mặt chiếu hình
phải được đặt sát với bề mặt tự nhiên của trái đất, trùng với bề mặt nước biển
trung bình. Tuỳ thuộc vào diện tích khu vực cần chiếu và độ chính xác của tỷ lệ
bản đồ, người ta có thể chọn mặt chiếu hình là những mặt khác nhau: mặt phẳng,
mặt cầu hoặc elipsoid. Nếu đo vẽ bình độ tỷ lệ lớn cho một khu vực nhỏ, độ cong
trái đất là không đáng kể, tất cả các điểm đều được xem như trên một mặt phẳng,
mặt chiếu hình được chọn là mặt phẳng, không tính đến ảnh hưởng độ cong trái
đất. Mặt chiếu hình là mặt cầu (R=6.371.116 m) trong trường hợp đo vẽ cho khu
vực có bán kính khoảng 200km. Nếu khu vực đo vẽ rộng lớn và cần độ chính xác
cao, thì phải dùng mặt chiếu hình là elipsoid. Quá trình trên được minh hoạ theo
hình 2 và 3.

Cơ sở toán học bản đồ bao gồm:
Cơ sở toán
học
• Cơ sở trắc địa: hệ thống các điểm khống chế, kích thước elipsoid, toạ độ và
độ cao các điểm.
• Tỷ lệ bản đồ

• Phép chiếu bản đồ
• Chia mảnh và danh pháp bản đồ
• Bố cục và khung bản đồ
Cơ sở toán học bản đồ cho phép ta có được tài liệu đúng đắn về vị trí, hình dạng,
kích thước các yếu tố biểu hiện trên bản đồ.






Bản đồ học SĐ 604 9 Trần Thị Phụng Hà, MSc
Biểu thị bằng phương pháp bản đồ
Chi
ếuthẳng góc
xu
ống mặtphẳng















H4: Quá trình xây dựng bản đồ



2.2 Hệ thống kí hiệu bản đồ
Là phương tiện để phản ánh toàn bộ hay một khía cạnh nào đó của vật thể, đối
tượng hiện tượng. Hệ thống kí hiện bản đồ (ngôn ngữ bản đồ) bao gồm các dạng
đồ hoạ, màu sắc, chữ cái, con số và cả từ ngữ để ghi nhận vị trí không gian của
các đối tượng, đồng thời phản ánh qui luật phát triển của hiện tượng theo thời
gian.
Người ta căn cứ vào đặc tính cơ bản của các yếu tố đồ hoạ và màu sắc để phối
hợp chúng với nhau theo những quy tắc và phương pháp trong môn kí hiệu học,
ngôn ngữ học, lí thuyết về màu sắc và có xét đến khía cạnh tâm lí, thẩm mỹ để
tạo nên kí hiệu bản đồ.
H
ệ thống k
í
hiệu

Trên bản đồ, kí hiệu phân làm 2 loại: kí hiệu nét và kí hiệu nền
• Kí hiệu nét: các phương pháp thể hiện kí hiệu nét gồm: phương pháp kí hiệu,
phương pháp tuyến tính, phương pháp đường chuyển động, phương pháp
đường đẳng trị là những phương pháp thể hiện các đối tượng định vị theo
điểm hoặc đường ngoài thực tế
• Kí hiệu nền: các phương pháp thể hiện kí hiệu nền gồm: nền chất lượng,
vùng phân bố, đồ giải dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo diện
ngoài thực tế.

2.3 Tổng quát hoá bản đồ

Tổng quát hoá bản đồ là quá trình lựa chọn, phân cấp các đối tượng cần thể hiện
lên bản đồ, trong đó có sự cân đối hài hoà giữa các thành phần của một yếu tố và
giữa các yếu tố với nhau. Mục đích của tổng quát hoá bản đồ là phản ánh chính
xác bản chất của đối tượng và đáp ứng tối ưu yêu cầu đã đặt ra.
Tổng quát
hoá bản đồ

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hoá bao gồm: chủ đề, tỷ lệ, mục
đích sử dụng, đặc thù khu vực thành lập bản đồ và phương pháp biểu hiện bản đồ
Các dạng tổng quát hoá là: tổng quát hoá chọn lọc đối tượng, tổng quát hoá về
mặt số lượng, chất lượng của hiện tượng, tổng quát hoá về mặt hình học và tổng
quát hoá tập hợp các đối tượng. (Trình bày ở chương 5)

Tóm lại
Ta thấy rằng bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt trái đất lên mặt phẳng. Hay
nói cách khác bản đồ là hình chiếu thu được khi ta thực hiện chiếu bề mặt địa lí
của trái đất lên bề mặt toán học nào đó. Phép chiếu được thực hiện theo lưới của
các đường kinh vĩ tuyến. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ tạo thành lưới chiếu
bản đồ. Bề mặt đón nhận hình chiếu rất đa dạng, nó có thể là hình nón, hình trụ
Bản đồ học SĐ 604 10 Trần Thị Phụng Hà, MSc
P
hép chiếu,
lưới chiếu
hoặc hình cầu. Các qui luật toán học dùng để chiếu gọi là các phép chiếu bản đồ
cũng rất đa dạng. Chính vì vậy mà hiện nay người ta đã xây dựng rất nhiều lưới
chiếu bản đồ khác nhau. Trong mỗi phép chiếu sự biến dạng về mặt hình học của
các lãnh thổ thành lập bản đồ và giá trị sai số chiếu hình là khác nhau. Đó là một
trong những vấn đề cơ bản của toán bản đồ. Dựa vào các lưới chiếu, chúng ta,
những người sử dụng bản đồ có thể tiến hành đo đạc, tính toán toạ độ các điểm
hay các vật thể trên bản đồ.


Các vật thể, đối tượng, hiện tượng tự nhiên và KTXH được thể hiện trên bản đồ
thông qua hệ thống các kí hiệu qui ước. Hệ thống các kí hiệu bản đồ, hay còn gọi
là ngôn ngữ bản đồ là các dạng màu sắc, chữ viết, con số, đồ hoạ … nhằm thể
hiện nội dung bản đồ. Các bản đồ khác nhau thì có nội dung khác nhau. Yếu tố
nội dung bản đồ bao gồm các yếu tố về TN và KTXH. Các yếu tố TN bao gồm:
địa hình, hệ thuỷ văn, lớp phủ thực - động vật … Các yếu tố KTXH bao gồm:
các điểm dân cư, các đối tượng KT-VH-LS-XH, mạng lưới các đường giao
thông, ranh giới hành chính.
Các yếu tố nội
dung

• Địa hình (dáng đất) bao gồm: dãy núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng, vách đá,
khe sâu, bờ lở, bãi bồi, điểm độ cao.
• Hệ thuỷ văn bao gồm: ao, hồ, sông ngòi, biển, kênh rạch, mương mán, các
loại hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các nguồn nước và các giếng nước
• Lớp phủ thực vật bao gồm các vùng rừng, đầm lầy qua được và không qua
được, sa mạc, các loại thực vật khác nhau phân bố trên khu vực thành lập
bản đồ. Ngoài ra có thể phối hợp với các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng
mưa, gió) hình thành thảm thực vật đó. Về động vật, thể hiện các khu vực
qui tụ các loài động vật khác nhau.
• Các điểm dân cư bao gồm các thành phố, các khu vực làng xã, các điểm dân
cư dọc theo đường giao thông hoặc lẻ tẻ trên các vùng núi cao. Các đối
tượng KT-VHXH như: các trung tâm công nghiệp, nhà máy lớn, xí nghiệp,
khu chế biến, khu chăn nuôi, sân bay, các công trình văn hoá công cộng, rạp
chiếu phim, nhà hát, trường học, bệnh viện, lăng tẩm, chùa, nhà thờ, nghĩa
trang, tượng đài.
• Hệ thống đường giao thông bao gồm các loại đường sắt và đối tượng phụ
thuộc như nhà ga, sân ga, cầu vượt các loại đường ô tô: đường nhựa, đất, đá,
đường mòn qua làng, qua rừng

• Mạng lưới địa giới hành chính chính trị: ranh giới quốc gia, tỉnh, huyện, xã

Tất cả các yếu tố nội dung trên được biểu thị nhiều hay ít, chi tiết hay sơ lược
(hoặc không biểu thị) phụ thuộc vào mục đích, nội dung và tỉ lệ bản đồ cần thành
lập. Tương tự, kích thước của các đối tượng trên bản đồ được lựa chọn phụ thuộc
vào tỉ lệ, mục đích sử dụng, phương pháp biểu hiện và đặc thù địa phương của
khu vực thành lập bản đồ.

3. Nội dung bản đồ

Mỗi một bản đồ địa lí bao gồm 3 yếu tố: yếu tố nội dung, yếu tố toán học và yếu
tố hổ trợ.
3 yếu tố trên
bản đồ
• Phần giới hạn trong khung bản đồ là yếu tố nội dung bản đồ, tức là sự thể
hiện bản đồ thuần tuý. Yếu tố nội dung bao gồm sự truyền đạt về TN và KT-
XH khác nhau. Các yếu tố TN như địa hình, thuỷ hệ, thổ nhưỡng, lớp phủ
thực vật… và các yếu tố VH-XH như các điểm dân cư, địa giới hành chính,
các đối tượng KT công nghiệp, hệ thống giao thông, các di tích văn hoá, lịch
sử… Các yếu tố nội dung nhiều hay ít không những chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ
Bản đồ học SĐ 604 11 Trần Thị Phụng Hà, MSc
bản đồ mà còn phụ thuộc vào mục đích thành lập bản đồ. Yếu tố nội dung
bản đồ không thể thống nhất trên các bản đồ khác nhau.
• Sau yếu tố nội dung thì yếu tố toán học giữ vai trò quan trọng. Yếu tố toán
học chính là những nguyên tắc toán học trong việc thành lập bản đồ. Yếu tố
toán học bao gồm: phương pháp chiếu đồ, tỷ lệ bản đồ, hệ thống lưới trắc địa
cơ bản. Hệ thống lưới trắc địa đảm bảo việc chuyển từ bề mặt tự nhiên sang
mặt elipsoid mà vẫn đảm bảo chính xác. Mỗi bản đồ khác nhau có nội dung,
mục đích sử dụng khác nhau nhưng không thể khác nhau về yếu tố toán học.
• Yếu tố phụ, hổ trợ bao gồm bản chú giải, bản đồ phụ, đồ thị, lát cắt, số liệu

tra cứu… Yếu tố phụ nhằm bổ sung, giải thích và làm phong phú thêm hình
tượng bản đồ, làm cho việc sử dụng bản đồ được dễ dàng thuận lợi.


Câu hỏi bài tập
1. Dùng bất kỳ bản đồ nào bạn có, tìm hiểu và phân biệt các yếu tố
nội dung, yếu tố toán học và hổ trợ trên bản đồ
2. Hai loại bản đồ khác nhau về chủ đề nhưng cùng mục đích sử
dụng, ví dụ như bản đồ giao thông và bản đồ khí hậu dùng cho dạy
và học (bản đồ giáo khoa) thì chúng khác nhau cơ bản những điểm
gì?
3. Ví dụ cùng bản đồ giao thông nhưng 2 tỷ lệ khác nhau thì chúng sẽ
khác nhau cơ bản những điểm gì?

4. Phân loại bản đồ

Để hiểu rõ các loại bản đồ khác nhau ta tiến hành phân loại. Phân loại bản đồ có
ý nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ, bảo quản, sử dụng và thành lập bản đồ.
Các bản đồ được phân loại theo: tỉ lệ, lãnh thổ thành lập, mục đích sử dụng và
nội dung bản đồ.

4.1 Phân loại theo tỷ lệ
Những bản đồ có tỷ lệ khác nhau sẽ biểu diễn phạm vi lãnh thổ khác nhau. Tỷ lệ
bản đồ còn quyết định mức độ chi tiết của nội dung bản đồ. Phân loại bản đồ
theo tỷ lệ gồm:
• Bản đồ tỷ lệ lớn có tỷ lệ > 1:200.000
• Bản đồ tỷ lệ trung bình có tỷ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000
• Bản đồ tỷ lệ nhỏ có tỷ lệ < 1:1.000.000

4.2 Phân loại theo lãnh thổ

Bản đồ địa lý có thể phân loại theo lãnh thổ như sau: Bản đồ thế giới (gồm lục
địa và đại dương), bản đồ bán cầu: Đông Tây Nam Bắc. Bản đồ các lục địa chia
thành bản đồ các vùng tự nhiên, các miền, các khu vực quốc gia. Nếu chia theo
dấu hiệu hành chính thì từ bản đồ thế giới chia thành bản đồ các châu, quốc gia,
tỉnh huyện, xã

4.3 Phân loại theo mục đích
Bản đồ phục vụ cho các đốí tượng sử dụng khác nhau
• Bản đồ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục văn hoá
• Bản đồ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân
• Bản đồ phục vụ cho quân sự quốc phòng
Trong mỗi nhóm lại được phân loại sâu hơn nữa. Mục đích sử dụng bản đồ quyết
định việc lựa chọn các yếu tố nội dung, phương pháp biểu hiện và cả tỷ lệ bản
đồ. Hai bản đồ có chủ đề (nội dung) khác nhau nhưng giống nhau về mục đích sử
Bản đồ học SĐ 604 12 Trần Thị Phụng Hà, MSc
dụng thì giống nhau cả về mức độ khái quát, hình thức biểu hiện và tỷ lệ bản đồ.
Vd: Bản đồ giáo khoa treo tường địa lý tự nhiên và động thực vât
Ngược lại có những bản đồ giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về mục
đích sử dụng thì các yếu tố nêu trên (tỷ lệ, phương pháp biểu hiện, mức độ tổng
quát hoá) sẽ khác nhau. Vd: bản đồ kinh tế dùng trong qui hoạch và giảng dạy

4.4 Phân loại theo đề mục
Căn cứ vào nội dung chuyên môn của bản đồ, bản đồ địa lý được phân thành 2
nhóm chính: nhóm các bản đồ địa lý chung và nhóm bản đồ chuyên đề

a. Bản đồ địa lý chung
Bản đồ địa lý chung thể hiện các đối tượng TN, KTXH một cách đồng đều, không
nhấn mạnh ưu tiên thể hiện đối tượng nào. Nội dung của bản đồ điạ lí chung bao
gồm: dáng đất, thuỷ văn, mạng lưới các đường giao thông, địa giới hành chính,
các điểm dân cư, lớp phủ thực vật. Bản đồ địa lí chung (địa lí khái quát) có tỉ lệ

lớn được gọi là bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn (>1:200.000) được
phân thành 3 nhóm chính.
B
ản đồ địa lí
chung
• >1:5000 (gồm 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000) gọi là bình đồ (bản đồ
địa chính, bản đồ giải thửa thuộc nhóm này)
• 1:5000 đến 1:50.000 bản đồ điạ hình tỉ lệ trunng bình
• 1:50.000 đến 1:200.000 bản đồ điạ hình.

Các bản đồ này được thành lập bằng cách đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa hoặc từ
ảnh hàng không hoặc kết hợp cả 2 cách. Bản đồ địa hình thường có tỷ lệ từ 1:
1.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000
• Nhóm bản đồ địa hình khái quát có tỷ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000 và
được thành lập từ phương pháp biên soạn bản đồ, nội dung không tỷ mỉ như
bản đồ địa hình, nhiều đối tượng thể hiện phi tỷ lệ
• Bản đồ khái quát có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 thường dùng các kí hiệu phi
tỷ lệ.

Vì thế bản đồ loại này không được dùng để tính toán, thu thập các giá trị số
lượng
Tất cả các bản đồ từ địa hình tới khái quát đều phản ánh thực tế ở một thời điểm
nhất định. Trong khi đó, thực tế khách quan luôn luôn có sự thay đổi theo không
gian và thời gian. Chính vì thế bản đồ luôn luôn được hiệu chỉnh, điều chỉnh và
bổ sung sao cho nội dung bản đồ phù hợp với thực tế

b. Bản đồ chuyên đề
B
ản đồ
chuyên đề

Các bản đồ chuyên đề là những bản đồ mà nội dung của nó chỉ thể hiện một, hai
đối tượng hiện tượng địa lý. Khác với bản đồ địa lý chung, bản đồ chuyên đề tập
trung thể hiện những hiện tượng riêng biệt của tự nhiên , kinh tế xã hội
So với bản đồ địa lý chung bản đồ chuyên đề phong phú và đa dạng hơn về chủ
đề, thể loại và phương pháp biểu hiện. Theo đề mục, bản đồ chuyên đề được
phân thành 4 nhóm

+Bản đồ chuyên đề về hoàn cảnh tự nhiên (địa lý tự nhiên) Bao gồm:
• Bản đồ địa chất (địa tầng, nham thạch, kiến tạo, trầm tích đệ tứ, thuỷ địa
chất, khoáng sản có ích )
• Bản đồ địa vật lý
• Bản đồ địa hình bề mặt trái đất (bản đồ địa mạo, bản đồ độ cao )
• Bản đồ các hiện tượng khí quyển (bản đồ khí tượng, khí hậu )
• Bản đồ thuỷ quyển (thuỷ quyển đại cương, nước trên lục địa )
• Bản đồ thổ nhưỡng
Bản đồ học SĐ 604 13 Trần Thị Phụng Hà, MSc
• Bản đồ động thực vật

+ Bản đồ dân cư Bao gồm:
• Bản đồ phân bố dân cư
• Bản đồ thành phần dân cư (dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, tuổi tác, giới tính
)
• Bản đồ vận động tự nhiên (sinh tử)
• Bản đồ di cư, nhập cư

+ Bản đồ kinh tế
• Bản đồ tài nguyên tự nhiên cùng với sự đánh giá chung về mặt kinh tế
• Bản đồ công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp
• Bản đồ giao thông vận tải và các phương tiện liên hệ
• Bản đồ thương nghiệp: nội thương, ngoại thương


+ Bản đồ văn hoá, kỹ thuật
• Bản đồ hành chính chính trị
• Bản đồ lịch sử
• Bản đồ du lịch

Như vậy bản đồ chuyên đề rất phong phú và đa dạng nhưng chúng đều có những
đặc điểm nội dung sau:
• Trên bản đồ chuyên đề có sự phân chia thành phần chính và phụ. Những đối
tượng thuộc thành phần chính được ưu tiên thể hiện, những đối tượng phụ có
tính chất làm rõ nét hơn các thành phần chính hoặc giúp cho việc đọc bản đồ
được dễ dàng thì sẽ được tổng quát hoá cao hơn
• Bản đồ chuyên đề thường đi sâu vào nội dung bên trong của hiện tượng,
trong khi bản đồ địa lý chung chỉ phản ánh đường nét bên ngoài của hiện
tượng

4. 5 Phân loại theo đặc tính khác
Có thể phân loại theo một số đặc tính phụ khác như: theo số màu in (bản đồ 2, 3,
4, 6, 8 màu), theo số mảnh (2, 4 mảnh), theo tính chất sử dụng (bản đồ treo
tường, để bản, bỏ túi), theo mục đích sử dụng (nghiên cứu, giảng dạy, du lịch…)

Câu hỏi bài tập
1. Nguyên tắc phân loại bản đồ là phải “liên tục” và “nhất quán”
nghĩa là sao?
2.Nêu tên các nhóm bản đồ theo hình vẽ











Bản đồ đị
a
lí tự nhiên



Bản đồ học SĐ 604 14 Trần Thị Phụng Hà, MSc







Bản đồ học SĐ 604 15 Trần Thị Phụng Hà, MSc
Chương 2:
Cơ sở toán học bản đồ
Giới thiệu
Cơ sở toán học bản đồ là 1 trong 3 đặc điểm cơ bản của bản đồ. Cơ sở toán học bản đồ
cho phép ta tính toán và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa toạ độ địa lí giữa các điểm
trên bề mặt trái đất
và hình chiếu của chúng trên mặt phẳng. Cho phép ta nghiên
cứu được mối quan hệ không gian, hình dạng, kích thước của các đối tượng,
hiện tượng thể hiện trên bản đồ. Cơ sở toán học của bản đồ bao gồm các vấn đề:
Mục tiêu

Sau khi học xong phần này SV có thể
 Giải thích được tỷ lệ chung, tỷ lệ riêng và đặc tính của sai số chiếu đồ
 Hiểu được tỷ lệ bản đồ và tính toán được các bài toán liên quan đến tỷ lệ
 Nhận dạng các luới chiếu
 Phân biệt được các phép chiếu bản đồ tỷ lệ nhỏ theo đặc tính sai số
Mục lục
1. Tỷ lệ bản đồ
2. Bố cục bản đồ
3. Sai số
4. Các phép chiếubản đồ tỷ lệ nhỏ
5. Các phép chiếu bản đồ tỷ lệ lớn

1. Tỷ lệ bản đồ
1. Định nghĩa
Tỷ lệ bản đồ là yếu tố toán học quan trọng nhằm xác định mức độ thu nhỏ của các độ
dài nằm ngang từ trái đất (thực địa) lên bản đồ.
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số của giữa độ dài của một đoạn thẳng trên bản đồ và độ dài
tương ứng nằm ngang của đoạn thẳng đó ngoài thực tế; tỷ lệ bản đồ được viết 1:M
(không nên viết 1/M hoặc
M
1
Trong đó M là mẫu số tỷ lệ, nó chỉ rõ chiều dài nằm
ngang của các đoạn thẳng trên thực địa đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với chiều dài
của chúng trên bản đồ.

Tỷ lệ


Ví dụ: đoạn thẳng AB trên bản đồ đo được 14.5mm ứng với bề dài nằm ngang của nó
ngoài thực tế là 72.5m. Vậy tỷ lệ bản đồ là 1:M =

500.72
5,14
= 1:5000.
M được chọn là những số chẵn như 200, 500 1000,…,1.000.000,… để dễ dàng cho
việc nội suy thuận, nghịch, tiện lợi cho việc tính toán khi sử dụng bản đồ.


Người ta phân biệt bản đồ tỷ lệ lớn và bản đồ tỷ lệ nhỏ.
• Bản đồ tỷ lệ lớn có tỷ lệ ≥ 1:200.000
• Bản đồ tỷ lệ trung bình có tỷ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000
• Bản đồ tỷ lệ nhỏ có tỷ lệ ≤ 1:1.000.000

2. Tỷ lệ chung

Như chúng ta đã biết, tỷ lệ bản đồ không giống nhau trên toàn bộ tờ bản đồ. Tỷ lệ bản
đồ được ghi dưới khung chỉ nói một cách khái quát về mức độ thu nhỏ bề mặt trái đất
mà thôi. Vì vậy nó là tỷ lệ chung. Tỷ lệ chung là tỷ lệ tại một điểm hay một đường
(tuỳ thuộc vào phép chiếu) nơi trái đất tiếp xúc với mặt chiếu (mặt hình học hổ trợ
đón nhận hình chiếu). Còn những điểm xa nơi tiếp xúc sẽ có tỷ lệ khác với tỷ lệ chung.
Tỷ lệ
chung

Quả cầu địa lý là mô hình của trái đất, chính vì vậy tỷ lệ ghi trên quả cầu địa lý là tỷ lệ
chung cho bất kỳ điểm nào trên quả cầu. Tính tỷ lệ quả cầu bằng công thức
R
r
M
=
1


Trong đó:
M: mẫu số tỷ lệ
R: bán kính trái đất R= 6.371.116 m
r: bán kính quả cầu

3. Tỷ lệ riêng

Do ảnh hưởng độ cong của quả đất những điểm khác nhau trên bản đồ địa lý có tỷ lệ
không như nhau, khác với tỷ lệ chung. Tỷ lệ riêng xuất hiện ở nhưũng nơi mặt chiếu
không tiếp xúc với mặt cầu (trái đất). Vì vậy tỷ lệ riêng là tỷ lệ một đoạn nhỏ vô hạn
trên bản đồ và đoạn tương ứng của nó ngoài thực tế. Nếu ta chọn tỷ lệ chung là 1 thì tỷ
lệ ở một nơi nào đó khác 1 thì nơi đó sẽ có tỷ lệ riêng. Nó đặc trưng cho hiện tượng sai
số trong biểu hiện bản đồ (cụ thể là trong các phép chiếu đồ).
Tỷ lệ riêng
Muốn tính tỷ lệ riêng ở một điểm nào đó trên bản đồ, người ta đo độ dài cung kinh
tuyến hoặc vĩ tuyến đi qua một điểm nào đó rồi so sánh với độ dài tương ứng của cung
đó ngoài thực tế (tra bảng)
1

L
l
m =

Trong đó:
m : tỷ lệ riêng
l : độ dài cung kinh tuyến hoặc vĩ tuyến đo được trên bản đồ nhân với mẫu
số tỷ lệ chung của tờ bản đồ
L: độ dài cung kinh tuyến hoặc vĩ tuyến đó ngời thực tế (tra bảng)



Như vậy nơi nào có
• m < 1 nơi đó bản đồ co lại so với tỷ lệ chung M

1
Độ dài cung kinh, vĩ tuyến Elipsoid tra từ bảng 1 trang 216 Giáo trình bản đồ học của Ngô Đạt Tam, 1986
• m > 1 nơi đó bản đồ giãn ra so với tỷ lệ chung M

Tỷ lệ bản đồ không những phản ánh mức độ thu nhỏ của đối tượng mà còn
• Qui định mức độ tổng quát hoá bản đồ
• Quyết định mức độ chính xác của bản đồ và ảnh hưởng đến mục đích sử dụng
bản đồ

4. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ càng lớn, độ chính xác càng cao. Thông thường, mắt người chỉ phân
biệt được khoảng cách ≥ 0,1mm, nghĩa là khi có 2 điểm cách nhau một khoảng ≤
0,1mm thì 2 điểm ấy coi như trùng nhau. Vì vậy độ dài 0,1mm trên giấy được coi
là chuẩn để xác định độ chính xác của tỷ lệ bản đồ. Vd: bản đồ 1:10.000 có độ
chính xác là 1m, bản đồ 1:500 có độ chính xác là 0,05m
Tỷ lệ bản đồ càng lớn, trên bản đồ càng thể hiện được nhiều chi tiết địa hình địa
vật, độ chính xác càng cao. Ngược lại bản đồ càng nhỏ, địa hình, địa vật chỉ thể
hiện khái quát.
Bản đồ có tỷ lệ lớn mức độ chi tiết càng cao rất tốt đối với người sử dụng. Song
khi bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì công đo vẽ càng lớn, giá thành bản đồ càng cao.
Mặc khác tỉ lệ bản đồ càng lớn, kích thước tờ bản đồ sẽ tăng lên, gây bất tiện cho
người sử dụng.
Vì những lí do trên, việc chọn lựa tỷ lệ khi đo vẽ một khu vực cần phải cân nhắc
tính toán kỹ. Một sự lựa chon sai tỷ lệ – quá lớn hoặc quá bé – đều gây ra lãng phí.
5. Thước tỷ lệ


Biết tỷ lệ bản đồ và chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ sẽ biết được chiều dài
thực ngoài thực tế và ngược lại. Để thuận lợi cho việc nội suy thuận nghịch, người
ta thường vẽ thước tỷ lệ dưới mỗi mảnh bản đồ.
Có hai loại thước tỷ lệ: tỷ lệ thẳng và tỷ lệ nghiêng.

5.1 Thước tỷ lệ thẳng

Để thành lập thước tỷ lệ thẳng (hình 15), người ta vẽ 2 đường thẳng song song rồi
chia làm nhiều đoạn bằng nhau, mỗi đoạn ứng với một “đơn vị cơ bản”. Vd: bản
đồ tỷ lệ 1:2000 người ta chọn đơn vị cơ bản là 1cm ứng với ngoài thực tế là 20m.
Trên thước, đầu trái ta ghi 20m, vạch thứ II ghi 0, về bên phải mỗi vạch là 20m.



20m 0m 20m 40m

A
B

H
ình 15: Thước tỷ lệ thẳng


Phần khoảng đầu của thước được chia thành 10 phần bằng nhau, mỗi vạch tương
ứng với bề dài 2m. Thước tỉ lệ có độ chính xác bằng 1:10 đơn vị cơ bản.
Vd: Độ dài AB đo được trên bản đồ 1:2000 ứng với ngoài thực tế là 56 m.

5.2 Thước tỷ lệ xiên

Để thành lập thước tỷ lệ xiên (hình 16), ta vẽ các ô vuông liên tiếp nhau, mỗi ô

vuông có cạnh 2cm, ứng với bản đồ tỷ lệ 1:2000 “đơn vị cơ bản” ứng với ngoài
thực tế là 40m.










NM
B A

H
ình 16: Thước tỷ lệ xiên

Theo định lí đường song song, ta có thể đọc được bề dài nhỏ nhất trên thước là
t=AB/100, trong đó AB là chiều dài đơn vị cơ bản. Theo ví dụ trên t = 0,02cm, ứng
ngoài thực tế là 0,4m. t gọi là độ chính xác của thước tỷ lệ xiên.
Cách sử dụng thước: muốn biết đoạn MN trên bản đồ dài bao nhiêu, ta đặt một đầu
lên N, rồi đầu kia lên M rồi lựa khẩu độ trên thước tỷ lệ. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản
đồ mà đoạn MN được đo, sẽ tương ứng với ngoài thực tế bằng những giá trị khác
nhau.

Theo hình vẽ ứng với tỷ lệ khac nhau đoạn AB có độ dài thực tế khac nhau:
1:2.000 MN = 120 + 20 + 2 = 142 m
1:10.000 MN = 600 + 100 + 10 = 710 m
1:25.000 MN = 1500 + 250 + 25 = 1775m



2. Bố cục bản đồ
Sự lựa chọn kích thước, hình dạng, vị trí, cách bố trí các yếu tố trên bản đồ: bản đồ
chính, bản đồ phụ, tên bản đồ, tỷ lệ, sơ đồ, lát cắt, bảng chú giải, số liệu trong, ngoài
khung … sao cho hợp lí và bản đồ được trình bày một cách hài hoà, đẹp mắt. (Hình 17)

B
ố cục
bản đồ


H
ình 17: Bố cục bản đồ


3. Sai số trong các phép chiếu hình
1. Định nghĩa
Sai số bao giờ cũng xuất hiện trong các phép chiếu hình. Ta xem quả cầu địa lí là mô
hình thu nhỏ của trái đất. Mức độ thu nhỏ này là tỷ lệ chung. Khi so sánh các phần tử
tương ứng với nhau trên bản đồ và trên quả cầu. Nếu tỷ số 2 đại lượng bằng 1 thì giá trị
tại đó mang tỷ lệ chính. Nếu tỷ số khác 1 thì ta có tỷ lệ riêng. Sai số độ dài hay diện
tích tại một điểm nào đó chính bằng hiệu số tỷ lệ riêng và 1
Sai số

Có các loại sai số: sai số độ dài, diện tích và góc

2. Sai số độ dài

Lấy một đoạn dx’ trên bản đồ ứng với nó ngoài thực địa dx (hoặc quả cầu dọc theo

đường kinh tuyến)

Ta có:
dx’: độ dài một đoạn theo kinh tuyến trên bản đồ
dx: đội dài một đoạn theo kinh tuyến ngoài thực tế
m: tỷ lệ riêng dọc theo kinh tuyên
sai số độ
dài
Hoặc
dx’: độ dài một đoạn theo vĩ tuyến trên bản đồ
dx: đội dài một đoạn theo vĩ tuyến ngoài thực tế
n: tỷ lệ riêng dọc theo vĩ tuyên

m
m
dx
dx
m
'
=
n
dx
n
n
'
=

Sai số về độ dài v
m
= (m-1)100% dọc theo kinh tuyến


v
n
= (n-1)100% dọc theo vĩ tuyến

Ví dụ: Trên bản đồ 1:1.000.000, một độ dài theo cung kinh tuyến là 1,03 cm, độ dài
này tương ứng ngoài thực tế là 10km. Vậy tỷ lệ theo kinh tuyến là

03,1
10
3,10
==
km
km
m
Sai số theo độ dài
v
m
= (1,03-1,0) 100% = 3%
Khi v > 0 độ dài trên bản đồ giãn ra so với ngoài thực tế
Nếu với một đoạn thẳng bất kỳ thì tỷ lệ riêng về độ dài là
),,(
'
λϕαµ
F
ds
ds
==

Hàm số phụ thuộc vào vị trí điểm, độ cong quả đất và hướng của đoạn thẳng


3. Sai số diện tích

So sánh diện tích nhỏ trên bản đồ tương ứng với diện tích ngời thực tế; Tỷ lệ riêng về
diện tích được tính theo công thức
dp
dp
p
'
=
Sai số diện
tích

Trong đó dp’: diện tích trên bản đồ
dp: diện tích thực tế

Ví dụ: Nếu bản đồ tỷ lệ 1:100.000, một khu vực có diện tích 1cm
2
trên bản đồ ứng với
ngoaì thực tế nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1km
2
thì

diện tích đã vẽ trên bản đồ bị sai. Nếu một
điểm có p là 1,15 (tỷ lệ riêng về diện tích) thì diện tích trên bản đồ lớn hơn diện tích
thất .

Sai số về diện tích
v
p

= (p-1) 100%
Theo ví dụ trên, sai số về diện tích là +15%

4. Sai số về góc

sai số v

góc
Là hiệu số giữa hướng (hoặc góc) trên bản đồ và hướng (hoặc góc) ngoài thực tế
∆u = u

- u

Trong đó u’ là góc trên bản đồ
u là góc thực tế


Câu hỏi Bài tập
1. Tỷ lệ bản đồ là gì? Tại sao bảnđồ cần có tỷ lệ?
2. Tỷ lệ bản đồ quyết định điều gì?
3. Tại sao trong các phép chiếu hình thường xuất hiện sai số? Có các
loại sai số gì?
4. Phân biệt tỷ lệ riêng và sai số
5. Khái niệm về tỷ lệ chung và tỷ lệ riêng
6. Tính tỷ lệ quả cầu địa lý hoặc một bản đồ bất kỳ như thế nào?
7. Tính m, n trên các bản đồ khác nhau dựa vào số liệu về kích thước quả
đất trong giáo trình Bản đồ học của Ngô đạt Tam (Phụ lục: Bảng 1,
trang 216, Bản đồ học, 1986)
8. Chiều dài 10,2 cm trên bản đồ 1:1.000.000 tương ứng với chiều dài
thực tế là 107 km. Vậy bản đồ có sai số không? co hay giãn? Sai số là

bao nhiêu?
9. Tính toán các BT chuyển số liệu đo trên bản đồ ra thực tế (và ngược
lại)
• 10 cm trên bản đồ 1:25.000 tương ứng với ngoài thực tế là bao
nhiêu?
• Một độ dài 2km ngoài thực tế thu nhỏ trên bản đồ 1:50.000 được
bao nhiêu cm trên bản đồ?
• Một cm
2
trên bản đồ 1:50.000 tương ứng với ngoài thực tế là bao
nhiêu?
• Một khu rừng đo được 10 ô vuông (cạnh ô vuông là 2mm) trên bản
đồ 1:25.000 vậy diện tích khu rừng ngoài thực tế là bao nhiêu?
• Một diện tích 25 hecta thu nhỏ trên bản đồ được 4cm
2
. Vậy tỷ lệ
bản đồ là bao nhiêu?
• Một diện tích 36 hecta thu nhỏ trên bản đồ 1:2.000 thì được bao
nhiêu cm
2
trên bản đồ?

4. Các phép chiếu bản đồ tỷ lệ nhỏ
1. Khái niệm
Phép chiếu là nguyên tắc toán học để triển khai bề mặt chiếu hình trái đất lên mặt phẳng
bản đồ. Khi thành lập bản đồ người ta chiếu những điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất theo
phương dây dọi đến đến mặt chiếu hình
2
. Mặt chiếu hình trái đất có thể là mặt phẳng (bản
đồ tỷ lệ lớn), mặt nước gốc (độ cao), mặt elipsoid hay mặt cầu (bản đồ tỷ lệ nhỏ). Khi đó ta

dùng những mặt hình học hổ trợ đón nhận hình chiếu (trụ, nón, mặt phẳng). Sau khi chiếu
các đường kinh vĩ tuyến vào mặt hình học hổ trợ, ta triển khai mặt hình học thành mặt
phẳng và thu nhỏ mặt hình học theo tỷ lệ cần thiết.
Vậy, khi xây dựng bản đồ, vấn đề cơ bản là biểu thị bề mặt hình cầu (hoặc elipsoid)
của trái đất lên mặt phẳng của bản đồ. Để làm được điều này người ta dùng các phép
chiếu bản đồ. Phép chiếu bản đồ nhằm xác định sự tương ứng điểm giữa bề mặt
elipsoid (hay mặt cầu) có toạ độ là ϕ và λ tương ứng với điểm trên mặt đất có toạ độ là
X, Y. Sự tương ứng này có quan hệ hàm số, có thể viết dưới dạng
P
hép chiếu
X = f
1
(ϕ,λ)
Y = f
2
(ϕ,λ)
Phương trình này được gọi là phương trình chiếu. Phương trình chiếu phải thoả mãn
điều kiện f
1
f
2
là hàm liên tục và đơn trị. Phương trình chiếu có nhiều dạng nên có
nhiều phép chiếu khác nhau. Mỗi phép chiếu cho ta cách biểu hiện các đường kinh vĩ
tuyến lên mặt phẳng gọi là lưới chiếu bản đồ.
Có rất nhiều phép chiếu. Người ta dựa vào đặc tính sau đây để phân loại các phép
chiếu hình
- Dựa vào tính chất biến dạng (đặc tính sai số)
- Dựa vào hình dạng mặt hình học hổ trợ

2. Phân loại các phép chiếu dựa vào đặc tính sai số


Để nghiên cứu tính chất biến dạng của các điểm, đường trên bản đồ, người ta dùng elip
sai số (elip biến dạng). Các vòng tròn nhỏ trên elipsoid trái đất khi chiếu lên mặt phẳng
do sai số chúng bị biến dạng thành các elip, gọi là elip sai số





Trên bản đồ
Trên elipsoid


Hình 18: Elip sai số


2
Trong thực tế, khi thay thế ở những bản đồ tỷ lệ lớn người ta dùng mặt phẳng thay cho mực nước gốc. Việc
biểu thị bề mặt trái đất lên mặt phẳng sẽ có sai số. Sai số của 10km trên mặt nước gốc so với mặt phẳng vào
khoảng 1:1.000.000 là sai số rất nhỏ, nên có thể coi việc đo dài trong khu vực bán kính 10km trên mặt phẳng
cũng như trên mặt nước gốc.
Mức độ sai của hình elip phản ánh mức độ sai của các hình dạng địa lý ở khu vực đó.
So sánh trục của elip và đường kính của vòng tròn ta có sai số về độ dài. So sánh diện
tích của elip và diện tích của đường tròn ta có sai số về diện tích
Phân loại phép chiếu dựa vào đặc tính sai số chiếu hình gồm 3 nhóm chính











P. c h i ếu đồng góc



P
hép chiếu đồng diện
tích
P
hép chiếu đồng khoảng
cách


P
hép chiếu đồng
góc


Hình 19: Phép chiếu hình trụ theo đặc tính sai số

2.1 Phép chiếu đồng góc
Các phép
chi
ế
u theo đặc
tính sai s



Phép chiếu đồng góc đảm bảo các giá trị về góc không có sai số, cho phép ta nhận
được giá trị đúng đắn về hình dạng đối tượng. Một vòng tròn nhỏ trên quả cầu cũng là
một vòng tròn nhỏ trên bản đồ nhưng có sự thay đổi về kích thước. Kích thước thay đổi
tỷ lệ thuận về 2 trục, trục này dài lên (ngắn lại) bấy nhiêu lần thì trục kia cũng vậy
(m=n)

2.2 Phép chiếu đồng khoảng cách
Trong phép chiếu này chiều dài của kinh tuyến (hoặc vĩ tuyến) là không đổi và bằng tỷ
lệ chính
Vòng tròn nhỏ trên quả cầu là elip với trục nhỏ không đổi (đồng khoảng cách theo kinh
tuyến). Tỷ lệ dài dọc theo 1 trong 2 hướng chính không đổi (m=1 hoặc n=1)

2.3 Phép chiếu đồng diện tích
Tỷ lệ diện tích ở mọi nơi trên bản đồ là không đổi
dp
dp
p
'
= = 1 (không có sai số về
diện tích). đảm bảo diện tích trên bản đồ chính xác bằng diện tích thật của nó ngoài
thực tế. Muốn vậy, một trục dài bao nhiêu lần thì trục kia ngắn lại bấy nhiêu lần. Một
vòng tròn nhỏ trên quả cầu bằng vòng tròn đó nhưng có dạng elip trên bản đồ. Vì vậy,
phép chiếu đồng diện tích và đồng góc không thể tồn tại trong một phép chiếu.
Tỷ lệ riêng về diện tích p = m.n = 1

Kết luận: Phải tiến hành lựa chọn các phép chiếu đồ sao cho phù hợp với mục đích sử
dụng bản đồ


Ví dụ: Đối với bản đồ đất rừng, thực vật… cần chọn phép chiếu đồng diện tích để so
sánh các vùng thực vật, đất đai. Dùng bản đồ cho mục đích hàng hải, hàng không,
hướng gió, bản dồ giáo khoa treo tường cần chọn phép chiếu giữ góc đảm bảo hình
dạng thực tế

3. Phân loại phép chiếu theo hình dạng mặt hình học hổ trợ
Người ta dùng mặt hình học hổ trợ để triển khai bề mặt tự nhiên của quả cầu thành mặt
phẳng. Mặt hình học hổ trợ đón nhận hình chiếu gồm: hình trụ, hình nón, mặt phẳng
(hình 20). Trong phần này chỉ đề cập đến phép chiếu thẳng
Các phép
chiếu theo
mặt hình học
hổ trợ























H
ình 20: Các phép chiếu

Câu hỏi Bài tập
1. phân biệt phép chiếu và lưới chiếu
2. Trên quả cầu địa lí tìm 1 đường thẳng nối một số điểm dân cư lại với
nhau. Tìm lại các điểm dân cư đó trên bản đồ. đường nối các điểm dân
cư đó trên bản đồ có phải là đường thẳng hay không? Tại sao?
3. Chọn lưới chiếu phù hợp thành lập bản đồ Việt Nam. Tại sao?
4. Dựng các lưới chiếu hình trụ đồng diện tích, khoảng cách và đồng góc
trên khổ giấy tuỳ chọn. Tỷ lệ có thể chọn từ 1:100.000.000 đến
1:200.000.000. Nhận xét sự khác nhau các lưới chiếu
5. Dựng bản đồ Việt Nam trên lưới chiếu hình trụ đồng diện tích, khoảng
cách và đồng góc. Nhận xét.

4. Phép chiếu hình trụ
Hình trụ được đặt tiếp xúc hoặc cắt quả cầu. Chiếu bề mặt của quả cầu lên hình trụ, cắt
dọc hình trụ và trải ra mặt phẳng. Trong phép chiếu hình trụ đứng chuẩn, kinh vĩ tuyến
là những đường song song và thẳng góc với nhau, khoảng cách giữa các kinh tuyến bằg
nhau, khoảng cách giữa các vĩ tuyến tăng hoặc giảm dần từ xích đạo về cực (hình 21)
L
ưới chiếu hình
trụ

×