Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tín dụng và rủi ro tín dụng kinh tế ngoài quốc doanh trong họat động của các Ngân hàng thương mại - 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 11 trang )

3.4.2. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng:
Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thoất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi Ngân
hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn. Chính điều này đã
làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng.
3.4.3. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của của Ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là Ngân hàng hoạt động
kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Đây là một
vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào
Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây
khó khăn cho việc huy động vốn của Ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của
Ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các Ngân hàng bạn,
Ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía
họ khi cần thiết. Ngoài ra, Ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối
trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng.
3.4.4. Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng.
Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dân
chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu
tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá
nhiều người đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sự của Ngân hàng.
Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu
mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với ngân hàng. Điều này sẽ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác
ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu
vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế
của các nước trong khu Vực bị điêu đúng. Chính điều này đã gây ta những rối loạn
về an ninh, chính trị, xã hội kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất
nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những bài học thấm thía có nguồn
gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM.


3.5. Các chỉ tiêu đánh giá, đo lường rủi ro của ngân hàng thương mại.
Rủi ro gây ra làm thiệt hại rất lớn cho bất cứ ai phải đương đầu với nó. Muốn tồn tại
và phát triển trong cạnh tranh, các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng cần
phải để đoán được rủi ro để có những giải pháp quản lý và phòng chống rủi ro và
chấp nhận rủi ro mức độ hợp lý. Không có công việc kinh doanh nào lại không có
rủi ro, nhưng rủi o quá giới hạn cho phép thì kinh doanh sẽ lỗ, thậm chí phá sản.
Cán bộ ngân hàng cần ý thức được rằng: các chiến lược kinh doanh vạch ra cho dù
cẩn thận, tỷ mỷ đến đâu vẫn có thể gặp thất bại. Chiến lược kinh doanh càng táo
bạo, cạnh tranh càng khốc liệt thì các nhà kinh doanh càng dễ thu lợi nhuận lớn
song cũng dễ vướng phải tổn thất nặng nề.
Rủi ro trong kinh doanh là một tất yếu, nó có thể xuất hiện ở khâu này hay khâu
khác dưới nhiều dáng thức khác nhau. Chỉ cần một sơ suất nhỏ hoặc một quyết định
thiếu kịp thời: nên đầu tư hay rút vốn ra cũng có thể đưa đến cho ngân hàng
những bất trắc khó lường. Vì vậy trong kinh doanh ngân hàng cần thiết phải đo
lường rủi ro.
+ Kết cấu dư nợ tín dụng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng của ngân hàng
cao hay thấp. Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thành
phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định
sẽ có rủi ro lớn do tập trung vốn cao. Chẳng hạn, tại Ngân hàng Công thương chi
nhánh 3 Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nợ quá hạn cao (28,4) trong tổng dư nợ là do
Ngân hàng đã tập trung cho vay chủ yếu vào một vài doanh nghiệp chuyên sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu. Khi thị trường này bị
biến động vào đầu những năm 1990, nhiều doanh nghiệp bị mất thị trường, không
tiêu thụ được sản phẩm, phá sản khiến cho Ngân hàng không thu hồi được nợ.
Như vậy, dựa vào kết cấu tín dụng (theo thành phần, đối tượng, ngành nghề, thời
hạn) kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng, thị trường của
Ngân hàng và của khách hàng ta có thể đánh giá rủi ro tín dụng là cao hay thấp.
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn / Dư nợ tín dụng.

Hoạt động của Ngân hàng và doanh nghiệp đều tránh tình trạng nợ quá hạn. Về phía
doanh nghiệp đi vay vốn, nếu quá hạn không trả được nợ sẽ mất uy tín, phải chịu
một lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất trong hạn, đối với ngân hàng, nợ quá hạn sẽ
làm tăng tỷ lệ quá hạn/ Dư nợ tín dụng. Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy qui mô của các
khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏ chất lượng tín
dụng của ngân hàng kém, ngân hàng phải xem xét lại khả năng đánh giá lại các
khoản cho vay của mình, đánh giá lại qui trình thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét
lại khả năng đánh giá lại các khoản cho vay của mình, đánh giá lại qui trình thủ tục
cho vay, đặc biệt là xem xét lại khả năng thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ tín
dụng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tuy nhiên, nợ quá hạn không phải là tổn thất của Ngân hàng, đây vẫn là chỉ tiêu
gián tiếp. Bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này sẽ dẫn đến rủi ro.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/ Dư nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/ Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh
rủi ro. Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất.
Nói một cách khác, chỉ tiêu phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ của
Ngân hàng.
Nợ quá hạn có khả năng tổn thất thường bao gồm những khoản nợ quá hạn có thời
gian qua hạn lớn (6 tháng trở lên). Đối với Ngân hàng, việc duy trì các chỉ tiêu này
với tỷ lệ cao trong các báo cáo tài chính là điều khó chấp nhận. Ngân hàng luôn tìm
cách giảm chỉ tiêu này xuống và biện pháp duy nhất là tích cực thu các khoản này.
Những khoản nào thực sự không thu hồi được phải hạch toán vào chi phí hoạt động
của Ngân hàng và lấy quĩ dự phòng rủi ro để bù đắp.
4. Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro do tín dụng.
Vấn đề cấp bách hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng
là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao
năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Dưới đây xin nêu những
phương thức quản lý tổng quát về đảm bảo an toàn cũng như các kỹ thuật thu nhập
và xử lý thông tin có thể áp dụng cho các NHTM trong việc kiểm soát rủi ro tín

dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM trong thời gian tới,
thực hiện chiến lược đã đề ra.
* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng tín dụng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tích thẩm định kỹ
lưỡng các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính của người nhận nợ và áp
dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi đầu tư nhằm phân loại khoản vay và
các đối tác vay vốn dựa vào mức độ rui ro tín dụng của nó để quản lý.
* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro
Tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng ngằm bù đắp cho những rủi ro có
thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có.
* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách bảo hiểm rủi ro tín dụng.
Thị trường trái khoán hoặc NHTM yêu cầu người nhận nợ phải có một khoản chi
phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp trong trường
hợp phá sản.
Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp, khi rủi ro
tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên, các nhà đầu tư trái khoán và các NHTM sẽ
yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn.
Việc tăng lên của các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp cho mất mát dự
kiến cao hơn về trái khoán hoặc khoản vay vì khả năng khoán vay sẽ không được
hoàn trả. Kết quả là mức độ thấp về chất lượng tín dụng có thề làm tăng chi phí vay
của nó.
* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách phân tán rủi ro.
Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì tập trung nắm giữ một hay một số loại tài
sản có rủi ro nhất định. Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay cho phép
các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giảm rủi ro tín dụng đối với toàn bộ tài sản
có.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép tổ chức tín dụng giảm sự
thay đổi về thu nhập của chúng. Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bù

đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ. Do đó làm giảm khả năng tổ chức tín
dụng đó sẽ bị thiệt hại.
* Phương thức quản lý rủi ro bằng cách sử dụng thị trường bán nợ.
Sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư lập
tức tập hợp các tài sản có rủi ro (trái phiếu những khoản nợ có rủi ro tín dụng) và
bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giảm
thiểu rủi ro tín dụng.
Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này là tương đối
hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua
Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này là tương đối
hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua nhiều khoản vay sẽ làm giảm
rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từ gói nợ đã mua mà
không nhất thiết phải nắm giữ các tài liệu có này.
Như vậy, để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có thể sử
dụng các phương thức như nâng cao tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm,
phân tán rủi ro tín dụng tài sản của rủi ro tín dụng với các tài sản khác và bán các
phần của nó cho các nhà đầu tư bên ngoài. Những phương thức như vậy có thể làm
giảm rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư và những rủi ro tín
dụng này có thể được chia sẻ cho nhiều người sở hữu mới. Tuy nhiên việc sử dụng
các công cụ này có những hạn chế, cụ thể:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việc áp dụng những thủ tục cấp dụng quá chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng làm người vay trở lên khó khăn hơn trong việc tiếp nhận vốn tín dụng, điều
này sẽ làm mất cơ hội đầu tư của tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư.
Việc trích lập dự phòng rủi ro thường đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với các
tổ chức tín dụng. Trong khi bảo hiểm rủi ro tín dụng lại đặt ra những yêu cầu về tài
chính đối với người nhận nợ. Do vậy, cả hai phương thức hoặc làm giảm khả năng
cân đối và điều hành vốn khả năng của tổ chức tín dụng hoặc làm tăng chi phí vay
vốn của người vay, dẫn đến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc mở rộng tín
dụng và không thực hiện được chính sách khách hàng.

* Phương thức quản lý rủi to tín dụng bằng cách thông qua dẫn xuất tín dụng.
Dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao
dịch dẫn xuất tín dụng (tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà
đầu tư.v.v…) nhằm đưa ra những bảo đảm chống lại sự chuyển dịch bất lợi về chất
lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng.
Nhưng hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng
những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ phân tán rủi ro và bảo hiểm
nhằm quản lý rủi ro tín dụng.
* Các cộng cụ dẫn xuất tín dụng chủ yếu hiện nay gồm:
Hoán đổi tín dụng: là công cụ dẫn xuất làm giảm rủi ro tín dụng thông qua phân
toán rủi ro.
Thay cho việc phân tán rủi ro thông qua hoạt động cho vay ra cả bên ngoài địa
phương, tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư có thể bán một số khoản nợ và mua một
số khoản khác nhằm hoán đỏi các khoản thanh toán từ một hoạt động cho vay của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nó với khoản thanh toán từ các tổ chức khác. Nghiệp vụ hoán đổi tín dụng chung
nhất được gọi là hoán đổi thu nhập toàn bộ; trong giao dịch này, tổ chức quản lý rủi
ro sẽ hoán đổi các khoản thanh toán đầu tư hoặc khoản cho vay có lãi suất cố định
của tổ chức tín dụng này với khoản thanh toán đầu tư hoặc vay có lãi suất được điều
chỉnh của các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư hoặc công ty bảo hiểm khác. Hoán đổi
tín dụng tạo ra hai điểm thuận lợi quan trọng.
Nó cho phép các tổ chức tín dụng phân tán rủi ro tín dụng trong khi duy trì một cách
trung thành các số dư tài chính của khách hàng. Trong giao dịch hoá đổi thu nhập
toàn bộ, số dư của các doanh nghiệp vay vốn được duy trì với các tổ chức tín dụng
ban đầu. Khi các khoản nợ được bán, số dư nợ của doanh nghiệp được chuyển đổi
cho những người sở hữu mới của khoản nợ.
Các khoản chi phí quản lý giao dịch hoán đổi có thể thấp hơn là chi phí của giao
dịch bán nợ. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ làm chi phí vay vốn của người
nhận nợ giảm và có thể thực hiện phân tán rủi ro với mức chi phí thấp hơn.
* Quyền chọn tín dụng

Là loại dẫn xuất tín dụng cung cấp chức năng tương tự bảo hiểm. Các quyền chọn
này cho phép các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có thể lựa chọn mua hoặc bán các
tài sản có rủi ro tại một mức giá cố định để bảo vệ cho họ đối với những biến động
bất lợi về chất lượng tín dụng các tài sản tài chính hoặc khoản vay của tổ chức tín
dụng trong trường hợp rủi to xảy ra.
Quyền chọn tín dụng mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc trích lập dự phòng của
các tổ chức tín dụng vì nó không làm tăng chi phí của người vay và không làm giảm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hiệu quả sử dụng vốn khả năng của tổ chức tín dụng do phải giữ lại các tài sản có
dự phòng. Như vậy nó sẽ bảo vệ cho nhà đầu tư khỏi sự giảm giá của các tài sản có.
* Các chứng chỉ liên quan đến tín dụng.
Là một loại dẫn xuất tín dụng khác được sự bởi người phát hành trái phiếu nhằm
tránh rủi rto tín dụng. Một chứng chỉ liên quan đến tín dụng bao gồm môi tập hợp
trái phiếu và một hợp đồng quyền chọn tín dụng. Chứng chỉ này hứa sẽ thanh toán
định kỳ lãi suất và thanh toán một lần giá trị như trái phiếu khi đến hạn. Quyền chọn
tín dụng trên chứng chỉ này cho phép người phát hành giảm các thanh toán của giấy
tờ nếu có sự biến động rõ ràng về tài chính khi giấy tờ giảm giá trị.
Tổ chức tín dụng, nhà đầu tư có thể cân nhắc viẹc mua các chứng chỉ liên quan đến
tín dụng vì nó có thể được một tỷ lệ doanh thu cao hơn trái phiếu thông thường của
nhà phát hành nợ, bởi vì khi phát hành chứng chỉ, thông thường giá của chứng chỉ
thấp hơn giá trị trái phiếu. Chi phí thấp hơn của tổ chức tín dụng, nhà đầu tư giá đối
với thanh toán lãi suất sẽ cho họ có một doanh thu cao hơn.
Trên đây là những cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, để
xem xét một cách cụ thể hơn chúng ta cùng đi hiểu tình hình thực tế tại ngân hàng
công thương Đống Đa.
Chương 2: Thực trạng cho vay an toàn và rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc
doanh tại ngân hàng công thương Đống Đa hà nội
I. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa và sự phát triển của
kinh tế ngoài quốc doanh trong khu vực
1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng công thương Đống Đa

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đống Đa là một quận lớn của thành phố Hà Nội với số dân trên 38 vạn người, phân
bổ trên diện tích 28km gồm 28 phòng, đây là nơi tập trung nhiều xí nghiệp lớn của
trung ương và địa phương, với nhiều hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các hộ tư
nhân và nhiều điểm thương mại lớn. Do đó đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Ngân hàng Công thương Đống Đa ra đời trên cơ sở ngân hàng Nhà nước quận Đống
Đa. Trước tháng 3/1990 tức là trước Nghị định 53/HĐBT về đổi mới hoạt động
ngân hàng thì nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng công thương Đống Đa là vừa phục
vụ, vừa thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và thanh toán trên địa bàn quận. Ngân
hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp của Nhà nước.
Sau Nghị định 53/HĐBT, ngành ngân hàng nước ta chuyển từ hệ thống ngân hàng
một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp và từ đấy Ngân hàng Công Đống Đa là
một ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.
Là chi nhánh trực thuộc của ngân hàng Công thương Hà Nội. Từ 1988 đến 1990 là
thời kỳ chuyển đổi khó khăn của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng công
thương Đống Đa nói riêng, cũng là thời kỳ hệ thống ngân hàng bắt đầu chuyển sang
cơ chế thị trường. Giai đoạn này có rất nhiều quỹ tín dụng có nợ, còn các ngân hàng
thì nợ quá hạn khó đòi tăng đến mức kỷ lục. Sự kiện này không phải do bản thân
hoạt động của ngân hàng tạo ra, mà đấy chính là vòng xoáy của quá trình chuyển
đổi nền kinh tế. Mà hệ thống ngân hàng như một tấm gương phản chiếu qua hoạt
động của mình. Nguyên nhân chính do sự yếu kém của cơ chế quản lý tập trung
quan liêu gây ra hoạt động ngân hàng thời kỳ này vừa tập trung bao cấp, nhưng vẫn
có hoạt động kinh doanh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sau một thời gian ngân hàng Công thương Đống Đa đã tự đổi mới để tồn tại và phát
triển đứng vững trong cơ chế thị trường với địa thế nằm trên địa bàn rộng lớn, tập
trung nhiều loại hình kinh tế nên khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và phong
phú. Mặt khác ngân hàng còn là một trong những đơn vị có hàng ngũ lãnh đạo có
năng lực, năng động trong điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống

nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng Công thương Đống Đa mở rộng quy
mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Với mục tiêu: "kinh doanh
phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý" đến nay Ngân hàng
Công thương Đống Đa là motọ ngân hàng làm ăn có hiệu quả so với các ngân hàng
khác. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa là vẫn huy
động tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư để cho vay đối với tất cả các
thành phần kinh tế. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện một số công tác thanh toán
qua ngân hàng cho các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn quận.

Để làm tốt chức năng và vai trò của mình. Cơ cấu quản lý của Ngân hàng Công
thương Đống Đa được tổ chức thành các bộ phận:
- Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và các phó giám đốc là bộ phận quản lý và điều
hành chung mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chịu trách nhiệm trước ngân
hàng công thương Việt Nam và cơ quan pháp luật.
- Phòng nguồn vốn: có chức năng huy động vốn theo dõi các hình thức được ngân
hàng công thương cho phép, theo dõi nguồn vốn ngân hàng huy động báo cáo với
giám đốc và phòng kinh doanh lập kế hoạch huy động vốn và tư vấn cho giám đốc.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×