Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tín dụng và rủi ro tín dụng kinh tế ngoài quốc doanh trong họat động của các Ngân hàng thương mại - 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 11 trang )

khi tỷ giá giảm, ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng không
ít khi tỷ lệ tăng.
Khi phân biệt tình hình lãi lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so sánh lỗ, lãi
thực tế xảy ra so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro
so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái
của một ngân hàng.
2.5. Rủi ro trong thanh toán
Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán tưc là đáp ứng được các nhu cầu thanh toán hiện đại, đột xuất
khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng được khả năng thanh toán trong tương lai. Khi
ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết một cách kịp thời
có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Khi ngân hàng thừa khả năng thanh toán sẽ
dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.
Rủi ro thanh toán nảy sinh do những nguyên nhân sau:
+ Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừa quá lớn,
trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp nên một số ngân hàng đã dùng vốn huy động
ngắn hạn để cho tập trung dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng thanh toán
cuối cùng.
+ Đến hạn các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của ngân hàng giảm sút,
người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng trước những khó khăn của ngân
hàng bằng cách rút hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về
sau hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rút được. Tất cả những khía cạnh
trên đều dẫn đến những rủi ro trong thanh toán của ngân hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Loại rủi ro này còn có thể phát sinh trong quá trình thanh toán của ngân hàng, có
thể do ngân hàng bị lợi dụng trong thanh toán điện tử,thanh toán séc chấp nhận
thanh toán các chứng từ giả mạo hoặc do nhầm lẫn, sai sót trong hoạt động nghiệp
vụ…dẫn đến sự thiệt hại của ngân hàng.
2.6. Rủi ro thuần tuý
Đây là loại rủi ro khách quan do thiên tại gây ra như: lụt lội, động đất, hoả hoạn
hoặc do bị mất trộm, bị lừa đảo, tham nhũng…làm thiệt hại hay phá huỷ các tài sản


của ngân hàng. Các rủi ro này xảy ra cũng gây mất mát, thiệt hại không nhỏ cho
ngân hàng.
2.7. Rủi ro mất khả năng thanh toán
Đây là loại rủi ro đặc trưng của NHTM liên quan đến sự sống còn của ngân hàng,
nó là hậu quả của một hoặc nhiều loại rủi ro kể trên dẫn đến việc NHTM bị thua lỗ,
không có đủ khả năng trả nợ cho người gửi tiền khi đến hạn hoặc không có đủ tiền
nhất thời để chi trả cho nhu cầu rút tiền ồ ạt của khách hàng tại một thời điểm. Đây
là loại rủi ro nghiêm trọng nhất, nó không những làm sụp đổ chính NHTM đó mà
còn là nguy cơ dẫn đến sự phá sản của hàng loạt các chưc năng, các tổ chức tín
dụng khác có liên quan.
Bài học thực tiễn của loại rủi ro này có thể kể đến như sự sụp đổ của hàng trăm tổ
chức tín dụng ở Mỹ từ năm 1985 đến năm 1992 hay sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng
nhân dân ở nước ta trong những năm cuối của thập kỷ 80.
3. Rủi ro tín dụng
3.1. Các hình thức của rủi ro tín dụng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không trả được nợ lãi và nợ gốc đúng hạn, đầy
đủ. Theo phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, người ta chia rủi ro tín dụng
thành bốn cấp độ theo mức độ rủi ro.
3.1.1. Không thu được lãi đúng hạn:
Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ
chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp
vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng
vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ
của khách hàng.
3.1.2. Không thu được vốn đúng hạn.
Khi không thu được vốn đúng hạn tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một
phần do một lượng vốn vay lớn bị mất. Khi đó, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang
mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp
đồng tín dụng. Tuy nhiên, đấy chưa phải là khoản mất mát thực hiện của Ngân hàng

vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch đã
đề ra trình Ngân hàng.
3.1.3. Không thu được đủ lãi.
Khi Ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn.
Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã kém hiệu quả đến mức không thể
trả đủ lãi cho Ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản
mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách
hàng.
3.1.4. Không thu đủ vốn cho vay:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tình huống xấu nhất xảy ra khi ngân hàng không thuđủ vốn cho vay và lúc này
Ngân hàng đã bị mất vốn. Tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào
mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xoá nợ, coi như khép lại một hợp đồng
tín dụng không có hiệu quả.
Trên đây chủ yếu là bốn hình thức giúp cho NHTM phân biệt rủi ro tín dụng và có
biện pháp xử lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào gặp rủi ro tín dụng thì Ngân hàng
đều phải trải qua bốn trường hợp trên. Có trường hợp khách hàng đã trả lãi rất đầy
đủ và đúng hạn nhưng cuối cùng lại không thể trả được nợ gốc cho Ngân hàng. Vì
vậy, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng, người ta thường chú trọng vào các trường
hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng như là lãi treo phát sinh và đặc biệt là nợ quá
hạn phát sinh. Còn ở các trường hợp khác có lãi treo đóng băng hay nợ không có
khả năng thu hồi được coi là rủi ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết
hậu quả và ruít ra những bài học kinh nghiệm.
3.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
3.2.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh.
a) Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước:
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế
đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả
năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy

thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt
động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút,hàng hoá bị ứ đọng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đã ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ cho ngân hàng.
Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Chính phủ có thể gây khó khăn cho một
số khách hàng của Ngân hàng khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đã làm
tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá thành
sản phẩm tăng, hàng hoá khó tiêu thụ được. Hơn nữa, việc chính phủ cho phép nhập
khẩu tràn lan những mặt hàng mà ở trong nước có thể sản xuất được, từ đó làm cho
hàng hoá trong nước bị cạnh tranh, chậm tiêu thụ, sản xuất bị đình trệ…
- Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt ra trong
tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều
là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với
các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.
- Môi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ và có
hiệu lực sẽ làm mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau
cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng. Ngược lại, hệ thống pháp lý
lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt
hại lẫn nhau; từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối với Ngân hàng, thậm chí
trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngân hàng, điển hình như vụ án Tamexco,
Epco - Minh Phung…đã gây xôn xao dư luận.
b) Môi trường quốc tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến
kinh doanh kinh tế. Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế
xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tao ra sức cạnh tranh khốc liệt. Nếu doanh
nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản gây ảnh hưởng đến hoạt

động tín dụng Ngân hàng. Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo sự ràng buộc
về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ trong khu vực vừa qua là một bằng chứng điển hình. Nó đã dẫn đến sự phá
sản của hàng trăm ngân hàng của các nước mà hậu quả của nó vẫn còn dư âm đến
tận hôm nay.
3.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Trong trường hợp này, rủi ro tín dụng xảy ra do các doanh nghiệp thực sự làm ăn
thua lỗ không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Đây là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM. Ta có thể chia nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng từ phía khách hàng làm hai trường hợp. Đó là trường hợp khách hàng gian lận
và trường hợp khách hàng không gian lận.
a) Khách hàng gian lận:
Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng
cố tình lừa gạt ngân hàng. Điều này được thể hiện qua một số hình thức sau:
Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại không có tài
sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho việc vay vốn
ngân hàng. Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng qua mắt ngân hàng và được
ngân hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng rủi ro của
khoản tín dụng này là rất lớn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hết được hoạt
động kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay của ngân hàng
vào mục đích khách với hợp đồng đã cam kết. Như vậy, coi như toàn bộ giá trị thẩm
định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng đa trở thành vô nghĩa và rủi ro tín
dụng được đặt ở mức độ báo động.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạo đức kém đã
cố tình chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn để quỵt nợ. Trong
trường hợp này ngân hàng hoàn tàon bị thua thiệt và chỉ còn trông chờ vào việc xử
lý tài sản thế chấp.
b) Khách hàng không gian lận.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt để
tồn tại thì csc doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình trong nhữgn quan hệ phức tạp của
xã hội. Tuy nhiên, rủi ro vẫn là điều không thể tránh khỏi. Như ở phần trước đã nói,
nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ các doanh nghiệp thông qua các hoạt động
tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động của ngân hàng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Rủi ro của doanh nghiệp xuất
phát từ một số trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất, mất
trộm…Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể dự đoán trước.
+ Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro.
Trong nền kinh tế doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chức kinh tế
khác và cũng giống như ngân hàng doanh nghiệp cũng có thể bị rủi ro từ phía các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đối tác của mình làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho
ngân hàng.
Trường hợp khác là rủi ro xuất phát từ chính sự yếu kém của bản thân doanh
nghiệp. Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt doanh nghiệp trong tình
trạng phải có sự nỗ lực cao độ vì bất kì một sự sai sót nào trong phương thức quản
lý kinh tế cũng như quản lý tài chính đều dẫn đến thua lỗ, phát sản doanh nghiệp
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
3.2.3. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
Ngoài những nguyên nhân trên, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chính bản thân
Ngân hàng. Đó là do Ngân hàng yếu kém về trình độ chuyên môn, trình độ nắm bắt
các thông tin trên thị trường, trình độ dự đoán và hiểu biết các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh hay vấn đề đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng đã
dẫn đến rủi ri tín dụng Ngân hàng.
3.3. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng, các nhà ngân hàng

đã rút ra một số dấu liệu cơ bản để giúp cho các cán bộ tín dụng nhận biết, phán
đoán và sớm có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn những rủi ro thực sự có thể
xảy ra. Có các dấu hiệu cơ bản sau:
3.3.1. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi hạn do một
số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Là một trung gian tài chính giữa bên thừa vốn với bên thiếu vốn trong nền kinh tế,
tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, nên tính ổn định và hiệu quả
hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của
Ngân hàng thì nợ quá hạn nhân tố rễ gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy, để hạn
chế rủi ro trong hoạt động tín dụng thhì Ngân hàng phải giữ cho tỉ lệ nợ quá hạn ở
mức hợp lý, và có thể, không để phát sinh nợ quá hạn.
Nợ quá hạn có nhiều loại, tuy nhiên, nếu dựa vào khả năng thu hồi thì ta có thể chia
nợ quá hạn ra thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không
có khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ đến hạn thanh toán, vì nhiều lý
do khác nhau khách hàng chưa có khả năng thanh toán, nhưng các phân tích chủ
quan của Ngân hàng cho thấy có thể thu hồi được nợ.
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồi sau khi phân
tích các khả năng thu hồi. Trong trường hợp này, các Ngân hàng được phép trích
quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp.
3.3.2. Lãi treo.
Lãi treo là số tiền mà khác không trả được khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo cũng
là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vì việc thanh toán lãi
không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối
tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phần lãi của món vay cho thấy dấu
hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tài chính.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Do vậy, khi xuất hiện lãi treo Ngân hàng phải tiến hành điều tra, phân tích kỹ tình
hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm
ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi theo đúng
hạn. Dựa vào kết quả phân tích, Ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để
hạn chế những tổn thất cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp.
3.3.3. Một số dấu hiệu khác.
Rủi ro tín dụng thường ẩn chứa trong "khoản vay có vấn đề" được thể hiện bằng
nhiều dấu hiệu, nhưng không có một mô hình nhất định nào có thể mô tả chính xác,
đầy đủ những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên,
kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động tín dụng, một số dấu hiệu sau thường có tác
dụng cảnh báo với cán bộ tín dụng về khả năng trả nợ của người vay.
- Việc trì hoãn nộ các báo cáo tài chính của người vay.
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tình hình tài
chính của người vay, thông qua đó dự báo về khả năng trả nợ của họ. Việc trì hoãn
có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải xem xét đến nguyên nhân chính đó là do
tình hình hoạt động kinh doanh của người vay đã có những dấu hiệu không bình
thường nên họ không muốn Ngân hàng biết sớm tình hình tài chính đang kém của
họ.
- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và người vay thay đổi.
Đó là sự chậm trễ trong việc sắp xếp các cuộc viếng thăm của Ngân hàng đối với
doanh nghiệp, nhằm giúp cho Ngân hàng kiểm tra, giám sát những nghĩa vụ của
người vay đối với khoản vay. Vấn đề này biểu hiện bởi sự giảm sút bầu không khí
không tin cậy và hợp tác giữa cán bộ Ngân hàng và người vay vốn đã có từ lâu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường, các khoản công nợ cũng gia tăng.
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, khách hàng của họ
không còn tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời hạn trả tiền lâu
hơn, hoặc bán cả cho những khách hàng có khả năng yếu kém về tài chính, có khả
năng thanh toán thấp.
- Hoàn trả nợ vay không đúng hoặc lãi vay không thanh toán đúng kỳ hạn.

- Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh.
Vấn đề này được biểu hiện qua một số hình thức như: thu hẹp qui mô sản xuất,
chủng loại sản phẩm, công nhân nghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc một số vụ việc như
sa thải công nhân, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp.
- Các thảm hoạ về thiên như như bão lụt, hoả hoạn, cháy rừng…
Khi các dấu hiệu phản ánh một khoản vay có vấn đề được nhận ra, biện pháp đâu
tiên mà các cán bộ tín dụng Ngân hàng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của
vấn đề. Dĩ nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi phải có thêm lòng tin và sự cộng
tác của người vay, thông tin thường lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động
kinh doanh của người vay. Các biện pháp sau đó sẽ tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng
của tình hình mà xử lý.
3.4. Tác động của rủi ro tín dụng.
3.4.1. Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng.
Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài
chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận Ngân hàng.
Trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm Ngân
hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×