Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Phần 10 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.18 KB, 6 trang )

- 54 -
Bảng thử tuổi trí tuệ
(lấy từ tập sách phục hồi chức năng cộng đồng của Bộ y tế ban hành)
1. Ba tuổi:
- Chỉ đúng mồm, mũi, mắt
- Nhắc lại câu có sáu từ
- Đọc theo số có 2 chữ số
2. Bốn tuổi:
- Gọi được tên một số đồ vật xung quanh
- Nhắc lại số có 3 chữ số

- Trả lời đúng câu hỏi: cháu là con trai hay con gái
- So sánh đúng 2 đoạn thẳng dài ngắn khác nhau cho trước
3. Năm tuổi
- Nhắc lại câu 10 từ
- Đếm 4 đồng xu
- Vẽ lại hình vuông theo mẫu
- So sánh 2 vật nặng nhẹ khác nhau
- Chắp 2 tam giác vuông đã cắt thành hình chữ nhật.
4. Sáu tuổi
- Nêu được công dụng một số vật xung quanh.
- So sánh 2 chân dung một đẹp m
ột xấu.
- Phân biệt được tay phải, tay trái, sáng, trưa, chiều, tối.
- Thực hiện được 3 công việc khác nhau theo yêu cầu
- Nhắc lại câu 16 từ.
- Vẽ hình quả trám theo mẫu
- Đếm được từ 1 đến 13
5. Bảy tuổi
- Mô tả được các đồ vật trong nhà
- Làm việc theo yêu cầu thông qua 3 câu nói nhiều từ


- Nêu được 4 màu (xanh, đỏ, vàng, tím) và nhận biết trên vật có màu
s
ơn cụ thể.
6. Tám tuổi
- Đếm được từ 1-20
- So sánh 2 con vật về hình dạng, kích thước không cần nhìn con vật cụ
thể
- Nhắc lại được số có 5 chữ số.
- Phát hiện được thiếu sót ở một số hình vẽ đơn giản chưa hoàn chỉnh
- Nói được ngày, tháng, thứ của ngày hôm nay.
7. Chín tuổi
- Nêu cấu tạo của một số
đồ vật, công dụng và vật liệu chế tạo
- Hỏi: em mua chiếc bánh chín đồng, em đưa cho người bán bánh 10
đồng. Vậy người bán bánh phải trả lại em bao nhiêu tiền?
- Hỏi về trí khôn: “Cháu phải làm gì khi ngôi nhà bị cháy?”
- 55 -
8. Mười tuổi
- Đặt được 2 câu có 3 từ cho trước.
- Hỏi: Tại sao đánh giá một con người bằng việc làm hơn lời nói của
họ.
- Xếp được 3 vật trọng lượng khác nhau theo thứ tự nặng nhẹ
- Phê phán một số câu vô lý
- Vẽ lại đợc hình một bức tranh sau khi đã xem kỹ
9. Mười một tuổi
- Đặt được câu có 3 từ cho tr
ước (bằng miệng)
- Cho biết: thế nào là công bằng, sự thật, lòng tốt
- Xếp lại được từ trong câu xếp lộn xộn
- Nói được câu trên 16 từ trong 2 phút

- Phê phán được một số câu vô lý, nghịch nghĩa
10. Mười hai tuổi
- Cho ví dụ khi nào thì buồn, phấn khởi, xấu hổ.
- Vẽ sáu cột đường thẳng song song theo thứ tự một đường dài, một
ngắ
n, hai đường bằng nhau cho trẻ nhận biết so sánh.
11. Mười ba tuổi và mười bốn tuổi
- Cắt được một hình bằng bìa
- Phân biệt được ý niệm trừu tượng
- Nói dài khác nói nhầm ở chỗ nào?
- Giết khác tàn sát ở chỗ nào
12. Mười lăm tuổi.
- Mô tả và thuyết minh ý nghĩa một bức tranh xem trước
- Nhắc lại một số có 7 chữ số
- Phân tích được thành phần ngữ pháp trong một câu đơn giản.
Với trẻ khiếm thị ta phải sử dụng các loại trắc nghiệm để đánh giá thị
lực còn lại của trẻ kết hợp với các dụng cụ để đo thị lực của trẻ
Đánh giá trẻ tự kỷ ta có thể dung CARS
Dùng thang đo hành vi thích ứng ABS-S:2
Dùng ADHD để kiểm tra về rối loạn tă
ng động giảm chú ý…

4. ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ.
4.1. Đặc điểm đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ.
- Đánh giá kết quả phát triển từng mặt theo mục tiêu đã đề ra. Với đặc
điểm riêng của từng học sinh khuyết tật, những trẻ này có nhu cầu đặc biệt
về từng mặt. Trong quá trình giáo dục chúng ta đã xây dựng kế hoạ
ch cá
nhân cho từng em, xác định mục tiêu cần đạt được trong từng mặt vì vậy khi
đánh giá chúng ta cần chú ý đến điều này.

- Đánh giá có tính hệ thống: Đánh giá các hoạt động ở lớp đối với học
sinh khuyết tật cũng mang tính hệ thống. Giáo viên thường xuyên theo dõi
sự tiến bộ của học sinh theo các mục tiêu dạy học cơ bản. Đây là cơ sở để ta
- 56 -
có thể thực hiện việc xây dựng và điều chỉnh các chiến lược dạy học, giáo
dục.

4.2. Mục đích đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý
thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh. Từ
đó tạo cơ sở cho những quyế
t định sư phạm của giáo viên và nhà trường đối
với học sinh để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật cũng cần được đánh giá kết
quả và đây cũng là một quá trình thu thập và xử lý thông tin về khả năng đáp
ứng nhu cầu của trẻ được những gì; đến mức độ nào; có những khó khăn gì.
Từ
đó xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ cho sự phát triển của
trẻ khuyết tật trong thời gian tiếp theo.
Việc đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật có ý nghĩa rất lớn đối với
sự phát triển của trẻ. Qua đánh giá ta có thể thấy được những mặt tích cực,
mặt mạnh mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục, đồng thời cũ
ng phản ánh
những hạn chế mà trẻ còn gặp phải để từ đó có những biện pháp hỗ trợ giúp
trẻ phát triển. Trẻ khuyết tật có những khó khăn đặc biệt làm hạn chế sự phát
triển của trẻ, vì vậy trong quá trình đánh giá cần có những quan điểm đúng
đắn và tích cực của giáo viên. Không thể áp dụng cách đánh giá đối với trẻ
bình thường vào việc đánh giá tr
ẻ khuyết tật.
Hiện nay chưa có văn bản qui định chuẩn mực đánh giá kết quả giáo

dục trẻ khuyết tật trong môi trường giáo dục hoà nhập ở Việt Nam, nhưng
qua thực tiễn nhiều năm giáo dục trẻ khuyết tật trong môi trường hoà nhập
và kinh nghiệm đánh giá của một số nước trên thế giới, đánh giá kết quả
giáo dục trẻ khuyết tật d
ựa trên những quan điểm tiến bộ sau:
- Đánh giá theo quan điểm tổng thể: nghĩa là đánh giá kết quả giáo
dục trẻ khuyết tật theo kết quả tổng quan nhiều mặt, không nên chỉ đánh giá
theo một khía cạnh, phương diện nào. Phải có cái nhìn tổng quát về sự tiến
bộ, phát triển mọi mặt của trẻ. Trẻ điếc câm có thể nói kém nhưng khả nă
ng
cảm thụ ngôn ngữ (hiểu) và khả năng viết không kém trẻ bình thường. Trẻ
mù chỉ đánh giá về khả năng nhận biết thế giới xung quanh bằng mắt thì các
em không còn khả năng nhưng các chức năng khác để nhận biết của các em
lại tăng lên, thậm chí có khi còn hơn cả người bình thường.
- Đánh giá theo quan điểm tích cực, phát triển:
Mỗi trẻ đều có mặt mạnh, m
ặt yếu, không một ai hoàn thiện “mười
phân vẹn mười”. Với trẻ khuyết tật điều này thể hiện càng rõ. Tuy trẻ có
những mặt yếu hơn nhưng ngược lại trẻ cũng có những mặt mạnh hơn so với
trẻ khác cùng lứa tuổi. Do đó trong quá trình đánh giá trẻ cần tìm ra những
thành tích, ưu điểm, những điểm mà trẻ có thể đạt được và phả
i vượt qua
nhiều khó khăn. Giáo viên cần động viên trẻ, huy động những khả năng còn
lại của trẻ để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những khó khăn ở trẻ. Ví
- 57 -
dụ: trẻ điếc, câm gặp khó khăn trong khi nghe và nói, nhưng lại có khả năng
tiếp nhận thông tin bằng thị giác rất tốt. Trẻ mù khó khăn về nhìn, nhưng lại
có khả năng tiếp nhận tri thức bằng thính giác, xúc giác. Trẻ chậm phát triển
trí tuệ khó nhớ, chóng quên, tiếp nhận chậm chạp không đầy đủ, nhưng lại
có khả năng cùng tham gia hoạt động với những trẻ bình thường. Vì v

ậy khi
đánh giá trẻ khuyết tật ta phải xoá bỏ mặc cảm đối với trẻ và xem trẻ như
mọi trẻ em khác. Phải đánh giá theo nhu cầu, khả năng và tiến bộ của trẻ.
Đánh giá công bằng nhưng không cào bằng.
- Đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
Mỗi trẻ khuyết tật có những đặc điểm, khả năng khác nhau, có những
thuận lợi và khó khăn nhấ
t định trong quá trình phát triển. Kết quả giáo dục
cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp giáo dục của nhà trường,
giáo viên, gia đình và cộng đồng. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ khuyết
tật cần đối chiếu, xem xét khả năng của trẻ ra sao, sống trong điều kiện gia
đình, môi trường cộng đồng xung quanh trẻ như thế nào để xác định mục
tiêu và kế hoạch giáo dục tr
ẻ. Dựa vào mục tiêu để đề ra nội dung phương
pháp dạy học và lập kế hoạch giáo dục trẻ. Sau mỗi giai đoạn phải kiểm tra,
đánh giá kết quả, xác định những cái đã được, chưa được. Sau đó lập mục
tiêu mới và kế hoạch mới cho giai đoạn tiếp theo.
4.3. Phương pháp đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ.
Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tậ
t, nội dung đánh giá theo 3
phương diện (3 mặt cơ bản):
- Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức
- Đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng
- Đánh giá thái độ.
Hệ thống các phương pháp đánh giá:
* Đánh giá qua quan sát.
Quan sát cần được tiến hành trong mọi hoạt động của trẻ: học tập, vui
chơi, lao động ở mọi nơi, mọi lúc.
Quan sát lúc trẻ hoạt
động một mình hay cùng bạn bè hoặc với người

khác …
Quan sát trẻ trong những trạng thái khác nhau, lúc vui, lúc buồn…
Quan sát phải ghi chép đầy đủ những thông tin thu được
Phiếu quan sát có thể là ô đánh dấu hoặc trả lời những vấn đề cần
quan sát. Sau khi quan sát phải có nhận xét kết luận hoàn toàn khách quan
khi đánh giá trẻ có những khả năng gì, khó khăn gì và những nhu cầu của
trẻ. Trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu kế hoạch giúp
đỡ trẻ phát triển tiếp ở
giai đoạn sau.
* Đánh giá qua phỏng vấn
Phỏng vấn hay là đàm thoại, trao đổi trò chuyện với học sinh nhằm
mục đích tìm kiếm những thông tin về đứa trẻ. Phỏng vấn có thể cho ta thu
- 58 -
được những thông tin sâu kín bên trong của đứa trẻ như ý nghĩ, tình cảm,
quan điểm, thái độ…
Trong khi phỏng vấn, điều quan trọng nhất là phải tập trung chú ý
lắng nghe trẻ trả lời, tránh áp đặt, phải bình tĩnh, kiên trì, cởi mở, tự nhiên.
* Đánh giá qua sản phẩm của trẻ
Sản phẩm của trẻ làm ra phản ánh năng lực và trình độ của trẻ. Qua
sản phẩm mà trẻ làm
được ta thấy trẻ đã nắm kiến thức đến mức độ nào và
vận dụng kiến thức vào việc thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Đồng thời
cũng đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của trẻ. Qua đánh giá sản phẩm của
trẻ người giáo viên thấy được những khó khăn của trẻ từ đó tìm cách giúp đỡ
trẻ khắ
c phục khó khăn.
Sản phẩm của học sinh là những bài kiểm tra, vở ghi chép các giờ
học, vở làm bài tập, những sản phẩm của trẻ làm được từ các giờ thủ công,
lao động, thực hành…
Khi đánh giá sản phẩm của trẻ, giáo viên phải đối chiếu với tiêu

chuẩn, yêu cầu và tiến bộ của trẻ như thế nào? Đánh giá dựa theo kế hoạch
cá nhân.
* Đánh giá bằ
ng phương pháp trắc nghiệm và bài tập.
Sử dụng test để đánh giá khả năng của trẻ theo từng mặt hoặc tổng
thể. Khi sử dụng bài tập nói chung hay dùng test nói riêng để đánh giá kết
quả giáo dục trẻ khuyết tật cần phải xác định tính chất, chức năng, đặc điểm
và yêu cầu của từng loại bài tập, bài test. Phải xác định rõ đối tượng được
nghiên cứ
u đánh giá bằng test (trẻ câm, mù, chậm phát triển tinh thần…)
Đánh giá bằng bài tập là để kiểm tra nhận thức của học sinh đã thu
được và vận dụng kiến thức đó đến mức độ nào. Đồng thời qua kết quả thực
hiện bài tập của học sinh mà giáo viên hiểu biết hiệu quả dạy của thầy như
thế nào. Song với trẻ khuyết tật tuỳ theo từ
ng dạng tật, khả năng nhận thức
của từng trẻ mà giáo viên ra bài tập cho phù hợp. Mục đích cuối cùng ra bài
tập là nhằm kiểm tra sự tiến bộ của trẻ trong học tập. Ngay việc cho điểm
đối với trẻ khuyết tật cũng mang tính chất động viên khuyến khích. Chủ yếu
là căn cứ vào mức độ tiến bộ của trẻ để đánh giá xác đị
nh cho điểm cho
thích hợp.
Quy chế và cách cho điểm truyền thống vẫn mang tính chủ quan và
tuỳ tiện. Thực tế trong một lớp học không thể tìm được 2 học sinh có khả
năng học tập giống nhau mặc dù chúng có số điểm bằng nhau. Việc đánh giá
học sinh một cách chính xác và khách quan là một vấn đề đang được nhiều
người quan tâm và còn nhiều ý kiến khác nhau. Có người ủng hộ hình thức
đánh giá theo kiểu cho điểm theo thang bậc. Số khác lại ủng hộ cách đánh
giá dựa trên các kết quả thực tế của học sinh theo kế hoạch cá nhân.
So sánh cách đánh giá truyền thống, cách đánh giá dựa trên khả năng
hoạt động nhận thức của học sinh cũng như các cách đánh giá khác sát với

thực tế học tập và khả năng của trẻ dường như có lợi và thích hợp hơ
n cho
- 59 -
cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật. Cách đánh giá dựa vào thực tế học tập
sẽ cho giáo viên bức tranh phong phú hơn về cái mà trẻ làm được cũng như
những nhu cầu hỗ trợ thêm mà nếu chỉ dựa vào cách đánh giá truyền thống
thì giáo viên không thể có được.
Cách đánh giá dựa vào kế hoạch cá nhân có lợi cho trẻ khuyết tật hơn
vì những trẻ này có kế hoạch giáo dục riêng, mà những trẻ
khác không có và
với kế hoạch này trẻ thường đạt được. Theo kế hoạch cá nhân này nhiều hoạt
động, cách giáo dục, các tiêu chí đánh giá thường phải được điều chỉnh
Vậy đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập cần dựa
vào kế hoạch cá nhân, mục tiêu giáo dục và sự tiến bộ của trẻ để cho điểm
thích hợp.
* Tự đánh giá
Sau khi trẻ thực hiện nhiệm vụ đã đề ra hoặc được giao, trẻ tự nhận
xét đánh giá việc đã làm đạt đến mức độ nào? Tốt hay chưa tốt? Hoàn thành
hay chưa? Đúng hay sai… Phương pháp này giúp trẻ tự kiểm tra lại những
kiến thức đã nắm, hiểu được ở mức độ nào? Kiểm điểm lại xem mình đã làm
được những gì? Nếu trẻ đ
ánh giá được đúng khả năng bản thân sẽ giúp trẻ
tự tin và cố gắng để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Cần giúp trẻ khuyết tật tự đánh giá dưới các hình thức sau:
- Tự đánh giá ý kiến. Sau khi trả lời câu hỏi, giáo viên yêu cầu trẻ
nhận xét câu trả lời của mình đúng hay sai và giải thích.
- Tự đánh giá hành vi thái độ đã đối xử với mọi ngườ
i xung quanh
trước đó, biểu hiện mức độ đạo đức? Có thể giáo viên nêu lên tình huống mà
trẻ phạm quy tắc nào đó, yêu cầu nhận xét, đánh giá hành vi, thái độ đó như

thế nào?
- Tự đánh giá hoàn thành công việc. Sau khi trẻ thực hiện xong một
nhiệm vụ, công việc nào đó; yêu cầu trẻ cho biết kết quả công việc và nhận
xét, đánh giá, phân tích từng thao tác. Ví dụ trẻ làm xong bài tập, yêu cầu trẻ
kiể
m tra lại từng công đoạn, thao tác và nhận xét kết quả. Nếu trẻ trình bày
được rõ ràng chứng tỏ trẻ nắm vững kiến thức, chỗ nào không đúng cần giúp
trẻ biện pháp khắc phục.
* Tập thể đánh giá
Tập thể đánh giá là những ý kiến nhận xét của từng cá nhân trong
nhóm, tổ, lớp đối với một cá nhân nào đó trong quá trình giáo dục hoà nhập.
Trong quá trình giáo dục hoà nhập, tập thể nh
ận xét đánh giá một cá nhân
tức là sự quan tâm, chấp nhận của mọi thành viên đối với cá nhân đó và
cũng là đánh giá sự hoà nhập vào cộng đồng của đứa trẻ đó.
Khi tổ chức cho tập thể đánh giá một cá nhân, giáo viên cần làm cho
mọi thành viên thấy được:
- Mục đích yêu cầu nhận xét của mỗi thành viên phải khách quan,
trung thực, không vì mặc cảm, thành kiến cá nhân mà có những nhận xét
không đúng sự th
ật.

×