Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Phần 9 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.34 KB, 6 trang )

- 48 -
năng hành vi của trẻ. Các nhà chuyên môn quan tâm đến khả năng và các
chiến lược học tập của trẻ, cũng như những đặc trưng của môi trường học
tập mà học sinh phải tham gia. Tất cả những nhân tố này gòp phần vào việc
hiểu biết đầy đủ hơn những điểm mạnh và điểm yếu của trẻ cũng như các hỗ
trợ cần thi
ết nhằm giúp trẻ có thể học được.
- Đánh giá trong giáo dục đặc biệt là hoạt động có mục đích. Việc thu
thập thông tin nhằm đưa ra các quyết định về lựa chọn trường học cho trẻ.
Những quyết định này liên quan đến những vấn đề như trẻ có đúng là đối
tượng được hưởng dịch vụ giáo dục đặc biệt, chương trình và môi trường
giáo dụ
c nào phù hợp nhất đối với trẻ, liên quan đến việc xây dựng mục tiêu
giáo dục, lựa chọn các tài liệu và phương pháp dạy học, việc kiểm tra sự tiến
bộ của trẻ cũng như cũng như tính hiệu quả của các cách tiếp cận dạy học.
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt được tiến hành liên tục, kéo dài, song cần
xác định rõ ở mỗi giai đoạn, lứa tuổ
i ta tập trung vào việc đánh giá những
mặt, những lĩnh vực chủ yếu. Ví dụ ở bậc học mầm non, việc đánh giá tập
trung vào sự phát triển của trẻ trên các mặt kỹ năng quan trọng như ngôn
ngữ, nhận thức, hành vi xúc cảm - xã hội, cảm giác và vận động. Giai đoạn
tuổi thanh niên tập trung vào đánh giá bước chuyển của vị thành niên từ nhà
trường sang môi trường công việ
c, hoặc đào tạo nghề ở trường chuyên
nghiệp, cao đẳng hay đại học, cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống
người trưởng thành

3.2. Mục đích của đánh giá để lập kế hoạch can thiệp.
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt nhằm đạt được các mục đích sau:
Khi phát hiện được những vấn đề tiềm ẩn, học sinh được chuyể
n sang


đánh giá sâu hơn. Những thông tin được tập hợp về sự thể hiện của học sinh
trong các lĩnh vực có liên quan và môi trường giáo dục. Từ đó sẽ xây dựng
một loạt các điều chỉnh và thay đổi trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu về
tác động hành vi và học tập của trẻ. Khi thực hiện những can thiệp này cũng
đồng thời thu thập thông tin để đánh giá tính hiệ
u quả của tác động. Nếu kết
quả cho thấy vấn đề học tập của học sinh vẫn không giải quyết được thì học
sinh đó sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ giáo dục đặc biệt.
Cần xác định trẻ khuyết tật thuộc dạng nào? mức độ nặng nhẹ ra sao
để có cơ sở xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh.
B
ước này chi tiết hơn nhiều so với đánh giá sàng lọc và tham vấn sơ
bộ. Hơn nữa nó được cá biệt hóa; nhóm đánh giá xác định các loại thông tin
cần thu thập ở mỗi học sinh. Sau đó học sinh được đánh giá để xác định mức
độ khả năng hiện tại học sinh, năng lực trí tuệ, thính lực, thị lực và thực
trạng về mặt hành vi và xã hội, khả năng ngôn ngữ. Thông tin v
ề quá trình
học tập trước đó, sự thể hiện trên lớp hiện tại, những đặc điểm về môi
trường học tập.
- 49 -
Như vậy việc đánh giá này nhằm giúp các nhà giáo dục phân tích, lựa
chọn môi trường, các biện pháp tác động phù hợp nhất, lựa chọn qui trình
tác động hợp lí nhất đối với mỗi cá nhân trẻ. Hay nói cách khác, giúp ta xây
dựng được kế hoạch can thiệp tốt nhất đối với mỗi cá nhân trẻ.

3.3. Phương pháp đánh giá để lập kế hoạch can thiệp.
Đánh giá giáo dục đặc biệt là một quá trình mang tính hệ thống, m
ột
quá trình diễn ra theo một trật tự lô-gic nhằm thu thập thông tin cần thiết để
đưa ra những quyết định quan trọng về chương trình giáo dục dành cho học

sinh. Chủng loại và số lượng các thủ tục đánh giá ở mỗi giai đoạn đều rất
khác nhau. Quá trình này được diễn ra theo những bước sau:
- Quá trình nhận dạng: Các dữ liệu được tập hợp để mô tả các vấn đề về

học tập của trẻ và những nỗ lực giải quyết các vấn đề này ở trường
phổ thông.
- Mỗi khi một học sinh đựơc giới thiệu một cách chính thức, sự hội tụ
đủ điều kiện thụ hưởng giáo dục đặc biệt của học sinh đó sẽ được
nghiên cứu bằng cách thu thập các thông tin về khả năng học tập trên
lớp và học sinh có phải là khuyết tật hay không.
- Nếu học sinh được xác định là hợp pháp để thụ hưởng giáo dục đặc
biệt, một sự đánh giá sâu hơn sẽ được thực hiện nhằm phát hiện
những thế mạnh và điểm yếu trong kỹ năng học tập và các lĩnh vực
quan trọng khác.
- Phát triển một chương trình giáo dục cá nhân trong đó bao hàm các
mục tiêu
ưu tiên với một chương trình can thiệp.
- Thực hiện chương trình giáo dục, theo dõi một cách cẩn thận sự tiến
bộ của học sinh và sự thành công của chương trình.
Thực hiện quá trình trên cũng chính là việc trả lời được những câu hỏi
chính được đề ra ở đây là: Trẻ có vấn đề về khả năng học tập ở trường hay
không? Trẻ có khuyết tật hay không? Trẻ có nhu c
ầu gì về mặt giáo dục?
Loại dịch vụ nào cần thiết để đáp ứng các nhu cầu đó? Hiệu quả của chương
trình giáo dục như thế nào?
Đánh giá để lập kế hoạch can thiệp thường phải tiến hành chẩn đoán
hỗn hợp, bao gồm chẩn đoán y học và chẩn đoán sư phạm.
- Chẩn đoán y học: Phần việc này do các bác sĩ chuyên khoa thự
c
hiện. Phần khám y học chủ yếu là phát hiện các bệnh mà hiện nay học sinh

đó đang mắc phải: “Về nội nhi”, “tai, mũi, họng”, “răng, hàm, mặt”, “các cơ
quan vận động”, hệ thống thần kinh trung ương”… phần khám chủ yếu là
xác định xem não bộ có bị tổ thất thực thể hay không. Phần khám y học có
thể tiến hành đồng thời với khám nghiệm sư phạm hoặc có thể làm sau,
trước là tuỳ thuộc vào từng địa phương. Song nhất thiết phải có sự kết luận y
học về tình trạng bệnh lý của học sinh để hội đồng xét tuyển có cơ sở kết
luận.
- 50 -
- Chẩn đoán sư phạm
Chẩn đoán sư phạm được tiến hành theo các phương pháp sau đây:
• Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động vui chơi, lao động và
học tập của trẻ
• Phương pháp tìm hiểu tiền sử thông qua y bác sĩ, cha mẹ học sinh hay
người đỡ đầu.
• Phương pháp đối thoại trực tiếp với đối tượng bằng hệ thống các câu
hỏi và bài tậ
p được chuẩn bị trước theo mẫu chuẩn (còn gọi là test).
Cách quan sát đối tượng được tiến hành khi trẻ sinh hoạt và lao động
trong gia đình. Cán bộ đến từng gia đình đối tượng để quan sát cách sinh
hoạt và đối xử của trẻ đối với các thành viên trong gia đình và khách. Quan
sát trẻ làm việc giúp cha mẹ, trẻ học ở nhà. Có thể nói chuyện với bố mẹ để
biết thêm về trẻ.
Quan sát trẻ khi đến tr
ường: Xem quan hệ của trẻ với bạn bè, thầy cô
giáo. Trẻ vui chơi ở trường, nếu quan sát trong giờ học phải có sự thống nhất
với nhà trường. Có thể đàm thoại với giáo viên để hiểu rõ thêm về trẻ.
Công việc này được tiến hành với sự tham gia của cán bộ chuyên sâu
ngành chậm phát triển (để chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ) của Viện
KHGD Việt Nam hoặc các cán b
ộ chuyên môn đã kinh qua các lớp huấn

luyện, đào tạo sâu. Công việc này có thể làm nhiều lần và đều phải ghi lại
các kết quả đã quan sát được.

c
Nghiên cứu về tiền sử bệnh tật của trẻ. Muốn đạt được kết quả
nghiên cứu chính xác phải có sự tham gia của cha mẹ học sinh, tốt nhất là
người mẹ. Cần phải nghiên cứu kỹ quá trình tiền sử sau:
- Xem xét trong gia đình nội ngoại của học sinh có ai mắc bệnh thần
kinh hoặc tâm thần không
- Xem xét các thời kì trước khi sinh (sức khoẻ của bà mẹ trong thời
gian mang thai, có bị b
ệnh gì không? Có bị nghiện gì không? Có bị chấn
thương vùng thai nhi không? Có dùng nhiều kháng sinh không? …).
- Sau đến thời kì sinh đẻ (đẻ dễ hay khó, đủ tháng hay thiếu tháng, đẻ
có bị kẹp póc set không? thời gian có lâu không? đẻ ra trẻ có khóc ngay
không?…)
- Và thời gian sau khi sinh (xem sự phát triển của trẻ từ 1 đến 6 tuổi
có bị bệnh gì trầm trọng? Có bị sốt cao không? Có dùng nhiều kháng sinh
không?
- Từ 6 tuổi trở lên xem xét các quá trình sinh hoạt và học tập ở nhà.
d
Nghiên cứu trạng thái ngôn ngữ của trẻ
- Cơ quan cấu âm gồm lồng ngực, phổi, cuống phổi, thanh quản, vòm
miệng.
- Cần xem xét các cơ quan phát âm như: vòm họng, lưỡi, hàm răng,
môi và thanh quản. Có thể cho học sinh phát âm một số từ để phát hiện xem
- 51 -
trẻ có bị tật ngôn ngữ hay không? nếu có thì đó là tật gì? (nói ngọng hay nói
lắp…).
- Nghiên cứu về vốn từ của trẻ thông qua các bộ tranh ảnh về động

vật, thực vật, về các dụng cụ gia đình, về phong cảnh thiên nhiên… để phát
hiện được số lượng từ giàu hay nghèo từ.
- Nghiên cứu về khả năng ngữ pháp khi nói và viết. Có thể cho kể một
mẩu chuyện nhỏ
để phát hiện khả năng sử dụng câu có đúng ngữ pháp hay
không, hay cho một và từ rồi yêu cầu học sinh đặt các câu đơn giản.
- Tìm hiểu khả năng hiểu ý nghĩa của từ có thể cho một vài từ thông
thường để các em giải nghĩa hoặc phân biệt, so sánh.
e
Nghiên cứu các trạng thái tâm lý của trẻ.
- Nghiên cứu về khả năng tư duy, phát hiện khả năng khái quát và
tổng hợp thông qua các bài tập kiểm tra “test” hướng dẫn – phát hiện khả
năng tư duy cụ thể.
- Nghiên cứu khả năng tri giác: chủ yêú khả năng nghe, nhìn.
- Nghiên cứu khả năng ghi nhớ - phát hiện xem các hình thức ghi nhớ
của trẻ. Phần này cũng dùng các bài tập kiểm tra “test” để đánh giá.
- Nghiên cứu về
tưởng tượng của trẻ.
f
Nghiên cứu về khả năng giao tiếp: xem xét cách sinh hoạt vui chơi,
phát hiện xem cách quan hệ với những người xung quanh: mạnh dạn, cởi mở
hay e dè, sợ sệt.
g
Nghiên cứu các khả năng học tập và tài liệu học tập của học sinh
(bao gồm sách vở mà học sinh đã học tập qua từng lớp).
- Nghiên cứu khả năng đọc
- Nghiên cứu khả năng viết
- Nghiên cứu khả năng tính toán (chủ yếu là 4 phép tính cơ bản).
- Nghiên cứu các sản phẩm học tập của học sinh.


3.4. Công cụ đánh giá để lập kế hoạch can thiệ
p
Để đánh giá trẻ khuyết tật, chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nhiều
loại công cụ khác nhau:
Với trẻ chậm phát triển trí tuệ ta sử dụng hệ thống bài tập sau:
1. Kiểm tra tật ngôn ngữ:
- Cho học sinh phát âm một số âm tiết
- Đọc một đoạn văn hay kể chuyện
- Nhắc lại một số từ
2. Kiểm tra về
nhận biết màu sắc:
- Dùng bảng chỉ thị màu gồm: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen
- Kiểm tra sự nhận biết và khả năng phân biệt màu sắc, phát hiện bệnh
mù màu sắc.
3. Kiểm tra vốn từ và hiểu ý nghĩa của từ:
- 52 -
- Dùng các bộ tranh các loài vật, các dụng cụ gia đình, tranh phong
cảnh quê hương đất nước, tranh về thực vật…
- Bài tập phát hiện sự giàu nghèo vốn từ ở trẻ, khi kiểm tra đưa từng
tranh riêng lẻ, hỏi và học sinh trả lời, ghi lại số từ các em biết và
không biết.
4. Kiểm tra khả năng sử dụng ngữ pháp trong ngôn ngữ nói và viết.
- Cho trẻ tập đặt câu đơn gi
ản với các từ cho trước hoặc điền từ vào ô
trống trong một câu.
- Viết một vài câu theo chủ đề
- Kể một mẩu chuyện nhỏ mà học sinh biết.
- Kể chuyện theo tranh
5. Kiểm tra khả năng tính toán:
- Kiểm tra hệ đếm thập phân từ 1-10 và từ 10-20. Đếm xuôi và ngược

lại.
- Kiểm tra về khả năng giải các bài tập toán (trong phạ
m vi đã học, chủ
yếu 4 phép tính số nguyên), các bài tập này mang tính bắt buộc mỗi
học sinh được kiểm tra đều phải làm theo một loại bài tập.
6. Kiểm tra các trạng thái tâm lý (đây là công việc cơ bản và khó khăn nhất).
a. Kiểm tra về tư duy (dùng test)
- Sự loại ra vật thể (nghiên cứu khả năng khái quát)
- So sánh khái niệm (nghiên cứu dấu hiệu so sánh)
- Sự phân loại vật thể (nghiên c
ứu khả năng phân tích)
- Tính liên tục của các sự kiện (khả năng định hướng và độ nhanh nhạy
của tư duy)
- Sự liên tưởng (nghiên cứu khả năng liên tưởng và tư duy bằng lời)
b. Kiểm tra về tri giác (dùng test)
- Nhận biết nhanh vật thể trên một bức tranh (phát hiện độ nhanh nhạy
của tri giác)
- Nhận biết nhanh màu sắc và hình dạng của vật thể (phát hi
ện khả năng
màu sắc).
- Quan sát quang cảnh thiên nhiên hoặc bức tranh có cốt truyện hấp dẫn
(nghiên cứu khả năng phân biệt các dấu hiệu).
- Tìm nhanh các số (phát hiện độ nhanh nhạy của tri giác và khả năng
định hướng).
- Kể chuyện cho học sinh nghe và học sinh kể lại (tìm hiểu khả năng
nghe và mức độ ghi nhớ).
c. Kiểm tra trí nhớ (dùng test)
- Học thuộc 10 từ
(đánh giá tình trạng trí nhớ và tính tích cực của chú ý
- Nhắc lại một câu (kiểm tra khả năng ghi nhớ).

- Kể lại một chuyện sau khi lắng nghe thầy giáo đã kể (độ nhanh và khả
năng ghi nhớ)
- Lắp mẫu hình theo hướng dẫn
- 53 -
d. Kiểm tra trí tưởng tượng (dùng test)
- Tranh 2 mặt người dối nhau (giữa là bình hoa)
- Vẽ các tranh có thể tưởng tượng ra nhiều vật khác nhau cho học sinh
quan sát (kiểm tra sự tưởng tượng và liên tưởng)
Đánh giá và xếp loại mức độ tật phát triển trí tuệ thông qua chẩn
đoán sư phạm
Khi đánh giá và xếp loại học sinh cần:
- Căn cứ vào tiền sử.
- Căn cứ vào nhận xét của giáo viên và kết qu
ả nghiên cứu sản phẩm
của học sinh.
- Căn cứ vào việc thực hiện các bài “test”
• Loại nhẹ: đã được hướng dẫn từ 1-3 lần mà chỉ thực hiện được 30%
yêu cầu bài tập.
• Loại nặng: đã được hướng dẫn tỷ mỉ từ 1-5 lần mà chỉ thực hiện được
10% yêu cầu bài tập.
• Loại rất nặng:
đã được hướng dẫn nhiều lần mà không thực hiện được
yêu cầu bài tập hoặc chỉ đạt 2-3% yêu cầu.
Ngoài cách sắp xếp như trên, để có thể thử lại cách sắp xếp đó – trên
thế giới còn có một số nước vẫn sử dụng chỉ số trí tuệ để xếp loại gọi là
“IQ”. Chúng ta có thể tham khảo để kiểm tra lại việc xếp loại củ
a mình.
Cách thử theo “IQ”
* Thoạt đầu hỏi những câu hỏi đúng với tuổi thực của trẻ
- Nếu trẻ trả lời tốt, ta hỏi câu hỏi cao hơn tuổi thực để tìm tuổi trí tuệ.

- Nếu trẻ trả lời kém ta hỏi các câu hỏi thấp hơn tuổi thực của trẻ để tìm tuổi
trí tuệ ở mức tối thiểu.
* Sau khi có kết quả ta áp dụng công th
ức tính IQ (% trí tuệ)
Tuổi trí tuệ X 100
= % trí tuệ (IQ)
Tuổi thực

Theo Terman, ông đã căn cứ cào chỉ số IQ mà xếp loại như sau:
IQ Xếp loại
0-25% Loại rất nặng (ngu)
25-50% Loại năng (ngốc)
50-70% Loại nhẹ (thiểu năng trí tuệ)
70-90% Bình thường
90-110% Trí tuệ trung bình
110-125% Trí thuệg thông minh
125-140% kiệt xuất
140 trở lên Thiên tài

×