- 18 -
sinh thể hiện rõ sự chán nản và không thoải mái, việc trắc nghiệm nên
được hoãn lại.
4.1.2. Thực hiện trắc nghiệm.
Mục đích của việc thực hiện những trắc nghiệm tiêu chuẩn hòa là để
có những mẫu tốt nhất, tới mức có thể, về hành vi của học sinh trong những
điều kiện tiêu chuẩn. Tuân thủ chặt chẽ những đường hướng của sách hướ
ng
dẫn trắc nghiệm trong khi làm trắc nghiệm và cho điểm trắc nghiệm là điều
hoàn toàn cần thiết. Sách hướng dẫn trắc nghiệm thường có những lời chỉ
dẫn và các đầu mục trắc nghiệm để đọc cho học sinh. Những dòng chữ này
thường được in màu hoặc in đậm và phải được đọc nguyên văn. Người làm
trắc nghiệm có thể nói với học sinh rằng mình phải “đọ
c một số chỉ dẫn”.
Người làm trắc nghiệm không nên cố gắng đọc thuộc lòng thông tin và
không nên diễn giải các đầu mục cũng như lời hướng dãn trừ khi sách hướng
dẫn cho phép. Tuy nhiên cần phải đọc chúng bằng một giọng đọc tự nhiên.
Sách hướng dẫn trắc nghiệm cũng phải ghi rõ trình tự thực hiện trắc nghiệm,
nếu trắc nghiệm có một số phần hoặ
c một số tiểu test. Thông thường thì các
tiểu test được đưa ra theo trật tự mà người làm trắc nghiệm không thể thay
đổi. Sách hướng dẫn có thông báo cho người làm trắc nghiệm về việc có thể
bỏ đi một số tiểu test hay không và nếu có thì là những tiểu test nào.
Việc tiến hành trắc nghiệm đòi hỏi một sự tuân thủ nghiêm ngặt theo
các quy định thực hiện, đồng thời tạo lập mối quan h
ệ làm việc năng động
giữa học sinh và người làm trắc nghiệm. Có được sự cân bằng này là một
điều hết sức khó khăn đối với các nhà giáo dục vì những khác biệt giữa hoạt
động trắc nghiệm và hoạt động dạy học. Giáo viên có thể tự do khen ngợi,
khuyến khích và cung cấp thông tin; người làm trắc nghiệm không được làm
những điều đó nhưng vẫn phải duy trì được b
ầu không khí khích lệ để thúc
đẩy học sinh nỗ lực cao nhất.
Ngay từ năm 1905, Binet và Simon đã nhận thấy rằng: một người
khảo sát không có kinh nghiệm sẽ không có nhận thức nào về những ảnh
hưởng của lời nói; anh ta nói quá nhiều, anh ta nói thêm vào chủ đề của
mình, anh ta đặt mình trong thói quen giúp đỡ vô ý thức. Anh ta làm một
phần việc của nhà sư phạm khi mà anh ta cần phải giữ vai trò là một nhà tâm
lý.
Vì các trắc nghiệm đều không giố
ng nhau, nên luôn luôn cần tham
khảo sách hướng dẫn để biết được các qui tắc thực hiện cụ thể. Tuy nhiên
các thang đo tiêu chuẩn hóa có nhiều đặc điểm chung. Điều đó làm cho ta có
thể có được một bộ hướng dẫn khái quát.
Những hướng dẫn khái quát cho việc thực hiện trắc nghiệm.
Việc thực hiện trắc nghiệm cần có kĩ năng và những người làm trắc
nghiệ
m phải học cách phản hồi lại những câu hỏi và lời bình của học sinh.
Những hướng dẫn khái quát dưới đây sẽ áp dụng cho hầu hết các trắc
nghiệm tiêu chuẩn hóa.
- 19 -
1 Học sinh yêu cầu nhắc lại đề mục của trắc nghiệm: Điều này
thông thường có thể chấp nhận được nếu đầu mục trắc nghiệm đó được lặp
lại nguyên văn và trọn vẹn. Tuy nhiên việc lặp lại các đầu mục ghi nhớ để đo
lường năng lực hồi tưởng của học sinh sẽ không được chấp nhậ
n
2 Yêu cầu học sinh nhắc lại câu trả lời: Đôi lúc người làm trắc
nghiệm phải đề nghị học sinh nhắc lại câu trả lời. Có lẽ do người làm trắc
nghiệm đã nghe không được những gì học sinh đã nói, hoặc lời nói của học
sinh khó hiểu. Tuy nhiên người làm trắc nghiệm nên cố gắng hết sức để nhìn
và lắng nghe câu trả lời của học sinh ngay trong lần
đầu tiên. Học sinh có thể
từ chối nhắc lại câu trả lời, hoặc có thể cho rằng yêu cầu nhắc lại câu trả lời
như vậy có nghĩa là câu trả lời đó đã không đúng, do vậy trả lời theo cách
khác.
3 Học sinh điều chỉnh câu trả lời: Khi học sinh đưa ra một câu trả
lời sau đó thay đổi ý kiến và đưa ra câu trả lời khác, người làm trắ
c nghiệm
nên chấp nhận câu trả lời sau cùng, ngay cả khi câu trả lời đó được đưa ra
sau khi người làm trắc nghiệm đã chuyển sang đầu mục khác. Tuy nhiên
cũng có trắc nghiệm chỉ định rằng chỉ có câu trả lời đầu tiên là được chấp
nhận để tính điểm.
4 Khẳng định và chữa câu trả lời của học sinh: Người làm trắc
nghiệm không được thể
hiện cho học sinh biết câu trả lời của chúng là đúng
hay sai bằng bất cứ cách nào. Những câu trả lời đúng cũng không được
khẳng định, những câu trả lời sai cũng không được chữa lại. Quy tắc này rất
quan trọng đối với các nhà chuyên môn dạy và thực hiện trắc nghiệm,
khuynh hướng đầu tiên của họ là tăng cường câu trả lời đúng.
5 Khích lệ hành vi làm việc cả
u học sinh: Mặc dù những người làm
trắc nghiệm không thể khen ngựoi học sinh về biểu hiện của chúng trên
những đầu mục trắc nghiệm cụ thể, nhưng hành vi làm việc tốt có thể và nên
được khen thưởng. Những nhận xét phù hợp như “Em đang làm việc chăm
chỉ đấy”, “Tôi thích cách em đang cố gắng trả lời câu hỏi”. Nên khen ngợi
học sinh vào giữa các đầu mục hoặc các tiể
u test để đảm bảo rằng việc khen
ngợi không có liên hệ gì với những câu trả lời cụ thể.
6Khuyến khích học sinh trả lời: Khi học sinh không trả lời được
một đề mục trắc nghiệm, người làm trắc nghiệm có thể khích lệ chúng đưa
ra câu trả lời. Học sinh đôi khi không nói gì khi gặp một đề mục khó, hoặc
chúng nói “Em không biết” hoặc “em không trả lời được câu này”. Ngườ
i
làm trắc nghiệm nên nhắc lại câu hỏi và nói “em hãy cố lên” hoặc “em có
thể đoán”. Mục đích là khích lệ học sinh nỗ lực ở tất cả các đầu mục.
7 Hỏi học sinh: Việc đặt câu hỏi được chấp nhận trong nhiều trắc
nghiệm. Nếu người làm trắc nghiệm nhận thấy câu trả lời của học sinh
không đúng và cũng không sai (không rõ ràng) thì người làm trắc nghiệ
m
nên nhắc lại câu trả lời của học sinh dưới dạng câu hỏi và nói “hãy cho tôi
biết thêm về điều đó”. Điều này sẽ khích lệ học sinh giải thích rõ ràng và câu
- 20 -
trả lời sẽ được cho điểm. tuy nhiên những câu trả lời sai rõ ràng không nên
hỏi lại.
8Gợi ý: Việc gợi ý khác với việc khuyến khích và đặt câu hỏi vì nó
giúp học sinh đi đến câu trả lời. Người làm trắc nghiệm không bao giờ được
phép gợi ý cho học sinh. Việc gợi ý sẽ làm cho câu trả lời của học sinh trở
thành không hợp lệ; các tiêu chuẩn trắc nghiệm được dựa trên giả
định là
học sinh trả lời mà không có sự giúp đỡ của người làm trắc nghiệm. Người
làm trắc nghiệm phải đặc biệt tránh việc gợi ý.
9Thực hiện những đầu mục có giới hạn thời gian: Một số trắc
nghiệm có chứa những đầu mục giới hạn về thời gian; học sinh phải trả lời
trong một khoảng thời gian nhất đị
nh mới được công nhận. Thường thì thời
gian được tính từ khi người làm trắc nghiệm kết thúc việc trình bày đầu mục
trắc nghiệm. Đồng hồ được sử dụng để tính thời gian thể hiện của học sinh.
4.2. Quan sát
Quan sát nhằm mục đích thu thập thông tin về trẻ qua các lĩnh vực cụ
thể: hành vi, nhận thức, giao tiếp, hòa nhập xã hội… Phát hiện mặt tích cực
và khó khăn củ
a trẻ. Đánh giá khả năng của trẻ, từ đó lập kế hoạch giáo dục,
giúp đỡ trẻ phát triển.
Đây là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến cho phép kiểm
tra trực tiếp hành vi, nhiệm vụ và môi trường của học sinh mà không cần
phải áp dụng phương pháp tổ chức kiểm tra trắc nghiệm. Việc quan sát có
thể áp dụng với bất cứ cá nhân ở
độ tuổi nào, bất kỳ khía cạnh giáo trình nào
và trong bất kỳ tình huống đánh giá hoặc giảng dạy nào.
Các giáo viên liên tục quan sát và lắng nghe học sinh của mình. Họ có
thể không gọi đây là qui trình quan sát nhưng bằng cách ghi lại những gì học
sinh nói và làm, là các giáo viên đang thực hiện các kỹ thuật quan sát đơn
giản. Khi một vấn đề có khả năng được phát hiện trong quá trình quan sát
đơn giản, thì các qui trình quan sát thẩm định tâm lý một cách hệ thống hơn
sẽ
được tiến hành. Mặc dù các kỹ thuật quan sát thường liên quan tới việc
nghiên cứu hành vi của học sinh trong lớp học, thì chúng cũng phù hợp với
các nghiên cứu kỹ năng học tập, kỹ năng xã hội, tự giúp và kỹ năng học
nghề. Do quan sát liên quan tới việc điều tra hành vi của học sinh trong điều
kiện môi trường tự nhiên, nên kỹ thuật này thường cung cấp những thông tin
mà việc sử dụ
ng các qui trình đánh giá khác không thể có được.
Quan sát các hành vi rời rạc: Ghi lại sự kiện và thời gian diễn ra.
Các hệ thống đánh giá dưới đây được sử dụng để thu thập dữ liệu về
những hành vi rời rạc (Alberto và Trouman, 1990)
* Ghi lại sự kiện: Mức độ thường xuyên của hành vi được lưu lại
trong sổ ghi sự kiện. Người quan sát chỉ đơn giản ghi chú giải mỗi khi hành
vi đ
ang quan tâm diễn ra. Ví dụ: giáo viên đếm số lần An ném máy bay giấy
trong lớp.
- 21 -
* Ghi lại thời gian diễn ra: Lần này người quan sát lại ghi thời gian
hành vi bắt đầu và thời gian kết thúc để biết được độ dài thời gian hành vi
diễn ra. Ví dụ ghi chép để tính tổng số thời gian Nam đã ngủ trong lớp.
* Ghi lại toàn bộ khoảng thời gian: Học sinh được quan sát trong suốt
quãng thời gian đó và người quan sát phải ghi lại nếu như hành động mục
tiêu liên tục diễn ra trong suốt quãng thời gian. Các khoảng th
ời gian quan
sát là rất ngắn thông thường chỉ trong vòng vài giây.
* Ghi lại một phần quãng thời gian: Học sinh được quan sát trong
toàn bộ quãng thời gian nhưng người quan sát chỉ ghi lại nếu như hành vi đó
diễn ra ít nhất một lần trong quãng thời gian quan sát.
* Mẫu thời gian theo thời điểm: Học sinh chỉ được quan sát vào cuối
quãng thời gian, vào thời điểm đó, người quan sát kiểm tra nếu như hành vi
mục tiêu có diễn ra hay không. Các quãng thờ
i gian thường dài hơn từ 3- 5
hoặc thậm chí 15 phút. Điều này tạo ra một phương pháp thoải mái hơn cho
giáo viên trong lớp học. Tuy nhiên kỹ thuật này lại ít chính xác hơn các kỹ
thuật ghi theo quãng thời gian do phần lớn hành vi của học sinh diễn ra mà
không được quan sát.
Các kỹ thuật quan sát trong lớp học dành cho giáo viên.
Không cần thiết phải ngừng giáo viên lại để quan sát. Trên thực tế
cũng hoàn toàn không thể giảng dạy mà không quan sát, do đó, bạn hãy thử
quan sát lớp theo những đề xuất dưới đây:
1 Mang theo một tấm bìa nhỏ như bìa phụ lục, hãy liệt kê trên đó tên
của một hoặc hai học sinh quan tâm và những vấn đề hành vi mà bạn muốn
quan sát như (đánh nhau. Không ngồi tại chỗ, nói chuyện với nhau…). Hãy
đánh dấu vào tấm bìa (và có thể cả thời gian diễn ra hành vi) mỗi khi hành vi
diễn ra. Hãy bắt đầu qui trình này với một hoặc hai học sinh và dần dần m
ở
rộng khi kỹ năng của bạn trở nên tốt hơn.
2 Hãy yêu cầu học sinh ghi lại trong bản làm việc tại lớp thời gian
bắt đầu và kết thúc. Phương pháp này cho phép tính toán tỉ lệ cũng như mức
độ thường xuyên và dữ liệu chính xác. Học sinh có thể ghi lại số lần dời và
quay lại bàn học; sau đó tổng số thời gian ngồi tại ghế hàng ngày và mỗi
quãng thời gian có thể
được tính toán.
3 Hãy mang theo chiếc đồng hồ bấm giờ để tính toán độ dài của hành
vi. Ví dụ, bắt dầu bấm thời gian mỗi khi Nguyên rời khỏi ghế và tạm ngừng
lại khi cô bé quay về. Tiếp tục thực hiện (mà không cần thiết lập lại chế độ
đồng hồ) bấm thời gian mỗi khi hành động diễn ra. Cuối quãng thời gian
quan sát, hãy ghi lại tổng số thời gian đã tính toán.
4 Để
đếm hành vi mà không làm xáo trộn hoạt động của lớp học, hãy
đếm số cổ tay, máy đếm siêu thị, kẹp giấy di chuyển từ túi quần này sang túi
bên kia, hạt đậu trong chén và các công cụ không tốn kém khác.
- 22 -
5 Hãy để sơ đồ chỗ ngồi trước mặt bạn khi nói chuyện với cả lớp.
Đánh dấu theo tên của học sinh đối với mỗi hành vi mục tiêu ví dụ hỏi một
câu hỏi, nói chuyện hoặc trả lời đúng một câu hỏi.
6 Hãy tuyển một số tình nguyện viên để quan sát trong lớp học.
Những học sinh lớn hơn, cha mẹ, những người có tuổi, sinh viên đại họ
c
hoặc kể cả các sinh viên khác lớp cũng có thể là những người quan sát hoàn
hảo. Nếu giáo viên đã phát triển được một phương pháp ghi lại dữ liệu và
chỉ ra rõ ràng hành vi cần được quan sát, thì ngay cả một người không có
chuyên môn cũng có thể thực hiện việc quan sát.
Để thu thập được thông tin đầy đủ về trẻ cần chú ý:
- Quan sát cần được tiến hành trong mọi hoạt động của trẻ: hoc tập, vui
chơi, lao động, mọi lúc, mọi nơi.
- Quan sát lúc trẻ hoạt động một mình hay cùng bạn bè hoặc với người
khác.
- Quan sát trẻ trong những trạng thái khác nhau: vui, buồn…
- Quan sát phải ghi chép đầy đủ những thông tin thu được.
4.3. Phỏng vấn
Phỏng vấn được hiểu một cách đơn giản đó chính là đàm thoại, vấn
đáp nhằm mục đích tìm kiếm thông tin về đứa trẻ. Qua phỏng v
ấn có thể thu
nhận những thông tin sâu kín bên trong của trẻ như ý nghĩ, tình cảm, quan
điểm, thái độ… mà bằng quan sát không thể biết được. Trong khi phỏng
vấn, điều quan trọng nhất là phải chú ý lắng nghe trả lời, tránh áp đặt, bình
tĩnh, kiên trì, cởi mở, tự nhiên…
Phỏng vấn thường được sử dụng để thu thập thông tin từ cha mẹ, các
nhà chuyên môn và học sinh. Đối với những học sinh gặp khó khăn v
ề học
tập, phương pháp phỏng vấn thường được sử dụng nhiều hơn bảng hỏi. Bảng
hỏi là những công cụ bằng văn bản được thiết kế để thu thập thông tin từ
người thông tin. Công cụ của phỏng vấn cũng là một dạng tương tự với bảng
hỏi nhưng được thực hiện bằng lời nói.
Một số câu h
ỏi có thể được sử dụng khi phỏng vấn học sinh về năng
lực học tập tại trường:
- Môn học nào hay nhất tại trường? Tại sao em nghĩ mình có thể học
giỏi nhất môn học này?
- Môn nào là môn học yếu? Điều gì có thể là nguyên nhân?
- Nếu em có thay đổi bất kỳ điều gì đối với ngày học ở trường, thì em
muốn thay đổi gì?
Ví d
ụ về thang điểm tỉ lệ
- 23 -
Tỉ lệ thang điểm hành vi của học sinh.
1 2 3 4 5
Khả năng làm theo hướng dẫn
Luôn nhầm lẫn:
không thể hoặc
không có khả
năng làm theo
hướng dẫn.
Thường làm
theo những
hướng dẫn
đơn giản
nhưng cần trợ
giúp cá nhân.
Làm theo
hướng dẫn đã
quen và
không phức
tạp
Ghi nhớ và làm
theo những
hướng dẫn mở
rộng
Thông thạo
trong ghi nhớ
và làm theo
hướng dẫn.
Hiểu được nôi dung thảo luận tại lớp.
Luôn luôn không
chú ý hoặc
không thể làm
theo hoặc không
hiểu nội dung
thảo luận
Lắng nghe
nhưng không
hiểu rõ; không
tập trung vào
thảo luận
Lắng nghe và
làm theo
hướng dẫn
theo độ tuổi
và trình độ.
Hiểu rõ và học
được từ nội
dung thảo luận.
Tham gia và
thể hiện sự
hiểu biết
thông thường
đối với các
nội dung thảo
luận.
Có khả năng ghi nhớ thông tin đưa ra bằng lời nói
Như không có
khả năng kể lại,
trí nhớ kém.
Nhớ được
những ý đơn
giản nếu được
thường xuyên
nhắc lại.
Khả năng nhớ
tài liệu một
cách trung
bình, khả
năng nhớ phù
hợp với độ
tuổi và trình
độ.
Nhớ được các
qui trình và
thông tin từ
nhiều nguồn
khác nhau; có
khả năng kể lại
sự kiện ở mức
trung bình và
ngay lập tức.
Có trí nhớ tốt
cả nội dung
và chi tiết
thông tin
Hiểu nghĩa của các từ
Hoàn toàn không
có khả năng hiểu
Không tiếp
thu được
những từ đơn
giản; hiểu sai
nghĩa của từ ở
cấp độ đơn
giản
Có khả năng
hiểu từ vựng
theo độ tuổi
và trình độ.
Hiểu được từ
vựng ở tất cả
các cấp độ cũng
như cấp độ cao
hơn nghĩa củ
a
từ vựng.
Có khả năng
hiểu tốt từ
vựng và hiểu
nghĩa của
nhiều từ trừu
tượng.
Khảo sát ý kiến học sinh.
Hướng dẫn: Hãy đọc cẩn thận các kết luận dưới đây và chỉ ra mức độ
bạn đồng ý hoặc không đồng ý bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng .
Câu trả lời: 1- Hoàn toàn đồng ý
2 - Đồng ý
3 - Không chắc chắn
4 - Không đồng ý
5 - Hoàn toàn không đồng ý