Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VÀ MẠN – 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.28 KB, 14 trang )

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VÀ MẠN – 3


V- ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC:
1/ Thể Phong hàn:
- Phép chữa: Phát tán phong hàn và hóa đàm (Tán hàn tuyên phế, ôn Phế tán
hàn).
- Các vị thuốc thường dùng: Ma hoàng, Tía tô, Bạch chỉ, Cát cánh.
Các bài thuốc thường dùng để chữa: Hạnh tô tán, Chỉ thấu tán, Tô tử giáng
khí thang.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài Tô tử giáng khí thang gồm Bán hạ 12g, Hậu phác 8g, Tiền hồ 8g,
Chích thảo 4g, Nhục quế 4g, Tô tử 16g, Đương quy 12g, Sinh khương 3 lát,
Trần bì 8 - 12g.
* Bài Chỉ thấu tán (Y học tâm ngộ) gồm Kinh giới 16g, Bách bộ 16g, Tử
uyển 16g, Trần bì 8g, Bạch tiền 16g, Cam thảo 6g, Cát cánh 8g.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Kinh giới Khu phong giải biểu Quân
Cát cánh Tuyên phế giáng khí Thần
Trần bì Kiện tỳ chỉ khái Thần
Tử uyển Hóa đàm chỉ khái Tá
Bách bộ Chỉ khái hóa đàm Tá
Bạch tiền Chỉ khái hóa đàm Tá
Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ

* Công thức huyệt sử dụng gồm Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt
khuyết, Đản trung, Phong long.
2/ Thể Phong nhiệt:
- Phép chữa: Phát tán phong nhiệt, sơ phong thanh nhiệt, trừ đờm (thanh


nhiệt tuyên phế).
- Các vị thuốc thường dùng để chữa Lá dâu tươi, Bạc hà, Hoa cúc …
Các bài thuốc thường dùng để chữa: Ngân kiều tán, Ma hạnh thạch cam
thang, Tang cúc ẩm, Vĩ kim thang.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài Tang cúc ẩm gia giảm gồm Tang diệp 20g, Cát cánh 16, Cúc hoa
10g, Cam thảo 8g, Hạnh nhân 16g, Lô căn 16g, Liên kiều 12g, Bạc hà 8g.
* Công thức huyệt sử dụng gồm Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt
khuyết, Đản trung, Phong long, Khúc trì, Hợp cốc.
3/ Thể Khí táo (táo nhiệt):
- Phép chữa: Thanh phế nhuận táo.
- Các vị thuốc thường dùng: Tô tử, Lá hẹ, Thiên môn, Sa sâm, Mạch môn …
Các bài thuốc thường dùng: Tang cúc ẩm, Thanh táo cứu phế thang.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài Hoàng liên giải độc thang (dùng khi mới mắc bệnh) gồm Hoàng liên
30g, Hoàng cầm 20g, Hoàng bá 20g, Chi tử 20g.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Hoàng liên
Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, táo thấp, giải độc. Tả
tâm hỏa và tả hỏa ở trung tiêu.
Quân
Hoàng cầm
Đắng, lạnh. Thanh phế nhiệt, lương huyết.
Tả hỏa ở thượng tiêu.
Quân
Hoàng bá Đắng, lạnh. Tả tướng hỏa. Quân
Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Chi tử

Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, tả hỏa ở tam tiêu.
Dẫn nhiệt đi xuống.
Thần - Sứ

* Bài Thanh táo cứu phế thang gồm Tang diệp 20g, A giao 8g, Thạch cao
16g, Mạch môn 12g, Nhân sâm 5g, Hạnh nhân 6g, Cam thảo 8g, Tỳ bà diệp
8g, M nhân 8g.
* Công thức huyệt sử dụng gồm Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt
khuyết, Đản trung, Phong long, Khúc trì, Hợp cốc.
4/ Thể Đàm nhiệt:
- Phép chữa: Thanh hỏa nhiệt đàm và nhuận táo hóa đàm. (Tuyên phế hóa
đàm nhiệt, thanh phế hóa đàm).
- Các bài thuốc thường dùng: Nhị trần thang gia thêm Bối mẫu, Tri mẫu;
Tiểu hãm hung thang; Sinh lịch tử đại táo tả phế thang; Nhuận phế thang;
Tư âm thanh phế thang; Bách hợp cố kim thang; Bối mẫu qua lâu thang …
- Bài thuốc Bách hợp cố kim thang: Sinh địa 12g, Thục địa 18g, Bách hợp
12g, Mạch môn đông 12g, Bối mẫu 10g, Thược dược 10g, Huyền sâm 8g,
Cát cánh 8g, sinh Cam thảo 10g.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Bách hợp Nhuận phế, chỉ khái, thanh nhiệt Quân
Mạch môn Thanh tâm, nhuận phế, chỉ khái Quân
Huyền sâm Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc Thần
Sinh địa Thanh nhiệt lương huyết Thần
Thục địa Bổ huyết dưỡng âm, bổ thận Thần
Bối mẫu Nhuận tâm phế, hóa đàm, chỉ khái Tá
Thược dược Liễm âm, dưỡng huyết, chỉ thống Tá - Sứ
Sinh Cam thảo Tả hỏa giải độc. Điều hòa các vị thuốc. Tá - Sứ
5/ Thể Đàm thấp:

- Phép chữa: Táo thấp hóa đàm chỉ khái, ôn hóa thấp đàm.
- Các vị thuốc thường dùng: Hạt cải trắng, Bán hạ chế, Trần bì, Tô tử, Cát
cánh, Bạch tiền …
Các bài thuốc thường dùng: Nhị trần thang, Lục quân tử thang, Lý trung hóa
đàm hoàn …
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài thuốc Nhị trần thang gia vị gồm Trần bì 10g, Thương truật 10g, Bán
hạ 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 10g, Cam thảo 10g, Hạnh nhân 12g, Sinh
khương 6g.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Trần bì Lý khí hóa đàm Quân
Bán hạ Giáng khí nghịch, tiêu đàm thấp Quân
Phục linh Kiện tỳ, lợi thấp Thần
Bạch truật Kiện tỳ, táo thấp, hòa trung Tá
Thương truật Táo thấp, kiện tỳ Tá
Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ
Hạnh nhân Chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng Tá
Sinh khương Giáng nghịch hóa ẩm Tá

* Bài thuốc Lục quân tử thang gồm Nhân sâm 10g, Cam thảo (chích) 6g,
Bạch truật 9g, Trần bì 9g, Phục linh 9g, Bán hạ 12g. Được dùng khi Tỳ hư
không chế được thấp, không vận hóa được thủy cốc, dịch ngưng tụ lại mà
thành đàm.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Nhân sâm Đại bổ nguyên khí, kiện tỳ dưỡng vị Quân
Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ

Bạch truật Kiện tỳ, táo thấp Thần
Trần bì Lý khí hóa đàm Tá
Phục linh Thẩm thấp, kiện tỳ Thần
Bán hạ Giáng khí nghịch, tiêu đàm thấp. Tá

* Công thức huyệt sử dụng gồm Tỳ du, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Hợp
cốc, Tam âm giao.
6/ Thể Phế khí hư:
- Phép chữa: Bổ ích Phế khí.
- Các vị thuốc thường dùng: Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ …
Các bài thuốc thường dùng: Bảo nguyên thang, Ngọc bình phong tán, Quế
chi gia Hoàng kỳ thang …
- Những bài thuốc sử dụng:
* Bài Ngọc bình phong tán gồm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Hoàng kỳ Bổ khí cố biểu Quân
Bạch truật Kiện tỳ, bổ trung tiêu Tá
Phòng phong Phát biểu, trừ phong Thần

* Bài Bảo nguyên thang gồm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Nhục quế, Cam thảo.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò
Nhân sâm Đại bổ nguyên khí Quân
Hoàng kỳ Ích khí cố biểu Quân
Nhục quế Trợ dương, tán hàn Thần
Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ


7/ Thể Phế âm hư:
- Phép chữa: Tư dưỡng Phế âm, tư âm giáng hỏa.
- Các vị thuốc thường dùng: Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Ngọc trúc, Đan
bì, Bách hợp …
Các bài thuốc thường dùng: Nhất tiễn âm, Lục vị hoàn …
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài Nhất tiễn âm gia giảm gồm Bạch thược 8g, Địa cốt bì 4g, Sinh địa
8g, Cam thảo 3g, Mạch môn 12g, Thục địa 20g, Tri mẫu 4g.
* Công thức huyệt sử dụng: Thái uyên, Thiên lịch, Tam âm giao, Phế du,
Thận du.
8/ Thể Phế Tỳ đều hư:
- Phép chữa: Kiện tỳ ích phế.
- Các vị thuốc thường dùng: Đảng sâm, Phục linh, Ý dĩ, Bạch truật …
Các bài thuốc thường dùng: Sâm linh bạch truật tán, Bổ trung ích khí thang

- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài Sâm linh bạch truật tán gồm Bạch truật 8g, Hạt sen 8g, Sa nhân 8g,
Biển đậu 8g, Nhân sâm 8g, Sơn dược 8g, Cát cánh 8g, Phục linh 12g, Ý dĩ
12g, Chích thảo 4g.
* Công thức huyệt sử dụng gồm Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Khí hải,
Đản trung, Tam âm giao, Phế du, Thận du, Tỳ du, Mệnh môn, Phục lưu.
9/ Thể Phế Thận dương hư:
- Phép chữa: Ôn thận nạp khí, bổ phế khí.
- Các vị thuốc thường dùng: Phụ tử chế, Nhục quế, Đảng sâm, Hoàng kỳ …
Các bài thuốc thường dùng: Hữu quy ẩm gia giảm, Bát vị quế phụ gia giảm

- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
* Bài Hữu quy ẩm gồm Thục địa 32g, Nhân sâm 8g, Nhục quế 4g, Đỗ trọng
12g, Cam thảo 4g, Hoài sơn 16g, Kỷ tử 8g, Phụ tử chế 2g, Thù du 8g.
* Công thức huyệt sử dụng: Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Quan

nguyên, Khí hải, Đản trung, Tam âm giao, Phế du, Thận du, Tỳ du, Mệnh
môn, Phục lưu.
10/ Dưỡng sinh:
Được chỉ định trong những trường hợp viêm phế quản mạn. Có thể tự tập
luyện mọi động tác dưỡng sinh không hạn chế tùy theo sức khỏe của cơ thể.
Nhưng cần thiết là các động tác sau:
- Luyện thở sâu.
- Luyện thở ra tối đa: thở 3 thời, thổi chai.
- Luyện thở: thở 4 thời và có kê mông.
- Xoa tam tiêu.
Nhĩ châm: Có thể châm các huyệt vùng Phế, Tuyến thượng thận, Bình suyễn,
Thần môn.


×