Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những bài thuốc trị bệnh hen suyễn từ thực phẩm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.02 KB, 3 trang )

Những bài thuốc trị bệnh hen suyễn từ thực phẩm
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều
tế bào và nhiều thành phần của tế bào.
Có một số thực phẩm kích hoạt cơn hen suyễn.
Ngược lại, cũng có một số thực phẩm có ích cho hen suyễn. Việc điều trị hen suyễn bằng thuốc
theo Tây y, do sử dụng dài hạn, có thể có những tác dụng bất lợi cho cơ thể. Vì thế, ngày nay, kể
cả những nước Phương tây, việc điều trị những bệnh mạn tính ngày càng được chú ý nhiều hơn
đến những phương thuốc từ cỏ cây, thực phẩm.
• Củ gừng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng gừng như một vị thuốc chống nôn. Gừng,
với hoạt chất chính yếu có giá trị trong chống nôn là gingerol (có lẽ vì hoạt chất này mà
tên tiếng Anh của Gừng là Ginger). Vị đặc trưng của gừng cũng là do chất gingerol.
Ngoài gingerol, trong gừng còn có guineapigileum có hoạt tính kháng hydroxytryptamine
giúp chống nôn hiệu quả. Ngày nay, một số nghiên cứu trong ngành thực vật ở Ấn Độ đã
thấy gừng có đặc tính kháng viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen
suyễn. Hơn nữa, gừng cũng có hoạt tính làm long đàm. Một nghiên cứu được tiến hành
trên 92 bệnh nhân bị hen suyễn ở Iran. Bệnh nhân được sử dụng 150 mg bột gừng 3 lần
mỗi ngày trong 2 tháng. Sau 2 tháng sử dụng gừng đã có cải thiện đáng kể triệu chứng
của hen suyễn là khò khè và nặng ngực. Khò khè giảm 19,5% và nặng ngực giảm 52%.
• Mật ong. Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng
để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Như bạn đã biết, chất nhầy của đàm nhớt tích tụ trong
phế quản ngăn cản oxy đi vào cũng như ngăn chặn sự đào thải CO2 ra ngoài. Điều này
kích hoạt cơn suyễn cấp. Mật ong có thể được sử dụng bằng cách pha trong nước uống
hàng ngày (một muỗng cà phê mật ong mỗi ngày) hoặc một muỗng cà phê mật ong pha
với nửa muỗng cà phê bột quế uống 1 lần mỗi ngày (sáng hoặc tối). Cách tốt hơn là dùng
mật ong pha với nước cốt gừng tươi.
Một số bài thuốc khác từ thực phẩm dùng trong hen suyễn:
• Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp
làm giảm triệu chứng hen suyễn.
• Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.
• Hỗn hợp: hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng
cà phê tiêu đen.


• Hỗn hợp: hòa trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với
1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.
• Hỗn hợp: pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina
hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.
• Hỗn hợp: nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1
muỗng cà phê hỗn hợp này.
Một số bài thuốc từ thực phẩm của các nước
• Tại Anh, si-rô được bào chế từ vài lát củ hành thái mỏng trộn với mật ong dùng 3 – 4 lần
mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng hen suyễn. Người Anh cũng dùng vỏ và lá cây bạch
quả (ginkgo) để làm giảm tình trạng hắt hơi do dị ứng và hen suyễn.
• Tại Úc, tinh dầu khuynh diệp được sử dụng để làm giảm các tình trạng khó chịu của hệ
hô hấp và hen suyễn. Lá khuynh diệp chứa rutin, một loại bioflavonoid, giúp làm giảm
tình trạng viêm của phế quản. Bệnh nhân có thể thở với nước trà nóng có pha tinh dầu
khuynh diệp hay uống vài giọt tinh dầu khuynh diệp pha loãng với nước nóng.
• Tại Ai Cập, người bị hen suyễn được khuyên ăn quả sung, vả, nho có tác dụng làm giảm
hen suyễn.
• Tại Trung Hoa, cái nôi của Y học Đông phương khuyên người bị hen suyễn sử dụng lá
trà trong việc làm giảm hen suyễn (lá trà có chứa theophylline, một chất có tác dụng làm
giãn phế quản). Một cách khác là xào rễ cây ma hoàng với mật ong, sau đó hỗn hợp này
trộn với phần cơm quả mơ được một chế phẩm cắt cơn hen suyễn. Vì trong thành phần
của rễ cây ma hoàng có ephedrin, pseudoephedrin cho nên không được dùng bài thuốc
này cho người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người thi đấu thể thao (sẽ cho kết quả
dương tính doping).
• Tại Hy Lạp & La Mã. Người Hy Lạp & La Mã cổ xưa đã biết dùng tỏi, tiêu đen, quế và
giấm trong điều trị hen suyễn. Những thực phẩm có vị cay và hăng này có thể thúc đẩy sự
bài tiết nước trong phế quản, điều này giúp làm sạch chất nhầy bít tắc trong phế quản.
Một số thực phẩm khác cũng được dùng rộng rãi như là phương thuốc cổ truyền điều trị
hen suyễn: cá nước ngọt, ngò tây, cỏ cà ri, củ cải, bạc hà (loại bạc hà dùng tinh chế ra dầu
bạc hà, không phải loại bạc hà nấu canh chua), nho khô, cháo yến mạch. Những thực
phẩm này có vai trò kiểm soát hiện tượng viêm trong phế quản do làm loãng chất nhầy,

làm giãn phế quản và cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Người Hy Lạp cũng khuyến cáo
dùng trà được chế biến từ hạt thì là (thì là rất thông dụng ở miền Bắc Việt Nam) có tác
dụng bổ phế và giảm triệu chứng hen suyễn. Thì là có chứa rutin, nhiều vitamin và
khoáng chất bao gồm calcium và kali.
• Một số nước thuộc Châu Âu. Mỗi ngày uống 2 ly cà phê, mỗi ly khoảng 200 mL có tác
dụng tốt trên hen suyễn. Điều này được giải thích là trong cà phê có chứa hoạt chất
xanthine có tác dụng làm giãn phế quản.
BS. Nguyễn Hoàng Quân
Sức khỏe & Đời sống
Nguồn : Những bài thuốc trị bệnh hen suyễn từ thực phẩm

×