Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lí luận và thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam hiện nay - 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.64 KB, 5 trang )

+ Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải nhận thức rõ và hiểu những chủ trương
chính sách mới của Chính phủ về cổ phần hóa "truyền bá cho đông đảo quần chúng
những chủ trương mới của Chính phủ về cổ phần hóa.
- Đối với những hành động chân lý có ý cản trở việc thực hiện chủ trương cổ phần
hóa cần có những chế tài xử lý nghiêm minh. Những thành phần này chủ yếu là
những cán bộ l•nh đạo sợ mất chức hoặc những người có năng lực kém sợ mất chỗ
làm. Cần xử lý nghiêm minh những trường hợp này, có như vậy vai trò chỉ đạo của
các cơ quan, tổ chức mới được đảm bảo, trên cơ sở đó tiến hành đẩy nhanh các công
đoạn của quy trình cổ phần hóa.
- Phê phán và khắc phục triệt để tư tưởng ỷ lại vào bao cấp của Nhà nước:
+ Trước kia, các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành một cách ồ ạt không quan
tâm đến việc có hoạt động hiệu quả hay không. Chính công tác quản lý lỏng lẻo,
thiếu đồng bộ, không đi sâu đi sát tình hình tạo ra một bộ máy cồng kềnh ỳ ạch
chuyên dựa vào bao cấp của ngân sách. Tư tưởng ngày đã ăn sâu vào một bộ phận
lớn doanh nghiệp. Vì vậy cần có những cải cách kịp thời và đúng đắn để xóa dần tư
tưởng trên. Chính vì vậy cần phải nhanh chóng làm cho họ hiểu được cổ phần hóa là
một biện pháp giúp họ vươn lên, tự đứng ra chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
c. Giải pháp cho vấn đề dôi dư lao động trong doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ
phần hóa
- Dôi dư lao động sau cổ phần hóa là một trong những mặt trái của quá trình cải
cách doanh nghiệp, nó là vấn đề cực kỳ phức tạp. Vì vậy các doanh nghiệp phải trực
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tiếp đưa ra hướng giải quyết, các cơ quan Nhà nước chỉ hỗ trợ giúp đỡ và tháo gỡ
những vướng mắc giữa doanh nghiệp với người lao động.
*Đối với doanh nghiệp:
+ Phân loại lao động để xác định số lao động dôi dư: Đối với số lao động còn lại có
nhiều hướng giải quyết như: sử dụng sau khi đào tạo, đào tạo lại, hỗ trợ chuyển
sang ngành nghề mới.
+ Xác định nguồn vốn để giải quyết lao động dôi dư hiện có tại doanh nghiệp có thể
lấy từ: quỹ hỗ trợ mất việc làm, quỹ trợ cấp thôi việc, quỹ đào tạo của đơn vị…


* Đối với Nhà nước nên hạn chế hỗ trợ trực tiếp tăng cường hỗ trợ gián tiếp.
+ Hỗ trợ trực tiếp: hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp có thể lấy quỹ cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Những hỗ trợ nên tập trung vào đào tạo, dạy
nghề cho người lao động, hỗ trợ trong thời gian mất việc.
+ Hỗ trợ gián tiếp: là hỗ trợ về cơ chế chính sách cho người lao động, tín dụng, thuế
sản xuất kinh doanh.
Việc đào tạo cho người lao động mang tính sách lược, vừa mang tính chiến lược.
Khi doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đi vào sản xuất ổn định thì cần mở rộng quy
mô sản xuất nên tuyển thêm lao động những lao động đó phải là lao động có tay
nghề cao đã qua đào tạo.
Như vậy, những giải pháp nêu trên tuy chưa phải là những giải pháp tốt nhất nhưng
nên thực hiện tốt thì chúng sẽ đẩy nhanh được quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước, thuận lợi cho tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta
hiện tại và trong tương lai. Nhằm đáp ứng những nhu cầu tất yếu thay đổi của thị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trường cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo động lực cho nền kinh tế cạnh tranh
với các nền kinh tế trên thế giới.
kết luận
Chúng ta đang bắt đầu một thiên niên kỷ mới, một thiên niên kỷ hội nhập và tăng
trưởng kinh tế. Khi tham gia vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam
đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt. Để có chỗ
đứng, các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải cải cách. Cổ phần hóa ra đời thật đúng
lúc chứng tỏ đây là một biện pháp đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan.
Nghiên cứu cổ phần hóa nó có cả ý nghĩa lí luận và thực tiễn thể hiện một cách sâu
sắc. Cổ phần hóa thể hiện được tư tưởng quan điểm nhận thức của Đảng và Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường hội nhập khu vực và quốc tế. Giúp chúng ta hiểu
được những nhu cầu tất yếu trong tiến trình cổ phần hóa để xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội.
Cổ phần hóa một vấn đề phức tạp và đa dạng hóa sở hữu là đi ngược lại với những
chính sách của chúng ta trước đây. Quốc hữu hóa một doanh nghiệp tư nhân có khi

chỉ cần một sắc lệnh nhưng cổ phần hóa một doanh nghiệp Nhà nước thì không đơn
giản một chút nào. Để thực hiện thành công cổ phần hóa chắc chắn chúng ta sẽ còn
gặp rất nhiều khó khăn trước xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, chúng ta không được
nóng vội, chủ quan đối với sự nghiệp cổ phần hóa để tránh gặp phải những cạm bẫy
của thị trường. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố
chủ quan và yếu tố khách quan. Nói đến yếu tố chủ quan là nói đến tư tưởng, khả
năng của con người, sự nỗ lực của các điều kiện vật chất, bối cảnh kinh tế, xã hội
môi trường pháp lý.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm cổ phần hóa của các nước đi
trước. Tiếp nhận có chọn lọc các bài học kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta rất nhiều,
tránh được những sai lầm có thể mắc phải.
Cổ phần hóa là giải pháp mang tính quyết định cho các doanh nghiệp Nhà nước
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề cương đề án kinh tế chính trị:
Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn
Người thực hiện : Nguyễn Văn Học
Lớp : Quản lí kinh tế 47A
Người hướng dẫn : GS.TS. Phạm Quang Phan
Mở đầu
I. Nghiên cứu lí luận về doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước trong nền kinh tế ở Việt Nam
1. Doanh nghiệp Nhà nước
a. Khái niệm
b. Vị trí và vai trò
2. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
a. Khái niệm
b. Vị trí và vai trò
II.Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1. Trước thời kì đổi mới (trước 1986)

2. Từ thời kì đổi mới đến nay (từ 1986->nay)
3. Đánh giá thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp Nhà nước
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
4. Những vấn đề đặt ra trong việc củng cố sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước
III. Nghiên cứu quan điểm và các giải pháp tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam
1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước
2. Các giải pháp cơ bản tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Kết luận
- ý nghĩa lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Danh mục tài liệu tham khảo.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×