Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khoa học và phật giáo trước ngã tư đường: Duyên Khởi và Tính Bất Khả Phân cú hiện tượng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.42 KB, 8 trang )

Khoa học và phật giáo trước ngã tư
đường: Duyên Khởi và Tính Bất Khả
Phân của Hiện Tượng
Ý niệm về duyên khởi là cái nhìn trung tâm của Phật giáo về bản chất
của thực tại. Nó chỉ rõ rằng “không có gì hiện hữu một cách tự thân, hoặc do
bởi chính nó.” Một vật thể chỉ có thể được xác định do bởi những vật thể
khác và chỉ hiện hữu trong mối liên hệ cùng nhau. Nói một cách khác, cái này
sanh bởi vì cái kia sanh. Duyên khởi là tất yếu trong sự xuất hiện của hiện
tượng giới.
1. Trung Đạo.
Kinh nghiệm sốnghàng ngày khiến chúng tacho rằng mọi sự vật đều sở hữu một
cái gì đó có thực, độc lập khách quancó vẻ như là chúng hiện hữu bởi chính nóvới
những bản sắc tự thân. Thế nhưng Phật giáo quan niệmrằng cách nhìnthế giới
hiện tượngnhư vậychẳng quachỉ là do tâmtạo. Họ gọi sự nhận thứcvề một hiện
tượng riêng biệt do những nhân và duyên biệt lập tạonên là “tụcđế” hay “huyễn
ảo”. Thayvào đó, Phật giáođưa raý niệm về luật nhân quả hổ tương:một sự kiện
chỉ cóthể xảy ra bởi vì nó nương tựa vào những yếu tố khác. Bởi vì tất cả mọi sự
vật đều là mộtbộ phận của cái toàn thể, thế nên khôngcái gì có thể xảyra một cách
riêng rẽ. Bất cứ một sự vậtnào trên thế giới này chỉ có thể xuất hiện bởi vì nó được
nối kết, duyên sanh vàthế rồi trùng trùngduyên khởi, cùngcó mặt, cùng vận hành
trong một dòngchuyển biến khôngngưng nghỉ.
Cái khíacạnh vi tế nhất của duyên khởi liênquan đếnmối liên hệ giữa “danh” và
“danh tướng” của mộtsự vật. Danhtướngcủa một vật thể baogồmvị trí, chiều
kích, hình dáng,màu sắchaybất cứ những đặc tínhnào có thể trông thấy được.
Tập hợplại cùng nhau,chúngtạo nên cái “danh”của vật thể, tức làmột sảnphẩm
tâmtạogán cho một thực tại cá biệt của mộtvật thể nào đó. Trongđời sốnghàng
ngày, khichúng ta trông thấy một vật thể, chúng ta khônghề bị ấn tượngbởi sự
hiện hữu của nó mà là cái giả danhcủa vật thể đó. Bởi vì chúngta cảmnghiệm nó,
Phật giáo khônghề cho rằngnókhông hiện hữu.Tuynhiên họ cũng không bảo
rằng nó có mộtthực tại tự thân.Phậtgiáo đưa raquan điểm rằng vật thể hiện hữu
(như thế tránh được chủ nghĩahư vô đoạn kiến mà Tây phương thường nhầmlẫn


gán cho Phật giáo), tuynhiên hiệnhữu nàylàthuần túy duyênkhởi. Đây là cái mà
Đức Phậtgọi là TrungĐạo. Một hiệntượng giới không có một hiệnhữu độc lậpthế
nhưng cũng khônghoàn toàn phihữu, có thể hoạt động và hànhxử chức năng
đúngtheo luật nhân quả.
2. Tính phi-cục-bộ của thế giới lượng tử.
Một ý niệm gâyấn tượngtương tự như duyên khởi củaPhậtgiáo đó làkhái niệm
về tính “bất khả phân” hay“phi-cục-bộ” trong Cơ học lượng tử được khámphá qua
một cuộc thí nghiệm tưởng tượngnổi tiếng do Einstein, Podolsky và Rosen (EPR)
đưa ra vào năm1935 trong một nỗ lực muốn chứng tỏ rằng xác suất lýgiải về cơ
học lượng tử là sailầm và họcthuyết này như vậylà chưa hoàn chỉnh. Thí nghiệm
này cóthể được mô tả lại một cách giản dị như sau:Tưởng tượngra một hạt phân
hủy mộtcách tự phát thành ra2 photonA và B. Luật đối xứngnêu rõrằngchúng sẽ
di chuyển ngượcchiềunhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúngta sẽ khám phára B đi
về hướng Đông. Tất cả cóvẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang
quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang
hai mặt khác nhau. Nócó thể là sóng hay hạt. Trướckhi bị khám phá bởimáy dò, lý
thuyết lượng tử cho ta biết rằngA xuất hiện dưới dạng sóng.Luồng sóngnày
khôngđược cụcbộ hóa, đã khôngcó một xác suất cho thấy rằng A có thể được tìm
thấyở bất cứ hướngnào. Chỉ khibị bắt gặp, Amới “biết” là nó đang di chuyển về
hướngTây. Thế nhưng,nếu như A đã không“biết” được trước khi bị khám phálà
mình đi về hướngnào thì làm sao B có thể “đoán” được A đanglàm gì để có thể
điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vàocùng một thời điểm ở
hướngđối diện của A? Đây là điều khó có thể xảyra trừ phi A thông báo cho Bmột
cách đồngbộ về phương hướng mànó đangđi. Điềunày hàm ýrằng có mộttín
hiệu ánhsáng đượcphóng ra ở một tốc độ vô hạn,và như vậy hoàn toàn trái
ngược với luật tương đốitổng quát. Bởi vì không hề cóchuyện “Thượng Đế phóng
ra những tín hiệu cảmứng từ xa”cũngnhư khôngthể có “hànhđộng quỷ ma nào ở
gần”,Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn
chỉnhvề thực tại, rằng A phải “biết” hướng nào mình sẽ đi đến và “báo” cho B biết
trướckhitách rờinhau. Ông nghĩ rằngmỗi hạtđều có chứa “nhữngẩn số” mà cơ

học lượng tử đã khôngnắm được điều này,thế nên nó không hoànchỉnh.
Tronggần 30 năm, thí nghiệm EPRvẫn được xem như là mộtthí nghiệm tưởng
tượng bởi vìnhững nhà vật lý đã không biết phảilàm thế nào để thực hiện nó. Mãi
cho đến năm 1964thì nhà vật lý học John Bell mới tìmra một phươngcách để đưa
cái ý tưởng chính yếu củaEPR từ nghiên cứu trừu tượng thành mộtdự trình có thể
kiểmchứng được trong phòng thí nghiệm.Ông đưa ramột địnhlý toán học, bây
giờ được gọi là “Bất đẳngthức Bell”,có thể kiểm chứngđượcbằngthí nghiệm nếu
như những hạt thực sự đã cóchứa nhữngẩn số. Vào đầuthập niên 80, nền khoa
học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùiđủ để cho nhàvật lý AlainAspect và những
người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt nhữngthí nghiệm
trên mộtcặp photon“tương tác” nhau-tức là nhữngphoton cónhững tácđộngqua
lại với nhau- Họ khám phárằng Bất đẳngthức Bell luôn luônbị vi phạm.Điều này
chứng minhrằngđã không cónhững ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ họclượng tử
đã đúng và Einsteinsailầm.Trong những thí nghiệm củaAspect, photonsA và B
được giữ cách xanhau 12m,và người ta thấy B luôn luôn“biết” ngaylập tức những
gì A đanglàm vàcó những phản ứng tươngxứng.Nhữngnhà vật lý cũngđảm bảo
rằng không có một tínhiệu ánhsáng nào cóthể được trao đổi giữa A và B,bởi vì
những đồng hồ nguyêntử được gắn vàonhữngmáy dò nhằm khám phá A và B, cho
phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon mộtcách cực kỳ chính xác.
Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của haiphotonschưa đến10 phần tỷ giây –
trong thực tế là zero, bởi vì nhữngđồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới chophép ta
đo đến mức 10^-10 giây. Bâygiờ, trong khoảng 10^-10giây đó, ta biết đượcrằng
ánh sáng chỉ mới dichuyển được 3cm,ngắn hơn làkhoảng cách 12mgiữa A vàB.
Hơn thế nữa, ngườita vẫn có cùngkết quả nếunhư khoảng cách giữahai photon
“tương tác” này được giatăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhàvật lý
Nicolasvànhững đồngsự của ôngthực hiện tại Genevavào năm 1998, haiphotons
được giữ cách xanhau 10km,thế nhưng nhữngứng xử củachúng vẫn tươngquan
tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là mộtđiều nghịch lý khi nào, như Einstein suynghĩ,chúng ta
cho rằngthực tại đã đượccắt ravà cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấnnạn này sẽ
khôngcòn nữa khichúng tanhìn nhận rằng A và B, mộtkhi đã tươngtác cùng

nhau, trở thànhmộtbộ phận củamột thực tại bấtkhả phân, không cầnbiết đến
chúng cách xanhau bao nhiêu,ngaycả mỗi hạtở mỗi đầu vũ trụ. A khôngcần phải
gởi tín hiệu đến cho Bbởi vì chúng cùng chiaxẻ chungmộtthực tại.NgànhCơ học
lượng tử như thế đã loại trừ mọiý tưởng về cục bộ và mang đếncho ta một cái
nhìn tổngthể về không gian. Với hai cái photonstương tác này, ýniệm về “nơi này”
và “chỗ kia” trở thànhvô nghĩa bởi vì “nơi này” cũng chính là “chỗ kia”.Đó là
những gì mà nhà vậtlýgọi là “tính bất-khả-phân”hay “phi-cục-bộ” củakhông gian.
Điều nàycũng tương tự với ý niệm duyên sanh,duyên khởi của thế giới hiện tượng
trong Phậtgiáo.
3. Thí nghiệm đồng hồ quả lắc của Foucault và tính duyên khởi của thế
giới vĩ mô.
Một thínghiệmvật lý hấp dẫn và nổi tiếng khác chothấy tính duyên khởi của hiện
tượng không phải chỉ giới hạn trongthế giớicủa các hạt nhưng lanrộng rađến cả
toànthể vũ trụ là thí nghiệm về quả lắc được thực hiện bởi nhà vậtlý Léon
Foucaultvào năm 1851 tại điện Panthéon, Paris nhằm giải thích về việc Trái Đất
quay.Tất cả chúng ta hầunhư aicũng đều biết đến đặc tính củaquả lắc. Với thời
gian trôi, phương hướngcủa quả lắc cũng thayđổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nólắc
theo hướng bắc-nam,chỉ vài giờ sau nó sẽ lắctheo hướngđông-tây. Nếu cáiđồng
hồ quả lắc này đượcđặt ở BắchayNam cực,nó sẽ quay đủ một vòng 24tiếngđồng
hồ (tại Paris,doảnhhưởng củavĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực
hiện được mộtphần của vòng quaytrong ngày). Foucaultnhận thức rằng, trong
thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng,chỉ có TráiĐất là đangquay.
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nangiải mà mãi cho đến nay người ta vẫnchưa hiểu
được rõràng. Cái quả lắccủađồnghồ đượcthiết trí cố định trong mộtkhông gian,
nhưng mà cố địnhtương ứngđối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồnghồ quả lắc
được gắnvào trong mộttòanhàvà toànhànày thì dínhvào TráiĐất. Trái Đất
mang chúngta di chuyển với vận tốc 30km/giâymột vòng chungquanh Mặt Trời
và Mặt Trời thìcũng đang quay trong không gianvới mộtvận tốc 230km/giây trên
quỹ đạo chung quanhtrungtâm củagiải NgânHà, mà chính nó cũng đang chuyển
độnghướng đếngiải thiên hà Andromedavới vận tốc khoảng chừng 90km/giây.

Nhóm Địa Phương(LocalGroup) củanhững thiên hà, trong đó những quầntụ
hùngvĩ nhất như là GalaxyvàAndromeda,cũng đangdi chuyển với vận tốc
600km/giây dưới sức húttrọng lựccủa nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-
Centaurus.Thế nhưng nhómsau này lại cũng đang quayhướngvề Great Attractor,
một quần tụ tương đương với hàng chụcngàn giải thiên hà. Như vậycái quả lắc
đồnghồ của Foucaults đã đượcđiều khiển bởi cái nào trong nhữngcơ cấu này? Để
tìm hiểu xem thiên thể nàođã điều khiển cái quả lắc củađồnghồ Foucault,việc
giản dị là chúngta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó
đang diđộng trongbầu trời, mà vẫnluôn luôn nằm ở tronghướng chỉ của conlắc,
ta có thể kế luậnrằng thiênthể đó là tác nhân chính trong sự vận hànhcủa con lắc.
Bây giờ chúngta hãy để con lắc hướng về phíaMặt Trời. Sau mộttháng, ngôi tinh
cầu nàyđã chệch ra khỏi hướng củaquả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc
về hướng ngôi saogần nhất, ProximaCentauri, cách xa khoảng 4năm ánh sáng.
Ngôisaonày lưu lại tronghướngchỉ củaquả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm,
kết quả cũng giạt đi. Giảithiên hàAndremoda,cách chúngta 2.3 triệu năm ánh
sáng,cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưngchậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng
chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệchcũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến
thiên thể cànglớnhơn. Và rồi chỉ cónhững thiênhà có khoảng cách lớn nhất, tọa
lạc tận cùngbờ mép của vũ trụ mà chúngta có thể biết được, cách xa ta đếnhàng tỉ
năm ánh sáng là không hề đi rakhỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rútra đượctừ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động
của con lắc đồng hồ Foucaultkhônghề dựa vào thái dươnghệ này mà là vào
những giải thiênhà xa nhất, haynói một cáchđúng đắn hơn,vào toàn thể vũ trụ,
điều này cho thấy rằnghầu như tất cả vật chất biểu kiến đượctìm thấytrong
những giải thiênhà xa xôi nhất mà không phải là những tinhtú gần ta. Như thế cái
gì xảyra ở đây, trênTrái Đất này, đềuđược quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao
la. Cái gì xuấthiện trênngôihành tinhnhỏ bé nàyđều nương tựa vào toànthể cấu
trúccủa vũ trụ.
Tại sao cái quả lắcđồnghồ lại ứng xử như vậy? Giốngnhư thínghiệm EPRbuộc
chúng ta chấp nhận rằngnhững tương táchiện hữu trong thế giới vi mô vốnkhác

biệt với nhữnggì được mô tả bởi khoavật lý mà ta biết, cái đồnghồ quả lắc
Foucaultcũnghànhxử tương tự như thế đốivới thế giớivĩ mô. Nhữngtương tác
như thế không hề đặtcơ sở trên một lực haymột sự trao đổi năng lượng, và chúng
nối kết với toàn thể vũ trụ. Một lần nữa,chúng ta lạiđi đến một kết luậnrất gầngũi
với ýniệm về duyênkhởi củaPhật giáo: mỗi bộ phận đều chứa đựng cái toànthể,
và mỗi bộ phận đềunương tựa vào tất cả các bộ phận khác.
4. Tánh Không hay là sự vắng mặt của một thực tại tự thân.
Ý niệmvề duyên khởi dẫn ta đi thẳng đến một cái ý niệm quan trọng thứ ba của
Phật giáo (haicái kia là vô thường và duyên khởi):đó là “TánhKhông” hay“trống
rỗng”. “Tánhkhông” ở đâykhông nên hiểu là “trống không”,“hư không”hay“vắng
mặtcủa thế giới hiện tượng” như các nhà chú giải Tây phươngtrước đây quan
niệm, nhưng là một vắngmặt của hiện hữu tự thân.Phật giáo không hề tán thành
bất cứ hình thái nào của chủ nghĩahư vô. Tánhkhông chẳng hề mangýnghĩa là
khônghiện hữu.Nếu bạnđã không thể bàn về thực hữu thì bạn cũng không thể nói
về phi hữu. Thế nên theoPhậtgiáo, tìmhiểu về bản chất phithực của vạn pháplà
một bộ phận thiếtyếu trên hành trìnhtâm linh. Tánh không như vậy không phải
chỉ là bảntánh chân thật củathế giới hiện tượng,mà còn ẩn chứa tiềm năngcho
phép sự biểu hiệncủa cái thế giớithiên hình vạntrạng đó. Thánh giả LongThọ của
Phật giáo trong thế kỷ thứ haiđã nói: “Khi đã là không thì không có gì là không có”
hay như một câu kinhnổi tiếng trong Bát NhãTâm Kinh:“Sắc tứcthị không,không
tức thị sắc”. Nếuthực tại là thườnghằng bất biến thì tất cả phẩmtánh của chúng
cũng thế, chẳngcó gì thayđổi.Như vậy,thế giới hiện tượng đã không thể hiện bày.
Tuy nhiên do bởi vạn pháp khônghề có mộtthực tại tự thân, chúng có thể hiện bày
ra muônvẻ.
Về vấn đề vắng mặt của một thực tại tự thân, khoavậtlý lượng tử một lần nữa
cũng đã có những phát biểu tương tự khá đậm nét. Theo Bohrvà Heisenberg,
những nhân vật nhiệt thành ủng hộ của cái gọi là “Chú giải Copenhagen” về cơ học
lượng tử, thì bây giờ chúng ta không còn có thể xem nguyêntử (atoms)vàđiện tử
(electrons) như là nhữngthực thể với những phẩm tánh xác định cụ thể, chẳnghạn
như tốc độ, vị trí,vạch ra đồng đều trênnhững quỹ đạo xác định rõ. Ngược lại

chúng ta phảixem chúng như là bộ phận của một thế giới được cấu thành bởi
những tiềm lựcchứ không phải là nhữngvật thể hay sự kiện. Ánhsángvà vật chất
có thể đượcxem là không có thực tại tự thânbởi vì chúng mangtínhchất lưỡng
tánh: có thể xuất hiện dướidạngsóng hay hạttùy theo thiết bị đolường. Cái hiện
tượng chúngta gọi là “photon” sẽ là một luồng sóng khichúng ta tắt hết máyđovà
khôngquansát nó. Nhưng ngaylập tức khi ta cho thiết bị hoạt động làmcông việc
đo lường,nó lại xuất hiện như là một hạt. Nhữngmặt củahạtvàsóng không thể
cách lyđược. Ngược lại,chúng bổ túc lẫn nhau.Đó là điều mà Bohrgọi là “nguyên
lý bổ túc”. Như thế, ngaytrong bản tánh thực sự củaánhsáng và vật chấtcũngđã
tùy thuộcvào những mối liên hệ duyên khởi. Nó không còn là một tự thân mà thay
đổi tùytheo sự tươngtác giữangười quan sátvà vật thể được quan sát. Như thế
nói đếnthực tại tự thân củamột hạt, hay là cáithực tại mà nó sở hữu khi không
được quansát là điều hoàn toàn vô nghĩabởi vì chúngta không hề nắm bắt được
nó. Vànhư vậy, theo Bohr,cáiý niệm về “nguyên tử” chẳngqua chỉ là một hìnhảnh
tiện dụnggiúp chonhững nhà vậtlý tổng hợp những quansát khác nhauvề thế
giới hạt, thành một phối hợp chặt chẽ, luận lýcó hệ thống.Ông nhấnmạnh đến
tính bất khả vượtra khỏi những kết quả củanhững thí nghiệmvà đo lường:
“Trongkhimô tả về thế giới tự nhiên,mục đích của chúng ta không phảilà để
khámphára bản chất thựccủa hiện tượng,mà chỉ nhằm theo dõi mối liên hệ giữa
rất nhiều khía cạnh của cuộc thí nghiệm, được chừngnào hay chừng nấy.”
Schrodinger cũng đã từng cảnh báo chúngta chống lại một cái nhìn thuần tuý vật
chất về nguyêntử và nhữngyếu tố cấu thành của chúng:“Tốt nhất là không nên
nhìn về hạt như là một thực thể bất biến,mà ngượclại như là một sự kiện tức thời.
Thỉnh thoảng nhữngsự kiện tức thời này được nối kết lại cùng nhau và tạo racái
ảo tưởngvề nhữngthực thể bấtbiến.” Ngànhcơ học lượngtử như thế đã duyệt xét
lại một cách cơ bản cái ý niệm của chúng ta về một vật thể, khi cho nó phụ thuộc
vào sự đolường,hay nói cáchkhác, vào một sự kiện. Cũnggiống như trong Phật
giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúnglà hiện hữu.

×